[Thiên sứ]
Những ngày qua, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, bên cạnh chủ đề liên quan đến IS, Nga và Ucraina thì ngày hôm qua cả thế giới lại một lần nữa hướng chú ý về khu vực Đông Á và ở nơi đó thì Trung Quốc vẫn là “tâm điểm” của sự chú ý. Mọi chuyện sẽ êm đẹp và chẳng có gì phải bàn tán nếu như Trung Quốc không thể hiện sự lật lọng và thiếu chuyên nghiệp của mình trong hoạt động chính trị với các quốc gia trong khu vực.
Biều tình tại Hong Kong (nguồn: Internet)
Cụ thể là, trong đêm ngày 30/9/2014, tại trung tâm tài chính sôi động nhất thế giới ở Hong Kong đã biến thành một bãi chiến trường khi cảnh sát mở nhiều đợt tấn công liên tiếp để giải tán hàng ngàn người biểu tình đang phong tỏa khu vực này. Mà nguyên nhân chính của các cuộc biểu tình này xuất phát từ những chính sách sai lầm của người đứng đầu thành phố, cùng với đó là quyết định vô lý và lật lọng của phía Bắc Kinh, khi phía Bắc Kinh khẳng định chỉ có những người được một ủy ban thân Trung Quốc đề cử mới được tham gia ứng cử trong cuộc bỏ phiếu bầu trưởng đặc khu hành chính Hong Kong vào năm 2017, trái với lời hứa về một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu mà Trung Quốc đưa ra trước đây.
Như chúng ta đã biết, Hồng Kông từng là thuộc địa của Anh trong suốt 50 năm và đến năm 1997, vùng đất phát triển và thịnh vượng này được trao trả lại cho Trung Quốc. Lúc đó, Trung Quốc đề ra chính sách “một đất nước, hai chế độ” để cho phép Hong Kong tự quyết các vấn đề của mình ngoại trừ vấn đề quốc phòng và quân sự. Bên cạnh đó phía Bắc Kinh cũng cho phép Hong Kong tổ chức cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2017 bằng hình thức phổ thông đầu phiếu để người Hong Kong có thể tự lựa chọn nhà lãnh đạo cho riêng mình.
Ấy thế mà, thời gian gần đây trong quá trình xuất bản sách trắng thì phía Bắc Kinh lại trắng trợn tuyên bố họ có toàn quyền đối với Hong Kong, và Bắc Kinh muốn có thể giám sát những ứng cử viên mà dân Hong Kong lựa chọn làm nhà lãnh đạo. Như vậy là, điều mà người dân Hong Kong lo ngại đã và đang trở thành sự thật, khi mà Trung Quốc lại một lần nữa thể hiện sự “cù nhầy” trên trường chính trị của mình, hành động của chúng cũng giống như những gì chúng đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam – mặc dù họ là người đồng chí, người hàng xóm, người anh em của chúng suốt bao nhiêu năm.
Động thái này của phía Trung Quốc không khác gì những tuyên bố chủ quyền đầy phi lý mà Bắc Kinh đưa ra trên Biển Đông trong thời gian vừa qua, chính điều này đã gây ra sự phẫn nộ, căm phẫn trong người dân, nhất là giới trẻ tại Hong Kong, và hậu quả của nó là 26 người phải nhập viện và 78 người khác bị bắt trong các cuộc đụng độ với chính quyền, nơi cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su vào người biểu tình không có vũ trang.
Như vậy, sống trong giai đoạn hiện nay, thiết nghĩ các quốc gia trong quan hệ chính trị cần lắm một chữ “tín” để góp phần xây dựng sự hòa bình của khu vực và thế giới, đem lại hạnh phúc cho người dân, điều này ý nghĩa hơn nhiều so với các chính sách không đúng đắn của các quốc gia lớn trên thế giới./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét