Vấn đề quan hệ Việt – Trung và sự “đánh tráo khái niệm” của những kẻ phản động lưu vong

Minh Trị

Lợi dụng vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, một số thế lực phản động lưu vong đã và đang tung ra nhiều luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, cho rằng Nhà nước Việt Nam “mềm yếu” trước Trung Quốc, không có đủ hành động mạnh mẽ cần thiết để giữ vững chủ quyền, bảo vệ ngư dân, bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng có vị trí chiến lược về quân sự và kinh tế. Bọn phản động lưu vong còn xoáy sâu vào luận điểm cho rằng, xưa nay Trung Quốc vẫn có âm mưu lấn chiếm với Việt Nam, nhưng Nhà nước Việt Nam chưa nêu cao tinh thần cảnh giác được như các thế hệ ông cha, chưa quyết liệt trong bảo vệ Tổ quốc, vân vân và vân vân.
Những kẻ phản động này chủ yếu có liên quan đến chính quyền ngụy Sài Gòn trước năm 1975, chúng vẫn mang nặng hận thù với Cách mạng, chúng căm ghét tất cả các lực lượng cách mạng, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới. Đến tận bân giờ, dù chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, chúng vẫn gọi những người Cách mạng ở Việt Nam là “Việt Cộng”, chính quyền Trung Quốc là “Trung Cộng”… nhưng chính quyền Đài Loan thì lại gọi là “Trung Hoa dân quốc” – chính thể đã sụp đổ từ cuối 1949.
Có thể thấy, những phần tử phản động lưu vong phản đối Trung Quốc có hành động trái phép trên Biển Đông thì ít, mà kêu gào, chửi bới Nhà nước Việt Nam thì nhiều. Chúng còn cay cú cho rằng, vì Nhà nước Việt Nam và Trung Quốc cùng tiến tới mực tiêu xã hội chủ nghĩa, nên Việt Nam không có hành động phản ứng đủ mạnh. Chúng tỏ rõ sự hận thù đối với tất cả những gì liên quan đến Trung Quốc, chúng cho rằng làm như vậy thì sẽ tỏ ra là “người yêu nước” và tranh thủ được sự đồng tình của kiều bào ta và một bộ phận dư luận quốc tế.
Lật lại lịch sử có thể thấy, kể từ khi Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời (2/9/1945), bọn phản động khoác cái áo “quốc gia Việt Nam”, “Việt Nam cộng hòa” đã từng bám gót không rất nhiều thế lực ngoại bang để chống lại dân tộc, giết hại đồng bào, tàn phá quê hương: Hết Pháp, Nhật, Tàu Tưởng lại đến Mỹ… Còn nhớ, khi Nhà nước Cách mạng non trẻ mới ra đời (thời kỳ 1945 – 1946), hai đảng phái phản động mang cái danh “quốc gia” nhưng thực chất là tay sai của quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch là Việt quốc và Việt cách từng nuôi dã tâm phá hoại chính quyền cách mạng do Mặt trận Việt Minh lãnh đạo, tiêu diệt cộng sản, bắt lãnh tụ Hồ Chí Minh, làm đảo chính giành chính quyền về tay chúng. Để tránh việc phải cùng lúc đối đầu với nhiều kẻ thù (trong bối cảnh Pháp đã nổ súng xâm lược Nam Bộ từ 23/9/1945), Hồ Chủ tịch và Chính phủ lâm thời đã quyết định bổ sung thêm 70 ghế không thông qua bầu cử cho 2 đảng này, đồng thời mở rộng thành phần chính phủ, để họ nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như: phó chủ tịch nước (Nguyễn Hải Thần), phó chủ tịch ủy ban thường trực quốc hội (Vũ Hồng Khanh), bộ trưởng ngoại giao (Nguyễn Tường Tam), bộ trưởng cứu tế (Chu Bá Phương)… Những tưởng khi đã tham gia vào chính phủ liên hiệp kháng chiến, những vị đại diện cho 2 đảng này sẽ đồng tâm hiệp lực với Mặt trận Việt Minh chống Pháp, bảo vệ độc lập. Nhưng không, dựa vào thế lực của 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc (vào giải giáp phát xít Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ II), hai đảng phái phản động gia tăng các hoạt động phục vụ mưu đồ của chúng và của quan thầy Tưởng Giới Thạch: gây xung đột vũ trang ở vài nơi, giết hại cán bộ Việt Minh cướp chính quyền, đẩy bọn thổ phỉ ra cướp bóc nhân dân mới phục hồi sau nạn đói để gây thêm rối ren xã hội… mà điển hình là âm mưu đảo chính tại Hà Nội bị lực lượng an ninh Việt Nam phát hiện tại trụ sở của Việt quốc tại số 7 phố Ôn Như Hầu. Sau Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), khi 20 vạn quân Tưởng phải rút về nước thì những thành viên của hai đảng này trong chính phủ “cuốn gói” theo quân Tưởng rời bỏ hàng ngũ, quay lưng với kháng chiến. Ấy vậy mà, bao năm sau, những kẻ như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Vũ Hồng Khanh vẫn được những phần tử phản động lưu vong tung hô là “nhà cách mạng quốc gia”.
Ôi, sao lạ vậy?! Luôn miệng kêu gào Nhà nước Việt Nam chưa đủ cứng rắn với Trung Quốc, trong khi lại tụng xưng những kẻ bám gót quân Tàu Tưởng vào phá hoại nền độc lập non trẻ của Tổ quốc mình là “người quốc gia”, “nhà cách mạng”. Thế thì cũng có thể hiểu “người quốc gia” theo ý của đám lưu vong phản động là gì rồi. Xin thưa, những kẻ mấy chục năm làm tay sai, hết cho Tây lại cho Nhật, có lúc cho cả Tàu Tưởng, thì đừng kêu gào phán xét ai khác.

Vấn đề quan hệ Việt – Trung và sự “đánh tráo khái niệm” của những kẻ phản động lưu vong

Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh) - đảng Việt quốc, nhận chức Bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ liên hiệp kháng chiến. Sau theo Pháp, Mỹ chống lại Cách mạng


Để kết lại bài viết, xin được đăng bài thơ Hồ Chủ tịch viết “tặng lại” Nguyễn Hải Thần khi y quyết định rời bỏ dân tộc, chạy theo lũ Tàu Tưởng phản bội đất nước và nhân dân:
“ Gặp gỡ đường đời anh với tôi
Đường đời gai góc phải chia đôi
Đã sinh tai mắt, sinh đầu óc
Há bỏ ông cha, bỏ giống nòi
Trách kẻ đem thân vào miệng cọp
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi
Tàn cờ mới biết tay cao thấp
Há phải như ai cá thấy mồi”.


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét