Bài của Vũ Ngự Chiêu.
Đọc vui mấy đoạn liên tưởng kiểu cấu véo của tác giả. Chẳng hạn:
"Nhưng thật hiển nhiên là người Việt đã khẳng khái bảo vệ niềm tin “đất Việt, vua Việt ở” [Nam quốc sơn hà, nam đế cư], đã ghi trong “Sách Trời.” Nói cách khác, chẳng bao giờ có việc dân tộc Việt cầu xin được khai hóa, hay đặt số phận mình và gia đình vào tay những tên đồ tể tham bạo, tội phạm chiến tranh của thế giới văn minh, thường huênh hoang tự so sánh to lớn như Trời Đất, cai quản “muôn dân tộc trong thiên hạ” mà cho đến khoảng năm 1424 mới chỉ biết được tổng cộng khoảng ba chục tên nước “Tây Dương.” "
hay như:
"
Nếu võ công Mả Viện quả thực to lớn, những người như Tiết Tông, Sĩ Tiếp hay danh nhân tị nạn ở Giao Chỉ cuối thời Đông Hán đã ít nhiều nhắc đến. Mã Viện thực ra được thần thoại hóa để biện minh [justify] cho hành động xâm lăng cổ Việt và Lâm Ấp [Lin-yi] từ đời Tùy-Đường [hoặc trước 446, khi Phạm Việp, soạn giả nguyên bản Hậu Hán Thư [Hou Hanshu] mất]. Năm 1950, khi tiếp đón những cố vấn quân sự Trung Cộng sắp sang Việt bắc, giúp sáu [6] đại đoàn Việt Minh lớn mạnh lên trong thời gian đánh Pháp, Mao Nhuận Chi (Trạch Đông, 1949-1976) cũng nhắc đến Mã Viện, nhưng thêm rằng họ đã được Linov Nguyễn Sinh Côn (1892-1969) và Đảng Cộng Sản Việt Nam mời sang; cửa Mục Nam quan (tức Trấn Nam Quan trước 1885-1897) sẽ mở rộng đời đời, không giống Mã Viện, bị lên án là xâm lược, và dính líu vào việc trộm cắp châu ngọc, sừng tê giác, v.. v... (128)
"
Và:
"
Nếu võ công Mả Viện quả thực to lớn, những người như Tiết Tông, Sĩ Tiếp hay danh nhân tị nạn ở Giao Chỉ cuối thời Đông Hán đã ít nhiều nhắc đến. Mã Viện thực ra được thần thoại hóa để biện minh [justify] cho hành động xâm lăng cổ Việt và Lâm Ấp [Lin-yi] từ đời Tùy-Đường [hoặc trước 446, khi Phạm Việp, soạn giả nguyên bản Hậu Hán Thư [Hou Hanshu] mất]. Năm 1950, khi tiếp đón những cố vấn quân sự Trung Cộng sắp sang Việt bắc, giúp sáu [6] đại đoàn Việt Minh lớn mạnh lên trong thời gian đánh Pháp, Mao Nhuận Chi (Trạch Đông, 1949-1976) cũng nhắc đến Mã Viện, nhưng thêm rằng họ đã được Linov Nguyễn Sinh Côn (1892-1969) và Đảng Cộng Sản Việt Nam mời sang; cửa Mục Nam quan (tức Trấn Nam Quan trước 1885-1897) sẽ mở rộng đời đời, không giống Mã Viện, bị lên án là xâm lược, và dính líu vào việc trộm cắp châu ngọc, sừng tê giác, v.. v... (128)
"
Và:
"Một số học giả thế giới đã giới thiệu công trình nghiên cứu của họ về giai đoạn này, nhưng tác phẩm nghiêm túc bằng tiếng Việt mới hay chữ Hán còn khá hiếm hoi. Một trong những lý do là kho tài liệu chữ Hán của các triều Nguyên-Minh-Thanh chưa được khai thác đầy đủ. Hiện trạng duy vật và chính sách xâm lược xã hội chủ nghĩa của Đảng “Cộng Sản Trung Hoa” cũng khó giúp hy vọng những tài liệu khả tín sẽ được mở ra cho giới nghiên cứu trong tương lai gần—nếu không phải sẽ bị ngụy tạo để biện minh cho những mục đích giai đoạn."
hay:
"Để tránh xúc phạm đến họ Lê ở Thanh Hóa và họ Hồ ở Diễn Châu-Nghệ An, từ đây, chúng tôi sẽ chỉ dùng tên Quí Ly [Ji-li], Trừng [Sheng] và Hán Thương [Cang hay Hu Di], cắt bỏ họ Lê mà Quí Ly không muốn liên hệ, cùng họ Hồ nửa người nửa thánh mà chẳng ai có thể thiết lập liên hệ với Quí Ly, và theo chúng tôi trộm nghĩ, không hề hiện hữu.."
---
06 Tháng Bảy 20153:00 SA(Xem: 502)
Vũ Ngự Chiêu
2015 © Chieu N Vu. All Rights Reserved
“Tát cạn nước biển Đông cũng không đủ rửa sạch vết nhơ;
Chặt hết trúc núi Nam không đủ thẻ ghi tội ác.”
(“Bình Ngô Đại Cáo;” NTTT, (1976), tr 78 [77-83])
Ngày 4/7/1407, tại Kim Lăng, kinh đô đầu tiên của Đại Minh từ 1368 tới khoảng năm 1421, Chu Lệ hay Đệ [Zhou Li] miếu hiệu Thành Tổ (Ming Zhengzu, 17/7/1402-22/8/1424) họp triều thần, chấp thuận lời xin của “1120” kỳ lão xứ Giao Châu [An Nam] hơn hai tháng trước là “con cháu nhà Trần đă chết hết không người thừa kế…. Giao Châu là đất cũ của Trung Hoa xin đặt quan cai trị, để sớm được thánh giáo gột rửa thói tật man di.” (1) Hôm sau, 5/7/1407, Chu Lệ ban chiếu thành lập “Giao Chỉ Đô Thống sứ ti” [Jiaozhi dutong tusi], một đơn vị quân chính cấp phủ hay tỉnh [Provincial Commandery]. (2) Và, như thế, sau gần 500 năm tái lập quốc thống dưới tên Đại Việt—hay An Nam, từ 1164/1175—nước Việt trung cổ tạm thời bị xóa tên.
1. Geoffrey Wade, Southeast Asia in Ming shi-lu [Minh thực lục], An Open Access Resource, trans into English (National University of Singapore database: 2005), Taizong [Thái Tông], juan [quyển] 65:1b-2a, 65:5ab, 67:4b, MSL (bản Zhongyang), vol 11, pp 0916/17, 0923/24. 942. [Sẽ dẫn Ming shi-lu, [reign title] (Wade, NUS database)]. Một kho tài liệu quí báu, nhưng cần thận trọng, vì những sai lầm sơ đẳng như kỷ “Taizong,” tức Chu Lệ, thay vì Zhengzu; Hongwu [Hồng Vũ] 35 tương đương 1402; Đặng Cảnh Chân, Đặng Cảnh Dị thay vì Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Cảnh Dị.
2. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 68:1a-3b, 3b-7a; MSL, vol 11, pp 0943/48, 0948/55; [q. 68, tr 943];
Đô thống sứ ti vừa là tên cơ chế hành chính thực dân xâm lược, được nhà Nguyên (1260-1367) sáng chế và trắc nghiệm trong lãnh thổ dân Tam Miêu [San Miao] ở Quí Châu xuống tới vùng Vân Nam-Tứ Xuyên, tức Nam Chiếu hay Đại Lý khoảng năm 1253-1279. Nhà Minh (1368-1644) đã dựa trên kiểu mẫu này để tái chiếm Vân Nam năm 1380-1382, và sau đó trắc nghiệm ở Đại Việt từ 1402 tới 1437, rồi từ năm 1541 tới thế kỷ XVII (1647). Sứ ti cũng được dùng để gọi các quan tướng Minh phục vụ tại vùng đất bị nhà Minh thống trị. Một tên ngắn khác là “ba ti Đô, Bố, Án.” Nhưng truyền bản sử Lê và Tây Sơn dịch qua chữ Việt mới ghi Giao Chỉ Đô Chỉ Huy sứ ti từ ngày 1/4/1407. Sử Nguyễn, bản dịch Viện sử học, chép vào ngày 5/7/1407. giống Minh thực lục;rồi ghi An Nam Đô thống sứ ti từ ngày 29/4/1541 [đời Mạc].(3)
3. Quốc sử quán nhà Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục [CM], Chính Biên [CB],XII:20-21, XXVII:32-34; bản dịch Hoa Bằng, Trần Văn Giáp, Phạm Trọng Điềm, et al., 2 tập, (Hà Nội: Giáo Dục, 1998), I:733-737, II:118-120; Ming shi-lu, Shizong (Wade, NUS database), juan 221:6a-7a [14/3/1539], 248:1b-5a [29/4/1541], MSL, vol 82, pp 4966/73], 268:3ab [16/12/1542], & Shenzong, 315: 4ab [25/11/1597]; Quốc sử quán nhà Lê, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [ĐVSK, BKTT], Nội các quan bản, IX:2b, XVI:6a, bản dịch Ngô Đức Thọ, Hoàng Văn Lâu, Ngô Thế Long, et al (2009), 2:273, 3:152; & Quốc tử Giám tàng bản, Cao Huy Giu, et al (Hà Nội: 1967), 2:286-287n10 [không đúng ngày]; Quốc sử quán nhà Nguyễn [Tây Sơn], Đại Việt Sử Ký Tiền Biên [ĐVSKTB], BK X:2ab, bản dịch Dương Thị The, et al (Hà Nội: 1997), tr 525 [không đúng ngày]; Lê Quí Đôn, Đại Việt thông sử, bản dịch Ngô Thế Long (Hà Nội: 1978), tr 272, 280 [bị khuyết, không rõ ai kiểm duyệt . Nhắc đến việc môi giới đầu hàng, nhưng không nêu rõ Mạc [Nguyễn] Như Quế v.. v.. đứng tên trong tời biểu cầu phong]. Phan Huy Chú, trong Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí [LTHCLC] ghi đầy đủ chi tiết; q 46: Bang giao chí (Hà Nội: 1992), 3:203-204 [biểu ngày 30/11/1540 của Mạc Đăng Dung (12/7/1527-28/1/1530, TTH 11/9/1541)], 204-206 [biểu của Nguyễn Như Quế], 206 [chiếu của Chu Hậu Tổng, ANĐTST], 207 [biểu tạ ơn của Mạc Phúc Hải], 207-209 [25/11/1597, chiếu phong Lê Thế Tông (2/2/1573-12/10/1599) làm Đô thống sứ ti, Shizong, juan 315:4ab; 1647, Lê Thần Tông (1619-1643, 1649-1662) làm ANQV; 3-4/1667, Lê Huyền Tông (1662-16/11/1671) làm ANQV; 1788, Lê Duy Kỳ (1786-1789), ANQV]. [Sẽ dẫn Thông sử, Long (1978)]; LTHCLC (1992)]; Lý Văn Phượng [Li Wen-feng], Việt kiệu thư [Yue qiao shu] (1540), reprint, 2 vols, via ĐVSK, BKTT, Giu (1967), phần cước chú;
Sự khai sinh tổ chức quân chính Giao Chỉ đô thống sứ ti là hồi tạm kết của giai đoạn nhà Minh xâm lược Đại Việt (1406-1428), và mở ra những chương máu, nước mắt nhưng hào hùng của hơn 60 cuộc chiến kháng Minh mà đại đa số người Việt—trong hơn 20 năm kế tiếp, từ thành thị tới thôn quê, sông biển lên rừng núi—đã góp phần vào việc phục hồi và duy trì quốc thống cho tới hiện đại. Ngay đến các tù trưởng Lão Qua và quan tướng Việt-Chàm cũng ít nhiều tham dự, dù ở những ngày tháng đầu của cuộc xâm lược, có một số người đã trung hiếu với nhà Minh, hoặc với chính quyền lợi của mình và phe nhóm. (4) Chiêu bài đạo đức giả “diệt ác, hưng Trần” cùng bạo lực quân phiệt Hán tộc—như hun khói dân tị nạn trong các hang động (Lý Bân [Li Bin]), chặt thủ cấp phơi treo ở chợ búa, bến sông, dọc theo đường xá—hay chất xác nạn nhân thành đống, lùa bắt phụ nữ, thiếu nhi mang đi bán làm tôi tớ (Trương Phụ [Zhang Fu])—khiến tình hình rối ren, không có ranh giới rõ ràng giữa trung thần [Bùi Bá Kỳ] và phản quốc [Mạc Thúy, Nguyễn Huân, Trần Phong]. Nhưng thật hiển nhiên là người Việt đã khẳng khái bảo vệ niềm tin “đất Việt, vua Việt ở” [Nam quốc sơn hà, nam đế cư], đã ghi trong “Sách Trời.” Nói cách khác, chẳng bao giờ có việc dân tộc Việt cầu xin được khai hóa, hay đặt số phận mình và gia đình vào tay những tên đồ tể tham bạo, tội phạm chiến tranh của thế giới văn minh, thường huênh hoang tự so sánh to lớn như Trời Đất, cai quản “muôn dân tộc trong thiên hạ” mà cho đến khoảng năm 1424 mới chỉ biết được tổng cộng khoảng ba chục tên nước “Tây Dương.”
4. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 56:4b [25/7/1406, Lão Qua gửi 4000 lính theo Mộc Thạnh]; 84:1a; MSL, vol 11, p 1117 [19/10/1408: trọng đãi cháu nội vua Chiêm];
Một số học giả thế giới đã giới thiệu công trình nghiên cứu của họ về giai đoạn này, nhưng tác phẩm nghiêm túc bằng tiếng Việt mới hay chữ Hán còn khá hiếm hoi. Một trong những lý do là kho tài liệu chữ Hán của các triều Nguyên-Minh-Thanh chưa được khai thác đầy đủ. Hiện trạng duy vật và chính sách xâm lược xã hội chủ nghĩa của Đảng “Cộng Sản Trung Hoa” cũng khó giúp hy vọng những tài liệu khả tín sẽ được mở ra cho giới nghiên cứu trong tương lai gần—nếu không phải sẽ bị ngụy tạo để biện minh cho những mục đích giai đoạn. (5)
5. Về giá trị đích thực các rác phẩm cổ thời Trung Hoa, xem Richard E. Strassberg, A Chinese Bestiary: Strange Creatures from the Guideways through Mountains and Seas (Berkeley, CA: Univ of California Press, 2002) [xxii, 314 pp.]. [Shanhaijing [SHJ, Sơn Hải Kinh] [Bestiary: A collection of stories providing descriptions of real and imaginary animals with moral interpretations of their behavior]. 1597 reprint of the Wang Chongqing edition [Vương Trùng Khánh?]. From the Song onward, was variously classified as a work of geography, travel account, religious than topographic [SHJ, p. 36]. [detailed precise description of a place or region]
Li Dao Yuan (466 [472]-527), et al., Shuijingzhu [Thủy Kinh Chú, Thủy Kinh Chú sớ]. Đoàn Hy Trọng, “Sáu lời bàn về Thủy Kinh Chú;” Thủy Kinh Chú Sớ, Nguyễn Bá Mão dịch (Hà Nội: 2004),tr 857-861.Đa tạ gia đình dịch giả Nguyễn Bá Mão đã tặng bản dịch tiếng Việt mới Thủy Kinh Chú Sớ, gồm tám chương (33-40), dựa trên ấn bản 1999 của Bắc Kinh.
Tài liệu Bắc Kinh tâm đắc là tập ký sự Nam châu dị vật chí của Vạn Chấn, nhưng ít ai biết truyền bản cổ thư này từng mô tả về một tộc cư trú giữa biên giới Quảng Châu và Giao Châu—tức tộc Wuhu hay Ô Hử, Ô Man chỉ thích bắt khách bộ hành ăn thịt, có khi chật nhỏ ra, ướp muối để dành—gây khốn đốn cho quan binh Hán ở Giao Chỉ từ đầu thế kỷ thứ hai tây lịch, cho đến ngày dân Wuhu bị đánh đuổi về phía nam; và một số không nhỏ tái định cư tại Lào, Thái Lan, và Miến Điện hiện nay.
Chẳng hiểu Vạn Chấn có chịu ảnh hưởng của Ban Cố [Ban Gu, 32-92], từng nằm mơ thấy thời tiền sử, trước ngày Phục Hy hay Bào Hy xuất hiện, người ta ăn lông ở lỗ, nhai nuốt cả thịt lẫn da, uống máu tươi, khi no bụng thì vất đồ dư thừa trên mặt đất; Phạm Việp [Fan Ye, 398-446], Hou Hanshu [HHT/HHS], dẫn trong CMTB, II:24a-25a, (Sài Gòn: 1967), 2:234-239; (Hà Nội: 1998), I:126-127; Ban Cố [Ban Gu], [Xian] Han shu, dẫn trong The I Ching or Book of Changes; trans into English by Cary F. Baynes, based on Richard Wilhem’s German version (Princeton, NJ: Princeton Univ Press, 1967, 1973), p. 329; Phan Bội Châu, Chu Dịch, trong Phan Bội Châu Toàn Tập [PBCTT], tập IX, (Huế: 2001), Cửu tứ tr. 704-5 [704-8];
Chương này đã sơ thảo từ cuối thập niên 1970, tại Wisconsin, nên sử dụng một số thông tin từ các nghiên cứu của các học giả, đặc biệt là các học giả Mỹ; như John King Fairbank, Wolters, John K Whitmore, Keith W Taylor, v.. v.. tàng trữ tại Thư viện Đại học Wisconsin-Eau Claire và Madison, cùng Đại học Cornell, Ithaca, NY, qua hệ thống mượn sách liên thư viện [Interlibrary loan].(6)
6. Xem, chẳng hạn, John K Whitmore, Vietnam, Ho Qui Ly and the Ming (1371-1421), New Haven: Yale Univ Southeast Asia Studies, 1987); & “Chiao Chih and Neo-Confucianism: The Ming Attempt to Transform Vietnam;” Ming Studies, No 14 (1977), p 52; Keith W Taylor, The Birth of Vietnam(Berkeley, CA: Univ of California Press, 1983); Wei Yuan (Ngụy Nguyên, 1794-1854), Sheng Wuji [Thành Vũ Ký] (1842), [“Càn Long Chinh vũ An Nam ký;” pp 187-88];
Từ thập niên 2,000, chúng tôi mới trực tiếp tham khảo tư liệu Ttung Hoa, như Zizhi tongjian [Tư Trị Thông Giám], (Sima Guang & Rafe de Crespency, ANU, 1989, 2003), Songshi [Tống sử],Yuanshi [Nguyên sử], Ming shi-lu [Minh thực lục] (Wade, NUS, 2005), v.. v..; chủ yếu là các bản dịch Anh, Pháp ngữ, so sánh với quốc sử Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Phần đóng góp nhỏ mọn của chúng tôi là chuyển từ lịch ta samg Tây lịch, và vượt qua những bức tường lửa tự kiểm duyệt của các nguồn tư liệu cũ, dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học nhân văn của thế kỷ XXI. Tưởng cần nhấn mạnh, chúng tôi chỉ hy vọng bổ khuyết sử Việt bằng các tư liệu ngoại ngữ, không hoàn toàn bác bỏ bất cứ thông tin nguyên bản nào theo chiều hướng nhị nguyên—đúng hay sai. Vì cả hai nguồn tư liệu Việt và Hoa luôn luôn khác biệt và chống đối lẫn nhau, chúng tôi chọn vị thế triết trung, trình bày các dữ kiện theo phương pháp tỉ đối.
I. Sự Khai Sinh Của Đại Ngu (12/3/1400-17/6/1407):
Cuộc xâm lược Đại Việt năm 1406-1407 của Chu Lệ hay Đệ là việc làm quen thuộc trong chính sách đối ngoại hay “thông hiếu ” với lân bang mà vua quan Trung Hoa rẻ rúng gọi là mọi rợ bốn phương [tứ di]—bất kể màu da, trình độ khoa học, kỹ thuật và cách sống của dân nước ngoài đó. Lịch sử Trung Hoa là một chuỗi những cuộc xâm chiếm và thôn tính, rồi tái xâm chiếm lân bang, nếu bị đánh đuổi. Năm trong hàng trăm cựu vương quốc bị đế quốc TH cướp đoạt chủ quyền, “đặt vào bản đồ,” “mở quận huyện” còn để lại chứng từ cụ thể là Miêu Cương (Nasu Yi Mu’egu, ca 300-1283) phía Tây Bắc Guizhou [Quí Châu] hiện nay; Nanzhao [Nam Chiếu] và Dale [Đại Lý] ở vùng Yunnan [Vân Nam] và nam Sichuan [Tứ Xuyên]; Đại Lịch/Đại Nam của Nùng Trí Cao; hay Đại Việt [Da Yue]/Nam Hán [Nan Han] của họ Lưu (Quảng Nam Đông và Tây, tức Guangdong [Quảng Đông] hiện nay), Manchuria, Mongols, Tibet, Tân Cương [Xinjiang], Thanh Hải [Qinghai]. (7)
7. Xem thêm John E. Herman, Amid the Clouds and Mist: China’s Colonization of Guizhou, 1200-1700 (Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press, 2007); C Paterson Giersch, Asian Border-lands: The Transformation of Qing China’s Yunnan Frontier (Cambridge, Mass: Harvard Univ. Press, 2006). Nasu Yi Mu’egu là vùng trái độn giữa Bắc Kinh và Yunnan. Xem thêm Ngũ Đại sử, Nam Hán thế gia; được trích dẫn trong Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang [Sima Guang] , và Cương Mục thông giám của Chu Hy [Zhou Xi].
Nhiều người cho rằng cha con Lê Quí Ly (23/3/1400-12/1400-1/1401, TTH, 16/6/1407) —tự Lý Nguyên [Yuan-li]— mời gọi quân Minh xâm lăng và cưỡng chiếm Đại Việt, qua việc cướp ngôi, cùng những hệ lụy hẳn có.
A. Lê /Hồ Nhất Nguyên & Ngu Thuấn :
Theo gia phả nặng phần ngụy tạo, Lê Quí Ly (Li Ji-li, 1336-1407?) liên hệ đến một người Việt gốc Hoa tên Hồ Liêm, con nuôi Tuyên úy Lê Huấn ở Thanh Hóa. Sau khi cướp ngôi cháu ngoại ngày23/3/1400, Quí Ly hay Lê Nhất Nguyên [Li Yi Yuan] chính thức đổi sang họ Hồ. Tôn “Hồ Hưng Dật,” thái thú Diễn Châu triều Hậu Hán (947-950) [ ?], làm tổ. Hưng Dật, theo Quí Ly, liên hệ với Hồ Công Mãn [Hu Gong-man], dòng giõi “Ngu Thuấn” mà Khổng giáo chọn làm một trong hai thánh đế. Tháng 1/1401, gia phả Quí Ly còn thêm họ Phạm của mẹ và Chu của bà nội (8)
8. ĐVSK, BKTT, VIII:38ab, 40a, Lâu (2009), 2: 251, 253; Giu (1967), 2:211; Đại Nam Nhất Thống Chí [ĐNNTC], VI: Thanh Hóa, bản dịch Đào Duy Anh, et al. (1997), 2:224, 269-70 [thành nhà Hồ]. Không rõ còn chăng hậu duệ Hồ Hưng Dật, và gia phả cùng tư liệu có khả năng thuyết phục.
Có lẽ khá quen thuộc với cổ thư Trung Hoa, Quí Ly đổi tên nước thành Đại Ngu (1400-1407), để tưởng nhớ gốc tổ chép trong Thư [Shu, Book of Document], và Xuân Thu [Yinshu, Annals of the Spring and Autumn], rồi được sao chép trong truyền bản Sử Ký [Shiji] của Tư Mã Thiên (145-87 TTL) (Beijing: 1972), cùng các chính sử như Tiền Hán Thư [Xian Hanshu] của Ban Cố (32-92) (Beijing: 1975), Hậu Hán Thư [Hou Hanshu] của Phạm Việp (398-446) (Beijing: 1973), cùng sách khác. (9)
9. Ngu : Thiều Chửu, 583, bộ Hổ ; Sima Qian, Shiji [Records of the Grand Historian of China],Benji [Annals] 1: Năm đế; 65-67; Biao [Tables], 13, 3-4, Liezhuan [Biographies], 61 [Shun], (Sima-Burton Watson, 1958), pp 183 [the virtue of the Five Emperors” and “the successions of the Five States” are genuine], 184, 187-188; ĐVSK, BKTT, VIII:33ab, Lâu (2009), 3:244-245.
Tại Đại Việt, Nghiêu Thuấn cùng Tam Hoàng [Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông], chính thức xuất hiện trong chiếu dời đô năm 1010 của Lý Thái Tổ (22/11/1009-3/3/1028). Tuy nhiên, phải từ thời Hậu Lê (29/4/1428-12/7/1527), những sáo ngữ như “vô vi nhi trị” [chẳng làm gì mà đời được trị], hay “mây [gió, mưa] Đường Nghiêu, tiếng đàn Ngu Thuấn” mới được Nguyễn Trãi (1380?-1442) cùng nhóm tân Khổng (neo-Confucianists) hô hào, ca tụng, qua tập Dư Địa Chí, tức An Nam Vũ Cống, với ảo vọng biến một vua trẻ thơ mới mười một tuổi thành “Nghiêu, Thuấn.” Nhưng bọn thái giám Lương Đăng được Lê Nguyên Long hay Lê Lân [Li Lin] tin cậy hơn, nên sử dụng nhạc khí Minh cùng những trò đập gậy, hô xướng “vạn tuế” mỗi khi di chuyển, bỏ quên chiếc khánh Nguyễn Trãi chế tạo bằng đá núi Kinh Chủ, huyện Giáp Sơn, Thanh Hóa theo Chu Lễ. Bi thảm hơn nữa là kết cuộc Trại Vải Bắc Ninh nhân chuyến tuần du Chí Linh của ứng cử viên Nghiêu Thuấn, khiến Nguyễn Trãi và cô vợ lẽ bán chiếu xinh đẹp, bị tàn sát ba đời ngày 19/9/1442. (10)
10. ĐVSK, BKTT, II:2ab, Thọ (2009), 1:396; BKTL, XI:35b-36a, 47b-49a, 52a-56a, Lâu (2009), 2:422, 434-436, 439-443. Năm 1371, Chế Bồng Nga đã xin Chu Đức Dụ ban khí giới và nhạc cụ để chứng tỏ với An Nam rằng Chiêm Thành cũng là một chư hầu của Đại Minh. Đức Dụ chỉ chấp thuận cho Chiêm Thành gửi nhạc công đến Kim Lăng học âm nhạc; Ming Shilu, Taizong, (Wade, NUS data base], juan 67:4b-5a; MSL (Zhongyang), vol 3, pp 1260/61.
Dẫu vậy, cho tới thế kỷ XIX, vẫn còn người muốn hướng dẫn Gia Long (1/6/1802- 28/6/1806, Hoàng đế-3/2/1820) thành Nghiêu-Thuấn bằng cách tặng một ấn bản Đại Học [Great Learning] lên ông vua bình định thiên hạ bằng chiến thuyền, đại bác,và đủ loại lính Lê-dương. Hay, năm 1847 cung văn Thiệu Trị (11/2/1841- 4/11/1847), như
“đức cao hơn những đời chuộng văn, đạo thịnh hơn những đời chuộng võ.” Từ khi lên ngôi, “phong hóa lan khắp, đạo trị quang minh, trong thì trăm họ nhảy múa mừng Xuân, ngoài thì phương xa lặn lội đến cống, đùn đùn như mây Đường Nghiêu bay, sang sảng như đàn Ngu Thuấn gẩy.” (11)
11. Quốc sử quán nhà Nguyễn, Đại Nam Thực Lục Chính Biên [ĐNTLCB], Đệ Nhất Kỷ [I], bản dịch Viện Sử học (Hà Nội: 1963-1978), tập 4:1809-1820, 1963:398; Đệ Tam Kỷ [III], tập 26: 1846-1847, 1972:368-374 [Ca ngợi công lao gìn giữ Cao Miên. Vua phê: Được [Khả].
Một quân phiệt đương thời, Chu Lệ/Đệ—cũng rất kiêu ngạo về thành tích giết cháu cướp ngôi, tru diệt anh em để bá chủ thiêu hạ, tổ một chi mới [Thành tổ, Zhengzu] nhà Minh, nhưng thích tự xưng chính vị thiên tử, đại diện Trời, Đất và thần linh để thống nhất và cai trị vạn vật dưới vòm trời [thiên hạ]—phẫn nộ lên án cha con Quí Ly đảo trời, lật đất, tự coi tài giỏi, uy đức hơn cà Tam Hoàng, Ngũ Đế thượng cổ, đặt niên hiệu là Nguyên Thánh [Yuan Sheng] hay Thánh Nguyên [Sheng Yuan], đi ngược lại trật tự của Trời Đất [hiểu theo nghĩa thực dân, bành trướng Hán tộc] mà Chu Lệ có nhiệm vụ duy trì. (12)
12. Tội thứ ba [3], năm [5] và 20 trong hịch chinh phạt ngày 19/11/1406, chiếu ngày 5/7/1407 về lý do lập Giao Chỉ đô thống sứ ti [tusi], chia quận huyện và đặt quan lại để giáo hóa mọi rợ [yi] theo văn hóa và pháp luật nội địa; Ming Shilu, Taizong, (Wade, NUS data base], juan 60:1a-4a; MSL (Zhongyang), vol 11, pp 866/71; [19/11/1406, 20 tội ác của cha con “the Li bandits,” Li Ji-li and his son]
Theo cổ tích Trung Hoa, nhờ hiếu đức với cha, mẹ ghẻ và anh em khác mẹ, Thuấn được Đường Nghiêu (Tang Yao, 2356-2256 TTL) nhường ngôi. Năm 2220 TTL, Thuấn chinh phục Tam Miêu; tám năm sau, 2208 TTL, chết ở Thương Ngô, khi đang “tuần du phương nam.” Tại Hồ Động Đình, Hồ Nam, còn miếu thờ Thuấn và hai vợ vốn là con gái Nghiêu. Vẫn theo truyền thuyết, Chu Vũ Vương [Zhou Wu-wang], người khai nghiệp nhà Chu, lấy đất Trần phong cho con cháu Thuấn, dưới họ Hồ. (13)
13. ĐVSK, NKTT, IV:3a, Thọ (2009), 1:198; Giu (1967), 1:104-5; Nhượng Tống (1944), tr. 167-68,170-72; ĐVSKTB, NK IV:5-6a, The (1997), tr 86-7; CMTB, III:5b-8a; (Sài Gòn: 1970), 3:22-5 [20-35]; (Hà Nội: 1998), I:139-42; Lê Tắc, Annan zhi-luo [An Nam Chí Lược, ANCL], q. V, VII, bản dịch Trần Kính Hòa, (Đại học Huế: 1961), tr 112-13, 147-48 [Lã Đại],148 [Tiết Tông]:
Danh vọng của Quí Ly không qua đường khoa bảng hay công lao chiến trận, mà khởi đi từ đâu đó trong hậu cung nhà Trần. Hai quí phi của Minh Tông (Trần Vượng hay Nhật Phụ [Chen Ri Fu], 3/4/1314 -15/3/1329, TTH 10/3/1357) mà Ly gọi bằng cô, do con gái Nguyễn Thành Huấn lấy người họ Lê sinh ra, đều có con làm vua: Con Hiến từ là Trần Hạo, tức Dụ Tông (2/10/1341- 29/6/1369), rất được Chu Đức Dụ yêu quí, gọi bằng Trần Nhật Khuê [Ri-kui]. Ngày 10/5/1370, Đức Dụ mặc áo tang đích thân tới cửa Tây hóa đón sứ đoàn Việt báo tang từ Hà Nội, và hết lời khen ngợi lòng trung hiếu của “man di.” Minh Từ sinh ra Hiến Tông (15/3/1329-24/7/1341); và, Trần Phủ (Nghệ Tông, 3/12/1370-4/12/1372, TTH -6/1/1395), hay Trần Thư Minh [Shu-ming], quyền thự quốc sự từ 1370 tới 1374 trong Minh thực lục. Cai trị được hai năm Trần Phủ bị Đức Dụ áp lực nhường ngôi cho Trần Kính (Duệ Tông, 4/12/1372 -4/3/1377), rồi tự xưng làm Khâm Hoàng tới ngày 6/1/1395. (14)
14. Ming Shi-lu, Taizu, (Wade, NUS data base), juan 51:8b-9a, 88:5b; MSL (Zhong Yang) vol 3, pp 1006/07, vol 4, p 1566.. Sử Việt đánh giá thấp ông “vua chơi bời” này. Tên Trần Hạo hay Dụ Tông gắn liền với thuật châm cứu của thày thuốc gốc Mông Cổ Trâu Canh, cùng cách chữa bệnh liệt dương bằng mật người và “loạn luân” [incest]; ĐVSK, BKTT, VII: 1a-10b, 15ab, 20ab, Lâu (2009), 2: 147-159, 165-166, 171-172, 244-245;; ĐVSKTB, BK VII:16b-17b, 25a, 32a, The (1997), tr 443, 449-450, 455; CMCB, X:1-2, 18 (Hà Nội: 1998), I:624, 639;
Quí Ly còn liên hệ đến một hoàng hậu họ Lê khác, tức Gia Từ hoàng hậu của Duệ Tông (4/12/1372 -4/3/1377), mẹ Phế đế Trần Hiện (Chen Wei, 19/6/1377 -3/1/1389). Khi Nghệ Tông chọn Trần Hiện lên ngôi, Gia Từ khóc lóc phản đối, nói con mình đức bạc, không xứng làm vua—hiểu theo nghĩa một vòng hoa vương giả của cả Nghệ Tông lẫn Quí Ly. Hậu bỏ cung điện đi tu, rồi chết bí ẩn năm 1381, chẳng hiểu có liên quan gì đến việc Trần Hiện “dụ giết” con trưởng Nghệ Tông là Câu vương Húc hay chăng. (15)
15. ĐVSK, BKTT, VIII: 13ab, Lâu (2009, 2:219-220; ĐVSKTB, BK VIII:29b-31b, The (1997), tr 484-485; CMCB, X:39-40, (Hà Nội: 1998), I:666-667. Sử Nguyễn đặt nghi vấn về cái chết của ni sư họ Lê (Gia Từ) năm 1381, và việc Quí Ly giết Đại vương Ngạc, con Nghệ Tông, người mưu cùng Trần Hiện kềm chế Quí Ly. Ming shi-lu hàm ý cả Nghệ Tông lẫn Quí Ly đều có tội giết hai vua Dương Nhật Lễ, được Đức Dụ phong vương, ban ấn năm 1370; rồi Trần Hiện, hay Phế Đế. Thực ra, cha con Quí Ly còn giết thêm Trần Thuận Tông, con út Nghệ Tông, năm 1399. Năm 1406, cơ quan tuyên truyền của Chu Lệ đưa ra “hai chục [20] tội tày trời” của cha con tặc phỉ Lê;Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS data base), juan 60:1a-4a; MSL (Zhong Yang) vol 11, pp 866/71.
Qua đường giây “họ ngoại,” Quí Ly trở thành thân tín của Nghệ Tông, biểu trưng uy quyền họ Trần từ năm 1370, khi Hữu tướng quốc Trần Phủ làm đảo chính Trần [Dương] Nhật Lễ (18/7/1369 - 9/12/1370)—tức “Trần Nhật Kiến.” vua thứ tám, khác họ nhà Trần. Mẹ cha Nhật Lễ là đào kép hát (Vương Mẫu và Dương Khương), nhưng Lễ trở thành con thừa nhận của Trần Dục, hoàng tử lớn của Minh Tông và Hiến Từ. Trần Dục không được chọn làm vua vì “ngông cuồng” và chết sớm. Trong nỗi tưởng nhớ và ý định đền bù cho Dục, Hiến Từ lập Nhật Lễ lên kế vị Dụ Tông. Bởi thế, sử Lê chép Dụ Tông lập di chiếu truyền ngôi cho Nhật Lễ. Hữu Tướng quốc Phủ cũng gả con gái cho Nhật Lễ.
Nhưng mẹ Nhật Lễ có thể dính líu đến tham vọng trở lại họ Dương của con. Ngày 12/1/1370, Hiến Từ Tuyên Thánh Thái Hoàng Thái hậu bị đầu độc chết, và Lễ bị tình nghi là thủ phạm. Rồi đến cuộc thanh trừng 18 tôn thất sau cuộc mưu sát hụt Lễ trong một đêm Thu 1370. Bởi vậy, dù Nhật Lễ là vua duy nhất được nhà Minh phong vương khi tại vị, Hữu thừa tướng Phủ, cùng hai em phế Lễ, rồi ngày 9/12, cho lệnh đánh chết cả hai cha con Lễ.
Biến cố trên khiến Vương Mẫu chạy sang Chiêm Thành xin quân đánh Thăng Long, nhưng bị bão lớn, thiệt hại nặng ở cửa biển Đại An. Từ năm này, vua Chiêm—xuất hiện như Chế Bồng Nga (1370-8/2/1390) trong sử Việt, A Da A Zhe trong Minh thực lục, được Chu Đức Dụ phong vương ngày 11/1/1370—tạo ra bao ác mộng. Trong hai chục năm kế tiếp, Chế Bồng Nga đánh phá, cướp của, lùa dân từ Hóa Châu ra tới Nghệ An, Thanh Hóa, và bốn lần cướp Thăng Long (năm 1371, 1377, 1378, 1384). Trần Nghệ Tông, rồi Trần Hiện chỉ biết chạy giặc, chôn dấu kho tàng tới tận Lạng Sơn. Năm 1377, Duệ Tông mang 120,000 quân vào đánh Chiêm, nhưng bị tử trận ngày 4/3/1377 (hoặc 8/3/1377, theo tư liệu Minh) tại chân thành Đồ Bàn (Vijaya). Con trai lớn Nghệ Tông bị bắt sống. Hầu hết tùy tướng của Duệ Tông tử trận. Chỉ có Quí Ly, phụ trách tiếp vận, cùng Đỗ Tử Bình, chỉ huy hậu quân, chạy thoát thân. Cuộc thảm bại này khiến cán cân quân sự giữa hai nước thay đổi hẳn. (16)
16. ĐVSK, BKTT, VII:43b-44b, Lâu (2009), 2:201-202; Ming Shi-lu, Taizu (Wade, NUS database), juan 47:4b-5a. Đỗ Tử Bình là người đưa ra cách thu thuế mới để vơ vét của dân.
Thái độ Chu Đức Dụ với vua Trần cũng lạnh nhạt dần. Thoạt tiên không chịu phúng điếu Duệ Tông, vì “chết đuối” là một trong ba trường hợp cấm kỵ. Rồi không thừa nhận Trần Hiện hay Nghiễn, tức Phế đế (19/6/1377 -3/1/1389). Đức Dụ còn sai bộ Lễ viết thư cho Nghệ Tông, khuyên bảo nên cùng Trần Hiện xét lại việc làm của mình, “trở lại với Đạo Trời. Dân chúng đã phải chạy loạn.” (17)
17. Ming Shi-lu, Taizu (Wade, NUS database), juan 128:5ab [tháng 12 Canh Thân, 1-2/1380]; MSL, vol 15, pp 2039/40.
Sử Việt đều ghi Đức Dụ sai Đỗ Tử Hiền, Ổ [Sư] Lân, [Du] Hình Văn Bác sang Hà Nội phong vương cho Đế Hiện; nhưng tới nơi, Đế Hiện đã chết. Tranh chấp mãi, nhà Minh mới chịu qua phúng điếu;(18)
18. ĐVSK, BKTT, VIII:13b-14a, Lâu (2009), 2:220; Giu (1967), 2:185; ĐVSKTB, BK VIII:32b, The (1997), tr 486; CMCB, X:41- 42; (Hà Nội: 1998), 1:660; LTHCLC, q XLVI: Bang Giao Chí (1992), 3:191)
Minh thực lục chỉ có những thông tin khiến khó thể nghĩ rằng Đức Dụ muốn phúng điếu hay phong vương cho Đế Hiện. Thí dụ như lời chê trách Đế Hiện ngày 24/6/1381 là “đểu giả và ác độc” [villainous], “phóng đãng vô luân” [dissolute] và “hỗn láo” [insulting] trong cuộc tranh chấp đất đai với phủ Tư Minh, cùng quyết định trả lễ cống, và cấm Quảng Tây, Quảng Đông nhận chuyển cống lễ của nhà Trần. (19)
19. Ming Shi-lu, Taizu (Wade, NUS database), juan 194:6b-7a; 196:3a; MSL, vol 7, p 2791. [Xem Phụ Bản I: Các Vua Trần, 10[20]/1/1226-23/3/1400].
Quí Ly nhiều lần được trao nhiệm vụ chống Chiêm. Năm 1387, Quí Ly lên tới chức Đồng Bình Chương sự, tức tể tướng, cờ biển có bốn chữ “văn võ toàn tài.” Tha hồ kéo phe, kết đảng. Uy quyền Quí Ly mạnh đến độ bất cứ âm mưu chống đối nào đều bị bẻ gãy, kể cả vua Trần Hiện. Được Vương Nhữ Mai, con trí sĩ Vương Dữ Nhu, mật báo âm mưu kềm chế Quí Ly của Đế Hiện cùng Thái úy Trần Nguyên Ngạc, Lê Á Phu [và Dữ Nghị?], Quí Ly theo lời khuyên của nhóm Phạm Cự Luận, dèm xiểm và áp lực Nghệ Tông phế vua ngày 3/1/1389, rồi thắt cổ chết. (20)
20. ĐVSK, BKTT, VIII:10b-11b, Lâu (2009), 2:216-18; CMCB, XI:4-7 (Hà Nội: 1998), I:674-677;
Quí Ly còn bày kế cho con Nghệ Tông là Ngạc không nhận ngôi vua, nhường cho em út là Trần Ngung, tức Thuận Tông (24/1/1389 -2/4/1398). Rồi tìm cách giết Ngạc. (21)
21. ĐVSK, BKTT, VIII:12b-14a, 20b, Lâu (2009), 2:219-20, 228.
Chu Đức Dụ và triều đình Kim Lăng bắt đầu chú ý tới “Lê Nhất Nguyên,” sau cuộc thảm sát Phế Đế ngoài thành Thăng Long đầu năm 1389. Nghệ Tông và Quí Ly dấu kín việc này, nên gần một năm sau, ngày 8/12/1389, sứ nhà Trần là Nguyễn Thông Thư mới tiết lộ sự thực, sau khi nhân viên bộ Lễ khám phá ra việc giả mao tên Trần Hiện (Chen Wei, Trần Huy hay Vi) để cống lễ.(22)
22. Ming shi-lu, Taizu (Wade, NUS database), juan 194:6b-7a , 198:3a; MSL, vol 7, pp 2930/31, 2971.
Có tác giả đã chỉ trích Nghệ Tông quá nhu nhược, may sẵn áo tang cho chế độ. Như đầu năm 1393, Nghệ Tông khen ngợi bản điều trần 14 thiên “minh đạo” [làm sáng đạo Trời], trong đó Quí Ly đề nghị trở lại với việc thờ phụng Khổng Khâu trước đời Tùy, xếp Chu Công Đán làm chính vị Tiên Thánh [Xian sheng, First Sage], Khổng Khâu làm Tiên Sư [Xian shi, First Master], phụ tế trong văn miếu. (23)
23. ĐVSK, BKTT, VIII:22ab, Lâu (2009), 2:230; Giu (1967), 2:194. ĐVSKTB, BK VIII:12b-13a, The (1997), tr 496-497; CMCB, XI:18; (Hà Nội: 1998), 1:688-689; Xem Phụ Bản II: Lược sử tế lễ Khổng Khâu
Quí Ly còn nêu lên bốn điều đáng nghi trong Luận ngữ
(1) Khâu đến gặp Nam Tử, vợ Linh Công nước Tề, người con gái nước Tống tà dâm; [thiên Ung Dã]
(2) Khâu và đệ tử hết lương ăn ở đất Trần; [Vệ Linh Công]
(3) Khâu muốn đến gặp Công Sơn Phất Nhiễu, thái tể họ Quí nước Lỗ đang phản chủ; và
(4) Phật Hất, thái tể ấp Trung Mâu; [Dương Hòa]
Quí Ly chê Hàn Dũ là một thứ “đạo Nho,” kẻ ngoài miệng nói chuyện thánh hiền, mà việc làm như kẻ cắp. Chê bọn Tống Nho Chu Mậu Thức [Đôn Di, phái Lý học [Li], Trình Hạo (Cheng Xa, 1032-1085), anh Trình Di (Cheng Yi, 1033-1107) [học trò Đôn Di, chống việc thờ tượng và ảnh Khổng; chú giải lại Dịch]; Dương Qui Sơn [Thế] (học trò Trình Di), La Trọng Tố, Lý Diên Bình và Chu Hy (Zhu Xi, Chu Nguyên Phối, 1130-1200) [chủ trương chỉ nên tìm ra ý định [intentions] của tiên Thánh khi đọc kinh sách; chống việc thờ tượng và ảnh]. (24)
24. ĐVSK, BKTT, VIII:22ab, Lâu (2009), 2:230-31; Giu (1967), 2:194. Lý học Tống Nho: của Chu Đôn Di chia làm hai [2] phe: Chu Hy cầm đầu phái tả; Lục Cửu Uyên cầm đầu phái hữu. Trong khi đó, Trương Lượng chống lại cả hai, chủ trương bá đạo, công lợi.
Sử quan định hướng Khổng giáo hết lời sỉ nhục, trách móc. Ngô Sĩ Liên viết: “Đạo của tiên thánh trước nếu không có Khổng tử thì không rõ được; đạo của bậc thánh sau nếu không có Khổng tử thì không thể làm khuôn phép được. Từ khi có sinh dân đến nay chưa ai hơn Khổng tử; thế mà dám khinh xuất bàn đến, là chẳng biết lượng mình đấy.” Vào thế kỷ XVIII, Ngô Thì Sĩ còn nặng lời hơn nữa: gọi Quí Ly là “người mù chê mặt trăng, mặt trời không có ánh sáng,” “cái ngu của Quí Ly thì tội không kể xiết.” (25)
25. ĐVSK, BKTT, VIII:22b-23a, Lâu (2009), 2:231; Giu (1967), 2:194; ĐVSKTB, BK IX:13a, The (1997), tr 496-97.
Có lẽ Ngô Thì Sĩ chưa biết rằng ánh trăng là phản chiếu của ánh mặt trời. Và, rõ ràng những người tự nhận môn đệ Khổng chưa sẵn sàng để chấp nhận sự thực: “Tử viết” hay “Tử văn,” “Tử vân” trong Luận Ngữ chưa hẳn là Khổng Khâu lịch sử. Chỉ có Nguyễn Phước Hường Nhiệm, người muốn được hậu thế ca ngợi như Lưu Hằng, tức Hán Văn Đế (179-157 TTL), cho là “chưa hẳn hoàn toàn toàn sai.” (26)
26. CMCB, XI :18; (Hà Nội: 1998), I:688-89. Về Hán Văn đế, xem Shiji [Sử Ký], banji [bản kỷ], 3. Điều tâm đắc của Hường Nhiệm là thư Lưu Hằng gửi Triệu Đà.
Sự thực có thể phức tạp hơn chúng ta được thông tin. Một trong những yếu tố chưa được đề cập là giao tình ngày một xấu đi giữa Nghệ Tông và Chu Đức Dụ.
Tất cả khởi đi từ cái chết của Trần [Dương] Nhật Lễ ngày 9/12/1370. Đức Dụ rất giận dữ, lên án Nghệ Tông giết vua, mưu toan làm giàu, không khai báo sự thực. Bởi vậy, năm 1374, Nghệ Tông vẫn chưa được phong vương, phải tuyên bố từ chức tạm giữ việc nước vì tuổi già. Em trai Nghệ Tông, Duệ Tông, được kế vị từ tháng 12/1372, cũng vậy. Khi Duệ Tông chết ở Đồ Bàn năm 1377, và Hà Nội báo cáo Duệ Tông bị chết đuối, Đức Dụ không muốn phúng điếu. (27)
27. Ming shi-lu, Taizu (Wade, NUS data base), juan 72:2a [Ngày 13/2/1372: Nguyễn Nhữ Lâm [Ruan Ru-lin] nhìn nhận Trần Phủ đã giết cha con Nhật Lễ], 78:7ab [Tháng 1-2 1373: sứ mang biểu nhận lỗi của Nghệ Tông; Đức Dụ trả lại cống lễ]; juan 88:5b [Tháng 4-5/1374: Nghệ Tông xin từ chức vì tuổi già; nhường ngôi cho em là Trần Kính, tức Duệ Tông. Thực ra Trần Kính đã lên ngôi từ ngày 4/12/1372].
Tháng 5/1399 [4 Kỷ Mão, 6/5-4/6/1399], sau khi Nghệ Tông đã chết, và như để chứng tỏ chẳng vui thú gì với món quà bức tranh “tứ phụ” được trao tặng năm 1394, Quí Ly giết thêm Thuận Tông (24/1/1389 -2/4/1398) ở quán Ngọc Thanh [thôn Đạm Thủy, huyện Đông Triều, Hải Dương], sau khi ép con rể đi tu theo đạo giáo. Quí Ly đã sai Nguyễn Cẩn đầu độc, nhưng vua không chết. nên phải dùng Xa kỵ vệ thượng tướng quân Phạm Kỵ Vĩnh thắt cổ. Tháng 12/1400-1/1401 [12 Canh Thìn], Quí Ly nhường ngôi cho con thứ là Hán Thương [xuất hiện trong Minh thực lục như Hu Di [Hồ Đại], hay Li Cang [Lê Thương] (12/1400-1/1401-17/6/1407). (28)
28. ĐVSK,BKTT, VIII:33b [14a-34a], 38b, Lâu (2009), 2:245 [220-245], 251;.Giu (1967), 2:205;ĐVSKTB, The (1997), tr 506; CMCB, XI:33-34, (Hà Nội: 1998), I:704-5.
Việc bỏ trưởng, lập thứ này, theo sử Việt, được chính Lê Nguyên Trừng [Li Sheng]chấp thuận—dù có những dấu hiệu bất mãn từ phía Trừng khiến Quí Ly phải làm thơ khuyên bảo. Hán Thương là con Huy Ninh công chúa—được Nghệ Tông gả cho Quí Ly khoảng nửa năm sau ngày chồng cũ là tôn thất Nhân Vinh bị Nhật Lễ giết. Liên hệ huyết thống này giúp Hán Thương có nhiều phần trăm được nhà Minh thừa nhận hơn Trừng.
B. Hu Di [Hồ Đại] và Li Cang [Lê Thương] (12/1400-1/1401-17/6/1407):
Không rõ chuyện gì đã xảy ra từ năm 1400 tới ngày 17/7/1402 vì Minh thực lục khuyết giai đoạn này. Từ ngày 3/10/1402 sử Minh mới chép Chu Lệ sai sứ mang Chiếu lên ngôi tới mười [10] nước lân cận. Ngày 21/4/1403, Hán Thương gửi sứ đến mừng, và xin phong vương. Theo Hán Thương, Trần Nhật Khuê là chúa yi [di] đầu tiên xin cống lễ, nhưng Khuê mất không con nối dõi. Hán Thương là con công chúa họ Trần, nên được dân tôn lên nhiếp chính. Triều Minh đề nghị gửi người qua điều tra vì không thể tin được những man di bạt mạng [reckless] và bốc đồng [impetuous]. Chu Lệ đồng ý. Ngày 3/5/1403, Chu Lệ cho Hán Thương biết Dương Bột [Yang Bo] sẽ được giao trọng trách tìm hiểu này. Sử Tây Sơn và Nguyễn chép sứ Minh là Dương Bột, nhưng không nói rõ ngày tháng. Sử Lê không chép, chỉ ghi Chu Lệ sai Ổ Tu sang báo tin lên ngôi.
Theo Minh thực lục, ngày 28/12/1403, Dương Bột trở lại Kim Lăng với một sứ đoàn của Hán Thương, và tờ biểu cầu phong thứ hai, kèm theo tờ trình của các thế gia, kỳ lão nội dung cũng tương tự như trước, tức vua Trần chết, không con, nên dân tôn lập Hán Thương quyền thự quốc sự bốn năm qua, xin Chu Lệ sớm phong tước để yên vỗ man di. Ngày 6/1/1404, Chu Lệ sai Hạ Chí Sơn [Xia Zhi-shan] xuống phong Hán Thương làm An Nam Quốc Vương. (29)
29. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 12A:7b; 19:1a, 3a-b; 25:1b, 8b, hay, MSL (Zhong Yang) vol 11, pp 866/71; ĐVSKTB, BK IX:36a, The (1997), tr 515; CMCB, XII:2, (Hà Nội: 1998), I:716-717. ĐVSK, BKTT, VIII:43b, Lâu (2009), 2:257. Truyền bản LTHCLC không chép.
Đây là một chiến thắng ngoại giao lớn cho cha con Hán Thương. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ khởi đầu. Những vấn đề tồn đọng từ thời nhà Trần—ngoài lãnh thổ như Chiêm Thành, trong lãnh thổ như vấn đề “tranh chấp đất đai,” nên hiểu theo nghĩa xâm lấn, hiếu chiến; và nhất là các thế lực nội thù, sẽ đưa Đại Ngu tới nghĩa trang trong hơn ba năm ngắn ngủi sắp tới. Liên hệ huyết thống với một vua “thánh hiền” Khổng giáo không đủ cứu cha con Quí Ly khỏi họa diệt vong. Quốc thống từ thời Trưng Vương thêm một lần bị cướp đoạt sau hơn bốn trăm năm tự chủ từ họ Khúc, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, sáu đời vua Lý, tới mười hai đời vua Trần.
Để tránh xúc phạm đến họ Lê ở Thanh Hóa và họ Hồ ở Diễn Châu-Nghệ An, từ đây, chúng tôi sẽ chỉ dùng tên Quí Ly [Ji-li], Trừng [Sheng] và Hán Thương [Cang hay Hu Di], cắt bỏ họ Lê mà Quí Ly không muốn liên hệ, cùng họ Hồ nửa người nửa thánh mà chẳng ai có thể thiết lập liên hệ với Quí Ly, và theo chúng tôi trộm nghĩ, không hề hiện hữu..
II. Những Vấn Đề Tồn Đọng:
A. Trụ Đồng Mã Viện:
Trong lịch sử bang giao Hoa-Việt, có rất nhiều huyền thoại. Văn gia Hoa từng đưa bang giao giữa hai nước lên tới năm 1110 TTL, tức triều Chu Thành Vương với Chu Công Đán phụ chính. Truyền bản Sử Ký của Tư Mã Thiên cũng ghi lại giấc mơ Chu Công Đán ban cho sứ Việt Thường năm [5] cỗ xe có dụng cụ xác định hướng nam, đi dài theo duyên hải từ Thiểm Tây tới Phù Nam, Lâm Ấp, tròn năm mới về tới Việt Thường. Vài văn gia đời Tống còn nằm mơ thấy chuyện cúng rùa ngàn tuổi cho Nghiêu, trên lưng có chữ giáp cốt, và Nghiêu dựa theo đó làm thành lịch rùa. Kinh hoàng hơn nữa, có người còn đưa lịch sử thông hiều Hoa-Việt đến thời Chuyên Húc, tức một trong những sứ giả của vua cổ tích Trung Hoa đã tới đo đạc mặt trời cùng tinh tú ở “Nam Giao,” rồi hồn nhiên phán rằng “Nam Giao tức Giao Chỉ.” (30)
30. ĐVSK, NKTT, I:1a, Thọ (2009), 1:150; ĐVSKTB, NK I:1a, 7ab, The (1997), tr 39, 43; CMTB, I :5b-7a (Sài Gòn: 1967), 2: ; (Hà Nội : 1998), I :76-78. [Xem Phụ Bản III]
Huyền thoại nổi danh hơn nữa là việc Mã Viện [Ma Yuan] đã đánh dẹp cuộc nổi dạy của Hai Bà Trưng (40-43) đời Lưu Tú (5/8/25-29/3/57), rồi trồng trụ đồng hay bia đá để khoa trương võ công. Chẳng hiểu tại sao bỗng nảy sinh thêm tin Mã Viện dùng trụ đồng làm biên giới đế quốc Hán. Rồi đến suy luận trụ đồng là biên giới tây-nam Hán-Việt, hay biên giới Giao Châu và Lâm Ấp [Lin-yi] tức cổ Champa. Một tự điển khá nổi tiếng Hán ngữ là Từ Hải còn ghi trụ đồng Mã Viện ở trên đèo Cả—tức biên giới Đại Việt đời Hậu Lê sơ, hoặc các chúa Nguyễn vào đấu thế kỷ XVII. Chỉ có Lê Tắc, trong truyền bản An Nan Zhi-luo [An Nam Chí Lược] xếp loại nó vào loại cổ tích từ thế kỷ XIII. Bài thơ ca ngợi công đức hai Phục ba tướng quân họ Lộ và họ Mã được ghi lại một chứng từ khác, “Đồng tiêu, Nhật Nam đoan.” (31)
31. Tắc, ANCL, I: Cổ tích, 1961:39-41; ĐVSK, BKTT, V:33b, VIII:13b, Lâu (2009), 2:47, 162;ĐVSKTB, BK V:46b, VII:14b-15a, The (1997), tr 353, 441; CMCB, VII:14, IX:46, (Hà Nội: 1998), I:501-502, 618-619. Đa tạ ông bà Triệu Vũ mua tặng một ấn bản ANCL do Đại học Huế ấn hành năm 1961.
Tuy nhiên, vì hãi sợ những sự thực Lê Tắc đã ghi lại, người ta tảng lờ những điểm chính yếu của ANCL.
Qblai Khan (Hốt Tất Liệt, 1260-18/2/1294) và nhà Nguyên thường được giới thiệu như đã biến huyền thoại trụ đồng Mã Viện thành một dữ kiện lịch sử xâm lược—qua hai cuộc hội khám tháng 4-5/1272 (Uriyang Qadai-Lê Kính Phu) đời Trần Thánh Tông (30/3/1258-8/11/1278, TTH 3/7/1290), và tháng 8-9/1345 (Vương Sĩ Hành-Phạm Sư Mạnh) đời Trần Dụ Tông [hiểu theo nghĩa TTH Minh Tông (15/3/1329-10/3/1357). (32)
.32. ĐVSK, BKTT, V:33b, VII: 10b,13a; Lâu (2009), 2:47 [tháng 4-5/1272, 4 Nhâm Thân],, 159, 162 [tháng 8-9/1345, 8 Ất Dậu]; Giu (1967), 2:38 2:136; ĐVSKTB, BK , V:46b. The 1997), tr 353; LTHCLC, q. 49: Việc biên cương, (1992), 3:280; CMCB, VII:14; (Hà Nội: 1998), I:500-1 [Lâu (2009), 2: ĐVSKTB, BK VII:14b-15a, The (1997), tr 440-441; CMCB, IX:46 (Hà Nội: 1998), I: 618-619.
Sử Lê tỏ ý hoài nghi việc này; vì tháng 9 năm Bính Tuất [16/9-14/10/1346], Mạnh được thăng chức Chưởng bạ thư, kiêm Khu Mật Tham chính; nhà Nguyên sắp loạn to]; Sư Mạnh được thăng chức, tại sao có thể đi về nhanh như vậy; (ĐVSK, BKTT, VII:13a, Lâu (2009), 2:162; Giu (1967), 2:136) Ngô Thì Sĩ giải thích rằng có thể Phạm Sư Mạnh chỉ tới Quảng Đông rồi trở về, và thăng chức; ĐVSKTB, The (1997), tr. 442 LTHCLC, (1992), 3:261; CMCB, IX:46; (Hà Nội: 1998), I:619).
Tuy nhiên, hai thông tin trên cần được nghiên cứu lại. Mặc dù trong thư gửi Trần Thuận Tông ngày 20/3/1397, sứ giả của Chu Đức Dụ là Trần Thành [Chen Zheng] nhắc đến hai chi tiết này, nhưng chúng có thể chỉ được bịa đặt ra giống như Tập Cận Bình cùng Bộ Chính Trị Đảng CSTH của thế kỷ XXI đang ngửa mặt lên trời cả cười về hai ồng tre “tài liệu cổ sử” chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa.
Chu Đức Dụ tức Minh Thái tổ mới có lẽ là người hâm nóng tinh thần thực dân, xâm lược Hán tộc qua chiêu bài “kim tiêu” biên giới, và võ công “Mã Phục Ba [Ma Fu-Bo] chế ngự man di. Ngay sau khi đánh thắng quân Nguyên, từ góc đông nam của đế quốc Trung Hoa, Đức Dụ đã nhắc đến trụ đồng biểu dương sự khuất phục Man Yi (còn được biết như Nam Man và Tây Nam Man Di từ đời Hán) trong chiếu lên ngôi, hay chiếu sắc ban phong Nhật Lễ làm An Nam Quốc Vương năm 1370. (33)
33. Fan Ye, Hou Han Shu [HHS/HHT], zhuan 86/76; Ming Shi-lu, Taizu (Wade, NUS data base), juan 43:3ab, 51:8b-9a; MSL, vol 3, pp 1006/07 [10/5/1370, nhắc đến Mã Viện].
Năm 1381, vấn đề tranh chấp đất đai biên giới lại bộc phát. Đầu mối xuất phát từ gia đình Thổ tri phủ Tư Minh Hoàng Quảng Thành. Thổ hào Thành đã hoang tưởng ra việc Đồng Đăng là đất Đồng trụ của Mã Viện, nên xin đòi trả lại 200 lý [ca 82 kms] phía bắc và đông trụ đồng mà An Nam đã lấn chiếm. Trần Hiện bác khước. Điều này khiến Đức Dụ giận dữ, không tiếc lời chỉ trích họ Trần. (34)
34. Mingshi-lu , Taizu (Wade, NUS database), juan 250:3b-7a ; MSL (Zhongyang), vol 8, pp 3620/27; ĐVSK, BKTT, VIII :47b-48a, Lâu (2009), 2:262 [Lộc Châu, Lạng Sơn]; Giu (1967), 2:219 ; CMCB, XI:13, (Hà Nội: 1998), I:720-21 [I:683-84]); ĐNNTC, q XXIV: Lạng Sơn (1997), pp 366-367;
Năm 1396-1397, Chu Đức Dụ lại sai bọn Trần Thành và Lữ Nhượng qua Hà Nội thảo luận, nhưng Trần Ngung tức Trần Thuận Tông không chịu nhân nhượng. Trong kho bằng chứng lịch sử của nhà Minh, Trần Thành nhắc đến câu tuyên bố của đại diện Việt về tục lệ tiếp đón hay đưa tiễn sứ Trung Hoa ở Khâu Ôn [Qiu Wen], để cưỡng từ đoạt lý rằng Khâu Ôn là ải địa đầu của Giao Chỉ, không phải trạm đổi ngựa ở Đồng Đăng; nên đòi đất Khâu Ôn, Như Ngao [Ru Ao], Khánh Viễn [Qing-yuan], Uyên [Yuan] và Thoát [Tuo]. Mặc dù bị Thuận Tông bẻ gãy gian ý—như đặt câu hỏi tại sao năm 1285 hay 1288. Thoát Hoan không lui về giữ biên giới Vĩnh Bình lại chạy tới Tư Minh—Đức Dụ đành tuyên bố “An Nam sẽ bị tai họa,” nhưng chờ dịp thuận tiện hơn. (35)
35. Ming Shi-lu, Taizu, (Wade, NUS data base), juan 250:3b-7a; MSL, vol 8, pp 3620/27; .ĐNNTC, XXIV: Lạng Sơn, (1997), 4:366-367.
Ngày 1/5/1404, Quảng Thành lại xin đòi đất bị Annam “xâm lấn.” Chu Lệ đồng ý. Ngày 25/7, Chu Lệ chính thức đòi đất đã mất. Đòi hỏi này bỗng có sức nặng của núi Thái Sơn hay Thập Vạn Đại Sơn sau khi Bùi Bá Kỳ cùng Trần Thiên [Thiêm] Bình xuất hiện tại Kim Lăng mùa Thu 1404, van lậy Chu Lệ dùng uy đức [moral powers] trừng trị cha con Quí Ly tội ác giết vua, truy sát tôn thất, cướp ngôi; lại ngạo mạn tự xưng dòng giõi Thánh đế Thuấn, đặt tên nước Đại Ngu, đặt niên hiệu Nguyên Thánh. Bởi vậy, năm 1405, cha con Quí Ly sai “cát địa sứ” Hoàng Hối Khanh—thái học sinh khóa 1384—cắt trả phủ Tư Minh 59 xã thôn đất Lộc Châu hay Cổ Lâu, Lạng Sơn. Thừa thắng, Chu Lệ còn đòi bảy [7] khu vực của châu Ninh Viễn, Vân Nam, bị Đại Ngu lấn chiếm. Trong khi đó, sai Lý Kỳ [Li Qi] và Vương Thư [Wang Shu], cùng phó sứ Lưu Quang Dĩnh, xuống An Tôn điều tra, với lời dọa nạt cha con Quí Ly: “Cái ác của các tội bay gây ra cao tày trời” [The evil of your crimes reaches to Heaven]. Sau khi cha con Quí Ly sai Nguyễn Cảnh Chân theo Lý Kỳ lên Kim Lăng ngày 22/7/1405 đề nghị cho Thiên Bình về nước, ngày 5/8 Chu Lệ sai Niếp Thông dẫn Cảnh Chân trở lại An Tôn, mang theo sắc dụ phong Hán Thương làm Thượng Công, Tri phủ Thuận Hóa, hưởng thực ấp toàn phủ, cha truyền con nối, nếu đón Thiêm Bình về làm vua. Văn thư trên vẫn có những lời đe dọa về tội lỗi tày trời “giết vua,” “truy diệt tôn thất.” (36)
36. Ming Shi-lu, Taizong, (Wade, NUS data base), juan 38:3b-4a. 43:4ab, 44:3a.
Sử Việt: Tháng 9-10/1405 [Tháng 9 Ất Dậu, 29/9-10/1405], Hán Thương sai Phạm Canh và Lưu Quang Đĩnh theo Niếp Thông lên Kim Lăng; ĐVSK, BKTT, VIII:48b-49a, Lâu (2009), 2:263;Tháng 8-9/1405 [Tháng 8 Ất Dậu, 25/8-28/9/1405], Chu Lệ sai Nguyễn Tông Đạo đi An Tôn;Tháng 9-10/1405, Hán Thương biếm Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa. Cử Nguyễn Ngạn Quang làm Tuyên phủ sứ kiêm tri sự Tân Ninh. (ĐVSKTB, BK IX:41a, The (1997), tr 519; CMCB, XII:8-9, (Hà Nội: 1998), I:722).
Đông lộ thái thú Hoàng Hối Khanh đắp thành Đa Bang [khoảng núi Ba Vì, tây Hà Nội 50 cây số]; ĐVSK, BKTT, VIII:49ab, Lâu (2009), 2:264-265, 264chú1; ĐVSKTB, BK IX:41b, The (1997), tr 519; CMCB, XII:9, (Hà Nội: 1998), I:723;
Năm 1440, Chu Kỳ Trấn (Minh Anh Tông, 1435-1449, 1457-1464) lại nêu lên vấn đề ranh giới và trụ đồng. Lần này, nhân việc Hoàng Khoan đem 290 hộ dân và lãnh thổ ở châu Khâm [Qin], Quảng Đông, xin qui phụ An Nam từ thời Tuyên Tông (1425-1435). thổ quan châu Khâm tin rằng sau khi Mã Viện trừng phạt man di và vãn hồi hòa bình đời Hán (42-44), tất cả lãnh thổ từ trụ đồng Mã Viện tới Phân Mao Lĩnh [Fen Mao Range] là đất châu Khâm. Bản đồ và tư liệu lịch sử khẳng định rẳng trụ đồng nằm ở động Cổ Sâm [Sum, hay Lâu], cách châu Khâm ba [3] lý, là biên giới tây nam; và Phân Mao Lĩnh, nơi cỏ tranh chia mọc theo hai ngả bắc nam như một biên giới trời sinh, là mốc biên giới tây bắc. An Nam đã xâm lấn qua trụ đồng 200 lý, và chiếm vượt qua Phân Mao Lĩnh 300 lí. Ngay đến anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cùng nho thần nhà Hậu Lê cũng bị ám ảnh bởi cơ quan tuyên truyền khổng lồ của nhà Minh, viết vào truyền bản Dư Địa Chí: “số 26: Vân Cừ, Kim tiêu, Phân Mao, [ở về An Bang, sau tránh húy, đổi làm An Quảng].” (37)
37. Ming shi-lu, Yingzong (Wade, NUS database), juan 72:5ab ; MSL,vol 25, pp 1397/98 [300 lý bắc Phân Mao, 200 lý đông trụ đồng; Fen-mao Range in Qin prefecture has marked the north-west border. An Nam occupied 300 ly this side of the Fen-mao Range, and over 200 ly this side of the bronze pillar]. Nguyễn Trãi, et al, Dư Địa Chí (1434), Nguyễn Trãi Toàn Tập [NTTT], 1976, tr 225-226.
Năm 1442, Lê Thái Tông (Lê Lân, 20/10/1433-7/9/1442) nhận lỗi; nhưng không rõ cắt trả lại châu Khâm bao nhiêu đất. Đời Lê Thánh Tông (26/6/1460-3/3/1497), năm 1471-1472, nhà Minh lại đòi đất An Bang—để có thể nhìn ra biển Đông Nam Á, khiến Thánh Tông phải sai cha vợ là Nguyễn Đức Trung trấn giữ An Bang, và nhiều hơn một lần căn dặn các đại thần rằng “ai cắt một tấc đất của Thái Tổ để lại sẽ bị tru di.” (38) Chẳng hiểu đây là lập trường của vua, hay chỉ tuyên bố cho sử thần ghi vào “Nhật lịch.”
38. ĐVSK, BKTT, XII:1b, Lâu (2009), 2:575.
Cuộc cướp ngôi nhà Lê của cha con Mạc Đăng Dung năm 1527 mở ra cho Chu Hậu Tổng (Thế Tông, 27/5/1521-23/1/1567) cơ hội lấy lại núi “Phân Mao” thuộc châu Khâm, Quảng Đông. Chu Khứ Phi (Zhou Qufei, 1100-1178) đời Tống đã nằm mơ thấy một hay hai trụ đồng Mã Viện, trên đó khắc hàng chữ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” ở khu hang động Cổ Sâm, Khâm Châu, và kể lại trong tập Lĩnh Ngoại Đại Đáp [Lingwai dai da; Reponses from outside the Ling Pass]. Đại Thanh Nhất Thống Chí cũng chép “Đèo Phân Mao” ở động Cổ Sâm, phía Tây châu Khâm khoảng 3 lí [1.5 km]. Mã Viện dựng trụ đồng ở đây. (39)
39. Ming Shi-lu, Taizu (Wade, NUS data base), juan 250:3b-7a; Shizong, juan 248:1b-5a, MSL, vol 82, pp 4966/73 [trả lại hai đô Như Tích [Ru Xi] và Chiêm Lăng [Tie Lang], cùng bốn động Tê Phù [To Fu/Si-lim], Kim Lặc [Jin-le], Cổ Sâm [Gu-sen], Liễu Cát [Liao-ge]; LTHCLC, q 49: Việc biên cương, 3:291; ĐNNTC, XVIII: Quảng Yên (1997), 4:7-9; XXIV: Lạng Sơn, 4:366-367. ANCL:.q. IV, 1961:92.
Theo sử cũ—đã được sử quan Nguyễn hiệu đính—Đăng Dung cử Phạm Chánh Nghị qua Vân Nam, đút lót vàng bạc, nói con cháu nhà Lê đã chết hết. Năm 1534, Chu Hậu Tổng sai Cừu Loan và Mao Bá Ôn dẫn quân đến biên giới, loan tin sẽ đánh Mạc. (Thông sử, Long (1978), tr 270-271, 277)
Minh thực lục ghi từ năm 1522 tới 1536, liên hệ với An Nam bị cắt đứt. Mãi tới năm 1536, Chu Hậu Tổng và các sứ quân ở Quảng Đông/Quảng Tây, Quí Châu/Vân Nam mới thắc mắc về việc An Nam thiếu tiền cống lễ đã trên 20 năm. Vì ngân khố eo hẹp, Chu Hậu Tổng và cận thần muốn “hỏi tội” An Nam. Ngày 7/12/1536, Bộ Binh dâng biểu xin thành lập một Bộ tư lệnh đánh An Nam; gồm một tư lệnh, hai Phó tư lệnh, bốn phụ tá, bốn chỉ huy trưởng kỵ mã, một quan văn phụ trách dân sự và hành chính, cùng hai đại diện tại hai quân khu Quảng Đông/Quảng Tây và Vân Nam. Thị lang bộ Hộ ra sức can ngăn, nhắc nhủ Hậu Tổng về những gương sáng của triều Chu Lệ—như hao quân, tốn của, hàng trăm nghìn người chết mà không giữ được Giao Chỉ. Ngân khố chỉ còn hơn bốn [4] triệu nén bạc, tình trạng biên giới với “rợ Hồ” phức tạp. Hơn nữa, không thể dùng luật lệ của một nước đội mũ, mặc áo để cai trị man di.(40)
40. Ming shi-lu, Shizong (Wade, NUS database], juan 193:8ab, 195:1a-2a; MSL, vol 80, pp 4115/17;
Khoảng hai tháng sau, sứ thần của Nguyễn Cam tự Kim—dưới danh nghĩa một con cháu nhà Lê là Lê Ninh—tới Bắc Kinh. Trịnh Duy Liêu khai rằng đã tới Chiêm Thành hai năm trước, nay mới tới được cửa Trời. van xin Hậu Tổng ra oai trừng trị phản nghịch Mạc Đăng Dung [Mo Deng Yong] tội đuổi Lê Huệ [Li Hui, [hay Y, tức Lê Chiêu Tông], cháu vua Lê Tương Dực [Li Zhou], đã lên tạm coi quốc sự sau ngày Trần Cảo nổi loạn, giết vua năm 1516. Sau đó, Dung lập Lê Khoáng [Li Kuang], rồi giết Khoáng, chọn con mình lên thay. Sau khi Lê Huệ chết, con là Lê Ninh dấy binh chống Dung. Nhiều lần gửi sứ qua Bắc Kinh đều bị Dung chặn giết. Bộ Lễ tỏ ý nghi ngờ, vì Liễu đã ở trên tàu Quảng Đông hai năm tại Chiêm Thành mà không hề tiếp xúc với sứ Minh. Hậu Tổng cho Liễu được tạm trú tại Viện Thông Ngôn theo qui chế sứ đoàn. (41)
41. Ming shi-lu, Shizong (Wade, NUS database], juan 197:2b-3a; MSL, vol 80, pp 4156/57;
Một số người không muốn xuất quân. Pan Zhen [Bàn Chân], Tả thị lang bộ Binh cho rằng cả hai phe đều có lỗi, chẳng nên bênh phe nào. Giặc Hồ đang đe dọa ở biên giới. (juan 199:4b-5a). Pan Dan, phụ trách quân sự ở Quảng Đông/Quảng Tây cho rằng Mạc Đăng Dung kiểm soát 80 phần tram lãnh thổ, và đã gửi người đến xin cống lễ. (juan 199:6b-7b). Ngày 27/5/1537, bộ Binh đưa ra 11 cách giải quyết, và đề nghị sử dụng lực lượng hỗn hợp Hán và địa phương. (juan 199:6b-7b).
Ngày 20/5/1537 ra hịch kể mười [10] tội của Đăng Dung: (1) Đuổi Li Hui [Lê Huệ, tức Lê Y] cướp ngôi; (2) ép một công chúa lấy Đăng Dung; (3) Giết Li Kuang [Lê Xuân hay Cung Hoàng]; lập con làm vua; (4) Đuổi Lê Ninh chạy đi; (5) Tự xưng Thượng hoàng; (6) Đặt niên hiệu Minh Đức, hay Đại Thánh; (7) Bố trí lính ở các đèo, cản trở lưu thông; (8) tàn bạo và vô luân; (9) ngăn chặn đường đi cống; (10) tự động bổ nhậm quan lại; Ai bắt được một tội nhân sẽ thưởng 22,000 nén vàng và ban quan tước. (42)
42. Ming shi-lu, Yingzong, (Wade, NUS database), juan 199:2a-3a; ĐVSK. BKTB, XVI:3ab, 4a-5b, 6a, Lâu et Long (2009), 3:149, 150-51, 152; CMCB, XXVII:31-33; (Hà Nội: 1998), II:113-115; LTHCLC, 46: Bang Giao Chí, (1997), 3:203;
Tuần phủ Thịnh còn gửi thư văn cho Lê Ninh, yêu cầu trỉnh bày rõ ràng sự thực. Bởi vậy, năm 1437, Nguyễn Cam gửi thêm sứ đoàn thứ hai do Trịnh Viên cầm đầu tới Vân Nam, mang theo tờ biểu nói rõ việc Đăng Dung đuổi Lê Huệ và giết Lê Khoáng.. Trịnh Viên còn được gặp đặc sứ của Chu Lệ là Đào Phương. Tờ biểu thứ hai này của Lê Ninh khiến Chu Lệ tạm ngưng việc xuát quân. (Shizong, juan 204:1b).
Mặt khác, qua đề nghị của Án sát châu Khâm và Đô Ngự sử, kiêm tuần phủ Vân Nam Uông Văn Thịnh [Wang Wen-Sheng] tiếp tục điều tra tình hình, và mở đường cho cha con Đăng Dung đầu hàng, dâng nạp sổ sách đất đai, dân đinh, sẽ được tha tội chết.
Đồng thời, chiêu mộ những thổ hào chống cha con họ Mạc, giúp họ dùng võ lực hưng Lê. Hai lá bài được Hậu Tổng và các cận thần đồng tâm ủng hộ là Lê Ninh, tức Lê Trang Tông, do Nguyễn Cam và đồng minh họ Trịnh chế tác, và hai anh em “chúa Bầu” Vũ Văn Uyên-Vũ Văn Mật, thủ lĩnh xóm Khao Bầu, xã Đại Đồng, Tuyên Quang. (Đại Nam Nhất Thống Chí , q XVII: Hải Dương và q XXIII: Tuyên Quang, ghi sự tích phù Lê chống Mạc của hai anh em Vũ Văn Uyên và Mật). (ĐNNTC, XVII: Hải Dương (1997), 3:449 [373-466]; XXIII: Tuyên Quang, (1997), 3:360-362 [333-363];
Năm 1537, Vũ Văn Uyên tình nguyện mang 10,000 quân từ đèo Chi Long xuống đánh một vị trí của Dung. Mạc Đăng Doanh thân chinh đi đánh anh em Vũ Văn Uyên, nhưng không thắng. Tổng binh Mộc Chiêu Phúc và Tuần phủ Thịnh cho quân tới đóng ở ghềnh Liên Hoa, châu Thủy Vĩ để hỗ trợ anh em Uyên.
Châu Thủy Vỹ thuộc Hưng Hóa, nằm sát huyện Vân Sơn, Vân Nam, cách biên giới khoảng 11 dặm hay 5 cây số; đông giáp Vị Xuyên, Tuyên Quang. Đời Chu Lệ, là cửa ngõ xâm nhập Đại Ngu của Mộc Thạnh. Một phần lãnh thổ phía bắc, kể cả Mông Tự và ghềnh Liên Hoa bị Trung Hoa xâm chiếm. (ĐNNTC, XXIII: Tuyên Quang, (1997), 3:284-285 [333-363];
Phủ An Tây hay Ninh Viễn, hay Mường Lễ; cát cứ của Đèo Cát Hãn bị Lê Lợi đánh đuổi chạy sang nhà Minh; năm 1761, đời Lê Hiển Tông (1740-1786) mất sáu [6] trong số mười [10] động Tung Lãng [nay là Quang Lãng], Hoàng Nhâm, Hợp Phì, Lê Tuyên, Tuy Phụ và Khiêm vào tay nhà Thanh. Ngày nay chỉ còn châu Chiêu Tấn, tức Mường Thu hay Mường So; ĐNNTC, XXIII: Tuyên Quang, (1997), 3:285-286 [333-363];
Ngày 16/6/1537, Mao Bá Ôn tới kinh đô, nhận trách nhiệm điều khiển kế hoạch đánh An Nam. Bá Ôn đưa ra năm [5] đề nghị, mà chính yếu là chỉ loại bỏ Mạc Đăng Dung, nhưng giữ các thuộc hạ; sẽ sử dụng quân Quảng Đông/Quảng Tây và Vân Nam. (Shizong, juan 200:1b-2a). Hậu Tổng chấp thuận, và cách chức (thị lang Pan Zhen), hay phạt lương hai tháng một đại thần từng đề nghị ngưng hành quân vì lương thực ở Hoa Nam gần cạn. (Shizong, juan 200:8b-9a).
Cha con họ Mạc—trước mối đe dọa của một cuộc chiến mà cơ quan tuyên truyền của Hậu Tổng thổi phồng lên tới 300,000 quân từ Quảng Đông/Quảng Tây, và Vân Nam; cùng tờ hịch nêu lên mười [10] tội của cha con Dung sau khi sứ đoàn thứ hai của Nguyễn Cam tới Vân Nam gặp Tuần phủ Uông Văn Thịnh và đặc sứ của Hậu Tổng, trình nộp một điều trần thứ hai về tội giết vua, cướp ngôi của cha con Dung—quyết định đi xa và nhanh hơn bất cứ đối thủ nào. Đăng Doanh dàn xếp cho Nguyễn Văn Thái [Ruan Wen-tai] —người từng soạn chiếu nhường ngôi của Lê Khoáng năm 1427—và Phạm Văn Nghị đưa ra những đề nghị mà Hậu Tổng và các quân phiệt địa phương khó từ chối.
Ngày 22/4/1538, Đăng Doanh sai Phan Chính Nghị đi nộp biểu xin đầu hàng. Lời lẽ vô cùng nhã nhặn và nội dung khiến Chu Lệ đẹp dạ. Đưa ra những điều kiện khiến Hậu Tổng không thể từ chối: (a) cắt trả đất bốn động cho Khâm Châu, (b) sẽ trà hết số cống lễ còn thiếu 20 năm; (c) không dủng võ lực đánh nhau với Lê Ninh và Vũ Văn Uyên; và . xin trao số mệnh vào sự phán xét của Cừu Loan cùng Mao Bá Ôn. Nhưng Nghị cũng tố cáo Lê Ninh (tức Lê Trang Tông) vốn họ Nguyễn. (Shizong, juan 210:4a-5a).
Hậu Tổng lập tức cho lệnh hoãn hành quân, và bốn ngày sau, 26/4/1538, bổ nhiệm Cừu Loan [Qiu Luan] làm Chinh Di Phó tướng quân, và Mao Bá Ôn làm quan quản trị, hay Tổng quản, với ấn guan fang.(43)
Ngày 14/3/1539, Nguyễn Văn Thái đích thân tới Trấn Nam Quan, dâng biểu xin hàng mới của Đăng Doanh. Đăng Doanh cung kính tuyên bố tất cả đất đai An Nam đều thuộc về Thiên Triều, sẽ trả lại tất cả những đất có tranh chấp. Đăng Doanh cũng nộp sổ sách, địa đồ của 53 phủ, 176 châu, 49 huyện, 300,000 hộ với 1,750,000 đinh. (44)
44. Ming Shi-lu, Shizong (Wade, NUS data base), juan 210:5b; 221:16a-17a [14/3/1539]; 227:8a-9a [8/9/1359], MSL, vol 80, p 4344, vol 81, pp 4593/95, 4719/21
(Tên Trấn Nam Quan xuất hiện lần đầu trong chỉ thị của Mao Bá Ôn gửi Nguyễn Văn Thái [Ruan Wen-tai] ngày 26/4/1538; Jiajing 221:1b-7a; nhưng chỉ ghi trong sử Việt từ 1540; ĐVSK, BKTT, XVI:3ab (Lâu et Long (2009), 3:149).
Ngày 8/9/1539, Hậu Tổng chấp thuận trên nguyên tắc tha tội chết cho cha con Đăng Dung, nếu họ Mạc thành thực. Để bảo đảm sẽ đạt được kết quả, Hậu Tổng cho tiến hành việc chuẩn bị, cử Mao Bá Ôn [Mao Ba-wen] một thị lang bộ Công, trông coi việc xây dựng,.phụ trách. Bá Ôn đưa ra một kế hoạch năm [5] điểm, nhắm vào cha con Đăng Dung mà thôi, quan tướng các cấp sẽ được giữ nguyên chức vụ cũ, nếu ngả theo nhà Minh. Ngoài ra, Bá Ôn chủ trương dùng hai phiên ti Quảng Đông/Quảng Tây và Vân Nam chia nhau quản thúc các lãnh chúa Việt. Lê Ninh, anh em Vũ Văn Uyên cùng các thổ hào biên giới Trần Thông [Chen Cong], Hoàng Công Cang [Huang Gong Gan], tri huyện Thủy Vỹ Đào Cát Hãn [Tao Xian] đặt dưới sự điều động của tuần phủ Thịnh và Tông binh Mộc Chiêu Phúc.Vũ Văn Uyên còn thành lập một hành dinh ở Ghềnh Liên Hoa, châu Thủy Vỹ, nhưng bị nhà Minh xâm chiếm. Cha con Mạc Đăng Dung dưới sự cai quản của bọn Thái Tĩnh, quân vụ trưởng Quảng Đông/Quảng Tây. Và Tổng binh Lưu Vân [Liu Xun]
Lực lượng xâm lược, dự trù lên tới 300,000 quân, chia làm hai cánh chính. Cánh quân Quảng Tây/ Quảng Đông, kể cả chính binh và kỳ binh (quân lưu động), dự trù lên tới 220,000, chia làm ba mũi xâm phạm Đại Việt theo ngả Qui Thuận, Ô Lôi [Khâm Châu, phủ Liêm Châu], và Bằng Tường, Long Châu, Tư Minh. Vân Nam gửi ba đội tiễu binh, mỗi đội 21,000, từ ghềnh Liên Hoa (Mông Tự, phủ Khai Hóa nhà Thanh [nguyên là đất của Đại Việt]) theo ba [3] cánh tràn vào Đại Việt. (45)
45. ĐVSK. BKTB, XVI:3ab, 4a-5b, 6a, Lâu et Long (2009), 3:149, 150-51, 152; CMCB, XXVII:31-33; (Hà Nội: 1998), II:113-15)
Cái chết đột ngột của Đăng Doanh ngày 3/3/1540—vì bị sét đánh, theo một nguồn tin—khiến việc thương thuyết bỗng chậm lại.
Ngày 11/5/1540, Án sát châu Khâm là Lâm Hy Nguyên [Lin Xi-Yuan] dâng biểu yêu cầu Đăng Doanh trả lại bốn [4] động đã lấn chiếm sau ngày quân Minh rút chạy khỏi Đông Quan năm 1428. Tuy nhiên, Hậu Tổng không cứu xét, chờ đợi những viên chức có trách nhiệm. Ngày 31/7/1540, Cừu Loan và Mao Bá Ôn dâng biểu, đề cập đến nguồn tin Đăng Doanh đã chết. Cách nào đi nữa, không ai biết Doanh đang ở đâu. Nếu cha con Đăng Dung không gấp rút đầu hàng, có lẽ phải xuất quân. Sẽ dùng 36,000 quân Hán và Tartar ở Quảng Đông; 75,000 thổ binh Quảng Tây; cùng lực lượng Hồ Quảng và hải quân. Số lương thực cần cho một năm là 380,000 thạch gạo; 800,000 lạng bạc; và hơn 800,000 ngựa. Xin được giữ lại số tiền thuế bạc 23,200 lạng, và thuế muối, sắt khoảng 107.000 lạng chưa chuyển về kinh. Hậu Tổng chấp thuận. (48)
48. Ming Shi-lu, Shizong (Wade, NUS data base), juan 36:2a-3a [11/5/1540], 238:9a-b [31/7/1540]; MSL, vol 81, pp 4815/17, 4849/50.
Ngày 20/10/1540, một biến cố bất thần xảy ra tại Quảng Tây. Cừu Loan và Tổng binh Liu Xun [Lưu Huân] nảy sinh hiềm khích về tướng lệnh, và Cừu Loan bắt Lưu Huân phải sửa áo giáp để quì lạy mình. Thế Tông bèn triệu hồi Cừu Loan về kinh, (49)
. 49. Ming Shi-lu, Shizong (Wade, NUS data base), juan 241:4b [20/10/1540]; MSL, vol 81, p 4880.
Ngày 30/11/1540—bị dồn vào thế mà Mạc Đăng Dung thú nhận là “lợn trong chuồng”—Dung bàn giao chính quyền cho con trưởng Đăng Doanh là Mạc Phúc Hải (Mo Fu-Hai, 8/3/1540-5/6/1546), rồi cùng cháu là Minh Văn và 42 thuộc hạ qua Trấn Nam Quan làm lễ đầu hàng.
“[M]ỗi người đều cầm thước, buộc dây lụa vào cổ, đi chân không đến bò rạp ở mạc phủ nước Minh, giập đầu quì dâng tờ biểu xin hàng, biên hết đất đai quân dân quan chức trong nước để xin xử phân, nộp các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù của châu Vĩnh Yên, trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc lệ vào Khâm Châu.” (50)
50. Ming shi-lu , Shizong (Wade, NUS database), q 248:1b-5a; 249:2b-3a ; MSL,vol 82, pp 4966/73 [trả lại hai đô Như Tích [Ru Xi] và Chiêm Lăng [Tie Lang], cùng bốn động Tê Phù [To Fu], Kim Lặc, Cổ Sâm [Sum], Liễu Cát]; ĐNNTC, q. XVIII: Quảng Yên, (1997), 4:8-9. LTHCLC, 46: Bang Giao Chí, 3:203; ĐVSK, BKTB, XVI:2b, 3b, Lâu et Long (2009), 3:148-149, Giu (1967), 3:132-33; CMCB, XXVII:32-33; (Hà Nội: 1998), II:115-16). Minh sử (q.32) [Thông sử của Lê Quí Đôn thiếu đoạn này; Thông sử, Long (1978), tr 272 [truyện Mạc Đăng Dung không dịch hay tự kiểm duyệt]
(Hậu Lê sử chép là 1 châu, 6 động (thêm hai động Yên Lãng và La Phù; nhưng. Khâm Châu Chí ghi một [1] châu, bốn [4] động. Vương Tương nhà Minh lấy sông Đàm Lân làm ranh giới Kim Lặc; sông Mang Khê làm ranh giới Liễu Cát; ngã ba sông làm ranh giới Tư Lẫm [Tư Phù]; sông Cổ Sâm làm ranh giới Cổ Sâm]).
42. Ming shi-lu, Shizong (Wade, NUS database],juan ;
Rồi sai cháu là Văn Minh, cùng 29 người, kể cả Hứa Tam Tĩnh, vào Yên Kinh dâng biểu đầu hang lên Chu Hậu Tổng.
Điều đáng nhấn mạnh không chỉ có một vùng lãnh thổ rộng lớn khoảng 300 lý của Yên Quảng trả cho châu Khâm. Hay, mở ra cho thổ dân một “trục lộ tơ lụa hàng hải” tới Vịnh Bắc Việt
Quan trọng hơn nữa là cha con Mạc Đăng Dung từ bỏ vị thế một nước chư hầu [vassal state], trở lại với thể chế đô thống sứ ti thời Minh thuộc. Tên Giao Chỉ được đổi thành An Nam, nhưng vua An Nam năm nào trở thành chức quan tùng nhị phẩm—tùy thuộc hai phiên ti Quảng Đông/Quảng Tây và Vân Nam. Không thể không tự hỏi việc xin bãi bỏ vị thế một quốc gia, xuống làm một đơn vị quân chính [An Nam Đô thống sứ ti] của Trung Hoa này có liên quan đến huyết thống cùng giấc mơ của bọn Mạc Thúy, Mạc Địch, Mạc Viễn năm 1407—tức tờ biểu với “1120 chữ ký” của các kỳ lão xin được sát nhập, cho đặt quận huyện như thời Bắc thuộc—hay chăng? (46)
46. Mingshi-lu, Taizong, (Wade, NUS, database) juan 63 (2ab), 64 (1a, 2a), 65 (1b-2a, 3ab), 66 (4ab), 79 (2a), 82 (6b-7a) .; MSL, vol 11, pp 0916/17; entry 17/4/1407]. Học giả thế giới đã sử dụng các tài liệu này từ thập niên 1970 và 1980, như chi tiết “hơn 1100 kỳ lão” hay “hơn 9,000 hiền tài” làm quan cho xâm lược Minh]; [Mac Thuy and 1100 gentry came to Zhang Fu’s camp and told him that the Tran family have all killed by “the Le thief.” There was no heir left to inherit the throne. Please revert Annam as a prefecture like before so that we can gradually eradicate barbarian culture and forever immerse in Saintly culture”]; John K Whitmore, “Chiao Chih and Neo-Confucianism: The Ming Attempt to Transform Vietnam;” Ming Studies, No 14 (1977), p 52Ming shi-lu, Taizong, vol 66, p 0917]; & Idem., Vietnam, Ho Qui Ly and the Ming (1371-1421),New Haven: Yale Univ Southeast Asia Studies, 1987); Keith W Taylor, The Birth of Viet Nam(Berkeley, CA: Univ of California Press, 1983), Xem thêm, Truong Buu Lam, “Intervention versus Tribute in Sino-Vietnam Relations, 1788-1790;” in John King Fairbank, (ed) The Chinese World Order: Traditional Chinese Foreign Relations (Cambridge, Mass: Harvard Univ Press, 1968), pp165-179, 321-26 [notes] [sử dụng Đại Thanh Lịch Triều Thực Lục (Tokyo: 1937-1938), 1315:7ab [có lẽ là ngày lịch ta, 21/10 Mậu Thân, tức 16/11/1788].
Từ ngày này đến năm 1647, vương quốc Đại Việt không có vua [wang], mà chỉ còn những sứ quân [đô thống sứ ti] thống lĩnh các lãnh thổ cát cứ của mình [commandery]; tìm cách chém giết tàn hại lẫn nhau để có đủ cống lễ nộp cho vua Minh. Các vua Lê Trung hưng từ Lê Duy Đàm (Thế Tông, 2/2/1573-12/10/1599), Lê Duy Tân (Kính Tông, 15/10/1591-23/6/1619), đến Lê Duy Kỳ (Thần Tông, 23/6/1619-1643-1648-1662) đều chấp nhận phải hành sử như những tên man di soái bị chế ngự—giống như lời dạy bảo của Chu Hậu Tỏng với Mạc Phúc Hải khi trao cho sứ đoàn Mạc tại Bắc Kinh năm 1543. (51)
51. ĐVSK, BKTB, XVIII :40b, Long & Lâu (2009), 3 :292 [291-292] ; CMCB, XXXII :3-4 (Hà Nội : 1998), II :257-258. [Tháng 5 Đinh Hợi [3/6-1/7/1647], Quế vương phong Lê Thần Tông (1619-1643, TTH 1643-1648, 1648-1662) làm ANQV. Chấm dứt tình trạng An Nam Đô sứ ti. “Trẫm nghĩ cột đồng nhà Hán dựng lên, cõi nam yên vui.”]
Tháng 10 Tân Mão [13/11-12/12/1651]: Quế vương phong Trịnh Thanh Vương làm An Nam Phó Quốc Vương ; ĐVSK, BKTT, Lâu & Long (2009), 3:294; CMCB, XXXII :18 (Hà Nội : 1998), II :261-262;
5/2/1647: Đinh Hợi, Quế vương bỏ chạy ra Quế Lâm; đổi niên hiệu Vĩnh Lịch. ĐVSK, BKTT, Lâu & Long (2009), 3:291;
1651 : Quế vương ở Nam Ninh. Xin nhà Lê tiếp viện.
Tháng 3-4/1667, Huyền Hoa (Khang Hy, 1661-1722) cũng phong Lê Huyền Tông (1662-16/11/1671) làm ANQV; mở một chương thông hiếu mới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. (52)
52. ĐVSK, BKTB, XIX:16ab, Lâu & Long (2009), 3:332; CMCB, XXXIII:21 (Hà Nội : 1998), II :317.
Năm Vĩnh Trị 10 [tháng 10 Kỷ Tị, 1689], Khang Hy trả lại châu Lộc Bình Na Oa. Năm 1723, hay Ung Chính 1, [đời Ải Tân Giác La Dẫn Chân (Thanh Thế Tông, 1723-1735), Tổng đốc Quảng Tây chỉ thị cho thổ quan châu Tư Lăng Vi Thế Hoa trả cho Vi Phúc Kiêm, thổ quan châu Lộc Bình, 400 lạng bạc. (ĐNNTC, (1997), 4:366-367. Sử Nguyễn ghi là 4,000 lạng bạc; CMCB, XXXIV:23-24; (Hà Nội: 1998), II:360-362)
Chúng tôi đã chứng minh trụ đồng không hề hiện hữu, và chỉ là một cuộc nam tiến trong sử sách quen thuộc của các nhà cai trị Trung Hoa từ thế kỷ VIII-IX, giống như tấm bản đồ biển Đông Nam Á tự in, tự phổ biến, của Trung Nam Hải từ năm 2009-2010; và đang xây cất những cứ điểm quân sự tại đây, bất chấp luật biển và luật quốc tế hiện hành. (49)
49. Xem, chẳng hạn, Chính Đạo, “Trụ Đồng Mã Viện: Sự Đàn Hồi Của Biên Giới Đế Quốc Trung Hoa;” Hợp Lưu Magazine (Fountain Valley, CA), số 110 (Tháng 6-7/2010), tr 5-36; tu chỉnh năm 2014]; Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ, “Hai Bà Trưng: Một Gương Sáng Ngàn Đời;” hopluu.net; minhtrietviet.net; & vietnamvanhien.net.
B. Chiêm Thành [Champa]:
Vấn đề nổi cộm thứ hai là Chiêm Thành ở phía nam Đại Việt.
Chiêm Thành xuất hiện vào khoảng thế kỷ X, tại vùng lãnh thổ từng được biết như Lâm Ấp [Lin-yi] hay cổ Champa, rồi Hoàn vương. Theo sách cổ Trung Hoa năm 100 Tây lịch, thổ dân quận Cửu Chân, thuộc Giao Châu (tức cổ Việt) nổi loạn, bắt giết trưởng lại, đánh phá quận ấp. Năm 137, di soái Khu Liên tự xưng vua. Cư ngụ tại vùng duyên hải đông nam lục địa Á Châu, dân cổ Chàm và cổ Việt bị đẩy vào những cuộc chiến lớn nhỏ bất tận để phân chia ruộng đồng, sông núi, cùng những duyên hải theo luật kẻ mạnh.
Từ giữa đời Đông Hán (25-220), Lâm Ấp và Giao Châu mới bắt đầu có những mảnh vụn sử thành văn nhờ một sắc tộc có nền văn hóa khá cao ở phía bắc ghi lại. Theo những tư liệu thành văn còn sót lại, nước cổ Việt bị Trung Hoa cưỡng chiếm trong thời khoảng từ thế kỷ thứ III TTL tới năm 112-111 TTL—hoặc có thể sớm hơn khoảng 70, 80 năm, một cách gián tiếp qua đế quốc Nan Yue [Nam Việt], chư hầu của Tây Hán từ khoảng năm 196 TTL. Không rõ cổ Chàm bị xâm chiếm từ thời điểm nào, nhưng năm 100 bắt đầu “làm loạn,” và trở thành nước Lâm Ấp từ khoảng năm 137 tới 192. Dân cổ Chàm và cổ Việt cũng có ngôn ngữ, văn hóa, và thể chất khác biệt nhau. Người Chàm da đen, tóc quăn, mắt to; trong khi người Việt da nâu, tóc đen, mũi tẹt và mắt nhỏ; (thuộc loại DNA M 119; khác với DNA người Hoa, loại M 117).
Tục truyền, Lâm Ấp và Giao Châu, tức cổ Việt, tranh nhau vùng đất Nhật Nam trong vòng bốn năm thế kỷ. Từ năm 248 tới 268, Lâm Ấp chiếm Nhật Nam. Đến đời Lưu Tống bị Lâm Ấp chiếm. Nhà Tuỳ mới lấy lại, đặt làm Đãng Châu, rồi đổi làm quận Tị Ảnh. Sau nhập vào Chiêm Thành. [Nay là Quảng Bình-Quảng Trị. (54)
54. Như Thuần: Nhật trung ư đầu, ảnh tại kỳ hạ, cố hựu danh tỉ ảnh; CMTB, II:5b, 6a; (Sài Gòn: 1967), 2:160-63; (Hà Nội: 1998), I:110. Cũng có tin huyện Tượng Lâm, Nhật Nam, được Ma Yuan [Mã Viện] lập ra sau khi đả bại cuộc nổi dạy của hai bà Trưng (40-43). ĐVSKTB, The (1997), tr78.
Lưu Trang, tức Hán Minh đế (29/3/57-5/9/75) từng đưa ra câu hỏi lừng danh: “Phải chăng nhà cửa ở Nhật Nam đều trổ cửa ở phía bắc để đón mặt trời?” [Nhật Nam quận bắc hướng thị nhật da?] Dù khó xác định Lưu Trang có hàm ý gì, nhưng nếu đọc kỹ chú giải của các văn gia đời sau, khó thể nghĩ rằng Lưu Trang hay trí thức Hán không tin rằng Nhật Nam là xứ “hoang phục” nằm về phía nam tuyến mặt trời mọc và lặn. Nhan Sư Cổ (581-645)—làm việc dưới triều Lý Uyên (Đường Cao Tổ, 618-626) và Lý Thế Dân (Thái Tông, 627-647) thường chú giải ngũ kinh và Hán Thư của Ban Cố—giải thích: “Nhật Nam là nói về phía nam mặt trời; là bảo mở cửa phía bắc để hướng về mặt trời” [Nhật Nam ngôn kỳ tại nhật chi nam, sở vị khai bắc hộ di hướng nhật da] (55)
55. TKCS, ch 36, Mão, (2004), tr. 364-65; ĐVSK, NKTT, III, Giu (1967), 1:99-100, 320n22; CMTB, II:6a; (Sài Gòn 1967), 2:162-63; 246-49; (Hà Nội: 1998), I:110. [Theo Trương Bửu Lâm, Từ Hải chép rằng tác giả Ngũ Sùng Diệu, không phải Âu Đại Nhâm. (Ibid., II:47,chú 1)]. [ĐVSKTBghi vào đời Tấn Minh Đế] Đến đời nhà Minh (1368-1644), Ngũ Sùng Diệu [Âu Đại Nhâm?] tác giả Lĩnh Nam di thư còn nhắc lại sự cố trên.
Vua quan Hán còn thận trọng thực hiện những công trình đo bóng mặt trời ở xứ “Tị Ảnh” hay “Tỉ Ảnh.” Kết quả khám phá ra là tại thành Khu Túc, lị sở huyện Tượng Lâm, dựng cây nêu 8 thước bóng của nó ở phía Nam là 8 tấc; dựng nêu ngày 5/5 âm lịch [mùa Hè] cũng thấy bóng ở phía Nam của cây nêu! (56)
56. TKCS, ch 36, Mão (2004) tr 364, 373. Xem thêm lời chú của Ngô Sĩ Liên trong Dư Địa Chí, số 54: bóng thước đo ngày 5/5 âm lịch tại Giao Châu là 3 tấc, 3 phân về phía nam; vì đường thẳng từ Đại La tới Kim Lăng chỉ có 60 lí [sic]; NTTT, 1976:246.
Nguồn thông tin gốc của văn gia Trung Hoa, được sao đi chép lại, đều từ những tuyển tập truyền kỳ quái lạ như Giao Châu Ký [Jiaozhouji], Quảng Châu Ký, Lâm Ấp Ký [Linyiji], Phù Nam Ký [Funanji], Giao Châu Ngoại vực ký [Jiao Zhou Wai Yu ji/ Memoirs on the Outerlimit of Jiaozhou](205-420?)], đã tuyệt bản do những tác giả vô danh, với những chi tiết quái lạ như đá nứt ra người, vú dài ba thước, v.. v... ghi lại trong Thủy Kinh Chú [Shuijingzhu] của Lịch (Lệ) Đạo Nguyên.
Theo công trình đo bóng mặt trời từ cổ thời—tức khi dân Trung Hoa còn ăn lông, ở lỗ, uống máu tươi, ăn cả thịt lẫn da và lông, hay vẩy xương cá, chỉ biết đến mẹ chẳng hề đoái hoài ai là cha; theo sự ghi nhận của Ban Cố (32-92), trong [Tiền] Hán Thư—dân Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Lâm Ấp, Phù Nam, v.. v.. là loại mọi rợ, man di xa, thật xa ngoài chin châu trung nguyên, gọi chung là “hóa ngoại,” không thể dung phép cai trị của dân tộc đội mũ, mặc áo, ngồi ghế, đi kiệu, v.. v…
Từ thế kỷ X, cổ Việt cũng giành được tự chủ/độc lập dưới tên Đại Việt. Lúc này, Lâm Ấp đã đổi tên thành Hoàn Vương, từng cống lễ Trung Hoa những châu báu đánh cướp được ở Tây Dương. Nhưng cuộc chiến tranh sinh tồn Việt-Chàm vẫn tiếp tục. Năm 982, Lê Hoàn đành chiếm kinh thành Hoàn Vương, gây tổn thất nặng, khiến phải dời đô vào Vijaya hay Đồ Bàn, đổi tên làm Chiêm Thành. Triều Lý, Đại Việt hai lần giao tranh với Chiêm Thành vào năm năm 1044 và 1069. Hạ bán thế kỷ XV là giai đoạn xấu nhất trong liên hệ Việt-Chàm. Nhà Trần suy yếu dần, trong khi Chiêm Thành ngày thêm hùng cường, hiếu chiến; trở thành mối quan tâm từ Kambojia.tới Xiêm La Hộc, Ava-Mian Dian. Với Đại Việt, vua Chiêm đánh cướp các châu, phủ duyên hải từ Thuận Hóa ra Nghệ An, Thanh Hoa; đòi lại đất đai Chế Mân đã cắt cho Trúc Lâm Đại sư (1299-1308), tức Trần Nhân Tông (8/11/1278-16/4/1293, TTH, 9-10/1299) làm sính lễ cưới Huyển Trân công chúa năm 1305-1306. Từ năm 1353 tới 1390, Chiêm Thành đã đánh cướp Đại Việt hơn mười lần, kể cả bốn lần tàn phá Thăng Long năm 1371, 1377, 1378 và 1383. (57)
57. ĐVSK, BKTT, VI:20a, 22ab, VII:17a, Lâu (2009), 2:111, 113, 157, Giu (1967), 2:162, 168-170, 178.
Nghệ Tông cùng các vua cuối đời Trần nhiều lần phải bỏ kinh thành chạy loạn, chôn dấu bớt kho tàng để tránh bị khánh kiệt, nhưng có năm vẫn bị mất sạch vì đất lở, không tìm được dấu tích chỗ chôn của (hoặc bị trộm cắp). Tướng lĩnh thì gian tham giảo quyệt, [unscrupulous and immoral]. Đỗ Tử Bình, chẳng hạn, đã gián tiếp gây nên cái chết của Trần Duệ Tông năm 1377 tại Đồ Bàn; Bình dấu mười [10] mâm vàng Chế Bồng Nga cống hiến, và giá họa vua Chiêm vô lễ—khiến “120,000” quân Trần thảm bại, Duệ Tông tử trận ngoài thành Đồ Bàn, hầu hết tướng lĩnh bị giết, hay bị bắt, con trai Nghệ Tông là Trần Húc đầu hàng, được Bồng Nga đưa về chiếm giữ từ Diễn Châu-Nghệ An trở vào nam, rồi tiến ra đánh Hà Nội ngay trong năm 1377-1378.
Ngày 8/2/1390, một quan nhỏ [A Lậu Kê] bất mãn, mật báo cho Trần Khát Chân biết chiếc thuyền sơn màu lục của Chế Bồng Nga (A Da A Zhe, 1370-8/2/1390); nên vua Chiêm trúng đạn thần sang [hỏa pháo] bắn đá, chết. Trần Nguyên Diệu, em Đế Hiện, trước đã hàng Chế Bồng Nga; cắt thủ cấp lập công, nhưng bị các cấp chỉ huy nhỏ Phạm Nhữ Lạc và Dương Ngang giết, đoạt công. Tể tướng Chiêm là La Ngai thiêu xác Nga, rồi dẫn quân theo đường núi về nước. Bị săn đuổi, rải vàng bạc chạy thoát thân. Khi thủ cấp Chế Bồng Nga tới Bài Than, Nghệ Tông đang ngủ. Ví mình với Nga như Lưu Bang và Hạng Vũ. Tội nghiệp cho Chế Bồng Nga. (58)
58. ĐVSK, BKTT, VIII:17ab, 18ab, Lâu (2009), 2:224-225; Giu (1967), 2:175 ; CMCB, XI:11-13 (Hà Nội: 1998), I:681-683;.
Từ năm 1401, nhân dịp nhà Minh bị cuốn hút vào cuộc tranh chấp quyền lực giữa các phiên vương, cha con Quí Ly tìm cơ hội báo thù Chiêm Thành. Tháng 5-6/1401, Hán Thương sai Đỗ Mẫn/Mãn, cùng Trần [Hồ] Văn, Trần Tùng, Đỗ Nguyên Thạc mang “150,000” quân thủy bộ đánh Chiêm Thành. Không thành công. Trần Tùng đi đường bộ, sát chân núi, cách biệt thủy quân của Đỗ Mẫn/Mãn. Thiếu lương thực, phải rút quân về. (49)
Tháng 8/1402, Hán Thương đích thân đi đánh Chiêm. Ba Đích Lại xin cắt Chiêm Động và Cổ Lũy. Hán Thương chia làm bốn [4] phủ Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Cử Nguyễn Cảnh Chân, An phủ sứ lộ Thuận Hóa, làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa. Cho Chế Ma Nô Đà Nan—con Chế Bồng Nga, đã trốn sang Thuận Hóa, và được Quí Ly che chở—giữ châu Tư Nghĩa. Tháng 2-3/1403, Quí Ly di dân vào Thăng Hoa. Mua trâu phát cho di dân. Năm sau, đưa vợ con vào đoàn tụ, nhưng chết đắm nhiều.(50)
Hán Thương còn sai Phạm Nguyên Khôi [Côi] đi đánh Chiêm. Ngày 9/8/1403, sứ Chiêm dâng sớ khắc chữ trên lá bằng vàng; xin nhà Minh can thiệp. Ngày 25/8, Chu Lệ cho lệnh Hán Thương ngưng xâm lấn Chàm; và sai tướng mang 9 chiến thuyền ngăn chặn Khôi [Côi]. Ngày 25/2/1404, Chu Lệ thông báo cho Chiêm về việc Hán Thương nhận lỗi. Nhưng tháng 9/1404, sứ Chiêm lại tới Nam Kinh. xin can thiệp. Ngày 7/9, Chu Lệ sai viết chiếu trách Quí Ly không giữ đạo Trời, sớm muộn sẽ gánh chịu tai ương. (51)
Những trận chiến biên giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành khiến các vua nhà Minh quan tâm, từng đứng ra giải quyết các tranh chấp. Nhưng sự can thiệp của nhà Minh thực ra chỉ khiến cả Chiêm và Đại Việt hâm nồng thù hận. Các triều đình Minh rất xảo quyệt trong thủ thuật chia để trị, hay dĩ di trị di.
49. ĐVSK, BKTT, VIII:39b-40a, Lâu (2009), 2: 252; Giu (1967), 2:211 [ghi là Hồ Tùng]; ĐVSKTB, The (1997), tr 509-510 ghi là tháng 12 năm Canh Thìn [16/12/1400-14/1/1401]; CMCB, XI:37-38; (Hà Nội: 1998), I:708-9.
50. ĐVSK, BKTT, VIII: 40b-42b, Lâu (2009), 2: 253-256; Giu (1967), 2:212-213; CMCB, XII:1 (Hà Nội: 1998), I: 711-715.
51. ĐVSK, BKTT, VIII :44ab, 47b-48a, Lâu (2009), 2:258, 262; Giu (1967), 2:219 ; CMCB, XI:42, 43, XII:1, 3-4 (Hà Nội: 1998), I:712-13, 715, 717-18 [9 thuyền nhà Minh can thiệp năm 1403, sứ đoàn dâng voi năm 1404] ; ĐVSKTB, BK IX:36ab, The (1997), tr 518;: Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan [68]:1a-3b;
III. Những Kẻ Nội Thù:
Dù Hán Thương đã được phong vương từ đầu năm 1404, kẻ thù của chế độ không ít. Tử huyệt của Đại Ngu là hành động giết vua, cướp ngôi. Có người cho rằng Hán Thương rất năng động, và Quí Ly, đã lớn tuổi, chiều theo ý con. Ngoài ra còn những tội ác man rợ với tôn thất và trung thần nhà Trần. Trong số chống đối có những cá nhân chẳng thiết tha gì hơn quyền lợi của cá nhân, gia đình và phe nhóm.
A. “Trần Thiên Bình”:
Ngày 2/10/1404, Trần Thiên [Thiêm] Bình xuất hiện ở Kim Lăng như cháu nội của một vua Trần, do Dao Xian-dai, thổ hào phụ trách bình định và khai hóa Lão Qua hay Nam Chưởng [Military and Civilian Civilizazion of Laos], gửi đến. Mục đích nhằm tố cáo cha con Quí Ly giết vua, không chỉ một mà ba [3] vua, truy sát tôn thất Trần cùng các quan trung nghĩa, ngược đãi và đàn áp, bóc lột dân chúng. (53)
53. Ming Shi-lu, Taizong, (Wade, NUS data base), juan 33:10b-11b; MSL, vol 10, pp 594/96.
Thực hay giả mạo, Thiêm Bình giúp tô lên tham vọng xâm lăng An Nam thứ chính nghĩa mà vua quan Trung Hoa tự may cắt hia mão vàng mã, tô son trát phấn—tức thay trời hành đạo, cứu dân độ thế. Theo Thiêm Bình, Trần Nhật Khuê, vua Trần đầu tiên được Chu Đức Dụ phong làm An Nam Quốc Vương, cai trị hai năm thì mất. (Thực ra, Dụ Tông cai trị từ 1341 tới 1369; chết trước ngày sứ Minh qua tấn phong). Em là Kinh [Jing] nối ngôi, cũng chỉ được hai năm. (Duệ Tông cai trị hơn bốn [4] năm, từ 1372 tới 1377) Con là Xian [Hiện] nối ngôi. Quí Ly lộng quyền, nên Hiện muốn kềm chế thì bị Ly sát hại. Yong [Ngung] lên ngôi. Quyền hành vẫn nằm gọn trong tay cha con Quí Ly. Ít lâu sau, Ly giết Ngung, đưa con là An kế vị. Rồi ngày 23/4/1400, Quí Ly cướp ngôi, đổi sang họ Hồ, tức Hồ Nhất Nguyên. Tự nhận là dòng giõi Đế Thuấn thần thoại. Rồi nhường ngôi cho Hồ Di, tức Hán Thương, con thứ Ly. (54)
54. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS ), vol 10, pp 594/96;
Theo “Trần Thiên Bình,” chỉ cần khoảng vài nghìn thiên binh, thiên tướng đã đủ trừng trị Quí Ly. Nhưng Thiên Bình, thực ra chỉ là đồ giả. Tên thực Nguyễn Khang, hay Trần Khang, gia bộc của Trần Nguyên Huy, đã chạy sang Chiêm Thành và rồi Lão Qua từ sau năm 1390 trong đợt thanh trừng phe tôn thất Trần liên hệ với Chiêm Thành.(55)
55. ĐVSK, BKTT, VIII:51a, Lâu (2009), 2:266-67; Giu (1967), 2:222; ĐVSKTB, The (1997), tr 520-21.
Chu Lệ có vẻ muốn sử dụng Thiên Bình, nên cho “cháu nội Trần Nhật Khôn [Thuận Tông] vào yết kiến. Sau đó, đưa ra một biện pháp tương đối ôn hòa: Nếu Hán Thương chấp nhận đón Thiên Bình về nước, sẽ được phong tước Thượng Công, và hưởng thực ấp một phủ lớn, cha truyền con nối. Hành nhân Lý Kỳ được trao trách nhiệm xuống An Tôn thuyết phục Hán Thương.
B. Bùi Bá Kỳ [Pei Bo-qi]:
Mùa Thu 1404, tại Kim Lăng còn xuất hiện một kẻ thù không đội trời chung khác của cha con Quí Ly. Đó là Bùi Bá Kỳ, người Phù Nội, Thanh Miện, Hồng Châu [Hải Dương]. Bá Kỳ từng làm quan tới ngũ phẩm. Chức vụ cuối cùng là phó tướng của Trần Khát Chân—người đã giết được Chế Bồng Nga trong trận hải chiến mờ mịt khói thần sang và hỏa tiễn ngày 8/2/1390, chấm dứt cơn ác mộng 20 năm của vua quan Trần.
Tháng 5/1399, sau khi đã sát hại Trần Thuận Tông, Quí Ly ra tay thanh trừng Thái bảo Trần Nguyên Hãng, Thượng tướng Chân, một số tôn thất và võ quan tham dự cuộc mưu sát Quí Ly trong ngày hội thề 9/5/1399 ở Đốn Sơn (xã Cao Mật, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). 370 tôn thất Trần mất mạng. Phụ nữ bị bán làm nô tì, trẻ thơ bị chôn sống hay dìm nước, không ai thoát khỏi bàn tay cuồng bạo và trái tim “ma quỉ” [evil-hearted]. Chỉ riêng phe Bá Kỳ hơn 110 người thiệt mạng, kể cả hai anh em Kỳ. (56)
56. Ming shi lu. Taizong, (Wade, NUS), juan 33:5b-6a. ĐVSK, BKTT, VIII:31b-32a, 33b-34b, Lâu (2009), 2:242-43, 245-46; ĐVSKTB, IX:25a, The (1997), tr 506-7; CMCB, XI:34-35; (Hà Nội: 1998), 1:705. Quí Ly còn cho lệnh truy nã bọn Nguyễn [Trần] Khang bốn người. Năm 1406, Nguyễn Cảnh Chân tuyên bố ở Kim Lăng Thiêm Bình họ Trần, nhưng không thuộc chi làm vua.
. Sau bốn năm dài trốn tránh khắp núi rừng hoang vắng, tháng 5-6/1404, Bá Kỳ được một thương gia giúp thoát lên phủ biên giới Tư Minh [Si Ming], Quảng Tây. Ngày 10/9/1404, Bá Kỳ dâng biểu, tố cáo tội ác cướp ngôi của cha con Quí Ly, van xin hưng Trần, diệt ác, theo đúng thiên mệnh “cứu dân, phạt kẻ có tội.” Quí Ly, theo Bá Kỳ, là con Lê Quốc Kỳ, hay Lê Quốc Mậu [Mao]. Sau khi giết vua, cướp ngôi, đổi tên làm Hồ Lý Nguyên [Hu Li-yuan]; con là Thương [Cang] thành Hu Di, niên hiệu Khai Đại. (57)
57. Ming shi-lu. Taizong, (Wade, NUS), juan 33:5b-6a.
Không thể biết chắc có bao phần trăm sự thực, vì Tư Minh là lãnh địa của Hoàng Quảng Thành, tỉnh mơ đều thấy đất trụ đồng Mã Viện. Giống như Tập Cận Bình [Xi Jin-ping] và tập đoàn tội phạm chiến tranh Trung Nam Hải hiện nay cùng giấc mơ “đường tơ lụa hang hải,” hay nói theo một tướng Mỹ, đang xây dựng một vạn lý trường thành cát ở biển Đông Nam Á, đặt thế giới trước hiểm họa một cuộc thế chiến có thể sẽ mang đến sự tận diệt của nhân loại. (58)
58. Xem Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ, “Hận nhục biển Đông Nam Á: Kiện hay không kiện?” (2014); hopluu.net, minhtrietviet.net; vietnamvanhien.net.
Dù rất hài lòng với lời tố cáo của Bá Kỳ, nhưng thoạt tiên, Chu Lệ chỉ muốn dùng “cháu nội vua Trần.” Bá Kỳ không ủng hộ Thiêm Bình, nên bị an trí khá xa Kim Lăng.
V. Ba, Bảy Cũng Liều:
Ngày 25/1/1405, sứ của Quí Ly là Phạm Canh tới Nam Kinh. Chu Lệ dàn xếp cho bọn Phạm Canh gặp cả Thiên Bình lẫn Bùi Bá Kỳ. Phó sứ Lưu Quang Đĩnh có vẻ nhận biết Thiêm Bình và quì lạy người tự nhận là cháu nội Thuận Tông. Nhân dịp này, Bùi Bá Kỳ cũng trách móc cha con Quí Ly gian ác, tàn bạo.
Cuộc đối chất trên khiến Chu Lệ hết sức ghét bỏ cha con Quí Ly, tuyên bố: “Từ quan tới dân đều dối trá. Đây là xứ toàn một bọn tội phạm. Không thể tha thứ được.” [Even the Ministers and people are deceitful. That is a country full of criminals. How can this be tolerated!”] (59)
59. Mingshilu, Taizong (Wade, NUS database], juan 37:3ab ; MSL, vol 10, pp 635/36 [ tr 782]; ĐVSK, BKTT, VII:49a, Lâu (2009), 2:266; Giu (1967), 2:223;
Sau đó, Chu Lệ sai Lý Kỳ xuống An Tôn, để điều tra thêm về những lời tố cáo của Thiêm Bình và Bá Kỳ. Phó sứ Đĩnh được cử dẫn Kỳ về nước, trong khi Phạm Canh bị giữ lại kinh thành Minh.
A. Một Cuộc Đánh Lừa Ngoại Giao:
Chuyến đi của Lý Kỳ được sử Việt ghi vào năm 1404; trong khi Minh thực lục chép Lý Kỳ qua An Nam từ 16/2/1405 tới 6/3/1405. (60)
60. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database], juan 37:3ab [ tr 782];ĐVSK, BKTT, VII:49a, Lâu (2009), 2:266; Giu (1967), 2:223. (Sử Việt chép Lưu Quang Đĩnh bị Hán Thương giết năm 1406, khi Phạm Chất, một trung gian của nhà Minh điều đình việc trao đổi Thiên Bình lấy sự an toàn của đoàn hộ tống, tiết lộ Đĩnh đã quì lạy Thiên Bình ở Kim Lăng ngày 25/1/1405.
Trong khi Lý Kỳ đang trên đường xuống An Tôn (Tây Đô), Tổng binh Vân Nam Mộc Thạnh [Mu Sheng] chuyển lời khiếu nại của thổ hào châu Ning Yuan [Ninh Viễn], Vân Nam, về việc quân Quí Ly xâm lấn bảy [7] vị trí phòng thủ của Ninh Viễn. Ninh Viễn thực ra chỉ là một phần của châu An Tây, phủ Tuyên Hóa. Sau khi nhà Trần mất, thổ tù Đèo Cát Hãn mang sáu [6] trong mười [10] châu của An Tây xin được sát nhập vào Vân Nam. Vì cát địa sứ Hoàng Hối Khanh đang thảo luận việc trả đất Cổ Lũy hay Lộc Châu của Lạng Sơn cho phủ Tư Minh, ngày 6/3/1405, Chu Lệ sai bộ Lễ viết thư cho Hán Thương, yêu cầu báo cáo về việc chiếm đất Ninh Viễn. Đáng lưu ý là đòi hỏi này nằm trong văn thư nhắc đến chuyến đi của Lý Kỳ vào tháng trước để tìm hiểu về những lời tố cáo cha con Quí Ly giết vua, cướp ngôi. (61)
61. Ming Shi-lu, Taizong, (Wade, NUS data base), juan 39:1b-2a; MSL, vol 10, pp 0650/51.
Cho rằng Hán Thương ngoan ngoãn, trung hiếu với ân đức [wei de, moral powers] của mình—như đã nhận lỗi việc xâm lấn Chiêm Thành, và trả lại phủ Tư Minh lãnh thổ đã xâm lấn, lên tới 59 xã thôn đất Lộc Bình vào tháng 3-4/1405—ngày 5/8/1405, Chu Lệ sai hành nhân Niếp Thông đi trao cho Hán Thương tờ sắc của Chu Lệ, hứa sẽ phong tước Thượng Công, và cắt cho một phủ lớn, cha truyền con nối, nếu nhận đón Thiên Bình về làm vua. Chu Lệ cũng chỉ định Nguyễn Cảnh Chân, cựu An Phủ sứ Thuận Hóa, người đã theo Lý Kỳ lên Kim Lăng ngày 22/7/1405, theo Niếp Thông về nước. Hán Thương bèn cử Cảnh Chân theo Niếp Thông trở lại Kim Lăng, tái xác nhận lòng thành. Niếp Thông cũng báo cáo Hán Thương rất thành khẩn. (42) 42. Ming shi lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 43:4ab [22/7/1405: Chân theo Lý Kỳ tới Kim Lăng, mời Thiêm Bình về nước]; juan 44:3a; ĐVSK, BKTT, VIII :46b, Lâu (2009), 2:261; Giu (1967), 2:.
Nhưng từ tháng 9-10/1405, Hán Thương sai Nguyên Trừng và Đông lộ thái thú Hoàng Hối Khanh phụ trách xây một đồn lớn tại đèo Đa Bang, tức núi Ba Vì, khoảng 50 cây số tây Hà Nội (thuộc địa phận Hà Tây, hiện nay). Thành đắp bằng đất, án ngữ hướng tiến quân từ ngã ba Bạch Hạc xuống phía nam. Từ chân thành tới bờ sông là một bãi cát được cải biến thành công sự phòng thủ, gồm các hào sâu sát chân tường, gài chông tre. Tử bờ hào ra bờ sông có những hố sâu khiến ngựa chiến khó xoay xở, dễ bị sa xuống, cũng trí chông gai. Trên tường thành quân Quí Ly đông như kiến, được trang bị các loại vũ khí phòng vệ như đá tảng, thân cây cùng giáo, nỏ và súng tay. Lực lượng chủ động còn có voi trận. Ngoài ra, chiến thuyền tập trung khá đông đảo, cùng hệ thống cừ, cọc đóng dọc theo bờ sông.
Tả tướng quốc Nguyên Trừng cho lệnh vườn không nhà trống ở phía bắc sông Hồng, và chỉ lập tuyến phòng thủ ở ải Lãnh Kinh (Đáp Cầu). (62)
62. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 49:2b, 3a; ĐVSK, BKTT, VIII:50a, Lâu (2009), 2:265; Giu (1967), 2:222; ĐVSKTB, BK IX:41ab, The (1997), tr 519, 520; CMCB, XII-8-9, (Hà Nội: 1998), I:722-23; ĐNNTC, q. XIX: Bắc Ninh (1997), 4:82-3 [53-152] [sông Nguyệt Đức hay Cầu; sông Thiên Đức hay Đuống]. [Lãnh kinh: Cửa quan trên sông Cầu [Đáp Cầu] ngày nay].
Phải chăng những quyết định này đều nằm trong kế hoạch chuẩn bị đánh lừa nhà Minh? Hoàng Hối Khanh và Nguyễn Cảnh Chân có vẻ đóng vai trò quan trọng trong màn lừa đảo ngoại giao sắp tới.
Ngày 8/1/1406, Chu Lệ cử Hàn Quan [Han Guan] làm Chinh Nam tướng quân [General for Subduing the South], và Đô đốc Hoàng Trung [Huang Zhong], Chinh Nam phó tướng [Assistant General for Subduing the South], cùng Lữ Nghị [Lu Yi] đem 5,000 quân Quảng Tây hộ tống “Trần Thiên Bình” về làm vua. Tung tin có 100,000 quân để thanh oai. Hàn Quan sẽ đóng ở biên giới điều động; Phó đô ti Quảng Tây Hoàng Trung cùng Lữ Nghị đích thân hộ tống Thiên Bình tới kinh thành. (43) 43. Ming Shi-lu, Taizong (Wade, NUS data base), juan 48:2a. 49:3a; MSL, vol 10, p 741.
Ngày 8/1 này, Chu Lệ cũng cho lệnh Thiên Bình về nước—nhưng không rõ là Đông đô (Hà Nội) hay Tây Đô (Thanh Hóa). Trong sắc dụ cho Thiên Bình, Chu Lệ ra sức khích lệ, và tuyên bố cho Hán Thương làm Tri phủ Thuận Hóa, hưởng thực ấp toàn phủ, cha truyền con nối. Tặng cho Thiên Bình bốn bộ triều phục mới, và 10,000 quan tiền giấy. Hứa sẽ cho Bố Chính Quảng Tây Vương Lâm theo Thiên Bình về nước giúp đỡ. Ngày 26/1/1406, Thiên Bình dâng biểu tạ ơn, hứa sẽ giữ lòng trung hiếu đời đời.
Giải pháp của Chu Lệ có lẽ là giải pháp tốt đẹp nhất cho cha con Quí Ly. Sở dĩ Hán Thương được phong Vương vì lời man khai của Hán Thương, cùng các thân hào, kỳ lão là dòng giõi phái nam của họ Trần đã tuyệt; và, như một cháu ngoại, Hán Thương có quyền kế vị vì đa số dân chúng yêu cầu. Nhưng sự xuất hiện của Bá Kỳ và Thiên Bình làm thay đổi mọi việc, biến cha con Hán Thương thành những tội nhân lịch sử—nghi phạm giết vua cướp ngôi, truy sát tôn thất, ngược đãi dân lành. Chu Lệ muốn áp lực tối đa cha con Hán Thương, để đạt những mong muốn thay vì sử dụng vũ lực.
Điều cha con Quí Ly có vẻ không nghĩ đến là Chu Lệ từng giết cháu cướp ngôi, cần dùng chiến công đó đây để củng cố quyền lực. Hành động phục kích, giết Thiên Bình, quá đủ cho Chu Lệ một lý do ra tay. (44) 44. ĐVSK, BKTT, VIII:50a, Lâu (2009), 2:265-66; Giu (1967), 3:222; ĐVSKTB,The (1997), tr 520.
B. Cuộc Phục Kích Ở Cần Trạm:
Theo sử Việt, ngày 26/4/1406, Hàn Quan đóng ở địa đầu biên giới, Hoàng Trung và Lữ Nghị xâm phạm cửa ải Lãnh Kinh [Linh Kênh]. Quân Quí Ly thua to. Bốn hay hai tướng, kể cả Phạm Nguyên Khôi [Côi], Chu Bỉnh Trung, tử trận. Nguyên Trừng phải xuống thuyền bỏ chạy. May nhờ Hồ Vấn [Văn] mang quân Thánh Dực từ Vũ Cao tới tăng viện, đánh úp, khiến Hoàng Trung phải rút về hướng Chi Lăng (Lạng Sơn), cách ải Pha Lũy tại biên giới khoảng ba [3] ngày đi bộ. Nhưng hai cánh quân thánh dực của Hồ Xạ và Trần Dĩnh đã phục sẵn ở Cần Trạm [tức Kép, Bắc Giang], giữa Lãnh Kinh và ải Chi Lăng. Bọn Hoàng Trung phải điều đình dâng nộp Thiêm Bình để được an toàn về nước. (63)
63. ĐVSK, BKTT, VIII:50ab, Lâu (2009), 2:265-66; Giu (1967), 2:222-23; ĐVSKTB, The (1997), tr 520; CMCB, XII:10-11 (Hà Nội: 1998), I:724-25; ĐNNTC, q. XXIV: Lạng Sơn (1997), 4:383-84 [thành cổ Chi Lăng], 384-87 [Trấn Nam Quan] [365-400].
.
Giữa Minh thực lục và sử Việt có khoảng cách hơn hai mươi ngày, khi xảy ra cuộc phục kích. Sử Minh khẳng định Thiên Bình chết ngay trong ngày 4/4, gần Chi Lăng. Nhưng sử Việt ghi sau khi bị vây hãm, Hoàng Trung đề nghị giao nộp Thiên Bình để xin thoát thân. Nội dung của hai thông tin trái ngược nhau như ngày và đêm này dường chẳng có giá trị gì hơn xác nhận trận phục kích đạo quân Hoàng Trung thực sự xảy ra.
Theo Trung, ngày 4/4, Hoàng Hối Khanh tiếp đón Trung ở Khâu Ôn, mang cả rượu thịt đãi quân Minh. Trung hỏi tại sao Hu Di [Hán Thương] không đến, Khanh trả lời Thương bị bệnh đột ngột, nhưng sẽ nghênh đón ở Gia Lâm. Trung bèn phái người đi dò thám chung quanh, thấy chỉ có dân chúng tụ tập chào mừng từ Ải Lựu tới Kê Lĩnh [Ji ling]. Tạm yên tâm, Trung cho quân tiến về hướng Phú Lương, và yêu cầu Hối Khanh về trước để báo tin cho Hán Thương biết.
Khi quân Minh tới một đoạn dốc núi, ở Cần Trạm [Kép] giữa Chi Lăng và Pha Lũy, “100,000 quân phục kích” đột ngột xuất hiện. Trung muốn thúc quân tiến về phía trước, nhưng cầu bị phá. Thiên Bình bị giết. Án sát Xue Yan nào đó mới thuyên chuyển đến Quảng Tây, bị chết thảm. thay vì Bố chính sứ Vương Lâm như dự định. (65)
65. Ming Shi-lu , Taizong, (Wade, NUS data base), juan 52:6a-7a; MSL, vol 10, pp 781/83;
Cấp chỉ huy của Quí Ly từ xa nói vọng lại rằng Thiêm Bình chỉ là môt dân thường giả mạo tôn thất nhà Trần, đã chết. Sẽ sai sứ sang giải thích. Sau này Hán Thương mới điều tra biết được Thiên Bình tên Nguyễn Khang (Trần Khang theo sử Nguyễn), gia nô của Trần Nguyên Huy, đã trốn khỏi Đại Việt vào tháng 2-3/1390 khi Quí Ly thanh trừng Tư đồ Trần Nguyên Đĩnh vì tội tư thông Chiêm Thành. Khang đã lưu lạc tới Lão Qua [Nam Chưởng], trước khi được vua Lão Qua đưa lên Kim Lăng (Nam Ninh, Quảng Tây). Mặc dù Khang không chịu thú tội, Hán Thương xẻo từng miếng thịt tới chết [lăng trì]. Sau đó Hán Thương gửi An Phủ Sứ Tam Giang Trần Cung Túc, và thông phán Ái Châu là Mai Tú Phu đi sứ Kim Lăng để giải thích. Chu Lệ giữ sứ lại, không cho về. (66)
66. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 49:3a; 52:6a-7a; ĐVSK, BKTT, VIII:18b, 51ab, Lâu (2009), 2:190, 225-26, 267; Giu (1967), 2:222, 223-24, 266-67; ĐVSKTB, BK IX:43b-44a, The (1997), tr 520-21; CMCB, XI:11-12, 13, (Hà Nội: 1998), I:683-84 [chỉ chép giết đi], 722-25; Phạm Canh [1405, X:9, I:722], Trần Cung Túc [X:12, I:725]
Tin Thiên Bình bị phục kích chết ở Cần Trạm đến với Chu Lệ thật bất ngờ. Mặc dù cha con Quí Ly đã cố tránh đụng chạm đến quan tướng hộ tống Minh, nhưng đó chỉ là việc nhỏ. Thật rõ ràng, cha con Quí Ly đã chống đối Chu Lệ bằng một thủ đoạn thiếu ngay thẳng—hay lừa đảo như Chu Lệ cao giọng chỉ trích. Đây là một thách thức trực tiếp thói ngạo mạn nước lớn của kẻ tự ví mình uy đức [wei de] to lớn như trời đất, muốn gì được nấy. Phản ứng của Chu Lệ rất dễ hiểu là vô cùng cứng rắn. Ngày 29/4/1406, sau khi nghiên cứu tờ trình của bọn Hoàng Trung, Chu Lệ tuyên bố với Thành quốc công Chu Năng [Zhu Neng] là tội ác của cha con Quí Ly tày trời; lòng khoan hồng và thành khẩn của Chu Lệ đã bị lừa gạt. Chu Năng và các quan đồng thanh xin trừng phạt. Chu Lệ bèn cho lệnh Chu Năng lập một đạo quân chinh phạt bọn phỉ tặc họ Lê [“the Li bandits”] (67)
67. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 53:2a, MSL vol 10, p 291. Whitmore dịch thành “the Li theft.”
Chẳng rõ tại sao sử Nguyễn lại ghi khoảng tháng 9-10/1405, Nguyễn Cảnh Chân bị biếm làm An Phủ sứ Thăng Hoa. Nhưng Minh thực lục ghi Cảnh Chân có mặt ở Kim Lăng ngày 5/1/1406, và rất có thể vẫn còn tại đây ngày 26/1/1406, khi Thiên Bình đồng ý về nước; và Chu Lệ hứa cho Bố chính Quảng Tây Vương Lâm tháp tùng Bình. (53) 53. Ming Shi-lu, Taizong, (Wade, NUS data base), juan 50:2ab,; MSL, vol 10, pp 747/48;
V: Diệt Ác, Hưng Trần:
Chẳng những cho lệnh bắt giữ sứ thần do Hán Thương gửi qua giải thích về cái chết của Trần Thiêm Bình, Chu Lệ quyết “trừng phạt” hay xâm lăng An Nam.
Cuộc xâm lăng phát động qua ba [3] phương diện:
- Phương diện quân sự, sai Chu Năng, Trương Phụ và Mộc Thạnh tụ họp, huấn luyện “800,000 [80 vạn]” quân—nhưng có thể chỉ khoảng 215,000—và trên 20 tướng sang xâm lược, dưới chiêu bài “hưng Trần, diệt ác.” tiến vào Đại Việt qua hai [2] ngả Lạng Sơn và Tuyên Quang. (68)
68. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS, database), juan 56, pp 0824, 60, tr 0868, 66, tr 0944;Mingshi [Minh sử], q. 154; Trương Phụ truyện, Hoàng Phúc truyện, Lữ [Lã] Nghị truyện. ĐVSK, BKTT, IX, Giu (1967), 2:229, 286 n4; Whitmore, Ho Qui Ly (1985), p 89.
- Trên phương diện chính trị: Từ mùa Xuân 1407, bày kế cho bọn thổ quan Mạc Thúy [Mo Sui]—dòng giõi Mạc Đĩnh Chi, [tổ 4 đời Mạc Đăng Dung]—làm tờ biểu đại diện cái gọi là “1120 kỳ lão,” kể cả Yin Pei [?], bày tỏ sự trung thành và xin nội thuộc đế quốc Minh như cũ vì dòng giõi họ Trần đã tuyệt, do Trương Phụ và Hoàng Phúc vừa đạo diễn, vừa sản xuất. (55) 55. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS, database), juan 68:1a-3b; [80, tr 1070]; CMCB, XII:13-14, 20, 23 (Hà Nội: 1998), I:726-727, 733-734, 736).
Trong hiệp đầu của cuộc xâm lược, quân Minh chiến thắng quá rõ ràng. Đại Đồn chiến lược Đa Bang thất thủ sau vỏn vẹn một đêm chống giữ. Hai ngày sau, Hà Nội bỏ ngỏ. Bốn ngày sau nữa, khi Lý Bân và Trần Húc mang quân vào Thanh Hóa, quan lính Đại Ngu đốt cháy kinh thành An Tôn (khoảng 12 ngày đường trạm tới Hà Nội) và kho tàng rã ngũ, trốn chạy bằng đường sông trong khi Quí Ly và Hán Thương mang binh thuyền ra Hoàng Giang tăng viện. Cuộc kháng chiến của Đại Ngu chỉ còn lại ba trận đánh sông Lỗ (8-21/2/1407), Hàm Tử (4/5/1407), rồi Muộn Hải (6/5/1407) tại đồng bằng sông Hồng. Trận thứ tư, trên sông Lỗi Giang (1/6/1407), là một cuộc rã ngũ khác. Cha con, ông cháu Quí Ly, Hán Thương và Nguyên Trừng bị bắt sống trong hai ngày 16 và 17/6/1407 tại vụng biển Kỳ La (Hà Tĩnh ngày nay)—trong tay những đơn vị đánh thuê Việt, của những người đã theo Minh từ lúc quân Trương Phụ và Mộc Thạnh chưa vượt biên; hay khi quân Minh đang tiến mạnh như chẻ tre. Hai cá nhân được Trương Phụ và Minh thực lục hết lời khen ngợi là Mạc Thúy cùng nhóm thân thuộc, thủ hạ gốc Nam Sách, lên tới 10,000 người; và tiểu đoàn trưởng Trẩn Phong, được trao trách nhiệm bình định vùng duyên hải, hay Hải Đông. Ngoài ra, còn những cá nhân như Nguyễn Đại, Đỗ Duy Trung, Nguyễn Huân [tức Mạc Huân], cùng thổ tù Quí Hóa, Tuyên Hóa, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thuận Hóa, v.. v... Cuộc kháng chiến được chuẩn bị cả chục năm bị tan vỡ trong vòng sáu, bảy tháng ngắn ngủi. Ngày 5/7/1708, Chu Lệ đã cảm khái khen Trương Phụ lập được chiến công vĩ đại mà Mã Viện cũng không hơn, rồi hứa “Trẫm sẽ ban thưởng nhiều hơn võ công bình định Vân Nam [thời Chu Đức Dụ].” (69)
69. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS data base), juan 80:3b-4a; MSL (Zhongyang), vol 11, pp 1070/71; juan 81:2ab, 2b-6b.
- Phương diện tâm lý chiến: truyền hịch khắp nơi kể rõ 20 tội lỗi tày trời của cha con Quí Ly—đặc biệt là giết ba vua Trần, tàn sát tôn thất, cướp ngôi. Và, hứa tìm con cháu nhà Trần đặt lên làm vua. (70)
70. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS data base), juan 60:1a-4a; MSL (Zhongyang), vol 11, pp 866/71; Mingshi [Minh sử], q. 321: An Nam truyện; & q. 145; Chu Năng truyện, ĐVSK, BKTT, IX, Giu (1967), 2:229, 286 n4
1. Hai lần giết vua và cướp đoạt vương quốc [twice killed Kings of Annam and seized the country.][VNC: the same with Zhou Li v/s his nephew]
Giết tôn thất nhà Trần [killed all the male descendants of the Chen line]
3. Không tuân theo lịch triều Minh, đổi niên hiệu [the dynastic title to Great Yu [Đại Ngu] without authority and recklessly honored themselves by commencing to use the reign title “Yuan Sheng” [Thánh Nguyên]
[They did not respect the calendar of the court, change the dynastic title to Great Yu [Đại Ngu] without authority and recklessly honored themselves by commencing to use the reign title “Yuan Sheng” [Nguyên Thánh hay Thánh Nguyên]
4. They looked on the people of the country as their enemies: excessive punishments and draconian laws, typically killed the innocent, levied exhorbitant taxes and exploited endlessly; they went hungry and without clothing.
Người chết đầy hào rãnh, người siêu tán khắp nơi.
5. they turned their backs on their ancestors and took it upon themselves to change their surname
Lừa dối triều đình, tự nhận là con một công chúa họ Trần
Bày mưu giết cháu nội một vua Trần
Phục kích giết cháu nội vua Trần
Lấn chiếm biên giới
Chiếm cướp dân và lãnh thổ biên giới
Hành hạ dân
Chiếm đất của TH
9. chiếm đất Ning Yuan [bảy [7] công sự phòng thủ [stockades] bằng thân cây sát mặt đất]
11. hành hạ thổ dân
15. đánh chiếm 4 phủ của Champa, kể cả Ban Da Lang, Bai và Hei (hoặc Bai Hei)
Hà hiếp vua Zhe Ba Di Lai Chiêm Thành
Bắt 100 voi, cướp đất
17. Mặc dù Champa là chư hầu của TH, the Li bandits bắt họ làm chư hầu.
Hai lần đánh Chiêm vì dám kính hiếu nhà Minh
Đánh cướp quà vua Minh tặng vua Chàm ở cửa biển Thị Nại [Shu Pinai].
20. They showed deceit and lack of respect when sending tribute to China. Did not send an attendant minister, but selected criminals. These were major crimes.
“Không chứng tỏ lòng kính trọng TH khi hiếu cống.
The sending of the Imperial troops is intended to console your people in their suffering and restore the Chen family.” Ming Shi lu, Taizong, (Zhongyang), juan 56, p 0824;
Taizong, juan 60:1a-4a.
A. “Chinh di tướng quân” Chu Năng [Zhu Neng]
Từ 29/4 tới 11/5/1406, Chu Lệ cùng Chu Năng nhiều lần thảo luận kế hoạch “trưng phạt An Nam.” Mộc Thạnh, Tổng binh Vân Nam, được chọn chỉ huy cánh quân hướng tây mà nòng cốt là lực lượng cơ hữu của Vân Nam, được tăng cường kỵ mã và bộ binh Thành Đô, Vân Nam, Quí Châu và Tứ Xuyên.
Ngày 11/5, Chu Lệ chọn thêm Tân Thành hầu Trương Phụ [Zhang Fu] giúp Chu Năng tổ chức đạo quân viễn chinh. Trương Phụ sẽ là Phó hữu tướng, chỉ huy canh quân xuất phát từ Quảng Tây [Guangxi]. Hôm sau, 12/5, cho lệnh Thành đô [Chengdu] gửi 5,000 kỵ mã và bộ binh; các xứ (Tứ Xuyên, Vân Nam, và Quí Châu gửi 70,000 kỵ mã và bộ binh tới Côn Minh cho Mộc Thạnh huấn luyện.
Ngày 18/5, cho lệnh Chiết Giang [Zhejiang], Phúc Kiến [Fujian], Giang Tây [Jiangxi], Hồ Quảng [Hu Guang] gửi 10,000 kỵ mã, và 80,000 quân tới Quảng Tây.
Phó Đô ti Quảng Tây là Hàn Quan nhận lệnh dẫn 30,000 quân tới Bằng Tường trước ngày 22/11/1406. Ngày 20/5, bộ Lễ cho lệnh đúc ấn Chinh Di Tường Quân và Chinh Di Phó Tướng. cho Chu Năng và Mộc Thạnh. Bọn Chu Năng, Trương Phụ và Mộc Thạnh sẽ mang “800,000” quân Lưỡng Quảng và Vân Nam xuống An Nam“đánh kẻ có tội để tỏ rõ oai trời.” (71)
71. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database ), juan 53:4b-5a;.54:1a; MSL, vol I, pp 228-229;CMCB, XII:12-13 (Hà Nội: 1998), I:723-25;
Ngày 1/6/1406, gọi Hoàng Trung và Lữ Nghị về kinh báo cáo tình hình, rồi ân xá cả hai, cho tham gia cánh quân Chu Năng để lập công. Bùi Bá Kỳ được phong chức tham chính Giao Chỉ, dưới trướng Chu Năng. (Ngày 4/6, Bùi Bá Kỳ cũng nhận được mũ và đai lưng Tham Chính. (61) 61.Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan. 54:1a, 2a, 4a;
Ngày 15/7/1406, Chu Lệ làm lễ thái miếu về việc chinh phạt bọn Lê phản loạn. Ba ngày sau, 18/7, bổ nhiệm Bộ Tư lệnh chiến dịch: Thành quốc công Chu Năng giữ ấn Chinh Di Tướng quân, Bình Tây hầu Mộc Thạnh, Tả phó tướng; Tân thành hầu Trương Phụ, Hữu Phó tướng. Lưu Vân [Liu Jun], bộ Binh, làm cố vấn [Tham tán]. Ngoài ra còn hơn hai chục tướng thuộc các đơn vị đặc biệt như hai tướng pháo binh, ba tướng khinh binh, hai tướng thủy quân, bốn tướng kỵ binh và hai tướng “thủy quân lục chiến.” Ngày xuất quân sơ khởi dự trù vào 30/7/1406. (72)
72. Ming shi lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 56:1a;
Chu Năng phát hịch nêu lên 20 tội của, kẻ phản loạn Quí Ly. Tội nặng nhất của cha con Quí Ly là giết hai vua Trần, (tội 1) tàn sát tôn thất Trần, (tội 2, 3) rồi bày mưu hãm hại và giết “cháu nội một quốc vương Trần;” (tội 7, 8) trong khi đầy đọa, bóc lột dân chúng như kẻ thù. (tội 4) “Bọn phỉ tặc họ Lê” còn quay lưng lại với tổ tiên, thay tên, đổi họ, tự xưng là Thánh Nguyên hay Nguyên Thánh, đổi tên nước là “Đại Ngu,” tự đánh bóng là dòng giõi vua thánh. (tội 3, 5) Đối với lân bang như Chiêm Thành, không ngừng xâm chiếm; chẳng thèm đếm xỉa đến việc Chiêm Thành cũng là chư hầu của thiên tử Minh, được sắc phong (năm 1370), chặn cướp quà của thiên tử gửi cho vua Chiêm ở cửa Thị Nại. (tội 15, 17) Chưa hết. Bọn cướp họ Lê xâm lấn đất đai ở Tư Minh, Vĩnh Bình. (tội 9, 10), khinh thường thiên tử, gửi những tội phạm đi sứ, lừa gạt triều đình, muốn làm đảo lộn trật tự. (tội 20) (63) 63. Mingshilu, Taizong, (Wade, NUS database], juan 60:1a-4a, 6a-7a,; MSL (Zhong Yang), vol 11, pp 866/71.
Chu Lệ cũng ra tuyên cáo sẽ lập dòng giõi họ Trần làm vua. (73)
73. ĐVSK, BKTT, VIII:52b, Lâu (2009), 2:268, Giu (1967), 2:225; ĐVSKTB, BK IX:45b-46a, The (1997), tr 522-23.
B. Chinh Di Phó Tướng quân Mộc Thạnh & Trương Phụ:
1. Trương Phụ, 1406-1408:
Tới Long Châu, phủ Thái Bình, Quảng Tây, nhưng quân chưa vượt biên, ngày 12/11/1406, Thái tử Thái phó Thành quốc công Chu Năng chết.
Theo đúng kế hoạch, chiến dịch xâm lấn “Đại Ngu” vẫn bắt đầu từ ngày 19/11/1406. Ngày 19/11 này Trương Phụ, cùng Vĩnh Dương Bá Trần Húc [Chen Xu], tả tham tướng; theo đường từ Bằng Tường (Quảng Tây) mang 400,000 [40 vạn] ra khỏi ải Pha Lũy [Po-lei, sau là Trấn Nam Quan] tiến vào lãnh thổ Đại Việt. làm lễ cúng tế thần sông, thần núi An Nam, xin phù hộ.
Ngày 20/11/1406, kị binh của Chu Vinh [Zhou Rong] tới Kê Lăng [Jiling, Chi Lăng]. Hơn 30,000 quân Đại Ngu đóng trên núi đối diện ải chưa đánh đã tan—dù trang bị súng [hỏa pháo], lao, nỏ [cung tên]. Chu Vinh cắt được 60 thủ cấp, bắt sống 10 tù binh, tiến thêm 40 lý [20 km]. Ngày 20/11, Chu Vinh tới Kê Lăng. Hôm sau, 21/11, chiếm Chi Lăng. Hiện tượng bỏ của chạy lấy người này thường xảy ra tại Á Châu tự cổ chí cận đại. Cuộc rã ngũ, tháo chạy hay đầu hàng tập thể của các đơn vị quốc quân trong hai năm 1948-1949 là những thí dụ tiêu biểu. Những ai đã trải qua hay chứng kiến Xuân 1975 buồn thảm cũng khó thể quên. (74)
74. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database], juan 143:2b-4a ; MSL, vol 5, pp 2246/47. [juan60:4ab , tr 866]; Lý Văn Phượng [Li Wen-feng], Việt kiệu thư [Yue qiao shu] (1540) 2 vols, [q.2]); dẫn trong ĐVSK, BKTT, VIII:52b, Lâu (2009), 2:269; Giu (1967), 2:284 (1540), Nguyên Vũ, Xuân Buồn Thảm: Những ngày cuối của miền nam Việt Nam, ký sự, in lần thứ hai (Houston: Văn Hóa, 1991); Chính Đạo, 55 Ngày & 55 Đêm: Cuộc Sụp Đổ Của Việt Nam Cộng Hòa, tái bản lần thứ 5, có bổ sung (Houston, TX: Văn Hóa, 1999).
Ngày 24/11, Trương Phụ, cùng đại quân tới Kê Lăng. Báo cáo có dấu vết công sự phòng thủ dài theo trục lộ tới Cần Trạm. Lực lượng xung kích của Lữ Nghị vả kỵ mã của Hoàng Trung, mới được Chu Lệ ân xá, tỏa ra truy diệt các ổ phục kích, tiến tới đầu cầu Si trên bờ sông Thương (Bắc Giang). Phương Chính [Feng Sheng] và Vương Thư [Wang Shu] tiến tới Gia Lâm, bờ bắc sông Phú Lương, đối diện Đông đô. Tin tình báo từ Bắc Giang cho biết kế hoạch phòng thủ của Quí Ly tập trung vào đại đồn Đa Bang, cùng Đông đô và Tây đô. Chiến thuyền, và voi trận cũng tập trung ở khu vực này. (75)
75. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database], juan 60:5ab; MSL, vol 11, pp 873/74.
Phía Tây Bắc, Mộc Thạnh với hữu tham tướng Lý Bân, từ Mông Tự (Vân Nam) mang 40 vạn quân tấn công ải Phú Lệnh [thượng lưu sông Lô, Tuyên Quang, gần thị xã Hà Giang], kéo xuống sông Thao. (76)
76. ĐVSK, BKTT, VIII:53a, Lâu (2009), 2:268; Giu (1967), 2:225; ĐVSKTB, BK IX:45b-46a, The (1997), tr. 522-23; CMCB, XII:13, (Hà Nội: 1998), I:726; ĐNNTC, q. XXIII: Tỉnh Tuyên Quang (1997), 4: 349 [sông Lô, tây bắc huyện Vĩnh Tuy 49 dặm. Phát nguyên từ đông phủ Khai Hóa, chảy theo phía đông Tuyên Quang [huyện Vĩnh Tuy, Vị Xuyên, Chiêm Hóa, Hàm Yên, lấy thêm nước sông Gầm và Yên Long, đổ vào sông Bạch Hạc] 350 [sông Yên Long], 350-51 [sông Gầm], 350, 353-54 [sông Đỗ Chú] [333-64].
Ngày 1/12, Trương Phụ chính thức lên thay Chu Năng chỉ huy, dù vẫn giữ ấn Chinh Di Phó Tướng quân. Sự hiện diện của Bùi Bá Kỳ tại hành dinh khiến chiêu bài “hưng Trần, phạt ác” được quảng bá mạnh mẽ hơn. Phụ cho khắc thẻ gỗ đàn hịch tội của Quí Ly, thả sông trôi xuống phía Nam. Tháng 12/1406, hai cánh quân Quảng Tây và Vân Nam bắt tay ở gần sông Bạch Hạc. Rồi đóng dài theo bờ sông lớn tới sông Chú.
Ngày 5/1/1407, Chu Lệ chỉ thị Trương Phụ và Mộc Thạnh cố gắng giải quyết trước tháng 3-4/1407, vì mùa mưa sắp tới, lam sơn, chướng khí sẽ gây nhiều trở ngại. Mặc dù không có cảnh “ngửng mặt lên trời, thấy diều hâu đang bay, bỗng lả tả rơi xuống nước,” lam sơn, chướng khí cùng các bệnh thổ tả, sốt rét là đồng minh của Đại Ngu. Chu Lệ không ngừng nhắc nhở các tướng phải cho binh sĩ tự đào giếng lấy nước uống và nấu cơm để giảm thiểu bệnh tật, hay âm mưu đầu độc của cha con Quí Ly. (77)
77. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database], juan 60:7b; 61:3a; ĐVSK, BKTT, VIII :47, 52b-53b, Lâu (2009), 2:268-69; Giu (1967), 2:225; ĐVSKTB, BK IX:45b-46a, The (1997), tr 522-23;CMCB, XII:12-15; (Hà Nội: 1998), I:726-27;
Được giao trách nhiệm chỉ huy cuộc kháng Ngô, Tả tướng quốc Nguyên Trừng lo tuyển quân, chế tạo chiến thuyền, đúc đại bác, tăng cường việc phòng thủ Tây đô, xây chiến lũy Đa Bang ở phía nam sông Hồng—trung tâm tuyến phòng thủ phía tây Hà Nội—đóng cọc cửa sông Bạch Hạc, mở hội nghị quân sự với các An Phủ sứ. Nhưng Trừng hiểu rằng chỉ “sợ lòng dân không theo.” (78)
78. ĐVSK, BKTT, VIII :46a, 48b, 49ab, Lâu (2009), 2:260 [thuyền chiến], 263 [tái tổ chức quân đội], 264 [Đa Bang], 264-65 [đóng cọc cửa sông Bạch Hạc], hội nghị hòa hay chiến]; Giu (1967), 2: ). CMCB, XII:5, 6, (Hà Nội: 1998), I:719-20.
Chiêu bài “hưng Trần diệt ác” của Chu Lệ khiến không ít tôn thất, công chúa nhà Trần chờ cơ hội hàng Minh. Số tôn thất nhà Trần ngả theo quân Minh không nhỏ. Mối thù cha con Quí Ly cướp ngôi, tàn sát tôn thất Trần là một trong những lý do. Con cháu Trần Nguyên Đán, người chủ trương “hiếu với nhà Minh” và “yêu nuôi Chiêm Thành” đều bỏ Quí Ly, theo Minh. Một số người khác thù ghét Quí Ly hay chỉ biết quyền lợi bản thân. Bọn cháu gọi Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi bằng ông nội này gồm Mạc Thúy, Mạc Địch, Mạc Viễn, cùng Nguyễn Huân (người Chí Linh, Nam Sách), và khoảng 10,000 thổ binh. Họ hăng say, kiêu hãnh tiếp tay quân Minh. Mạc Thúy còn nhận lệnh, hoặc đề nghị với Trương Phụ và Hoàng Phúc, soạn một tờ biểu van xin Chu Lệ ban ơn đặt Giao Châu trở lại địa đồ Trung Hoa, chia quận huyện như hơn 500 năm trước, dể giáo hóa khỏi phong tục man di, chóng thấm nhuần văn phong, tập tục “nội địa.” Trương Phụ và Hoàng Phúc phong Thúy chức Tri phủ Phú Lương. Sau đó, mùa Hè 1408, đưa qua Kim Lăng gia phong Tham chính, ban thưởng vàng bạc, tơ lụa gấp năm [5] lần đồng sự. Mạc Địch thay Trần Đại làm thổ chưởng Đô sứ ty; Mạc Viễn làm Diêm vận sứ.
Riêng Nguyễn Huân—dưới bí danh Mạc Huân—sẽ lên tới chức Bố chính sau ngày Thúy bị Nông Văn Lịch giết bằng tên độc tại Lạng Sơn đầu năm 1413. Ngoài ra, còn những nhân tài như Lương Nhữ Hốt, tri phủ Nghệ An; Đỗ Duy Trung và anh em, thân thuộc ở phủ Giao Châu và sông Thao. Tổng cộng hơn “9,000” nhân vật tài đức, được giao các chức vụ tri huyện, tri châu, v.. v. phụ giúp khoảng 100 quan tướng Minh và đạo quân viễn chinh thủy bộ.(79)
79. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database], juan 65:1b-2a, 66:4ab.ĐVSK, BKTT, VIII:53ab, Lâu (2009), 2:269; Giu (1967), 2 :225; CMCB, XII:13-14, (Hà Nội: 1998), I:727. Xem chi tiết bên dưới, đoạn về Giao Chỉ đô thống sứ ti.
2. Đa Bang Thất Thủ:
Cuộc “kháng chiến chống Minh” thực sự khởi đầu từ tháng 7-8/1406, sau trận phục kích Hoàng Trung ở Cần Trạm. Hán Thương cho lệnh rào sông, đắp lũy phía nam sông Cái, từ thành Đa Bang tới sông Lỗ Giang; và từ Châu Lạng tới sông Chú. Nếu tin được Minh thực lục, cha con Quí Ly vận dụng đến “700,000 quân” bảo vệ hai kinh thành Tây đô và Đông đô. Ngày 24/11/1406, quân báo Minh từ Gia Lâm đưa tin từ nhóm Mạc Thúy ở Lạng Giang là “7 triệu người Việt có chiến thuyền” và voi tử thủ phía nam sông Phú Lương. (79) 79. ĐVSK, BKTT, VIII:51a-52b, Lâu (2009), 2:267-68; Giu (1967), 2:283n105, 224; ĐVSKTB, BK IX:45a, The (1997), tr 521-22.
Ngày 10/1/1407 [2/12 Bính Tuất], quân Minh chiếm được Việt Trì. Hồ Xạ rút quân xuống bờ nam sông Cái. Ngày 14/1Mộc Thạnh kiểm soát sông Tuyên [Xuan]. Lập đồn phía bắc sông Thao. Bố trí lực lượng đối bờ đốn Đa Bang.
Trương Phụ cho lệnh Trần Húc bắc cầu nổi [pontoon bridges], trong khi Chu Vinh dẫn kị binh ngày ngày dương oai, diễu võ tại Gia Lâm, bờ bắc sông Hồng, đối diện Đông Đô, theo kế nghi binh—từ vài người lúc đầu, tăng dần lên tới hàng trăm.
Hôm sau, 15/1, Trần Đĩnh đẩy lui quân giặc ở sông Thiên Mạc. Nhưng hai ngày sau nữa, đêm 17/1, quân Minh bất thần chiếm được đồn Mộc Hoàn ở bờ nam sông Cái, giữa Đa Bang và Hà Nội, không tốn một viên đạn, vì tướng thủ thành mê say tửu sắc, sao lãng việc phòng thủ, trong khi các đơn vị bạn bình chân như vại.
Đêm 19 rạng 20/1/1407 quân Minh bắc cầu phao qua sông Hồng, chia hai mặt tấn công Đa Bang. Theo sử Việt, Trương Phụ, Đô đốc Hoàng Trung và Đô sứ ti Thái Phúc [Cai Fu] tấn công phía tây bắc. Mộc Thạnh, Lý Bân tấn công phía đông nam. Quân Quí Ly hăng say đánh trả, xác quân Minh chất cao ngang thành, nhưng giặc không lùi bước. Tướng chỉ huy quân Thiên Trường khoét tường thành, lùa voi ra đánh. Quân Minh dùng mặt nạ hình sư tử chụp lên đầu ngựa, và tên lửa bắn vào nài voi hay vòi voi khiến voi bối rối, hỏang hốt chạy ngược vào thành khiến quân Quí Ly hỗn loạn. Quân Minh thừa thế tiến theo, chiếm đồn. (80)
80. ĐVSK, BKTT, VIII:53b-54a; Lâu (2009), 2:269-70; Giu (1967), 2:226; ĐVSKTB, The (1997), tr 523, 564; CMCB, XII:12-15; (Hà Nội: 1998), I:727-28;
Tư liệu Minh đưa ra một số chi tiết khác. Đêm 19 rạng 20/1/1407, quân Minh bắc cầu phao qua sông. Trương Phụ và Mộc Thạnh vượt sông Hồng bằng cầu nổi. Trương Phụ, đô đốc Hoàng Trung, và Đô sứ ti Thái Phúc tấn công hướng tây nam Đa Bang. Mộc Thạnh và Trần Tuấn [Lý Bân] tấn công hướng Đông Nam. Quân tướng được lệnh trú quân cách tường thành khoảng một dặm, rồi canh tư, bắt đầu tiến về sát chân thành. Hoàng Trung đưa được những dụng cụ như « thang mây» tới chân thành, và Thái Phúc [Cai Fu], Trần Trung [Chen Zhong] cùng một số người khác vượt lên được tường thành. Họ đồng loạt thắp đuốc và thổi kèn thúc quân.
Lực lượng phòng thủ không sử dụng vũ khí chống trả mà chỉ tìm cách chạy trốn. Các tướng của Quí Ly cố giữ đội hình, tái tổ chức lại tuyến phòng thủ. Nguyễn Tông Đỗ, chỉ huy lực lượng voi trận của Thiên Trường, mở cuộc phản công. Nhưng Xạ thủ súng ngắn và hỏa tiễn của La Văn [Ôn ?] Minh nhắm vào nài voi và vòi voi. Lực lượng kỵ mã của Chu Quảng [Zhou Guang] từ hai bên hông đánh kẹp tới. Cho ngựa chiến đội mặt nạ sư tử khiến voi hoang mang, quay đuôi chạy ngược vào tuyến phòng thủ, phá vỡ mặt trận. Quân Đại Ngu rút về phía nam hay những triền núi phía tây. Hai tướng Lương Dân và Thái Bá Lạc tử trận. Số lính Đại Ngu chết đếm không xuể. Mười hai thớt voi cùng rất nhiều khí giới bị quân Minh tịch thu. (81)
81. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database], juan. 62:3ab; MSL, vol 11, pp 893/94.
3. Hai đô bỏ ngỏ:
Thủy quân của Quí Ly cũng bị đô đốc thiêm sự Liễu Thăng [Liu Sheng] và Hoành hải tướng quân Lỗ Lân [Lu Lun] đánh tan vỡ, rút về giữ Hoàng Giang. Ngày 22/1, theo sử Việt, quân Minh tiến về Hà Nội. Hai ngày sau, 24/1, quân Quý Li đốt kho tàng, triệt thoái về Hoàng Giang, phía nam Hà Nội. Tiền quân của Chu Vinh cũng đốt cháy những nhà cửa ngoại thành; tranh nhau cướp đoạt của cải, phụ nữ, thiến hoạn thiếu niên. Đại quân Trương Phụ vào đóng ở đông nam thành. Mỗi ngày, hàng chục ngàn người tới xin hàng. (82)
82. ĐVSK, BKTT, VIII:53b-54a; Lâu (2009), 2:269-70; Giu (1967), 2:226, 285 [trích [dẫn Lý Văn Phượng [Li Wen-feng], Việt kiệu thư [Yue qiao shu] (1540) [q.2] ; ĐVSKTB, BK, IX:47a, X:52a-53a, The (1997), tr 523, 563-64; CMCB, XII:12-15; (Hà Nội: 1998), I:727-28;
Ngày 26/1/1407 Trương Phụ và Mộc Thạnh bắt đầu kế hoạch tiến vào Tây Đô (Thanh Hóa), Hai tham tướng Lý Bân và Trần Húc song hành đi đánh An Tôn. Ngày này, được tin Đa Bang thất thủ, quân Quí Ly tan rã, đốt phá kho tàng, bỏ chạy. Quí Ly và Hán Thương cũng từ An Tôn ra Hoàng Giang kháng Minh. Mười năm xây dựng một kinh đô kháng chiến chỉ thoáng chốc tan thành tro bụi. (83)
83. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 62:4a; Tây Đô thất thủ [?]; MSL, vol 11, p 895; ĐVSK, BKTT, VIII:54a, Giu (1967), 2:226, 285n3 [trích Việt kiệu thư; An Nam Chí [Nguyên] của Cao Hùng Trưng].
Phần vì hải quân Minh hơi yếu kém, phần vì thời tiết, nên cha con Quí Ly cầm cự ở Hoàng Giang và Cửa Muộn được hơn hai tháng. Trương Phụ phải rút quân về phía bắc sông Hồng, đặt hành dinh ở Phả Lại và Hàm Tử, giao cho Phương Chính [Feng Zheng] chỉ huy. Ngày 8/2/1407, tức Tết Đinh Hợi, quân Minh thắng lớn trên sông Phú Lương và Lỗ Giang. Tính đến ngày này, Trương Phụ đã giết được 37,390 binh sĩ Việt; (84)
84. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 63:1a; MSL, vol I, p 229.
Số thiệt hại của quân Minh cũng rất cao, nhưng Minh sử không đưa ra chi tiết thiệt hại của “quan quân.” Một tài liệu xuất hiện năm 1537 ghi số thương vong lên hàng trăm ngàn, do một đại thần đưa ra trong biểu gửi Chu Hậu Tổng, nhưng không có chi tiết thêm để kiểm chứng. Thực tế, quân số các đơn vị chủ lực đều giảm sút, khiến ngày 26/6/1407 Trương Phụ phải xin sử dụng địa phương quân hay thổ binh điền vào các đơn vị Quảng Đông, Quảng Tây. Rồi từ ngày 9/4/1408 dùng thổ binh trấn giữ các quan ải chiến lược Pha Lũy, Kê Lăng và Khâu Ôn. (85)
85. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 67:3b-4a], juan [9/4/1408]
Thực ra, từ sau trận Đa Bang, Trương Phụ đã bắt đầu sử dụng bọn nội thù của Đại Ngu như Trần Phong và lực lượng đánh thuê giúp bọn Vương Hữu và Liu Cong [Lưu Thông] phá tan thủy quân Hồ Đỗ ở Vạn Kiếp, Phả Lại, dồn chạy xuống Muộn Hải]. tịch thu hầu hết chiến thuyền. Tiếp đó, được giao ổn định vùng duyên hải—đặc biệt là Đông Triều và Thái Bình—nơi một số tôn thất Trần bắt đầu tỏ ý nghi ngờ chính sách “hưng Trần.” Anh em Mạc Thúy tuyển mộ đượv hơn 10.000 thổ binh gốc Nam Sách để bình định vùng châu thổ sông Hồng, Ngày 21/2/1407, Trương Phụ và Mộc Thạnh thắng trận sông Muộn hải, phá 500 thuyền của Quí Ly trên sông Lỗ, gây thêm tổn thất trên 10,000 binh sĩ Đại Ngu. (86)
86. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 63:1a, 2ab; 83:2ab.MSL, vol 11, pp 901, 903/04;
Ngày 20/4/1407, Nguyên Trừng cùng Hồ Đỗ, Đỗ Mãn đưa quân lên đánh Hàm Tử. Quân thủy bộ gom lại được 7 vạn (70,000), nhưng phao lên là 210,000. Quân Minh chia hai đạo thủy bộ đánh ra. Ngày 4/5/1407 Bộ binh Đại Ngu bị thảm bại. Chỉ có thủy quân chạy thoát. Thuyền chiến và thuyền lương bị mất gần hết.(87)
87. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 65:3ab; ĐVSK, BKTT, IX:2a, Lâu (2009), 2:272; Giu (1967), 2:228; ĐVSKTB, BK X:1b-2a, The (1997), tr 525)
Ngày 30/5/1407, Hán Thương chạy vào Thanh Hoa. Trương Phụ, Lý Bân đưa kị binh tiến gấp vào Thanh Hoa. Liễu Thăng cùng bọn thổ quan Mạc Thúy cưỡi chiến thuyền đuổi theo. Ngày 1/6[25/4 Đinh Hợi], thủy quân Minh truy kích tới Lỗi Giang [dòng chính sông Mã, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hoa], quân Đại Ngu tan vỡ.
Ngày 5/6, quân Minh tấn công cửa Điển Canh Quân Quí Ly bỏ thuyền lên bờ. Quí Ly định chạy vào Thâm Giang, tức Ngàn Sâu, phía tây nam Nghệ An, nhưng lại thôi. (88)
88. Việt Kiệu thư; ĐVSK, BKTT, IX:2b, 3a, Lâu (2009), 2:273; Giu (1967), 2:229, 286; [Xem 1/6 [25/4 Đinh Hợi]; ĐVSKTB, BK X:2a, 3a, The (1997), tr 525;CMCB, XII:16-18; (Hà Nội: 1998), I:730-31) [CMCB, chép vào tháng 6 Đinh Hợi]
[Xem bản đồ khu tây Hà Tĩnh, bắc Quảng Bình trong Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn, tập II: 1884-1932 (Houston: 2000), tr. 604.
4. Ngày Tàn Của Cha Con Quí Ly:
Ngày 9/6/1407 [3/5 Đinh Hợi], Trương Phụ tới Trà Long, phủ Diễn Châu. Nghe tin cha con Quí Ly trốn ở Thâm Giang (Ngàn Sâu). Ngày 11/6/1407, quân Minh đánh chiếm cửa biển Kỳ La, châu Nhật Nam (tức cửa Lân, huyện Kỳ Anh, Thanh Hoa [Hà Tĩnh đời Nguyễn]). Quân Hồ đại bại. Nguyễn Đại, mới hàng Minh, bắt được Hữu tướng quốc Quí Tì và con là Phán trung đô Nguyễn [Võ] Cửu.
Ngày 14/6/1407 Trương Phụ, Mộc Thạnh và Liễu Thăng chia ba [3] mũi tấn công Kỳ La [Qiluo Sea]. Ngày 16/6, quân Minh tấn công Vĩnh Ninh. Liễu Thăng bắt được 300 chiến thuyền. Quí Ly bị bọn Vương Sài Hồ [Nguyễn Đại] bắt ở ghềnh Chẩy Chẩy [bãi Chỉ Chỉ], gần Kỳ La (tức cửa Lân, huyện Kỳ Anh, Thanh Hóa [đạo Hà Tĩnh đời Nguyễn, gần biên giới Bình Chính (Quảng Bình)]). Lê Nguyên Trừng và các con cũng đều sa lưới. Hôm sau, 17/6. bọn Nguyễn Như Khanh và Mạc Toại bắt được Hán Thương cùng con là Lê Nhuế.tại núi Cao Vọng. Đại tướng Hồ Đỗ và nhiều người khác cũng bị bắt. (89)
89. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database], juan 67:1b-2a; MSL, vol 11, pp 936/37; ĐVSK, BKTT, IX:3a, Lâu (2009), 2:273; Giu (1967), 2:229, 285 [trích Việt kiệu thư của Lý Văn Phượng]; ĐVSKTB, BK X:3b, The (1997), tr 526; CMCB, XII:17-19, 21; (Hà Nội: 1998), I:731-32, 734-35; ĐNNTC, q. IV: Đạo Hà Tĩnh (1997), 2: 2:87 [huyện Kì Anh], 93-94 [núi Thiên Cầm], 95-96 [núi Cao Vọng] [85-116].
5. Mặt Trận Phía Nam:
Hoàng Hối Khanh cùng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, được Quí Ly và Hán Thương giao chỉ huy phía nam—tức hai châu Thuận và Hóa, cùng lãnh thổ mới chiếm được của Chiêm năm 1402 (tức châu Thăng Hoa).
Hiển nhiên, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Hoàng Phúc cùng Lý Bân đã không quên xúi dục vua Chiêm đòi lại các đất Chiêm Động, khiến cha con Quí Ly đôi bề thụ địch. Năm 1406, Chu Lệ còn điều 600 tinh binh của Quảng Đông xuống Chiêm Thành, đề phòng Quí Ly vượt biên, uy hiếp bang phía nam này. Năm 1415, Chu Lệ còn tuyên bố với vua Chiêm đã đánh An Nam để bênh vực Chiêm. Nhưng Phụ cũng có dã tâm riêng—tức nhân cơ hội diệt Quí Ly, sẽ đặt các châu biên giới bắc của Chiêm Thành vào bản đồ Minh. (90)
90. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database], juan 149:4b-5a.
Ngày 24/6/1407, Trương Phụ rời Kỳ La đi giải quyết Hóa Châu. Thổ hào Phạm Thế Căng đón hàng ở Nghệ An, được phong Tri Phủ Tân Bình.
Trước đây, Quí Ly phong Chế Ma Nô Dã Nam [con Chế Bồng Nga] làm Thăng Hoa quận vương để phủ dụ người Chiêm. Lại sai Tuyên úy sứ lộ Thăng Hoa là Hoàng Hối Khanh chia một phần ba [1/3] di dân Việt giao cho Nguyễn Lỗ [Rỗ] để cần vương. Hối Khanh dấu việc này đi.
Sau khi quân Minh xâm lược Đại Ngu, quân Chiêm Thành tiến đánh Thăng Hoa mà không chỉ tăng cường phòng thủ biên giới như Chu Lệ mong muốn. Hối Khanh bèn rút về giữ Hóa Châu.
Đại quân Trương Phụ tới Bàn Thạch, Nghệ An, được tin Đặng Tất và Hoàng Hối Khanh mang thủy binh từ Thăng Hoa [Quảng Nam sau này] về Hóa châu. Nguyễn Lỗ [Rỗ] dẫn dân đi đường bộ, đến chậm. Trấn thủ Nguyễn Phong không cho vào thành, bị Đặng Tất đánh giết. Sau đó Tất lại đánh nhau với Lỗ.
Ngày 3/7/1407 [27/5 Đinh Hợi], đại quân Trương Phụ tới cửa biển Minh Linh, huyện Đơn Duệ, châu Minh Linh, phủ Tân Bình.
Đô đốc Hoàng Trung sai thiên hộ Lý Duy Thân báo cáo rằng bọn Nguyễn Rỗ và Hoàng Hối Khanh đánh giết lẫn nhau [ở Thuận Hóa]. Nguyễn Rỗ mang voi về hàng Chiêm Thành. Vua Chiêm nghe tin quân Minh tới sợ hãi rút về nước, mang theo Nguyễn Rỗ cùng voi, lính. [Sau nhà Minh đòi đưa Lỗ tới Kim Lăng, giết đi]. Bọn Diệu Cẩm và Nhạc Thăng viết thư báo đã tới Hóa Châu, vỗ về Đặng Tất và cho giữ Hóa Châu. (91)
91. Việt kiệu thư, ĐVSK, BKTT, IX: 4b-5b, Lâu (2009), 2:275; Giu (1967), 2:231, 286-87; ĐVSKTB, BK X:5a, The (1997), tr 526-527; CMCB, XII:19-20; (Hà Nội: 1998), I:732-733;
Hoàng Hối Khanh có vẻ không được Trương Phụ khoan thứ vì từng tham dư màn kịch “mừng đón Trần Thiêm Bình về làm vua.” Ngày 6/7/1407 [2/6 Đinh Hợi] khi đang lẩn trốn, Hối Khanh bị đắm tàu, lọt vào tay thổ binh. Đặng Tất bắt giải Hối Khanh cho Trương Phụ. Hôm sau, tới cửa biển Đan Thai, tức cửa Hội, của sông Lam ở Nghệ An, Hối Khanh tự tử. Hai ngày sau nữa, 8/7, Trương Phụ về tới cửa biển Đơn Hay [cửa Hội] Nhật Nam. Ngày 10/7 được tin Khanh bị thổ binh bắt, Phụ chém đầu xác Hối Khanh, bêu ở chợ Đông Đô. Tháng 8/1407, Trương Phụ phong Nguyễn Đại—đã giúp bắt cha con Quí Ly—làm Giao Chỉ thổ Đô thống sứ [tusi]. Rồi giết đi vì kiêu ngạo. (92)
92. Việt kiệu thư, ĐVSK, BKTT, X:5a, Lâu (2009), 2:275; Giu (1967), 2:286-87;. ĐVSKTB, BK X:6b-7a, The (1997), tr. 529; CMCB, XII:22; (Hà Nội: 1998), I:736;) [1/6 [25/4 Đinh Hợi].
Trương Phụ cũng sai bọn đô đốc thiêm sự Liễu Thăng [Liu Sheng], Hoành Hải tướng quân Lỗ Lân [Lu Lin], Thần Cơ tướng quân Trương Thắng [Zhang Sheng] và ba người khác giải Hán Thương về Kim Lăng cùng với cha, anh, hai em và nhiều triều thần khác. Ngày 5/10/1407, Chu Lệ ra cửa Phụng Thiên [Feng-tian] làm lễ đón nhận tù nhân. Thị lang bộ Binh Fang Bin [Phương Bân] đọc một cáo trạng dài, kể lể các tội lỗi của cha con Quí Ly. Mỉa mai “Hồ Nhất Nguyên tự cho mình khôn ngoan hơn Ngũ Đế, trung thành với lời dạy của Văn và Vũ, kiến thức cao sâu hơn Chu, Khổng.” Cao giọng buộc tội “Hắn phạm pháp khi tự đặt quốc hiệu Đại Ngu, niên hiệu Nguyên Thánh.” Khi Bân đọc đến câu “bọn cướp họ Lê giết vua, cướp ngôi,” [they killed their ruler and usurped rule of the country;] và “chúng đổi quốc hiệu và đặt niên hiệu” [They changed their dynastic and adopted a reign title] Chu Lệ hỏi Quí Ly và con trai: “Một đại diện Hoàng Đế có thể làm vậy không” [Is this a way of a minister]. Cả Quí Ly và Hán Thương đều không trả lời được. Chu Lệ cho lệnh nhốt Quí Ly, Hán Thương và Hồ [Trần] Đỗ vào ngục. Lê Nguyên Trừng [Li Sheng] được ân xá, làm việc tại bộ Công. Lúc đầu nghèo khổ. Sau được trả lương hoàn toàn bằng gạo. (93)
93. Ming Shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 67:1b-2a, 68:1a-3b, 71:1b-3b; MSL, vol 11, pp 943/48, 988/92; ĐVSK, BKTT, IX:5b, Lâu (2009), 2:275-76; Giu (1967), 2:231; ĐVSKTB,BK 5b-6a, The (1997), tr 528; CMCB, XII:22; (Hà Nội: 1998), I:734-35 [Minh sử chép Quí Ly được tha, thú thủ ở Quảng Tây])
QTTMT, TL G6: Thư Trần Cảo gửi Liễu Thăng; NTTT, 1976:158-60 [biên thần muốn lập công, tâu bậy là dòng giõi họ Trần đã tuyệt, xin lập quận huyện. Từ đó chinh chiến liên miên. Giải hòa cho hợp đạo “lạc thiên” và “úy thiên.”]
Cho rằng công lao Trương Phụ chẳng thua gì Mã Phục Ba [Ma Fu-po], tức Mã Viện, Chu Lệ đưa Phụ lên chức chỉ huy tối cao đạo quân xâm lược, và chấp nhận mọi đề nghị của Phụ, kể cả việc bỏ con cháu nhà Trần, sát nhập Giao Chỉ vào đế quốc Minh ngày 17/4/1407. Ngày 31/1/1408, Chu Lệ cho lệnh Trương Phụ và Mộc Thạnh chuẩn bị rút quân khải hoàn. (94)
94. Ming Shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 65:1b-2a.75:1a, 80:3b-7a. Sử Việt ghi tháng 9/1407 [8 Đinh Hợi, 2-30/9/1407], Trương Phụ và Mộc Thạnh dẫn quân về nước (Minh sử, q. 154 “Trương Phụ truyện,” tr 230; CMCB, XII:22-23, (Hà Nội: 1998), I:736. Minh thực lục có lẽ chính xác hơn.
Phải sáu tháng sau, ngày 3/7/1408, Trương Phụ và Mộc Thạnh mới dẫn đạo quân xâm lược về tới Kim Lăng. Phụ nộp lên Chu Lệ một bản đồ Giao Chỉ, lãnh thổ trải dài 1760 dặm từ Đông sang Tây, 2800 dặm, Bắc xuống Nam. Hai ngày sau, 5/7, bộ Lại báo cáo Giao Chỉ sẽ tổ chức thành mười lăm [15] phủ, 41 huyện, 208 châu, xây dựng, tu bổ 12 thành trì. Tổng số dân hơn 3,120,000 người, và 2,087,500 man [barbarians]. (95)
95. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 80:2a, 3b-4a; MSL, vol 11, pp 1070/71. Sử Nguyễn ghi: 2700 dặm, 1760 dặm, 472 nha môn; CMCB, XII:23 (1998), I:736. Minh sử, q. 154: “Trương Phụ truyện” (230) ghi là “312 vạn hộ.” Ibid. Sử Lê và Tây Sơn ghi 48 phủ châu, 168 huyện, 3,129,000 [hay, 3,129,500] hộ, 112 voi, 420 ngựa, 36,750 trâu bò, 8,865 thuyền; ĐVSK, BKTT, IX:4a, Lâu (2009), 2:274; Giu (1967), 230; ĐVSKTB, BK X:4b, The (1997), tr 527.
Trong không khí lễ hội, ngày 29/7/1408, Chu Lệ phong Trương Phụ lên chức Anh quốc công,. Mộc Thạnh chức Kiềm quốc công, cả hai đều hưởng lương 3,000 thạch [shi] gạo hang năm. Phụ được thưởng bạc và tiền nhiều hơn Thạnh một chút. Li Bin [Lý Bân] và Chen Xu [Trần Húc] cũng được thăng tước, trọng thưởng. (96)
96. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 81:2ab.
Nhưng niềm vui của Chu Lệ không kéo dài được lâu. Tin buồn từ Giao Chỉ bay về. Quyền Chưởng Đô thống sứ ti Lã/Lữ Nghị [Lu Yi] xin cấp tốc gửi viện binh vì loạn lạc khắp nơi. Khởi đầu là tàn dư Quí Ly ở Thái Nguyên khiến một chỉ huy trưởng đội sung ngắn chết. Sau đó là các chi nhánh họ Trần, như Trần Quí Ngỗi (1/11/1407-16/12/1409), con thứ Trần Nghệ Tông. Trốn thoát khỏi một trại tập trung [cùng Nguyễn Súy, Trần Triệu Cơ [Chen Xi-Ge], Trần Ngỗi dầy binh ở Mộ Độ, phủ Trường Yên (tức Thiên Quan) ngày 1/11/1407. (Taizong, juan 82:5ab; MSL, vol 11, pp 1101/02) Bị Trương Phụ và thổ binh truy đuổi vào Thuận Hóa, Trần Ngỗi liên kết với các lãnh chúa—như Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Súy—giết quan lại Minh, cùng thổ tù Phạm Thế Căng (tháng 6-7/1408), đã hàng Minh, được chức tri phủ. Trong khi đó, sau hai mùa Hè ở Giao Chỉ khiến khoảng 22,700 chủ lực Minh mất đi khí thế ban đầu. Các thổ tù địa phương, đặc biệt là phong trào “Giặc Cờ Đỏ”—từng giết chết thượng tướng Phạm Cự Luận của Quí Ly—hoạt động mạnh trong lãnh thổ Thái Nguyên, rồi chuyển dần vào Nghệ An, Thuận Hóa. Ngày 31/8/1408, Chu Lệ cử Mộc Thạnh đưa 40,000 quân Vân Nam qua tăng viện. Giao Chỉ được lệnh đặt 20,000 hải quân dưới sự điều động của Mộc Thạnh. (Taizong, juan 82:5ab; MSL, vol 11, pp 1101/02) Đồng thời bí mật gửi thư cho Trần Ngỗi nên thuận theo ý trời; hứa sẽ ân xá, bồi hoàn tài sản cho những người “làm loạn. (8/9/1408, juan 82:6a-7a; MSL, vol 11, pp 1104/05). Mãi tới ngày 18/12/1408, Mộc Thạnh mới xuất quân. Và chỉ hai chục [20] ngày sau, 9/1/1409, đạo quân tăng viện của Mộc Thạnh bị thảm bại trên sông Thanh Quyết—tức Bô Cô hãn, thuộc huyện Gia Viễn, phía nam Hà Nội không xa. Nghĩa quân trên đường tiến ra đánh Đông đô, và kiếm lương thực— vì quân Minh cấm nông dân ở phía nam Thanh Hóa trồng trọt, trong khi ra sức bảo vệ hơn 13 triệu thạch gạo mà Trương Phụ cướp đoạt được của cha con Quí Ly năm 1407—tiêu diệt gần trọn bộ chỉ huy của Giao Chỉ đô thống sứ ti. Quyền chưởng Đô thống sứ ti Lữ Nghị; tham tán Trần Vân [Liu Juan (?)] của bộ Binh, Phó đô ti Lưu Dục [Liu Yu] tử trận cùng khoảng 10,000 thủ hạ. (97)
97. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 81:2ab,. 86:6b-7a; MSL, vol 11, pp 1144/45); ĐVSK, BKTT, IX:10b, Lâu (2009), 2:281; Giu (1997), 2:288.
Ngày 12/2/1409: Chu Lệ phải cử Trương Phụ mang 40,000 quân và 7,000 hộ tống sang Giao Chỉ, với chức Chinh Di Phó tướng; có Vương Hữu [Wang You] phụ tá. Nhưng Trương Phụ và Mộc Thạnh, cùng những tướng tài ba nhất rồi cũng bó tay.Đánh tan cuộc khởi nghĩa này, có đám khác nổi lên.
Taizong, juan 88:5b; MSL, vol , pp;
5/3/1409: Có tin Đặng Tuất chết. Taizong, juan 88:7b;
2/4/1409: Trần Quí Khoáng lên ngôi ở Chi La, Nghệ An [Hà Tĩnh ngày nay]. 4/5/1409: Trần Ngỗi gặp Trần Quí Khoáng ở sông Tam Chế, Nghệ An. ĐVSK, BKTT, IX:13b, Lâu (2009), 2:284;
Tháng 8-9/1409, Mộc Thạnh sai Hoàng La tới Nỗ Giang gặp đại diện của Trần Quí Khoáng, tức Trùng Quang Đế tại Nỗ Giang, Thanh Hóa khi Trùng Quang và Giản Định kéo quân ra Bắc; Giản Định ở Hạ Hồng, Quí Khoáng ở Bình Than; Hào kiệt theo rất đông; ngoại trừ Tri phủ Tam Giang [Đái] Đỗ Duy Trung; ĐVSK, BKTT, IX:13b-14a, Lâu (2009), 2:281, 284-285; Giu (1997), 2:285. Tam Giang: Vĩnh Phúc hiện nay.
16/12/1409: Trương Phụ bắt được Đế Ngỗi ở Mỹ Lương, trên đường tới Thiên Quan. (Taizong, juan 98:11b-12a)
Tháng 6-7/1410: Hào kiệt theo Quí Khoáng rất đông: Đồng Mặc (Thanh Hóa), Nguyễn Ngân Hà, Lê Nhị (Thanh Oai), Lê Khang (Thanh Đàm), Đỗ Cối, Nguyễn Hiệu (Trường Yên)
20/1/1411: Chu Lệ phong Quí Khoáng làm Bố Chính sứ. (Taizong, juan 111:6a; MSL, vol 13, p 4a;
Lạng Sơn: 24. Nông Văn Lịch nổi dạy. Đến năm Vĩnh Lạc thứ 18 [1420], “mối loạn vẫn chưa bình định.” (ĐVSK, BKTT, IX:21a , Giu (1967), 2:244-245, Lâu (2009), 2:292; CMCB, XII:36-37; (Hà Nội: 1998), I: 749-50. Thực Lục q 218, tr 2165; q 225, tr 2211. Sau bị dân giết vì thông dâm với vợ thuộc cấp.
Lạng Sơn 25. Huyện Lục Na, Nguyễn Liễu, người Lị Nhân, khởi nghĩa, hô hào dân các huyện Lục Na, Vũ Lễ đánh phá quân Minh hơn 4 năm. Sau nghe lời chiêu dụ của Thổ-quan Mạc Công Trai xin hàng. (Hoàng Văn Tập, q 4, tr. 9). Nguyễn Huân vờ kết thông gia rồi giết đi. (ĐVSK, BKTT, IX :21ab, Lâu (2009), 2 :292; Giu (1967), 2:244-45; CMCB, XII:36-37; (Hà Nội: 1998), I: 749-50.
Cha con Phan Quí Hựu [Fan Gui-you], Thiếu bảo của Trần Quí Khoáng, và con là Phan Liêu [Fan Liao] đầu hàng, chỉ điểm. Trương Phụ trọng dụng. Cho Quí Hựu làm Phó thổ Án sát, tiếp tục giữ Nghệ An; Liêu làm quan, coi thổ binh. Ít hôm sau, Quí Hựu chết, Liêu lên thay cha. (ĐVSK, BKTT,IX:23b-24a, Lâu (2009), 2 :295;
Ngày 31/8/1419, Phan Liêu nổi loạn vì bị Mã Kỳ ngược đãi, hạch sách vàng bạc, cùng các hương liệu. (juan 215:1b) Ngày 23/11/1419, Phan Liêu chạy qua Lào cùng Trần Đài [hay Thái]. Sau này, Lô Văn Luật ngả theo Phan Liêu, lưu lạc sang Lào. (juan 215:1b)
VI. “Giao Chỉ Đô Thống Sứ Ti”:
Địa danh Giao Chỉ—chữ Giao [Jiao] bộ Đầu nghĩa là gặp nhau [ThC, 12]; và Chỉ [zhi] bộ Phụ, cùng nghĩa với chữ chỉ bộ Thổ, có nghĩa cái nền. [ThC 12, 107, 743]. Theo cổ thư Trung Hoa, tên Giao Chỉ xuất hiện đời Lưu Triệt (Hán Vũ Đế, 140-87 TTL) sau khi Lộ Bác Đức (Lu Bo-de) xâm chiếm Nan Yue [Nam Việt], “giết [tru] Lữ Gia, mở chín quận” năm 112-110 TTL. Tuy nhiên, chẳng có bằng chứng khả tín nào về việc này. Rất có thể Giao Chỉ hàm ý một vùng đất đầy cá sấu, hay “giao long.” Tên Bến Nghé của Sài Gòn xuất xứ từ tiếng rống của cá sấu.
Sử cũ Việt thường thích nhắc đến huyền thoại “Việt Thường,” như Thanh Nhân Tông (Gia Khánh) đã nhắc đến năm 1804 khi đổi tên nước “Nam Việt” do Gia Long đề nghị thành “Việt Nam.” Có thông tin huyền thoại trên ghi trong truyền bản Hàn Thi ngoại truyện: sứ Việt Thường trải qua chín lớp thông ngôn mới tới cống hiến. Chu Cơ Đán, phụ chính của Cơ Tụng đến năm 1104 TTL, hỏi vì duyên cớ gì mà đến, thì qua thông dịch, sứ đáp: Trời không có gió bão, không có mưa dầm, biển không có sóng dữ, đã ba năm, chắc là ở Trung Hoa có thánh nhân, nên tới chầu. Đán cho rằng nước nào chính lệnh chưa đến thì quân tử không bắt họ phải thần phục; cấp cho sứ Việt Thường năm [5] cỗ xe có vải che, làm theo lối chỉ nam, để hồi hương. Đoàn xe theo con đường tưởng tượng, không hề hiện hữu dài theo bờ biển tới Funan [Phù Nam, Kok Thlok], Linyi [Lâm Ấp], đi trọn một năm về đến nước. (98)
98. Việc này không ghi trong truyền bản Thư, mà chỉ được Phúc Thắng chép trong Thượng Thư Đại truyện. Sau sao chép lại trong Shiji [Sử Ký], Ban Gu [Ban Cố], [Xian] Han-shu / [Tiền] Hán Thư, History of the Early Han], [q. 12:2a, 95] [Bk 95, p.3 verso, col. 13 to p.7 rector (b)]; Phạm Việp [Fan Ye], [Hou] Han Shu/ [Hậu] Hán Thư, History of the Later Han], Bk 116 [“Nam Man truyện,” q. 116, 5a]—nhưng các truyền bản này đã bị học giả Hoa “hiệu đính” không ngừng;ANCL], V: Tiền triều thư sớ, 1961:117-18; Nguyễn Trãi, Dư Địa Chí, số 12; trong NTTT, (Hà Nội: 1976), tr 216, 562-64; ĐVSK, NKTT, I:1a, 4a; Thọ (2009), 1:150, 154; Giu (1967), 1:59, 62, Theo Clae Waltham, xe có kim chỉ nam này là một trong số các huyền thoại về sự tích kim chỉ nam [“This legend of the south-pointing chariots is one of several concerning the origin of the compass”]; Shu Ching [Kinh Thư]: Book of History (Chicago: 1971), p. 200. [Sẽ dẫn Shu (Waltham)]
Trong khối văn sử cổ điển Tây phương, năm 100, một nhân vật Bà La Môn Kaundinya [Hỗn Điền] nào đó đến Funan [Kok Thlok], được nhận làm con rể, rồi xây dựng nên vương quốc thương mại này trong thế kỷ II-VI. Thịnh vượng về buôn bán, hải tặc với India và TH. Ranh giới mở rộng tới Malaysia. Năm 226, Thứ sử Giao Châu gửi một sứ đoàn tới Phù Nam. Trong thập niên 270, Phù Nam từng liên kết với Champa [Chàm] cướp phá Giao Châu. Khoảng năm 540 bị Bhava Varman của Kha Miệt [Khmer] chiếm; (99)
99. Stefan Anacker, “Introduction of Buddhism to Southeast Asia and Subsequent History to the Eleventh Century;” Charles S. Presbish (ed), Buddhism: A Modern Perspective (Pennsylvania State Univ., 1978), p. 170 [they were founders of the Therevada community at Thaton, Myanmar [Mramma or Mranma]. Brahmanism coexisted up to the 11th century; III-V centuries: Pegu center in the south).Xem thêm báo cáo của Malleret về di tích khảo cổ Óc Eo tại khu vực Kiên Giang-Cà Mau và Tây Kampuchea. TKCS, ch. 36, Mão (2004), tr 389chú1 [Dẫn Nghĩa Tĩnh?].
Khi những đoàn thám hiểm và truyền giáo Âu Châu khởi đầu toàn cầu hóa, thoạt tiên, nhà Minh vẫn cao ngạo xếp hạng thương mại như hiếu cống của tứ di “mũi lõ, mắt xanh,” mang lại lợi tức cho triều đình cũng như các quan lại. Càng ngày, thương gia Tây phương càng chứng tỏ không đến hiếu cống, và liên lũy tạo áp lực. Nhưng cả triều đình và quan lại đều quay mặt làm ngơ vì lợi nhuận.(100)
100. Xem John King Fairbank, “Tributary Trade and China’s Relations with the West;” Far Eastern Quarterly, I (1942), 129-149; and, Idem., (ed) The Chinese World Order: Traditional Chinese Foreign Relations (Cambridge, Mass: Harvard Univ Press, 1968); Truong Buu Lam, “Intervention versus Tribute in Sino-Vietnam Relations, 1788-1790;” in Fairbank, 1968:165-79.
Theo Minh thực lục, 15 phủ gồm Giao Châu [Jiaozhou], Bắc Giang [Bei-jiang], Lạng Giang [Liang-jiang], Tam Giang [Đái] [San-jiang], Kiến Bình [Jianping, tên cũ Janxing], Tân An [Xin-an, cũ: Tân Hưng], Kiến Xương [Jian-chang], Phụng Hóa [Feng-hua, cũ, Tianchang], Thanh Hóa [Qing-hua], Trấn Man [Zhen Man, tên cũ Long Hưng], Lạng Sơn [Liang-shan], Tân Bình [Xin-ping], Nghệ An [Yi-an], Thuận Hóa [Shun-hua], Diễn Châu [Yan-zhou] (không có trong bảng liệt kê các phủ của sử Nguyễn).
Hệ thống chính quyền phức tạp này—tiến hóa từ kiểu mẫu tusi nhà Nguyên (1260-1367) đã trắc nghiệm ở Quí Châu, và nhà Minh tiếp tục ở Đại Lý (Vân Nam-Tứ Xuyên) từ năm 1381-1382—nhằm mục đích khiến man, di quên dần vị thế một nước [guo hay vassal state] từng hiện hữu từ thế kỷ XII tới ngày 5/7/1407. (101)
101. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 68:1a-3b, 3b-7a, 80:3b-4a, MSL (Zhongyang), records 515, 603/3279; vol 11, pp 1070/71. Ngày 29/7/1408, sau khi triệt thoái, Trương Phụ [Zhang Fu] và Mộc Thạnh [Mu Sheng] đều được phong tước quốc công [guo-gong, duke], lương 3,000 shi [thạch] gạo mỗi năm, con cháu được tập ấm; Ibid, juan 81:2b-6b. Trong khi đó, lương tháng cho công nhân An Nam đúc đại bác, súng và tên lửa tại bộ Công vào thế kỷ XV chỉ được 1 shi gạo.
Năm 1407, Giao Chỉ Đô Thống Sứ Ti mới chỉ có 14 phủ, và bốn phủ mới được đổi tên. Thái Nguyên và Tuyên Hóa lên hàng phủ năm 1408; và Thăng Hoa, do Chiêm Thành cai trị, chỉ vào bản đồ trên giấy tờ năm 1415. (102)
102. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 19:1ab [11-12/1417],66:7a, 68:3b-7a, 84:1b-2a; MSL (Zhongyang), vol 11, pp 0948/55. Sử Nguyễn chép 17 phủ, kể cả Thái Nguyên, Tuyên Hóa, và Thăng Hoa; thiếu phủ Diễn Châu trong Minh sử; CMCB, XII:20 (Hà Nội: 1998), I:733-734.
Hai huyện Thái Nguyên [Tai-yuan,] và [Tuyên Hóa [Xuan-hua, tức trán Tuyên Quang đời Trần] được nâng lên phủ năm 1408. Riêng Thăng Hoa bị Chiêm Thành chiếm năm 1407, nhưng năm 1414, Trương Phụ tái lập trên giấy tờ, đặt vào bản đồ Giao Chỉ.
5 châu: Quảng Oai, Tuyên Hóa, Quí Hóa, Gia Bình và Diễn Châu,
12 vệ: khống chế những chỗ xung yếu.
Ngắn và gọn, quốc thống tưởng chừng đã tuyệt. May mắn, sau đợt khủng hoảng, thất thần đầu tiên, quốc thống được phục hồi. Từ 1407 tới cuối năm 1427, hơn 60 cuộc nổi dạy kháng Minh liên tục diễn ra, bác bỏ thứ ngụy biện chinh [punishment, teaching a lesson] mà không chiến [no war]. Đáng kể nhất có hai vua “hậu Trần,” con cháu Nghệ Tông, tức Đế Ngỗi hay Giản Định (1/11/1407-16/12/1409) và Dế Khoáng, tức Trùng Quang (2/4/1409-31/3/1414); hay Trần Nguyệt Hồ ở Hạ Hồng, rồi sông Lỗi, Thanh Hóa. (1407, 1415).
Hai tướng cướp với tước quí phái “ hầu,” rồi “quốc công” Trương Phụ và Mộc Thạnh phải thêm ba, bốn lần mang chủ lực sang đàn áp. Những thủ đoạn như chất xác người thành gò đống, chặt đầu treo thủ cấp ở phố chợ, bến sông, bắt phụ nữ, thiếu nhi bán sang Trung Hoa làm nô lệ (kể cả con gái 9 tuổi của Lê Lợi), chỉ tạm ổn định tình hình vài năm để “thánh hóa” “hơn 3,120,000 di và 2,087,500 mán,” 13,600,000 shi [thạch] gạo, 235,900 voi, ngựa, trâu bò,” cùng một lãnh thổ trải dài “2800 dặm” từ bắc xuống nam, “1760 dặm” từ đông sang tây. Sử Minh ghi nhận là sau khi cha con Quí Ly bị đóng cũi gửi về Kim Lăng, phong trào kháng Minh khởi phát dữ dội từ bắc chí nam. Đây chẳng phải vì lòng thương tiếc cha con Quí Ly, mà vì quyết định sai lầm chiến lược của Chu Lệ, Trương Phụ, có sự tiếp tay của những kẻ nội thù tiềm ẩn ở Đại Việt, tiêu biểu là Mạc Thúy [Mo Sui], cháu nội Mạc Đĩnh Chi, và tổ bốn đời Mạc Đăng Dung—tức kế hoạch sát nhập Đại Việt vào đế quốc Minh, chia đặt quận huyện để tẩy rửa phong tục man di bằng “thánh giáo.” Trận đánh gây tiếng vang nhất là trận bến Bô Cô trên sông Thanh Nguyệt của Quốc công Đặng Tất [Deng Xi] và Giản Định [Jian Ding] vương (1/11/1407-16/12/1409) —trong khoảng từ 30/12/1408 tới 9/1/1409—khiến bộ chỉ huy của Giao Chỉ đô sứ ti bị thiệt hại nặng. Tân Chinh Di tướng quân Mộc Thạnh phải một người một ngựa thoát về thành Cách (Ninh Bình), khẩn cấp xin cứu viện. Trương Phụ, rồi Mộc Thạch, thêm ba lần dẫn quân Quảng Tây và Vân Nam vào các năm 1409, 1411, 1414 cũng chỉ đủ khả năng diệt phe đảng họ Trần bằng thủ đoạn giảo quyệt—nhất là chiêu bài giả ngụy “hưng Trần.” Khi những lãnh tụ khác trong đám đông xuất hiện—kể cả cựu thổ quan, thổ binh từ năm 1416—quân xâm lược Minh đi vào nửa đường xuống dốc, khiến cả “uy” [wei] lẫn “đức” [de] đều khánh kiệt. Hoặc nói theo cha con, ông cháu Chu Lệ, Cao Xí và Chiêm Cơ, các tướng chỉ biết đến bản thân, coi thường quốc thể. “trở thành trò cưới cho man di.” [“How can we not the laughing stock of the man and yi?”] (103)
103. Ming shi-lu, Xuanzong (Wade, NUS database), juan 36:5b-7a; MSL, vol 18, pp 0900/01 [25/2/1428]; Báo cáo của Trương Phụ ngày 3/7/1408, và bộ Lại ở Kim Lăng ngày 5/7/1408;,Taizong , juan 80:2a, 3b-4a; MSL (Zhongyang), record; 603/3279; vol 11, pp 1070/71. Sử Việt thường ghi “48 phủ, châu, 168 huyện, 3,129,500 hộ, 112 voi, 420 ngựa, 35,750 trâu bò, 8,865 thuyền; Nguyễn Trãi et al., Dư Địa Chí, số 6, Nguyễn Trãi Toàn Tập [NTTT], tái bản có bổ sung (1976), tr 214; ĐVSK, BKTT, IX:4a, Lâu (2009), 2:274; ĐVSKTB, BK X:4b, The (1997), tr 527;
Thoạt tiên, Tham tướng Lý Bân [Li Bin hay Ben], của Mộc Thạnh làm Chưởng Đô Ti; Lữ Nghị [Lu Yi] Phó Đô Ti (năm 1406 từng theo Hoàng Trung đưa Trần Thiên [Thiêm] Bình, hay Nguyễn Khang) về nước. nhưng thất bại). Sau đó, Lữ Nghị được cử làm quyền chưởng Đô thống sứ ty [tusi], và Hoàng Trung làm phó. Trương Phụ chịu trách nhiệm chọn thêm hai người phụ tá (104)
104. Ming Shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 75:2a [từ 12/2/1408]; MSL, vol 11, pp 0948/55; ĐVSK, BKTT, IX:2b, Lâu (2009), 2:273; Giu (1967), 2:229; ĐVSKTB, BK X:2ab, The (1997), tr. 525)]
(Mingshi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 80:2a, 3b-7a; Record 603/3279, MSL vol 11:1070-1071; Minh sử, q. 154: “Trương Phụ truyện” (230) ; CMCB, XII:22-23, (Hà Nội: 1998), I:734-36: 17 phủ, 5 châu, 12 vệ)
Án sát Hoàng Phúc—nguyên phụ trách việc tiếp vận từ Quảng Đông qua, được cử làm Bố chính sứ ty kiêm Án sát sứ ti Tại Bố chính ti, Hoàng Phúc có sáu [6] phụ tá, kể cả Bùi Bá Kỳ, với chức Hữu Tham nghị. Hai người Hoa—Zhang Xian-zong, và Wang Ping [Vương Bình] Hữu Tham chính, chết trận ngày 26/12/1413 khi cùng Hoàng Trung càn quét Thanh Hóa]. Án sát ti có hai phó Án sát và một tham nghị. Bộ Lại chịu trách nhiệm cử người khác cho đủ cấp số. (105)
105. Mingshi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan Taizong, 146:1a, 68:1a-3b).
472 nha sở thu dùng hàng ngàn quan lại Hoa, cùng trên 9,000 thổ quan, chia nhau các chức vụ thổ Tri phủ (dự trù lên tới 15 người), thổ tri châu, tri huyện, v.. v…
Ngày 24/1/1418, Giao Chỉ Đô sứ ti có tới 100 quan chức và lại viên: Đô sứ ti có 30 người, Bố chính ti, 50 người, và Án sát ti, 20. (106) Mười hai năm sau ngày “diệt trừ quỉ dữ, mang ánh sáng thánh giáo cứu giúp man di,” Chu Lệ và thuộc hạ—không ít những tội phạm được lấy ra khỏi nhà tù, gửi sang cho lập công chuộc tội—đưa Giao Chỉ xuống tận cùng đáy thẳm của địa ngục có thực. Dân chúng hàng năm chết đói đầy đường. Khói lửa loạn ly lan tràn từ thành thị tới nông thôn, rừng núi. Những tên cướp nước luôn miệng khoe khoang về văn trị, thánh đức không từ một cơ hội nào để chém giết, cướp bóc, mổ bụng đàn bà có thai, để khủng bố long người. Tổng Binh ăn gan, uống máu nghĩa quân kháng Minh. Sĩ quan thuộc cấp không thiếu kẻ bị đóng gông giải về kinh đô, nhưng chỉ ít lâu sau lại được ân xá gửi đến những chiến trường khác, và không ít kẻ trở lại Giao Chỉ để tiếp diễn những tội diệt chủng, hiếp dâm. Từ năm 1417, lại thêm một loạt những cuộc nổi dạy của thổ quan, thổ binh từ nam chí bắc, từ góc rừng, triền núi tới những thanh thị, phố xá.
106. Mingshi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 196:3a.
Những thành phần hợp tác [Collaborators]:
Các bộ quốc sử Việt đã nói nhiều, dù không hẳn đầy đủ về thành phần hợp tác.
1. Thổ quan:
Tháng 8/1407, Chu Lệ ra chiếu tuyển mộ nhân tài. “Những người hơi có tiếng tăm đều hưởng ứng, riêng có Bùi Ứng Đẩu bị tật ở mắt, và hạ trại học sinh là bọn Lí Tử Cấu vài người ẩn náu không ra mà thôi.” Lúc bấy giờ cũng có câu: Muốn sống vào ẩn trốn trong rừng. Muốn chết thì đi làm quan bên Tàu. [“Dục hoạt ẩn lâm san. Dục tử tố Bắc quan.”] (107)
107. ĐVSK, BKTT, IX:6ab, Lâu (2009), 2:276; Giu (1967), 2:232; Ngô Thì Sĩ, Việt Sử tiêu án, bản dịch, tr115; ĐVSKTB, BK X:6b, The (1997), tr 528.
Tháng 1/1413, Chu Lệ ra sắc dụ cho các quan lại, bô lão thuộc ti Bố Chính:
Ta vâng mệnh trời, thống trị thiên hạ. Chỉ muốn cho muôn dân thiên hạ ai cũng được yên. Cõi Giao Chỉ ở ven biển xa, trước là đất Trung Hoa, nay đã lại như cũ, quân và dân theo giáo hóa nay đã lâu năm, đã đặt các chức mục bá thú lệnh và ti quân vệ, tuyển dùng những người trung lương, hiền năng để vỗ trị. Trẫm sớm khuya nghĩ đến, còn lo rằng đất xa, dân nhiều, giáo hóa không thấu đến, không được thấm nhuần ân trạch yêu nuôi. (108)
108.ĐVSK, BKTT, IX:20a-21a, Lâu (2009), 2:291-92; Giu (1967), 2:244-245; ĐVSKTB, BK X:23ab, The (1997), tr 540 [534-36, 537-45]; CMCB, XII:36-37; (Hà Nội: 1998), I:749-50.
Ý chính tờ sắc dụ gửi thổ quan và bô lão Việt tháng 1/1413 được lập lại vào tháng 1-2/1416, khi Chu Lệ thay bằng sắc hơn 9,000 quan lại tụ hợp ở Kim Lăng, do Tổng binh ký bằng bằng sắc thiếp vàng của Bộ, [như Tả Bố chính sứ Nguyễn Huân,Tham nghị Lương Nhữ Hốt, Đỗ Duy Trung] cũng có câu này; “trời cũng giúp cho, lại hưởng nhiều phúc lộc, mãi đến đời con cháu, mà tiếng thơm của các người cũng mãi mãi còn trong sử sách” [của TH].(109)
109. ĐVSK, BKTT, IX:26b-27b, Lâu (2009), 2:297-98; ĐVSKTB, BK X:32ab, The (1997), tr. 548. CMCB, XII:44-45; (Hà Nội: 1998), I: 757-58.
Tháng 11/1415, Trương Phụ lại qua Giao Chỉ vì tình trạng ngày càng xấu đi. Tháng 1-2/1416, Phụ sử dụng, nói theo giáo mục Ki-tô Paul Puginier, những “chiếc càng cua” bản xứ như Nguyễn Huân làm Bố chính sứ, Lương Nhữ Hốt và Đỗ Duy Trung làm tham chính. (ĐVSK, BKTT, IX :26b, Lâu (2009), 2 :298 ; CMCB, XII:44- 45 ; (Hà Nội : 1998), I:757).
Tháng 1-2/1416, Chu Lệ triệu tập quan lại, bô lão về Kim Lăng, ban cho bằng sắc do chính triều đình Minh ấn ký. Trên 9,000 người, theo Minh thực lục. Sử dụng bọn trung gian bản xứ Nguyễn Huân [Ruan [Mo] Xun], người Chí Linh, Nam Sách [Hải Dương], làm Tả Bố chính sứ, Lương Nhữ Hốt [Liang Ru-hu], người Hoằng Hoá, Thanh Hóa] và Đỗ Duy Trung [Du Wei Zhong] người phủ Tam Đái (sông Thao, Cấm Khê, Sơn Tây), làm tham [nghị] chính. (ĐVSK, BKTT, IX:26b-27a, Lâu (2009), 2:298; Giu (1967), 2:251-52; CMCB, XII:44- 45; (Hà Nội: 1998), I:757).
Chu Lệ hạ chiếu huấn dụ quan lại, thuộc ti Bố Chính, có câu “trời cũng giúp cho, lại hưởng nhiều phúc lộc, mãi đến đời con cháu, mà tiếng thơm của các người cũng mãi mãi còn trong sử sách;” (ĐVSK, BKTT, IX:27ab, Lâu (2009), 2:298; ĐVSKTB, BK X:32ab, The (1997), tr. 548; CMCB,XII:44-45; (Hà Nội: 1998), I: 757-58.
Một số không nhỏ đã bị cuốn hút và khích động về chiêu bài diệt ác, hưng Trần. Nếu tin được Minh thực lục, Trần Ngỗi có mặt trong h2ng ngũ này. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi dẫn về Kim Lăng, Trần Ngỗi đã cùng một số người trốn về Mộ Độ, phủ Thiên Trường, phất cờ “kháng Ngô.” Trần Quí Khoáng hay Quí Khách, vua hậu Trần thứ hai, cũng hơn một lần tìm cách hợp tác với quân Minh. Đế Ngỗi và tùy tùng hai lần gửi sứ và tuế cống [gồm hai tượng người bằng vàng bạc] đến Kim Lăng. Năm 1411, Chu Lệ giả vờ đồng ý, phong Quí Khoáng làm Bố Chính sứ, và đề cử những cận thần của Đế Ngỗi vào ba ti. Nhưng những quan tướng ngoài mặt trận được quay mặt làm ngơ để ra tay tiêu diệt. Cơ quan mật vụ Đông Sở của các thái giám đả sử dụng cả con trưởng Quí Ly để dò xét tin tức từ các sứ thần của Trùng Quang tại Kim Lăng, khiến vua giết Hành khiển Hồ Ngạn Thần sau khi phó sứ Bùi Nột Ngôn tố cáo sự việc. (110)
110. ĐVSKTB, BK X:19a, The (1997), tr. 538.
Đại đa số những người hợp tác chủ trương bá đạo, tư lợi. Chính nghĩa, đạo đức, và ngay cả hạnh phúc thu gọn trong vòng quyền lợi cá nhân và phe đảng.
Đáng ngạc nhiên là trong số này có ba cháu nội của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi—chẳng những thông minh, văn hay chữ tốt, giỏi ứng biến [nhưng cũng có nghĩa chậm tiến, tưởng lầm chim sẻ thêu thành chim thực], hai lần đi sứ Nguyên, mà còn là một đại quan thanh liêm, tiết tháo, được liệt vào hạng danh nhân của Hải Dương trong Đại Nam Nhất Thống Chí. Phải chăng vì sự cảm phục Mạc Đĩnh Chi, [hay đã bị nịnh thần nhà Mạc sửa chữa, cắt bỏ] sử quan đời sau chỉ nhắc rất sơ lược về hành động phản quốc của anh em Mạc Thúy, Mạc Địch, Mạc Viễn—đã tự nguyện đầu hàng, tuyển mộ 10,000 thổ binh dẫn đường quân xâm lược đánh phá thành trì, lùng bắt nghĩa quân, và nhất là lưu lại hậu thế chứng từ thành văn tội phản nghịch, xin Chu Lệ ban ơn đặt Giao Chỉ vào nội địa, như hơn 400 năm trước; và góp công vào việc tung tin con cháu nhà Trần đã tuyệt, khiến năm 1409 Trương Phụ ngạo nghễ tuyên bố với sứ giả của Trần Quí Khoáng—tức Trùng Quang Đế—là “không thể còn sót một cháu nội cua Nghệ Tông,”
Bảng nhãn Lê Quí Đôn có lẽ đã sai lầm khi chỉ liệt kê những Trần Phong, Lương Nhữ Hốt, hay Đỗ Duy Trung vào hàng ngũ “nghịch thần.” Mạc Thúy còn đứng đầu sổ công thần của xâm lược Minh. Mạc Thúy cũng góp phần không nhỏ trong việc tuyển chọn “hơn 9,000” nhân tài bản xứ ra làm quan theo triết lý “dĩ di trị di” của Hán tộc. Từ năm 1436, An Nam được khôi phục quốc thống [guo], nhưng chỉ một thế kỷ sau, cháu chắt Mạc Thúy và Mạc Tung—người năm 1418 được thừa kế chức tước và lương bổng của cha—sẽ tạo nên một tiền lệ khác, tức “An Nam đô thống sứ ti;” và, chưởng đô thống sứ ti với hạng tùng nhị phẩm, cha truyền con nối.
Lê Quí Đôn, Nghịch Thần truyện; Thông sử, Long (1978), tr 225 [Lương nhữ Hốt]. 223-24, [Trần Phong], 225-26 [Đỗ Duy Trung]; LSTL, 1976:47-8, 49 [Đỗ Phú, một người ở thôn Hào Lương muốn tranh tụng đất đai với Lê Lợi]. Ming shi-lu, Shizong, juan 248:1b-5a, 268:3ab [16/12/1542: Mạc Đăng Dung trối trăng cho Mạc Phúc Hải là chưa được phép chôn, nếu chưa nhận được sắc phong của Chu Hậu Tổng (Minh Thế Tông)]; 270:4b [24/5/1543: Nguyễn Điển Kính, Nguyễn Chiêu Huấn không được thết yến] 274:4a [23/6/1543: có thông ngôn hộ tống về Trấn Nam Quan]
MSL, vol 88, pp 4968/73; vol 82, pp 5295/96; vol 83:pp 5366, 5379 [Nguyễn Điển Kính, Nguyễn Chiêu Huấn không được thết yến, nhưng có thông ngôn hộ tống về Trấn Nam Quan]
ĐVSK, BKTB, XVI:4a-5b, 6a [8/4/1852; Mạc Phúc Hải lên Nam Quan đón ấn của Đăng Dung], 11/9/1542 [Bọn Nguyễn Điển Kính, Nguyễn Công Nghị, Lương Giản đi sứ, tạ ơn], Long & Lâu (2009), 3:150-151, 152
Chẳng hiểu anh em Mạc Thúy và Nguyễn Huân đã chọn quan điểm trên vì nguồn gốc Hoa—nên mơ ước “châu hoàn Hợp Phố,” hay thù ghét gì nhà Trần. Cũng có thể vì thấm nhuần sách vở Trung Hoa—bị đầu độc bằng luật kẻ mạnh, và những chi tiết lịch sử ngụy tạo như “từ thời Chuyên Húc, Đường, Nghiêu ánh sáng thánh giáo Trung Hoa đã chiếu rọi mọi hang động “Giao Chỉ,” “Giao Châu” hay “An Nam.” Thực tế, cho tới năm 1414-1415, Hoàng Phúc còn muốn dạy bảo thêm “man di” cách thờ phụng thần gió, thần mây,” “thần mưa,” “thần sấm sét,” cùng cả một hệ thống bái vật của Hán tộc.
Hay truyện cổ tích “Phục Ba tướng quân Mã Viện” từng dựng trụ đồng khoa trương công lao tái xâm lăng, khuất phục man di,” và phân định biên giới” chỉ có trong những giấc mơ hay tại các trung tâm hành quân, vắt óc, mài trán tìm cho được cơ hội xâm lăng lân bang. Vì, trên thực tế, 20 tội của cha con Quí Ly chưa hề bén gót tội lỗi vượt thời gian và không gian của Chu Lệ cùng những Trương Phụ, Hoàng Phúc, hay Chu Vinh. Vì chiếc ngai vàng nhà Minh, chẳng hạn, Chu Lệ đã giết cháu đích tôn của cha, ám hai anh em, họ hàng.
Ming shi-lu, Taisu (Wade, NUS database), juan 51:8b-9a [10/5/1370, lễ tang Trần Dụ Tông, Chu Đức Dụ, chiếu gửi Dương Nhật Lễ] ; MSL, vol 3, pp 1006/07.
Ming shi-lu, Taisu (Wade, NUS database), juan 250:3b-7a [20/3/1397, Trần Thành] ;
Ming shi-lu, Yingzong (Wade, NUS database), juan 72:5ab [9/11/1440 : Trụ đồng, mốc biên giới tây nam ; Phân mao lĩnh, châu Khâm, biên giới tự nhiên tây bắc] ; MSL, vol 25, pp 1397/98.
Ming shi-lu, Yingzong (Wade, NUS database), juan 164:1ab [5/4/1448,Mã Viện có công trấn ngự man di, mở mang bờ cõi] ;
Tháng 6-7/1647: Minh Quế Vương phong Lê Thần Tông (1619-1643, TTH 1643-1648, 1048-1662) làm ANQV : Trẫm nghĩ cột đồng nhà Hán dựng lên, cõi nam yên mãi, vua Hạ hội … ; » ĐVSK, BK Tục Biên, XVIII:40b [39b-40b], Long & Lâu (2009), 3 :292 [291-292]; CMCB, XXXII:3-4 (Hà Nội : 1998), II:257-258.
Tháng 3-4/1667: Kang Xi [Khang Hy] phong Lê Huyền Tông (1662-16/11/1671) làm ANQV; ĐVSK, BKTB, XIX:16ab, Long & Lâu (2009), 3:332. CMCB, XXXII:3-4 (Hà Nội : 1998), II:317.
2. Thổ quân:
Thổ quan và thổ binh là một trong những giai tầng thống trị xã hội Giao Chỉ đô thống sứ ti. Thổ quân chỉ chính thức thành lập từ tháng 2-3/1416, khi Trương Phụ cho lệnh mỗi hộ phải cung cấp ba [3] hay hai [2] đinh. (111)
111. ĐVSK, BKTT, IX:27b, (Lâu (2009), 2:299; Giu (1967), 2:252; ĐVSKTB, BK XI:32, The (1997), tr 548; CMCB,, XII:46; (Hà Nội: 1998), 1:758
Trước đó, mới chỉ có lính đánh thuê bảo vệ ba ải Pha Lũy, Chi Lăng và Lưu, cùng hệ thống trục lộ tiếp vận thủy bộ (bảy [7] trạm ngựa, tám [8] trạm thuyền). Từ năm 1406-1407, khoảng hơn 10,000 thổ binh tình nguyện chỉ đường, dẫn lối cho quân Minh đánh chiếm các đồn trại, công sự, và truy đuổi cha con Quí Ly. Thành lập 10 đơn vị bảo vệ [guards], 1 sở kiểm soát hải thương, 100 trạm tuần kiểm, 92 sở thuế buôn bán; xây tường [walls], đào hào [moats] 12 thành (112)
112. Ming Shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 80:3b-4a; MSL, vol 11, pp 1070/71; ĐVSK, BKTT, IX:6b, Lâu (2009), 2:277; Giu (1967), 3:232; CMCB, XII:22-23; (Hà Nội: 1998), I:736; ĐVSKTB, The (1997), tr 529)
Tháng 2-3/1410, Trương Phụ cũng đặt đồn điền, và các kho mua thóc ở Tuyên Hóa, Thái Nguyên, Tam Giang [châu Phong và châu Chân Đăng cũ; tức Lâm Thao, Đoan Hùng và Quảng Oai tỉnh Phú Thọ hiện nay] làm lương. Hơn 8,000 thổ binh ở các đồn điền, và các kho trên. (113)
113. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 75:23b;
(ĐVSK, BKTT, IX:15a, Lâu (2009), 2:286, Giu (1967), 2:240; CMCB, XII:32; (Hà Nội: 1998), I: 745.
Cuộc tấn công Mông Cổ do đích thân Chu Lệ chỉ huy ở miền bắc khiến quân số Hán, Tartar hay thổ dân Vân-Quí và Lưỡng Quảng bị thiếu hụt. Lý Bân và Trần Trí ngày càng phải trông cậy ở lực lượng thổ quân Giao Chỉ.
Năm 1426, Kim Lăng cho lệnh tam ti Giao Chỉ đặt 30,000 thổ binh dưới quyền Vương Thông; cho phép Mộc Thạnh đóng cửa các mỏ để có đủ thổ binh tăng viện Giao Chỉ. Ngày 29/6/1426: Trần Trí xin bỏ đồn điền, rút 5,000 thổ binh đánh giặc. (114)
114. Ming shi-lu, Xuanzong, juan 16:1a [8/5/1426], 17:11b-12a
Đáng ghi nhận là không thiếu các quan lại của Quí Ly, vì lý do này hay lý do khác, đã can đảm từ bỏ chức vụ, chống lại quân Minh. Những nhân vật lừng lẫy nhất có Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Súy, v.. v..Họ đã giết quan tướng Minh, phò Giản Định vương, đập tan lòng tự cao, tự đại của Chu Lệ qua những chiến thắng Bô Cô từ 30/12/1408 tới 9/1/1409. Lê Lợi—người anh hùng áo vải Lam Sơn, có thể xuất thân từ hàng ngũ tuần kiểm—nhưng từ năm 1416 đã thu đón nhân tài, hào kiệt ; trong vòng 12 năm nằm đất, gối sương. It khi có một bữa no, nhưng cuối cùng phục hồi được quốc thống. Nhiều nữa, những anh hùng vô danh. Không ai còn ghi nhớ tên tuổi họ. Những cái chết âm thầm, vô danh của họ—của hàng triệu người, ngày này qua tháng khác—biểu trưng cho niềm kiêu hãnh và quốc thống Việt Nam.
3. Chính sách bóc lột kinh tế : Mục tiêu tối hậu của việc thánh hóa Giao Chỉ là vơ vét thật nhiều, càng nhiều càng tốt, những sản phẩm địa phương. Ngay trong ba [3] năm miễn thuế đầu tiên, Trương Phụ cùng Hoàng Phúc đã thực hiện nhiều cuộc vơ vét, cướp đoạt tài nguyên.
Thứ nhất là kho tàng quí kim và châu ngọc của Đại Ngu mà cha con Quí Ly cướp được của họ Trần. Theo báo cáo của bộ Lại nhà Minh mùa Hè 1408, Trương Phụ và Mộc Thạnh cướp được 1,360,000 shi [thạch] gạo; 235900 voi, ngựa, trâu bò; 8,677 thuyền; 2,539,852 khí giới. Đó là chưa kể số quí kim, cùng các mỏ vàng, bạc, ngọc trai, gỗ quí, lâm sản, hồ tiêu, v.. v.. Từ đầu năm 1407, Chu Lệ cho lệnh Trương Phụ và Mộc Thạnh sử dụng chiến lợi phẩm này một cách tằn tiện, và sẽ ngưng đưa gạo từ Quảng Đông sang. Nhưng cũng đã có dấu hiệu khan hiếm gạo, rồi đến nạn đói trầm trọng vào cuối năm. Qua năm 1408, Bố chính sứ ty đưa ra biện pháp cần kiệm, giảm thiểu số lương thực mọi cấp. Từ nhất tới tam phẩm, lương tháng là một thạch gạo. Tứ phẩm tới ngũ phẩm, lương tháng 8 đấu. Lục phẩm-thất phẩm, mỗi tháng 7 đấu. Bát phẩm trở xuống, 6 đấu. Trung đội trưởng, 5 đấu. (114)
114. Ming Shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 68:1a-3b, MSL, vol 11, pp 943/48;
Lại thêm dịch lệ bộc phát. Người chết gối lên nhau trên quan lộ. (115)
115. ĐVSK, BKTT, IX:9b, Lâu (2009), 2:279, Giu (1967), 2:235; CMCB, XII:26; (Hà Nội: 1998), I:739;
Đáng chú ý là do tình trạng động loạn khắp nơi, cùng những biện pháp chiến tranh kinh tế—hạn chế và cắt đứt lương thực cho các phong trào kháng Minh—đời sống đắt đỏ, vật giá leo thang. Một lạng vàng chỉ mua được 30 yến muối, trong khi 1 lạng bạc mua được 3 yến. (116)
116. Ming Shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 68:1a-3b, MSL, vol 11, pp 943/48;
Đặt ra qui chế nấu muối và bán muối. Trong khi đó, thuế ruộng tăng đến 300%. (117)
117. ĐVSK, BKTT, IX:25b-26a, Lâu (2009), 2:297; Giu (1967), 2:250; ĐVSKTB, The (1997), tr 547; CMCB, XII:42; (Hà Nội: 1998), I:754;
Thứ hai, mở trường thu vàng bạc. Tháng 9-10/1415, bắt dân lên rừng bắt tê. voi, kiếm hương liệu, săn bắn chồn trắng, hươu trắng, rùa chin đuôi, chim đậu ngược, vượn bạc má; xuống biển mò ngọc trai, hay sống lay lất, bệnh tật trong các mỏ quí kim ở bảy quân Thái Nguyên, Gia Hưng, Quảng Oai, Thiên Quan, Hoàng Giang, Lâm An, Tân Ninh. (118)
118. ĐVSK, BKTT, IX :26a, X:3b, Lâu (2009), 2 :297, 304; Giu (1967), 2:250-51, 252;; CMCB, XII:42- 43 ; (Hà Nội : 1998), 1:755-56.
Lạng, 37.5 grs;
Đồng cân, chỉ: 3.75 grs;
Phân: 0.375 gr
4. Về thương mại, Giao Chỉ sản xuất được một số sản phẩm tiểu công nghệ như tơ mỏng (1668 tấm năm 1417, 1668 tấm năm 1418); sơn mài [lacquer] (2,000 jin năm 1417, 2400 jin năm 1418); Sapan-wood (1500 jin năm 1417, 5,000 jin năm 1418); lông chim bột cá [King-fisher feathers] (2000 bộ một năm 1417, và 1418); và quạt giấy (10,000 cái mỗi năm).
Trong nhiệm kỷ cuối ở Giao Chỉ từ ngày 9/5/1415 tới 26/2/1417, Trương Phụ thực hiện được một số việc công ích. Phụ mở đường bộ tới Hoành Châu [Nam Ninh, Quảng Tây]; đường thủy tới Khâm Châu—đặt các trạm chuyển vận [relay stations] bằng ngựa trên đường bộ, trạm bến thuyền trên đường thủy. (119)
119. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS data base), juan 163.1a. [Sử Việt ghi vào tháng 11/1415];ĐVSK, BKTT, IX:26b, Lâu (2009), 2:298; Giu (1967), 2:251; ĐVSKTB, The (1997), tr 548; CMCB,XII:44 ; (Hà Nội: 1998), I:756;
5. Văn hóa: Để đồng hóa dân bản xứ, Chu Lệ ban hành hai [2] chỉ dụ.
a. Thu hết “sách vở” man di mang về Yên Kinh;
Tháng 8/1418, bắt đầu sai người sang thu sách vở của Đại Việt. (ĐVSK, BKTT, X:3ab, Lâu (2009), 2:302 ; Giu (1967), 2:252;
b. Một chỉ dụ khác, cho lệnh bọn Trương Phụ: thăm dò rộng rãi khắp nước, để tìm người tài đức, hoặc có một điều hay, một nghề giỏi. Dùng lễ để sai khiến, tìm cách đưa về kinh đô.” Ít nhất ba quan chức gốc Giao Chỉ được bổ nhiệm phục vụ ở Bắc Kinh, rồi di chuyển lên Sơn Đông. Chu Lệ cũng phong chức tước cho bảy [7] con cháu họ Trần. (120)
120. Thông sử, Long (1978), tr 103-113; CMCB, XIII:3-5 (Hà Nội: 1998), I:764-767.
6. Tháng 8-9/1414, Hoàng Phúc xin lập văn miếu và đền thờ bách thần. (121)
ĐVSK, BKTT, IX:25b, Lâu (2009), 2:296; Giu (1967), 2:249; ĐVSKTB, BK X:31a, The (1997), tr 547; CMCB, XII:41; (Hà Nội: 1998), I:754;
Nên ghi nhớ văn miếu thời Minh có hai đặc điểm : chỉ thờ Khổng Khâu và các đệ tử, hay thánh hiền; và, không thờ tượng gỗ, hay tượng đất. Để chứng tỏ lòng tôn kính bậc Chí Thánh, người ta mang chôn các tượng. [Xem Phụ Bản III]
Trong vòm cung thần thánh, ngoài Ngọc Hoàng thượng đế, Phật tổ, được thêm vào các thần sông, núi, hồ, ao, sấm, chớp, mây, mưa, gió, v.. v..
7. Giáo dục: Tháng 11-/12/1414, Bành Đạo Tường xin mở trường học. Tại Giao Chỉ có năm [5] loại trường chính: trường thuốc, trường âm dương, trường Phật học, trường đạo Lão và trường Nho giáo.
Nho sinh tại 12 trường cấp phủ, 19 trường cấp huyện, nhưng phải dùng thày giáo bản xứ. Các trường đạo Lão, đạo Phật, đạo quan, thiền viện, trường thuốc còn để lại rất ít thông tin. (122)
122.Ming shi-lu,, Taizong (Wade, NUS database), juan 176:1b-2a, 210:3a [trường học].
Tháng 2 Kỷ Hợi [1419]: Phát tứ thư ngũ kinh, truyền kinh Phật, v.. v .. (123)
123. ĐVSKTB, BK XI:35, The (1997), tr 550. [Xem Phụ Bản III].
Theo sự đánh giá của phái đoàn kiểm soát năm 1419, trình độ các học sinh rất kém. Một trong những lý do là vẫn phải sử dụng các thày người bản xứ. (124)
124. Ming shilu, Taizong (Wade, NUS database), juan 210:3a; MSL [Zhong Yang], vol pp ;
Từ tháng 7 Đinh Hợi [1407], kén chọn những người tài giỏi, học thức, đưa về Kim Lăng huấn luyện. Mỗi châu, phủ phải lựa những học sinh xuất sắc để gửi vào đại học Kim Lăng, hay Bắc Kinh [do nhà Nguyên thành lập].
Tháng 10-11/1415 [9 Ất Mùi, 3/10-1/11/1415], Hoàng Phúc còn đưa các tăng đạo, nhà nho, thày thuốc qua Kim Lăng. (125)
125. ĐVSKTB, BK X:32a, The (1997), tr. 548; ĐVSK, BKTT, IX, Giu (1967), 2:251;
Năm 1418, có 30 du học sinh Việt tại Kim Lăng. (200:3b) Mười năm sau, ít nhất 160 du học sinh Việt ở Bắc Kinh phải về nước. (126)
126. Ming shilu, Taizong (Wade, NUS database), juan 200:3b ; ĐVSKTB, BK X:6-7, The (1997), tr 528.
8. Năm 1419 [Kỷ Hợi], lập chế độ “hộ thiếp” để kiểm soát dân chúng về thuế má và sưu dịch. Mỗi 110 hộ lập ra 1 lý trưởng, có 10 giáp trưởng giúp việc. (127)
127. ĐVSKTB, BK XI:34, The (1997), tr 550.
9. Cho lệnh dân không được cắt tóc. Phụ nữ phải mặc áo ngắn, quần dài như người phương Bắc. (128)
128. ĐVSK, BKTT, IX :25b-6a, Lâu (2009), 2 :297 ; CMCB, XII:41- 42, XIII :2-3 (Hà Nội : 1998), 1:754.
Ngày 26/7/1419, bắt man di để tang cha mẹ ba năm; (theo yêu cầu của Lu Wen-zheng]; (129)
129. MSL, vol 14, p 2196.
Kết Từ:
Năm 1428, sau mười hai năm hưng binh đuổi giặc ngoại xâm—một loại giặc cướp nước tàn nhẫn nhất, đứng đầu bảng tội phạm diệt chủng trong lịch sử thành văn của nhân loại—Bình Định vương Lê Lợi (10/9/1385-5/10/1433) khôi phục được giang sơn, giành lại tự chủ, lập nên nhà Hậu Lê (29/4/1428-12/7/1527). Mặc dù cá nhân Lê Thái tổ không được Chu Chiêm Cơ (Tuyên Tông, 1425-1435) phong vương, mà chỉ được tạm quyền việc nước, và phải cống lễ hang năm rất cao, kể cả hai tượng người bằng vàng, bạc, cúi đấu, khoanh tay—nhưng Đại Việt được thực sự tự trị. Rồi năm 1436, Chu Kỳ Trấn (Minh Anh Tông, 7/12/1435-1449, 11/2/1457-23/2/1464) gia phong cho Lê Thái Tông chức An Nam Quốc Vương—tức trả lại vị thế nước chư hầu như cũ.
Thật khó ngờ, chỉ một thế kỷ sau, tới lượt tội phạm lịch sử Mạc Đăng Dung (12/7/1527-1530-TTH, 11/9/1541) và con cháu, viết thêm những trang sử ô nhục hơn nữa của “An Nam đô thống sứ ti”—tức một đơn vị quân chính cấp phủ, gồm 13 lộ, do một man soái được ban chức quan tùng nhị phẩm, trông coi. Đơn vị quân chính này liên hệ với hai quân khu đông bắc và tây bắc (bao gồm lãnh thổ Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, và Vân Nam, Quế Châu, Tứ Xuyên). Tình trạng “mất nước” này kéo dài tới tháng 3-4/1647, gần ba năm sau ngày Mãn Thanh xóa bỏ Đại Minh trên bàn cờ chính trị Á Châu ngày 6/6/1644. Rất ít người biết rằng đích thân Thanh Đô vương Trịnh Tráng đã gửi biểu xin phong vương cho Lê Thần Tông, nhưng bị Chu Do Kiếm (Si-zong, 2/10/1627-24/4/1644) chối từ, lần cuối vào ngày 18/11/1640. (127)
127. Ming Shi-lu, Sizong, (Wade, NUS database), juan 13 supplement:10a; MSL (Zong-yang), vol , pp .
Đọc kỹ những trang Minh thực lục, điều đáng chú ý nhất là vai trò chủ động của Chu Lệ trong cuộc xâm lăng An Nam, nhưng được tô hồng chuốt lục là trừng phạt bọn tội phạm cha con Quí Ly, và cứu khổ cho “man di” Giao bị hành hạ. Man di là thuật ngữ được hầu hết viên chức Minh, từ Chu Đức Dụ, Chu Lệ trở xuống sử dụng. Lời so sánh võ công của Trương Phụ với Mã Viện gần 1400 năm trước nói lên ít nhất hai điều. Thứ nhất là sự thiếu hiểu biết lịch sử và/hay thói quen xuyên tạc lịch sử của Chu Lệ nói riêng, và vua quan Trung Hoa nói chung (kể cả Chu Đức Dụ). Nếu võ công Mả Viện quả thực to lớn, những người như Tiết Tông, Sĩ Tiếp hay danh nhân tị nạn ở Giao Chỉ cuối thời Đông Hán đã ít nhiều nhắc đến. Mã Viện thực ra được thần thoại hóa để biện minh [justify] cho hành động xâm lăng cổ Việt và Lâm Ấp [Lin-yi] từ đời Tùy-Đường [hoặc trước 446, khi Phạm Việp, soạn giả nguyên bản Hậu Hán Thư [Hou Hanshu] mất]. Năm 1950, khi tiếp đón những cố vấn quân sự Trung Cộng sắp sang Việt bắc, giúp sáu [6] đại đoàn Việt Minh lớn mạnh lên trong thời gian đánh Pháp, Mao Nhuận Chi (Trạch Đông, 1949-1976) cũng nhắc đến Mã Viện, nhưng thêm rằng họ đã được Linov Nguyễn Sinh Côn (1892-1969) và Đảng Cộng Sản Việt Nam mời sang; cửa Mục Nam quan (tức Trấn Nam Quan trước 1885-1897) sẽ mở rộng đời đời, không giống Mã Viện, bị lên án là xâm lược, và dính líu vào việc trộm cắp châu ngọc, sừng tê giác, v.. v... (128)
128. Ming Shi-lu, Shizong, (Wade, NUS database), juan 224:4a-5a; MSL (Zong-yang), vol , pp .
Điểm nổi bật thứ hai là Chu Lệ đã tích cực theo dõi và điều khiển cuộc chiến từ xa. Với những lão tướng như Mộc Thạnh hay Trương Phụ, Chu Lệ chỉ chú trọng đến khía cạnh chính trị—như cách sử dụng thổ binh, thổ quan, hay ra những lệnh ân xá nhằm phục vụ những mục tiêu quân sự nhất thời. Một mặt, Chu Lệ trang trọng đại xá, và cho những thái giám thuộc Đông Sở như Mã Ký [Ma Qi], Sơn Thọ [Shan Shou] đích thân tiếp xúc các lãnh tụ kháng chiến đang lên. Ngay đến Trần Quí Khoáng, hay Trùng Quang Đế, đã bí mật xin hàng Mộc Thạnh từ năm 1408, và nhận chức Bố Chính sứ vào tháng 1/1411. Khi thông báo cho Trương Phụ việc này, Chu Lệ vẫn mở đường cho Phụ khi qua Giao Chỉ lần thứ ba là có thể tùy nghi hành động. Bởi vậy, sau khi dâng biểu nói Trùng Quang Đế là kẻ hai mặt, Phụ thẳng tay tàn sát thuộc hạ của vương. Các sử quan Việt đã qui mọi tội ác dã man cho cá nhân Trương Phụ, Sư Hữu, Trần Trí hay Phương Chính, nhưng thực tế họ chỉ ở mức thừa hành, kẻ gây tội ác lớn nhất là chính Chu Lệ, một sát nhân gian xảo, dùng bất cứ phương tiện nào để đạt mục tiêu xâm chiếm, và đồng hóa “man di.” Hình như Chu Lệ không chút ưu tư về cảm nghĩ và ước muốn của hàng triệu người không muốn bị đồng hóa, và tôn quí sự tự chủ của đất nước, dân tộc. Che dấu tội ác diệt chủng của mình bằng những khẩu hiệu rỗng tuếch kiểu hoằng dương thánh giáo, và luật pháp của xã hội đội mũ, mắc áo, đi giày, ngồi ghế, di chuyển bằng kiệu võng, chiến xa. Tất cả 20 tội ác của cha con Quí Ly đều hiển lộ qua cuộc xâm lược thất bại Đại Việt năm 1406-1428 của Chu Lệ.
Đáng ghi nhớ là từ năm thứ 17 của cuộc xâm chiếm Đại Việt, cuộc chiến kháng Minh ngày một mãnh liệt, trong khi tinh thần phản chiến lan tràn trong xã hội Minh. Nhiều quan tướng Minh đào ngũ, hay tìm cách trì hoãn ngày vào Giao Chỉ. Quan tướng chỉ huy nhiều người bị trừng phạt vì quá tàn bạo, hay thất trận. Một số tướng từng được trọng thưởng từ 1407 tới 1415, như Phương Chính, Trần Trí, đã bị Cẩm y vệ và hành nhân xích giải về Bắc Kinh; rồi gửi trả lại Giao Chỉ để lập công chuộc tội. Có người, như Sư Hữu, trên đường giải giao về kinh đã tự tử vì quá lo sợ hay phẫn nộ. Nhiều tướng dày dạn kinh nghiệm chiến trường theo nhau tử trận (như Trần Húc, Trần Trung, Hoàng Trung, Trần Hiệp) hay bị thời tiết đốn hạ (trường hợp Hàn Quan năm 1414, Lý Bân năm 1422). Những người mới tới đều chỉ lo tự bảo toàn. Ngay đến Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh—Tổng binh quân khu Vân Nam, ba lần mang ấn Chinh Di tướng quân tại Giao Chỉ—cũng mất dần tự tin, lo tự bảo vệ hơn tích cực “dẹp giặc.” Vương Thông, Tổng Binh thứ sáu, theo nhận xét của sử thần Minh, cũng thay đổi hẳn mắt nhìn về cuộc chiến, không thể “hoàn hồn” từ sau các trận Ninh Kiều, Tốt Động vào cuối năm 1426, hai lần tự ý xin giảng hòa với Bình Định vương Lê Lợi—và cuối cùng, vì thấy không thể có viện binh, đã làm lễ hội thề ngày 10/12/1427 (theo tài liệu Việt), hoặc 12/11/1427 (theo Minh thực lục), để an toàn rút lui. Mặc dù Chu Chiêm Cơ [Xuanzong, Tuyên Tông, 16/6/1425-31/1/1435] sau này trừng phạt Vương Thông và năm thuộc hạ, tịch thu tài sản, tống giam, cách làm thường dân—hay ngày 12/7/1428 xử tử, tịch thu tài sản của chưởng Giao Chỉ Đô thống sứ ti Thái Phúc[Cai Fu], chỉ huy trưởng kỵ mã Chu Quảng và bốn [4] người khác về tội đầu hàng và khuyến khích đồng đội đầu hang địch quân—nhưng họ mới chính là ân nhân cứu mạng của gần 90,000 binh sĩ và quan lại Minh được về nước. Thất bại nào cũng cần những vật tế thần như Vương Thông, Mã Anh, Phương Chính; hay những loại ruồi nhặng chiến tranh vo ve chính nghĩa bảo vệ thuộc địa, như những đại thần Minh ký vào tờ biểu xin Chiêm Cơ xuất quân đánh Lê Lợi, và trừng trị Vương Thông cùng thuộc hạ, sau cuộc thảm bại 1428.(129)
129. Ming shi-lu; Xuanzong (Wade, NUS database), juan 41:1ab [15/4/1428, Lê Thiếu Dĩnh về nước]; 43:8a-10b; 17ab; MSL, vol 18, pp 1057/62, 1075/76; Yingzong, juan 215:10b-11a [11/5/1442, Vương Thông chết như một thường dân]; ĐVSKTB, BK IX:36a, The (1997), tr 515; ĐVSK, BKTT, X:43b-44a, Lâu (2009), 2:350
Dù, đã hẳn, như Vương Thông viết trong tờ biểu ngày 22/2/1428, Lê Lợi đã “thành khẩn xin hàng, xin tiếp tục cống lễ, theo điều kiện đời Đức Dụ.” (130)
130. Biểu ngày 22/2/1428 của Vương Thông và 5 tướng khác; Ming shi-lu, Xuanzong (Wade, NUS database), juan 36:5a-6a; MSL, vol 18, pp 0897/99. Đô ti Thái Phúc, người được Vương Thông sai dẫn 13,391 quân Minh đầu tiên được rời Đông đô về Nam Ninh từ ngày 17/12/1727, cùng 1200 lừa ngựa, cùng biểu xin rút quân sau này bị xử tử, tịch thu tài sản cùng 5 người khác;
Bài toán “Đại Ngu” cho thấy Kim Lăng đang có cơ hội bằng vàng đánh chiếm “đất cũ,” hay “lấy lại đất,” nếu muốn. Các vua cuối nhà Trần hèn kém đến độ thua trận cả Chiêm Thành—một xứ có nghề chuyên nghiệp là cướp biển. Cha con Quí Ly thì có lẽ mắc chứng tâm thần, tự xưng là dòng giõi Ngu Thuấn mà ngay một nho sinh mời nhập môn cũng hiểu chỉ là thần thoại. Chẳng phải do vô tình mà Chu Lệ nhắc đến tội bất kính với tổ tiên, thay tên đổi họ, tự vinh danh mình bắng liên hệ huyết thống với vua thánh—và cá nhân Quí Ly cùng Hán Thương cho rằng mình còn tài giỏi hơn Tam hoàng, Ngũ đế. Ngắn và gọn, Chu Lệ muốn nhân cơ hội động binh, đặt Giao Chỉ hay Giao Châu trở lại bản đồ. Mở mang bờ cõi và uy thế là một thứ thuốc phiện tinh thần, rồi sẽ khiến Chu Lệ chết ở một hoang vực đất bắc, âm thầm đưa về Bắc Kinh mới phát tang năm 1424. Lối lý luận rằng cướp đất, cướp dân, trộm cắp tài nguyên thiên nhiên của Đại Việt chỉ vì không muốn thấy kẻ phạm tội không bị trừng trị, hay đám dân chúng khổ sở không được cứu giúp chỉ là ngụy biện. Trương Phụ có thể giết được Nguyễn Biểu, hay bắt Bùi Bá Kỳ về Kim Lăng, nhưng sự thật chỉ là sự thật. Những tên bạo chúa, thực dân, tội phạm chiến tranh như Lưu Triệt, Chu Lệ, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình v. v.. sẽ chịu tiếng nhơ muôn đời trong lịch sử nhân loại. Chỉ trong ba năm 1407-1409, nỗi khổ sở, tang thương của người dân Việt chất chồng thêm nhiều lớp. Gạo không có mà ăn vì hơn 13 triệu thạch gạo đã bị trộm cướp để nuôi dưỡng đạo quân viễn chinh, cùng đám thổ quan, thổ binh lên tới khoảng 30,000 người. Và giao bán cho những Hoa thương. Sở kiểm soát ngoại thương ở Vân Đồn cho thấy thị trường phục vụ chiến tranh của Giao Chỉ phát triển khá mạnh trong những năm đầu. Trong khi đó, từ Thanh Hóa vào nam, cấm dân trồng lúa, khiến nghĩa quân phải làm những chuyến phiêu lưu ra bắc tìm thực phẩm. Từ đầu năm 1408, Hoàng Phúc còn cho lệnh khai thác mỏ vàng, mỏ bạc ở bảy tiểu khu. Giao cho hai đô ty và bốn phó đô ty, cùng 21 án sát huyện và hai tri phủ điều khiển. (131)
131. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 75 :2b.
Dân chúng bị cưỡng ép đi mò ngọc trai, trồng hồ tiêu, cùng sưu cao, thuế nặng—thuế ruộng, chẳng hạn, tăng 300% bằng cách tự động nhân gấp ba số ruộng mà mỗi hộ làm chủ, khiến số người lang thang, vất vưởng, vô gia cư, vô nghề nghiệp ngày một tăng. Đó là chưa kể bản tính độc ác, khát máu của Trương Phụ cùng tùy tướng. Chỉ nguyên một trận Đa Bang đêm 19 rạng 20/11/1406, và trận thủy chiến trên sông Lỗ ngày 8/2/1407 Trương Phụ cùng đồng đảng đã giết gần 40,000 người..Tiếp đến các trận Hoàng Long, Muộn Hải hay Hàm Tử, trận nào số lính Việt chết trận cũng tính gọn 5,000 hay 10,000 thủ cấp. Số người chết đuối thì luôn luôn không thể kiểm kê. Trương Phụ và tùy tướng còn rất thích bêu đầu người chết, hay chất xác thành đống để dọa nạt dân Việt về “sức mạnh và quyết tâm của quan quân”— nhưng thực tế chỉ là những tên cướp nước, ỷ thế mạnh, người đông, sống ngoài vòng luật pháp quốc tế, tự tô son trát phấn những nhân, nghĩa, mệnh trời, mệnh đất cai trị “thiên hạ,” giáo hóa di mọi bốn phương. Sau này, năm 1428, Nguyễn Trãi đã cảm khài viết lên những lời đại cáo ngắn gọn, xúc tích như “Tát cạn nước biển Đông cũng không đủ rửa sạch vết nhơ; Chặt hết trúc núi Nam không đủ thẻ ghi tội ác.” (132)
132. “Bình Ngô Đại Cáo;” NTTT, (1976), tr 78 [77-83].
Người chép sử Việt sau này hẳn sẽ còn nhiều cơ hội ghi thêm những tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chống nhân quyền, “xâm lược,” “sát nhân,” “tra tấn,” “hãm hiếp,” “trộm cướp,” “trấn lột,” của những kẻ chỉ biết dùng thương, giáo, cung tiễn, rồi đại bác, bom chùm, bom nổ cao, hay bom nổ chậm; ở các vùng biên giới, những tiểu quốc mà Hán tộc tự nhận là “đất cũ” để có cớ khởi binh, cướp bóc. Trong suốt hơn 1,000 năm qua, lịch sử thành văn của Đại Việt và thế giới đã liệt kê khá đầy đủ tội ác của bầy tội phạm quốc tế ở Bắc Kinh. (133)
133. Minh sử, q. 321: An Nam truyện; ĐVSKTB, BK IX:36a, The (1997), tr 515; CMCB, XII:2-3; (Hà Nội: 1998), I:716-17.
Madison, Wisconsin, 4/1979-
Houston, Texas 7/2015.
Vũ Ngự Chiêu
Phụ Bản I.
NHÀ TRẦN (10 [20]/1/1226-23/3/1400)
Nhà Trần ([10] 20 /1/1226-23/3/1400), sau nhà Lý (21/11//1009-[10] 20/1/1226), là triều đại thứ hai giữ được sự liên tục chính trị gần hai thế kỷ—nếu không kể thời gian họ Trần thống trị triều đình Lý từ 1217 tới 1226, gồm 174 năm, 2 tháng. Chiều dài liên tục chính trị và hành chính tối thiết này giúp củng cố và cải thiện dần guồng máy cai trị truyền nối từ các triều trước, tiếp tục đào tạo nhân tài, củng cố lực lượng quân sự và hệ thống phòng thủ, chuẩn bị tích cực cho sự sinh tồn của đất nước và dân tộc trong tương lai.
1. Đây là triều đại lập nhiều võ công giữ nước. Ba lần làm chồn vó ngựa xâm lược Mông Cổ [Mongol, Nguyên] (1/1258, 1/1285, 1287-1288). Hai lần tấn công Hoa Nam (1241, 1311-1316). Gặp nhiều khó khăn với các nước Đông Nam Á lân cận, đặc biệt là Chiêm Thành [Champa] trong hạ bán thế kỷ XIV. Một vua Trần đã tử trận trên đất Chiêm ngày 4 hay 8/3/1377—do lòng tham lam giảo quyệt của một tướng biên giới hèn yếu, có hay không có sự chấp thuận của anh rể họ vua—Lê Quí Ly (1336-?1407). hay Hồ/Lê Nhất Nguyên. (1)
1. Quốc sử quán nhà Lê, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [ĐVSK, BKTT], VII:28ab, 30a-31a, bản dịch Hoàng Văn Lâu et al (2009), 2:182-183, 184-185; Đại Việt Sử Ký Tiền Biên [ĐVSKTB], quyển VIII:1a-32b, IX:1a-47b, bản dịch Dương Thị The et al (1997), tr 462-523; Quốc sử quán nhà Nguyễn, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục [CM], Chính Biên [CB], q XI-XII, bản dịch Hoa Bằng, Trần Văn Giáp, Phạm Trọng Điềm et al (Hà Nội: 1998), I:671-735. Ở lần hiệu đính từ năm 2010, chúng tôi sử dụng thêm Minh thực lục để bổ khuyết sử Việt; Geoffrey Wade,Mingshilu: An Open Access to Southeast Asia, bản dịch Anh ngữ của National Univ of Singapore database, Taizu , juan [quyển] 37:22b-23a [3/3/1369], MSL (Zhongyang), vol 2, pp 0750/51; juan 72:2a [13/3/1372], MSL (Zhongyang), vol 3, p 1327 [How can the maritime yi be as unscrupulous and [as] fraudulent as this?]; juan 47:4b-5a [11/1/1370], 67:4b-5a [3/9/1371]; 88:5ab [4-5/1374 ], MSL, vol 14, p 1566; Taizong, juan 149:4b-5a [16/4/1414] ; Xianzong, juan 91:7ab [15/6/1471], 92:1b-2a [26/6/1471]; 108:3b-4a [14/10/1472]. [Sẽ dẫn: Mingshilu, ji [kỷ], (Wade, NUS database), juan] Xin nhấn mạnh là tư liệu Minh chỉ dùng để so sánh, bổ khuyết, không thay được sử Việt. Thông thường, chúng tôi tóm lược sai biệt chi tiết các dữ kiện, nếu cần. Lý do chính là giọng điệu tự tôn cúa thực dân Minh, với quan điểm dân tộc Trung Hoa là chủ thiên hạ, nằm giữa trung tâm vũ trụ hình khối vuông. Bốn bể gồm toàn man di [mọi rợ] mà vua Trung Hoa có sứ mệnh “giáo hóa,” tẩy sạch dần tục mọi rợ. Đích thân Chu Đức Dụ và dòng giõi thường dùng tiếng man, di bốn phương hay hải di ngoài “nội địa.”
Từ giũa thế kỷ XV, nhà Trần suy tàn dần. Bên ngoài, vua Chiêm thường đánh cướp các châu huyện phía nam; và bốn lần tàn phá Thăng Long (năm 1371, 1377, 1378, 1383). Các vua quan Trần phải chạy loạn và chôn dấu bớt kho tàng tận Lạng Giang (tức trấn Lạng Sơn từ năm 1397). Cái chết của Chế Bồng Nga [A Da A Zhe] (ca 1370-1390)—dưới cơn mưa tên và đá bay của súng thần sáng ngày 8/2/1390 của Thượng tướng Trần Khát Chân—giúp giảm thiểu áp lực từ phía nam. Tuy nhiên, hiểm họa thực dân và diệt chủng từ phương bắc lại nổi gió bão. Chu Đức Dụ, tức Nguyên Chương, miếu hiệu Minh Thái Tổ (Taizu, 5/1351-26/4/1398) đuổi Mông Cổ về nước, thống nhất Trung Hoa, và muốn thu thập lại các chư hầu cũ—đặc biệt là Đại Lý [Vân Nam-Tứ Xuyên], cùng An Nam. Năm 1381-1382, Đức Dụ xâm lăng Đại Lý (bao gồm Nam Chiếu cũ), rồi mở rộng vùng ảnh hưởng xuống Ai Lao, Myanmar [Miến Điện, Mian Dian]. Trong khi đó, liên tục sử dụng chiêu bài tranh chấp biên giới với Quảng Tây (châu Tư Minh), từ năm 1381, và Khâm Châu. (từ khoảng năm 1439-1440, 1471-1472), để sách nhiễu lúa gạo, quí kim, lâm sản, thái giám, học sinh, sư, hay thợ đấm bóp trong khi chờ một ngày thuận tiện chiếm lại đất cũ [reasserting] “An Nam,” “Giao Châu,” “Giao Chỉ,” “Nam Man,” hay “Hải Di.” Dã tâm của vua quan Minh nói riêng, và thành phần thực dân xâm lược nói chung, có thể tóm gọn trong nguyên tắc: những gì tôi tuyên bố của tôi, là của tôi; những gì bọn man di làm chủ đều có khả năng tranh chấp. Tấm bản đồ lãnh hải lưỡi trâu vẽ lên biển Đông Nam Á mà Hu Jin-tao [Hồ Cẩm Đào]- Xi Jin-ping [Tập Cận Bình] công bố năm 2009-2013, và thái độ kiêu ngạo, ỷ mạnh để trấn lột, cướp đoạt tài nguyên thiên nhiên như hải sản, dầu thô, khí đốt dưới thềm lục địa từ năm 1949 dưới chiêu bài an ninh quốc gia là một thí dụ điển hình. Cho tới nay, mới chỉ có chính phủ Phi-lip-pin [Philippines] đủ dũng tâm truy tố tập đoàn tội phạm chiến tranh Tập Cận Bình cùng nước Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa [Zhonghua renmin gongheguo] ra trước một tòa án quốc tế. (2) Triển vọng những dân tộc khác như Việt Nam, Tibet, Mongol, Manchuria, Tân Cương, Thanh Hải sẽ nhập cuộc chiến công pháp quốc tế là điều có thể xảy ra.
2. Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ, “Hận Nhục Biển Đông: Kiện hay Không Kiện?” (2014), minhtrietviet. net; hopluu.net; vietnamvanhien.net. Xem thêm Chính Đạo, Sự Đàn Hồi của Biên Giới Trung Hoa;” Hop Luu; Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ, “Hai Bà Trưng: Một gương sáng lịch sử ngàn đời;” minhtrietviet. net; hopluu.net; vietnamvanhien.net.
Song song với những hiểm nguy từ phương bắc nói riêng, bên ngoài nói chung, là nội thù. Gian thần Quí Ly, người “họ ngoại” hiểm độc của Minh Tông và Nghệ Tông không chỉ đưa họ Trần tới nghĩa trang năm 1400, mà còn khiến vương quốc lọt vào tay thực dân “Ngô,” hay Đại Minh (1398-1644), suốt hai thập niên.
Quí Ly nguyên là cháu “nuôi” hai chị em thái phi họ Lê đất Thanh Hóa, vợ lẽ Minh Tông, Thái thượng hoàng cai trị lâu nhất nhà Trần (28 năm, 15/3/1329-10/3/1357). Hiến Từ còn được cung văn hay mỉa mai thành “nữ trung Nghiêu Thuấn,” mở cửa cung đình cho con một kép hát— Dương Nhật Lễ, hay “Trần Nhật Kiến,” cũng vua duy nhất nhà Trần được vua Minh phong vương khi đang tại chức—rồi bị chính “cháu” ngoại tộc ám hại ngày 12/1/1370. Sau gần 30 năm thống trị triều chính, phế, giết vua, tàn sát tôn thất, Quí Ly—xuất hiện trong Minh sử như Li Yi Yuan [Lê Nhất Nguyên], Li Ji-li [Lê Quí Ly], hay Hu Yi Yuan [Hồ Nhất Nguyên] từ thập niên 1380—cướp ngôi cháu ngoại, đổi tên nước thành Đại Ngu (24/3/1400-17/6/1407). Tạo cơ hội cho Chu Lệ và thực dân Minh xóa bỏ nước Việt trên bản đồ, dùng bọn nội thù khác như Mạc Địch [Mo Di], Mạc Thúy [Mo Sui], Mạc Viễn [Ma Yuan] ở Nam Sách (Lạng Giang) soạn một tờ biểu với “1120” chữ ký, xin trở lại tình trạng Giao Châu hơn 400 năm trước, tức chia lại quận huyện, đặt quan cai trị, giúp bỏ dần phong tục man di, theo “thánh giáo”—khai sinh thực thể Giao Chỉ Đô Thống Sứ Ti [Jiaozhi dutong tusi], gồm 15 [rồi 18] phủ, 5 châu, 12 vệ. (3)
3. Năm 1407, thực ra mới chỉ có 14 phủ, và bốn phủ mới được đổi tên. Thái Nguyên và Tuyên Hóa chỉ nâng lên hàng phủ năm 1408; và Thăng Hoa, do Chiêm Thành cai trị, chỉ vào bản đồ trên giấy tờ năm 1415; Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 19:1ab [11-12/1417],66:7a, 68:3b-7a, 84:1b-2a; MSL (Zhongyang), vol 11, pp 0948/55. Sử Nguyễn chép 17 phủ, kể cả Thái Nguyên, Tuyên Hóa, và Thăng Hoa; thiếu phủ Diễn Châu trong Minh sử; CMCB, XII:20 (Hà Nội: 1998), I:733-734.
Hệ thống chính quyền phức tạp này—tiến hóa từ kiểu mẫu tusi nhà Nguyên (1260-1367) đã trắc nghiệm ở Quí Châu, và nhà Minh tiếp tục ở Đại Lý (Vân Nam-Tứ Xuyên) từ năm 1381-1382—nhằm mục đích khiến man, di quên dần vị thế một nước [guo hay vassal state] từng hiện hữu từ thế kỷ XII tới ngày 5/7/1407. (4) Ngắn và gọn, quốc thống tưởng chừng đã tuyệt.
4. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 68:1a-3b, 3b-7a, 80:3b-4a, MSL (Zhongyang), records 515, 603/3279; vol 11, pp 1070/71. Ngày 29/7/1408, sau khi triệt thoái, Trương Phụ [Zhang Fu] và Mộc Thạnh [Mu Sheng] đều được phong tước quốc công [guo-gong, duke], lương 3,000 shi [thạch] gạo mỗi năm, con cháu được tập ấm; Ibid, juan 81:2b-6b. Trong khi đó, lương tháng cho công nhân An Nam đúc đại bác, súng và tên lửa tại bộ Công vào thế kỷ XV chỉ được 1 shi gạo.
May mắn, sau đợt khủng hoảng thất thần đầu tiên, quốc thống được phục hồi. Từ 1407 tới cuối năm 1427, hơn 60 cuộc nổi dạy kháng Minh khiến Chu Lệ cùng thuộc hạ không được yên ổn thụ hưởng chiến công mà Chu Lệ từng khoa trương là “Mã Phục Ba [tức Mã Viện, năm 42-44] cũng không hơn.” Đáng kể nhất có hai vua “hậu Trần,” con cháu Nghệ Tông, tức Đế Ngỗi hay Giản Định Đế (1/11/1407-16/12/1409) và Dế Khoáng, tức Trùng Quang (2/4/1409-31/3/1414); hay Trần Nguyệt Hồ ở Hạ Hồng, rồi sông Lỗi, Thanh Hóa. (1407, 1415). Hai tướng cướp với tước vị hầu, rồi quốc công Trương Phụ và Mộc Thạnh phải thêm ba lần mang quân chủ lực sang đàn áp. Những thủ đoạn như chất xác người thành gò đống, chặt đầu treo thủ cấp ở phố chợ, bến sông, bắt phụ nữ, thiếu nhi bán sang Trung Hoa làm nô lệ (kể cả con gái 9 tuổi của Lê Lợi), chỉ tạm ổn định tình hình được vài năm để “thánh hóa” “hơn 3,120,000 di và 2,087, 500 mán,” 13,600,000shi [thạch] gạo, 235,900 voi, ngựa, trâu bò,” cùng một lãnh thổ trải dài “2800 dặm” từ bắc xuống nam, “1760 dặm” từ đông sang tây.(5) Sử Minh ghi nhận là từ năm 1407, sau khi cha con Quí Ly bị đóng cũi gửi về Kim Lăng, phong trào kháng Minh khởi phát dữ dội từ bắc chí nam. Đây chẳng phải vì long thương tiếc gì cha con, phe 9a3ng Quí Ly, mà vì quyết định sai lầm chiến lược của Chu Lệ, Trương Phụ, có sự tiếp tay của những kẻ nội thù, tiêu biểu là Mạc Thúy [Mo Sui], cháu nội Mạc Đĩnh Chi, và tổ bốn đời Mạc Đăng Dung—tức kế hoạch sát nhập Đại Việt vào đế quốc Minh, chia đặt quận huyện để tẩy rửa phong tục man di bằng “thánh giáo.” Trận đánh gây tiếng vang nhất là trận bến Bô Cô trên sông Thanh Nguyệt của Quốc công Đặng Tất [Deng Xi] và Giản Định [Jian Ding] vương (1/12/1407-16/12/1409) —trong khoảng từ 30/12/1408 tới 9/1/1409—khiến bộ chỉ huy của Giao Chỉ đô sứ ti bị thiệt hại nặng; tân Chinh Di tướng quân, Mộc Thạnh phải một người một ngựa thoát thân về thành Cách, khẩn cấp xin cứu viện. Trương Phụ, rồi Mộc Thạch, thêm ba lần mang quân Quảng Tây và Vân Nam vào các năm 1409, 1411, 1414 cũng chỉ đủ khả năng diệt phe đảng họ Trần bằng thủ đoạn giảo quyệt—nhất là chiêu bài giả ngụy “hưng Trần.” Khi những lãnh tụ kháng chiến khác trong đám đông xuất hiện—kể cả những cựu thổ quan, thổ binh từ năm 1416—quân xâm lược Minh đi vào nửa đường xuống dốc, khiến cả “uy” [wei] lẫn “đức” [de] đều khánh kiệt. Hoặc nói theo nói theo cha con, ông cháu Chu Lệ, Chu Cao Xí và Chu Chiêm Cơ, “trở thành trò cưới cho man di.” (6)
5. Báo cáo của Trương Phụ ngày 3/7/1408, và bộ Lại ở Kim Lăng ngày 5/7/1408; Ming shi-lu ,Taizong (Wade, NUS database), juan 80:2a, 3b-4a; MSL (Zhongyang), record; 603/3279; vol 11, pp 1070/71. Sử Việt thường ghi “48 phủ, châu, 168 huyện, 3,129,500 hộ, 112 voi, 420 ngựa, 35,750 trâu bò, 8,865 thuyền; Nguyễn Trãi et al., Dư Địa Chí, số 6, Nguyễn Trãi Toàn Tập [NTTT], tái bản có bổ sung (1976), tr 214; ĐVSK, BKTT, IX:4a, Lâu (2009), 2:274; ĐVSKTB, BKX:4b, The (1997), tr 527;
6. Ming shi-lu, Xuanzong (Wade, NUS database), juan 36:5b-7a; MSL, vol 18, pp 0900/01 [25/2/1428: Lệnh cho Vương Thông và Mã Anh mang quân về Yên Kinh. Trách Vương Thông và các tướng chỉ biết đến bản thân, coi thường quốc thể. “How can we not the laughing stock of the man and yi?”]
Khí hậu nhiệt đới, với lam sơn chướng khí mùa mưa từ tháng 5 tới tháng 8 âm lịch, cũng góp phần không nhỏ trong việc đả bại giặc Minh. Sáng kiến sử dụng đường thủy để tải lương từ Quảng Đông, thay vì đường bộ hiểm trở xuyên qua rặng Thập Vạn Đại sơn ở Quảng Tây chẳng giải quyết được mọi khó khăn. Hầu hết quan tướng trẻ được thăng cấp năm 1408, hay 1415 đều phục vụ tới năm 1428; nhưng mai một dần. Trong số những người chết: Trần Húc, Hoàng Trung [Huang Zhong];Trần Hiệp [Chen Qia], Trần Trung [Chen Zhong]; chết bệnh, Hàn Quan và Lý Bân; tự tử: Sư Hữu [Shi Hou, bắt được Trùng Quang năm 1414]; cách chức, đánh giặc chuộc tội: Phương Chính, Trần Trí [từ 1426], Thái Phúc bị xử tử; (7)
7. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 75:23b; Ibid., Xuanzong, juan 17:11b-12a.
Những cộng sự viên đắc lực của giặc Minh như Mạc Thúy, Cầm Bành, bị giết tại trận tiền. Hơn 8,000 thổ binh ở các đồn điền, bến mò ngọc trai, cùng các mỏ quí kim ở bảy quân Thái Nguyên, Gia Hưng, Quảng Oai, Thiên Quan, Hoàng Giang, Lâm An, Tân Ninh. (8) Riêng giới trí thức, ngoài một số nho sinh tại 12 trường cấp phủ, 19 trường cấp huyện, nhưng phải dùng thày giáo bản xứ, có các trường đạo Lão, đạo Phật, đạo quan, thiền viện, trường thuốc,(9)
8. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database), juan 75:23b; Ibid., Xuanzong, 17:11b-12a [29/6/1426: Trần Trí xin bỏ đồn điền, rút 5000 thổ binh đánh giặc]. Năm 1426, Giao Chỉ đô thống sứ ti có tới 30,000 thổ binh, do Trương Phụ tổ chức từ năm 1414. Ibid., Xuanzong, juan 16:1a [8/5/1426, tăng cương cho Vương Thông]
9.Ming shi-lu,, Taizong (Wade, NUS database), juan 176:1b-2a, 210:3a [trường học].
Những tội ác của “họ Lê/Hồ,” cùng tập đoàn phục vụ xâm lược Minh, có thể nói theo Nguyễn Trãi, “chặt hết trúc núi nam chưa đủ cung cấp thẻ ghi chép; dẫu múc cạn nước biển đông chưa đủ rửa sạch vết nhơ.” (10)
10. “Bình Ngô đại cáo;” bản chữ Hán, phiên âm và diễn nghĩa trong Việt Nam Sử Lược, (ấn bản Mỹ, không ngày], tr 237-241 [chữ Hán], 242-245 [diễn nghĩa, chữ Việt hiện nay] và 277-280 [phiên âm]. Những bản khác trong Nguyễn Trãi Toàn Tập (1976), Lê Quí Đôn, Đại Việt Thông Sử, trong Lê Quí Đôn Toàn Tập; bản dịch Ngô Thế Long, et al.(1978), tr 73-78.
1. Trần Thái Tông (Nhật Cảnh, Bồ, Quang Bình [Guang-ping], [10] 20/1/1226-30/3/1258, TTH -5/5/1277)
1241: Mang binh thuyền vào châu Khâm;
Kháng Mông (1/1258)
2. Trần Thánh Tông (Hoảng hay Hoãng, Nhật Huyễn [Ri Xuan], 30/3/1258 -8/11/1278, TTH, -3/7/1290):
Kháng Mông (1285, 1287-1288)
3. Trần Nhân Tông (Khâm, Nhật Tôn [Ri-zun], 8/11/1278 -16/4/1293, TTH – 9-10/1299).
1272: Hội khám trụ đồng Mã Viện.
Kháng Mông (1285, 1287-1288)
Trúc Lâm đại sư (1299-1308)
4. Trần Anh Tông (Thuyên, Nhật Súy [Ri-shuai], 16/4/1293-3/4/1314, TTH 24/4/1320).
1311-1316: Tranh chấp biên giới.
5. Trần Minh Tông (Mạnh, Nhật Phụ [Chen Ri Fu], Khoáng, 3/4/1314 -15/3/1329, TTH 10/3/1357).
6. Trần Hiến Tông (Vượng, 15/3/1329-24/7/1341)
7. Trần Dụ Tông (Hạo, Nhật Khuê [Chen Ri Kui], 2/10/1341- 29/6/1369)
1345: Hội khám trụ đồng Mã Viện.
1. Chu Đức Dụ, Nguyên Chương (Thái Tổ, [5/1351] 5/1368-24/6/1398)
Trần Hạo, Nhật Khuê (Dụ Tông, 2/10/1341- 29/6/1369) [con thứ 10 Trần Mạnh, vàHiến Từ Hoàng thái hậu; ĐVSK, BKTT, VII:11a-31a, Lâu (2009), 2:159-185].
1. Tháng 3 Nhâm Thìn [17/3-14/4/1352]: Bố Đề [Tể tướng] Trà Hoa Bố Để, con rể Chế A Nan, cướp ngôi, Chế Mỗ, con vua Chiêm, phải chạy sang Đại Việt xin tị nạn vào tháng 3-4/1352 [Ba Nhâm Thìn, 17/3-14/4/1352] (năm này có tháng 3 nhuận [15/4-13/5/1352]. (31) 31. CMCB, X:3; (Hà Nội: 1998), I:625.
Tháng 2-3/1353 [Giêng Quí Tị, 5/2-3/1353]: Cung Định vương Trần Phủ làm Tướng quốc. ĐVSK, BKTT, VII:16b, Lâu (2009), 2:167;
2. Tháng 7/1353 [6 Quí Tị, 1-30/7/1353], Trần Dụ Tông sai quân đưa Bố điền [đại vương] Chế Mỗ, con Chế A Nan, về nước nhưng không thành công. Con rể Chế A Nan là Trà Hoa Bố Để làm Bố Đề [Tể tướng] cướp ngôi năm 1352, Chế Mỗ phải chạy sang Đại Việt xin tị nạn vào tháng 3-14/4/1352 [Ba Nhâm Thìn, 17/3-14/4/1352] (năm này có tháng 3 nhuận [15/4-13/5/1352]. (32) 32. CMCB, X:3, 5; (Hà Nội: 1998), I:625-626.
Thái úy Trần Nguyên Trác làm Tả Tướng quốc. ĐVSK, BKTT, VII:17a, Lâu (2009), 2:167;
3. Tháng 10-11/1353 [9 Quí Tị, 9/10-7/11/1353]: Quân Chiêm vào cướp Hóa Châu. Dụ Tông sai quân đi đánh, bất lợi. Cử Trương Hán Siêu mang quân Thần Sách trấn giữ Hóa Châu. (ĐVSK, BKTT, VII:17a, Lâu (2009), 2:167; CMCB, X:5; (Hà Nội: 1998), 1:627)
4. Tháng 4-5/1361 [3 Tân Sửu, 6/4-4/5/1361]: Lâm Bình: Quân Chiêm vào cướp ở cửa biển Di Lý [Lâm Bình (Quảng Bình, châu Địa Lý cũ). (ĐVSK, BKTT, VII:24a, Lâu (2009), 2:176, Giu (1967), 2:148;
Tháng 6-7/1361 [5 Tân Sửu 4/6-2/7/1361]: Cho Phạm A Song làm tri phủ Lâm Bình (Quảng Bình). (ĐVSK, BKTT, VII:24a, Lâu (2009), 2:176, Giu (1967), 2:148; CMCB, X:14-15; (Hà Nội: 1998), I:635)
5. Tháng [3 Nhâm Dần 1362]: Quân Chiêm vào cướp Hóa Châu. (ĐVSK, BKTT, VII:25a, Lâu (2009), 2:177; Giu (1967), 2:148;
Tháng 4 Nhâm Dần [1362]: Đỗ Tử Bình xây thành Hóa Châu. (ĐVSK, BKTT, VII:25a, Lâu (2009), 2:177; Giu (1967), 2:148;
Tháng 8 Nhâm Dần [1362]: Hành khiển Phạm Sư Mạnh làm tri Khu mật viện sự. (ĐVSK, BKTT, VII:25a, Lâu (2009), 2:177; Giu (1967), 2:149;
6. Tháng 1-2/1365 [Giêng Ất Tị, 23/1-20/2/1365]: Hóa Châu: Quân Chiêm vào cướp, bắt người du xuân. (ĐVSK, BKTT, VII:25b, Lâu (2009), 2:179; Giu (1967), 2:150; CMCB, X:19; (Hà Nội: 1998), I:639-640)
7. Tháng 4-5/1366 [3 Bính Ngọ 11/4-9/5/1366]: Quân Chiêm vào cướp Lâm Bình (Quảng Bình). Phạm A Song đánh thắng. (ĐVSK, BKTT, [?VII:25b, Lâu (2009), 2:179]; Giu (1967), 2:151; CMCB, X:19; (Hà Nội: 1998), I:640)
8. Tháng 2 Đinh Mùi [1367], sứ Chiêm Mục Bà Ma đòi Hóa châu; (ĐVSK, BKTT, VII:28a, Lâu (2009), 2:181];
Tháng 12 Đinh Mùi, sai Trần Thế Hưng và Đỗ Tử Bình qua đánh Chiêm Thành. Bị thua ở Chiêm Động [châu Thăng Hoa, tức phủ Thăng Hoa, rồi phủ Thăng Bình Quảng Nam sau này]. Thế Hưng bị bắt; Tử Bình kéo quân về. (CMCB, X:19; (Hà Nội: 1998), I:640)
Tháng 12 Mậu Thân [9/1-6/2/1368]
9. Ngày 3/2/1369 [26/12 Mậu Thân, Hồng Vũ I]: Sai tri phủ Yi Ji mang chiếu lên ngôi qua An Nam. Mingshilu, Taizong (Wade, NUS database), 37:22b-23a; MSL (Zhongyang), vol 2, pp 0750-0751]]
9b. Ngày 26/2/1369 [20/1 Kỷ Dậu, Hồng Vũ 2]: Chiếu lên ngôi qua Chiêm Thành, Java và Tây dương; Mingshilu , Taizong (Wade, NUS database), 38:1a;
10. Ngày 12/3/1369 [4/2 Kỷ Dậu, Hồng Vũ 2]: Sứ Chiêm Thành là Hu Du Man đến Kim Lăng cống cọp và voi. (39:2a)
10b. Hai ngày sau, 14/3/1369: Đức Dụ gửi sứ đi Chiêm, Java và Nhật Bản. [Wu Yong, Yan Zhong-lu, Yang Zai] Trong thư gửi A Da A Zhe, Đức Dụ nói nay gửi lịch đại thống [Da Tong li], cùng 40 tấm lụa [fine silks] và silk gauzes interwoven gold thread].
Cuối năm 1369, khi nhận được biểu khiếu nại của Chiêm, Đức Dụ bèn sai một sứ bộ đi Hà Nội và Đồ Bàn, hy vọng giải quyết cuộc tranh chấp và thù hận giữa hai xứ “man di,” nhưng chỉ hoài công. Trong hai thập niên kế tiếp, Đức Dụ khám phá ra bản chất “deceitful” của cả hai phe; và nhất là thái độ hiếu chiến của Chiêm Thành với các lân bang như Cambodia, Mian Dian, Xiêm La Hộc, hay An Nam. Chu Lệ đã phải xuống chiếu trách Chiêm Thành sống bằng “nghê hải tặc;” và cảnh giác vua Chiêm nên tìm cách giữ liên hệ tốt đẹp với các láng giềng.
Sau nửa thế kỷ đánh cướp Đại Việt hầu như hàng năm, thế lực Chiêm đang trên đà xuống dốc.Chúa Chiêm là La Ngại mới chết, con là Ba Đích Lai lên thay. Quí Ly muốn nhân cơ hội phục thù, chiếm cướp đất đai.
1. Chu Đức Dụ, tức Nguyên Chương (Minh Thái Tổ 1368-24/6/1398)
8. Dương Nhật Lễ (Tràn Nhật Kiến [Chen Ri-jian], 18/7/1369 - 9/12/1370):
11. Ngày 29/6/1369 [25/5 Kỷ Dậu, Hồng Vũ 2]: Dụ Tông mất. Lập di chiếu đưa Trần Nhật Lễ (Chen Ri-jian, Trần Nhật Kiến, 18/7/1369 - 9/12/1370) nối ngôi[?]. (ĐVSK, BKTT, VII:29a, Lâu (2009), 2:182; Giu (1967), 2:153[?]. Ngô Thì Sĩ hoài nghi.
11b. Ngày 18/7/1369 [15/6 Kỷ Dậu, Hồng Vũ 2]: Trần [Dương] Nhật Lễ (18/7/1369 - 9/12/1370) lên ngôi: ĐVSK, BKTT, VII:29a-31a, Lâu (2009), 2:182-183; Giu (1967), 2:153];
11c. Ngày 19/11-18/12/1369 [Tháng 11 Kỷ Dậu, Hồng Vũ 2]: Sứ Minh là Ngưu Lượng, Trương Dĩ Ninh mang ấn vàng và sắc rồng phong Dụ Tông làm ANQV; (ĐVSK, BKTT, VII:29b, Lâu (2009), 2:183]; Mingshilu, Taizong (Wade, NUS database), 38:1a;
Ngày 23/7/1369—cảm kích vì Trần Nhật Khuê là man di đầu tiên xin thần phục—Chu Đức Dụ sai Trương Dĩ Ninh [Zhang Yi-ning] và Ngưu Lượng [Niu Liang] qua phong [Dụ Tông] làm An Nam Quốc Vương. Mang theo ấn bạc mạ vàng và sắc rồng. Lại ban cho lịch Đại thống, và 40 tấm vóc là hoa vàng.
Bọn Dĩ Ninh vừa tới biên giới—có lẽ là trị sở châu Khâu Ôn [Qiu wen], nơi có dân cư ngụ cùng những tiện nghi, nằm về phía tây nam Kỳ Lừa-Đồng Đăng, trạm đổi ngựa giữa Bằng Tường, phủ Tư Minh—vào khoảng tháng 10-11/1369, thì được thông báo Dụ Tông đã chết từ ngày 29/6/1369. Quan chức Trần cũng yêu cầu sứ Minh tiếp tục tới Hà Nội trao ấn tín, và làm lễ phúng điếu Dụ Tông. Dĩ Ninh vì ngã bệnh ở lại biên giới, còn Ngưu Lượng trở lại Kim Lăng, xin lệnh mới. Đức Dụ thuận cho Dĩ Ninh và Ngưu Lượng đến Hà Nội, làm lễ phúng điếu Trần Nhật Khuê (Dụ Tông), rồi trao ấn và áo bào cho Trần Nhật Kiến (Dương Nhật Lễ), để tạm thời trông nom quốc sự. Trần Phủ lo tiếp đón sứ. Dĩ Ninh bị bệnh chết tại Hà Nội. Ngưu Lượng để lại một bài thơ khen ngợi Trần Phủ, tiên đoán Phủ sẽ làm vua. Với cương vị Hữu Tướng quốc, Trần Phủ có thể ít nhiều liên quan đến quyết định không tiếp viện hay ủng hộ Trần Hữu Lượng, con Trần Ích Tắc, trong cuộc tranh hùng với Dụ; và, liên lạc bán chính thức với Kim Lăng từ năm 1359 và 1368. Có lẽ nhờ vậy, ngày 10/5/1370, Đức Dụ phong vương cho Nhật Kiến [Nhật Lễ]. Trong thư gửi Nhật Kiến, thêm một lần nhắc lại huyền thoại trụ đồng Mã Viện, cùng ước muốn giáo hóa man di, để trong ngoài trở thành một nhà, muôn vạn nước thuộc tứ di đều được ban ơn mưa móc. Sứ đoàn cũng ghé dâng hương tại đền Mã Viện [Uy Vũ Miếu?], và cho sửa chữa lại vì quá đổ nát, điêu tàn. Ngày 9/7/1370, Nhật Kiến gửi sứ đi Kim Lăng tạ ơn. Chính sứ bị bệnh chết ở Nam An, Đức Dụ cho trợ cấp đưa quan tài về nước. Ming shi-lu, Taizu (Wade, NUS data base), juan 43:3ab, 51:8b-9a, 53:5b ; MSL,vol 2, pp 847/48.Sử Việt ghi chung lễ phúng điếu và tấn phong quyền thự An Nam Quốc sự vào tháng 11-12/1369; ĐVSK, BKTT, VII:30a, Lâu (2009), 2:183-84; Giu (1967), 2:154-55; LTHCLC, q. 46, (1992), 3:190-91.
3/5/1370:Thái tể Trần Nguyên Trác mưu sát Nhật Lễ. Thất bại. 18 người chủ mưu bị giết; ĐVSK, BKTT, VII:31b-32a, Lâu (2009), 2:184; Giu (1967), 2:?; ĐVSKTB, BK VIII:1b-2a, The (1997), tr 462-463; CMCB, X:24-25; (Hà Nội: 1998), I:644-645;
10/5/1370: Chu Đức Dụ phong Trần Nhật Kiến làm ANQV. Ming shi-lu, Taizu (Wade, NUS database), juan 51:8b-9a ; MSL,vol 3, pp 1006/07.
9/7/1370: Sai sứ tạ ơn Chu Đức Dụ. Ming shi-lu, Taizu (Wade, NUS database), juan 53:5b ;
9. Trần Nghệ Tông (Phủ, Thư Minh [Chen Shu-ming], 3/12/1370-4/12/1372, TTH -6/1/1395)
3/12/1370: Lên ngôi. Phế Trần Nhật Lễ. 9/12/1370: Đánh chết cha con Nhật Lễ. Chê bọn mặt trắng triều Dụ Tông bắt chước phương bắc; muốn giữ tục lệ cũ phương nam. [Có thể vì liên hệ với nhà Minh xấu đi]. ĐVSK, BKTT, VII:32a-34a, Lâu (2009), 2:186-189; Giu (1967), 2:?;ĐVSKTB, BK VIII:2b-4b, The (1997), tr 463-465; CMCB, X:25-; (Hà Nội: 1998), I:645-647;
MT 5: Ngày 8/2/1371, sứ đoàn của Trần Nhật Kiến [Chen Ri-jian] mang voi thuần đến Kim Lăng cống. Một quan chức bộ Lễ triều Minh khám phá ra tên Trần Thư Minh thay vì Trần Nhật Kiến. Nhà Minh dò hỏi, sứ thần thú thực Trần Phủ đã giết Nhật Lễ. (Ming shi-lu [Veritable Records], Taizu, (Wade, NUS database), juan 60:8a)
Trong thư ngày 13/3/1372, Đức Dụ tuyên bố từ chối nhận cống phẩm. Đòi Shu-ming khai hết sự thực về Nhật Lễ. (Ming shi-lu, Taizu, (Wade, NUS database), juan 72:2a)
Ngày 4/12/1372, Nghệ Tông nhường ngôi cho em trai (con thứ 11 của Minh Tông) là Trần Kính hay Cảnh (Chen Tuan, 1337-1377), tức Trần Duệ Tông (4/12/1372 -4/3/1377). (ĐVSK, BKTT, VII:39a, Lâu (2009), 2:195; ĐVSKTB, BK, VIII:19a, The (1997), tr. 469 [chỉ ghi tháng 11 Nhâm Tí], CMCB, X:33; (Hà Nội: 1998), I:652 [chỉ ghi tháng 11 Nhâm Tí; em vua là Trần Cảnh, con vợ thứ Minh Tông; Ibid., X:31, (Hà Nội: 1998), I:650]).
Theo sử Lê và Tây Sơn, nhà Minh khen Nghệ Tông “hiếu hữu, cung kiệm;” nhường ngôi cho em [Kính] rồi cháu [Hiện] mà không truyền cho con. (ĐVSK, BKTT, VII:39a, Lâu (2009), 2:195; ĐVSKTB, BK, VIII:19a, The (1997), tr 469) Vấn đề này cần thảo luận thêm. Cuối đời, con út Nghệ Tông là Ngung lên ngôi, sau khi một con khác là Thái úy Trần Thúc Ngạc từ chối vì bị Quí Ly lừa, rồi thủ tiêu năm 1391. (ĐVSK, BKTT, VIII:13b-14a, 20b-21a, Lâu (2009), 2:220, 228; Giu (1967), tr 185-186 [tháng 5 Tân Mùi, 1391].
Tháng 4-5/1374: Chu Đức Dụ đồng ý cho Nghệ Tông [Chen Shu-Ming] thôi quyền thự quốc sự vì đã già; nhường cho em là Trần Kính [Chen Tuan]; Mingshilu, Taizu (Wade, NUS database), juan 88:5b ; MSL,vol 4, p 1566.
Thái Thượng Hoàng gần 23 năm (1372-1395). Mất ngày 6/1/1395, thọ 73 tuổi. Mai táng ở An Sinh, Đông Triều [nay thuộc Quảng Ninh]. (ĐVSK, BKTT, VII:39a, VIII:24b, Lâu (2009), 2:195, 234; Giu (1967), 2:196. ĐVSKTB, BK, VIII:19a, IX:16a, The (1997), tr 469, 499; CMCB, XI: 21 (Hà Nội: 1998), I:693).
Nghệ Tông thường tỏ ra ghét “bọn mặt trắng” thích xin theo phương bắc. Muốn duy trì chính sách của Minh Tông. Việc này có thể liên hệ đến bang giao Minh-Trần.
10. Trần Duệ Tông (Kính, (4/12/1372 -4/3/1377). ĐVSK, BKTT, VII:39a, Lâu (2009), 2:195;
MT 6: Ngày 4/5/1374, Đức Dụ chấp nhận tha lỗi cho Nghệ Tông, và đồng ý cho em là Trần Kính [Chen Tuan] thay làm quyền thự An Nam quốc sự. (Ming shi-lu [Veritable Records], Taizu, (Wade, NUS database), juan 60:1a-4a; 88:5b)
9/7/1374, Trần Duệ Tông gửi sứ tạ ơn.
5/3/1375: Cho phép tuế cống ba năm một lần. (Taizu, (Wade, NUS database), juan 100:2b-3a)
C9. Tháng 1/1377, đích thân Duệ Tông [Chen Tuan] đi đánh Chiêm Thành [mới đến cướp phá Hóa Châu vào mùa hè 1376. Sai Lê Quí Ly đốc thúc lương thực vùng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa. ĐVSKTB, BK, VIII:15a, The (1997), tr 473.
Ngày 3/3/1377, đến Chiêm Thành. Ngày 4/3, bị Chế Bồng Nga giết tại trận. Ba đại tướng chết. Ngự Câu Vương Húc hàng giặc. Đỗ Tử Bình coi hậu quân không lên cứu viện, bị cách chức làm lính. Lê Quí Ly trốn về. (ĐVSK, BKTT, VII:44b-45a, Lâu (2009), 2:202; ĐVSKTB, BK, VIII:15a, The (1997), tr. 473; CMCB, X:39-41; (Hà Nội: 1998), I:658-659) [Hà Nội bị nhật thực. Dân chúng phải thắp đuốc họp chợ.].
Minh thực lục ghi là ngày 8/3/1377; Mingshilu, Taizu (Wade, NUS, database], q. 111:3b;
Đỗ Tử Bình gián tiếp gây nên cái chết của Duệ Tông; dấu mười [10] mâm vàng Chế Bồng Nga [A Da A Zhe, ca 1370-1390] cống hiến, và giá họa vua Chiêm vô lễ—khiến 120,000 quân Trần thảm bại, Duệ Tông tử trận ngoài thành Đồ Bàn, hầu hết tướng lĩnh bị giết, hay bị bắt, kể cả con trai Nghệ Tông là Trần Húc đầu hàng, ĐVSK, BKTT, VII:43b-45a, Lâu (2009), 2:200-202;
Chế Bồng Nga sẽ đưa Trần Húc về chiếm giữ từ Diễn Châu-Nghệ An trở vào nam, rồi tiến ra đánh Hà Nội ngay trong năm 1377-1378. ĐVSK, BKTT, VII:45b-46a, VIII:1b, Lâu (2009), 2:203, 205-206;
Đức Dụ từ chối gửi sứ sang làm lễ điếu tang Duệ Tông, vì nằm trong ba trường hợp đặc biệt: chết đuối, chết vì sợ, hay chết vì bị đè; ĐVSK, BKTT, VII:46a, Lâu (2009), 2:203-204;
[Thực tế, Đức Dụ gửi thư cho Nghệ Tông, phân tích lý do xảy ra tai họa]
Nghệ Tông đặt ra tước “Mạ tặc trung vũ hầu;” dùng thì giờ chạy loạn rảnh rỗi trên núi Thạch Thất, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, để viết sách dạy bảo Phế Đế Trần Hiện (Chen Wei, 19/6/1377 -3/1/1389) cách làm vua; hay mở khóa thi thái học sinh năm 1384 tại chùa Vạn Phúc. Việc Trần Nguyên Đán liên kết với Quí Ly qua hôn nhân, hay Nguyễn Trãi dự khóa thi thái học sinh đầu tiên của Quí Ly (1400), hay Nguyễn Ứng Long đổi tên làm Phi Khanh, nhận chức Hàn lâm học sĩ của Hán Thương, có những động lực tư riêng, khó thể bàn luận một cách phiến diện như “hiền” hay “không hiền.” (10) 10. Nguyễn Ứng Long, phụ thân Nguyễn Trãi, trúng tuyển khoa 1374, nhưng không được Nghệ Tông dùng—chẳng hiểu vì kỳ thị chủng tộc quen thuộc trong các cộng đồng Việt gốc Hoa (lấy con gái Trần Nguyên Đán), hay một lý do nào đó.
Ngày 23/3/1396, Nguyên Chương từ chối phúng điếu cố quốc vương Chen Shu-ming vì Shu-ming đã giết vua Chen Ri-jian [Trần Nhật Kiến hay Nhật Lễ, nhưng không hề báo cáo; Ming shi-lu, Taizu (Wade, NUS databaseq. 249:2b-3a ;
10. Trần Duệ Tông (Kính, Trần Thuận [Chen Tuan], 4/12/1372 -4/3/1377)
4-5/1374: Nghệ Tông xin từ chức vì tuổi già; nhường ngôi cho em là Trần Kính, tức Duệ Tông. (juan 88:5b) Thực ra đã bàn giao từ ngày 4/12/1372.
4/7/1375: Từ nay, cống lễ ba năm một lần; hay mỗi lần mới lên ngôi; Mingshilu, Taizu (Wade, NUS database), juan 100:2b -3a;
4/3/1377: tử trận ở Đồ Bàn. ĐVSK, BKTT, VII:44b, Lâu (2009), 2:202; [hay 8/3/1377]Mingshilu,Taizu (Wade, NUS database), juan 111:3b ; MSL,vol 5, p 1842.
Chu Đức Dụ thoạt tiên không phúng điếu, vì chết đuối là một trong ba điều cấm. Tháng 1-2/1378 [tháng Giêng Mậu Ngọ], sứ của Trần Hiện là Thám Hoa Trần Đình [Kiến] Thâm [Chen Jian-Chen] thuyết phục được Chu Đức Dụ rằng Duệ Tông chết vì dân, nước. ; ĐVSK, BKTT, VII:46a, Lâu (2009), 2:203-204; ĐVSKTB, BK VIII:19b-20a, The (1997), tr 476; CMCB, X:42-43 (Hà Nội: 1998), I:660-661; Mingshilu, Taizu (Wade, NUS database), juan 117:1b ; MSL,vol 5, p 1908. [Sai Trần Năng phúng điếu]
11. Trần Hiện/Nghiễn [Trần Huy, hay Vi [Chen Wei], Phế Đế] (19/6/1377 -3/1/1389).
Trần Hiện/Nghiễn, Huy hay Vi [Chen Wei, 11/4/1361-3/1/1389] (Phế Đế, 19/6/1377 -3/1/1389); con Trần Kính và Gia Từ hoàng hậu; 19/6/1377 (13/5 Đinh Tị) Đế Nghiễn lên ngôi. ĐVSK, BKTT,VII:45b, Lâu (2009), 2:203;
16/7/1377: Chế Bồng Nga cướp Thăng Long. ĐVSK, BKTT, VII:45b-46a, Lâu (2009), 2:203;
25/6-24/7/1378: Chế Bồng Nga tới Thăng Long. An phủ sứ Lê Giốc bị giết. ĐVSK, BKTT, VIII:1b, Lâu (2009), 2:206;
Tháng 3-4/1281, Thiền sư Đại Than dẫn lực lượng sư và Phật tử khỏe mạnh đi đánh Chiêm.CMCB, X:47 (Hà Nội: 1998), I:665;
Tháng 6-7/1281, dời các thần tượng họ Trần về An Sinh, Nam Định CMCB, X:48 (Hà Nội: 1998), I:665-666;
24/6/1381: Chu Đưc Dụ chửi Đế Hiện là “đểu giả và ác độc” [villainous], “phóng đãng vô luân” [dissolute] và “hỗn láo” [insulting] trong cuộc tranh chấp đất đai với phủ Tư Minh, cùng quyết định trả lại lễ cống, và cấm Quảng Tây, Quảng Đông nhận chuyển cống lễ của nhà Trần. (Ming Shi-lu, Taizu (Wade, NUS database), juan 194:6b-7a; 196:3a; MSL, vol 7, p 2791.
Tháng 10-11/1281, Hoàng hậu Gia Từ, Lê Thị, chết. Đế Hiện dụ giết Quan Phục Hầu Dục. CMCB,X:49 (Hà Nội: 1998), I:666-667;
Ngày 7/4/1382 [23/2 Nhâm Tuất, Hongwu 15], Lan Yu, Mu Ying chiếm được Đại Lý [Dali] Vân Nam. Mingshilu, Taizu (Wade, NUS database), juan 143:2b-3a, 218:2a-4a ; MSL,vol 5, pp 2246/47.
Ngày 9/7/1382, [28/5 Quí Hợi]: Chen Wei sai Xie Shi-yan mang 15 thái giám nộp cho Kim Lăng.Taizu, juan 143:2b-3a.
Ngày 10/7/1383, Chen Wei gửi 25 thái giám. Mingshilu, Taizu (Wade, NUS database), juan 153:1b;. [15 + 25 = 40]
10/7/1383 : Chen Wei gửi 25 thái giám lên Kim Lăng. Taizu, juan 163:3a.
5/3/1384: 5000 thạch lúa nuôi quân Minh đánh Vân Nam. Taizu, juan 155:1b.
Tháng 9 Giáp Tí [16/9-14/10/1384]: Nhà Minh mở rộng kiểm soát xuống Vân Nam.
Trước kia, sai bọn Dương Bàn, Hứa Nguyên qua yêu cầu nhà Trần cung cấp lương thực. Hành khiển Trần Nghiêu Du cung cấp 5,000 thạch lương ở Thủy Vĩ châu. Quan lại nhiều người bệnh chết. (ĐVSK, BKTT, VIII :7ab, Lâu (2009), 2 :212 ; ĐVSKTB, VIII :25ab, The (1997), tr. 481; CMCB, XI:1, (Hà Nội: 1998), I:671-72;
16/1/1387: Chen Wei sai mang 19 thái giám nộp cho Kim Lăng. Taizu, juan 170:8ab.
Tháng 8 Mậu Thìn [1388]: Phế Đế tỏ ý bất mãn việc Thượng Hoàng yêu thích Quí Ly. Được mật báo, Quí Ly tìm cách phế vua. ĐVSK, BKTT, VIII:10b-11a, Lâu (2009), 2 :216-17.
3/1/1389 [6/12 Mậu Thìn]: Trần Phế Đế bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông bức tử ở chùa Tư Phúc theo lời dèm xiểm của Hồ Quý Ly.
Hưởng dương 27 tuổi. (ĐVSK, BKTT, VIII:11ab, Lâu (2009), 2 :217. ĐVSKTB, BK, VIII:28b-30a, The (1997), tr. 483-84; CMCB, XI:4-6; (Hà Nội: 1998), 1:674-76)
[1389] Sứ nhà Minh là Đỗ Tử Hiền, Sư [Ổ] Lân, Hình Văn Bác [Du Văn Bác] mang ấn và sắc rồng sang phong cho Phế Đế (1378-1389) nhưng vua đã bị bị thắt cổ chết. (ĐVSK, BKTT, VIII:14a, Lâu (2009), 2 :220, Giu (1967), 2 :185; ĐVSKTB, BK VIII :32b, The (1997), tr. 486 ; LTHCLC, q. XLVI, 3:191.
12/1388-1/1389: Lê Lý Nguyên [Li Yi-yuan, tức Lê Quí Ly [Li Ji-li] truất phế Chen Wei, nhốt phương Đại Dương. Sau đó giết Wei, Đưa con Shu-ming là Ri-kun lên làm quyền thự quốc sự. Taizu, juan 198:3a.
Ngày 16/1/1387: Chen Wei gửi 19 thái giám.. Mingshilu, Taizu (Wade, NUS database), juan 170:8ab; [15 + 25 + 19 = 59]
Ngày 3/1/1389 (6/12 Mậu Thìn) bị phế; sau bị Quí Ly thắt cổ chết]; ĐVSK, BKTT, VII:45b-46b, VIII:1a-14a, Lâu (2009), 3:203-204, 205-220]. Mingshilu, Taizu (Wade, NUS database), juan 194:6b-7a; MSL,vol 7, pp 2920/21 [chỉ ghi tháng].
10/1/1389 [18/12 Mậu Thìn]: Đức Dụ cho lệnh chỉ cống ba năm một lần. Taizu, juan 104:5ab.
12. Trần Thuận Tông (Ngung, Khôn [Chen Ri-kun], 24/1/1389 -2/4/1398)
24/1/1389 (27/12 Mậu Thìn), Thuận Tông lên ngôi. (ĐVSK, BKTT, VIII:13b-14a, Lâu (2009), 2:220, Giu (1967), 2:185-203 [Ngày 2/4/1398 bị Lê Quí Ly bắt nhường ngôi cho Hoàng thái tử An]; Chiếu truyền ngôi; 2:203. Ming shilu, Taizu (Wade, NUS database), juan 194:6b-7a.
24/1/1389 [27/12 Mậu Thìn]: Trần Ngung, con út của Nghệ Tông, lên ngôi, tức Trần Thuận Tông (24/1/1389 -12/4/1398). (ĐVSK, BKTT, VIII:13b-14a, Lâu (2009), 2 :218 ; ĐVSKTB, BK, VIII:28b-32a, The (1997), tr. 486; CMCB, XI:4-6; (Hà Nội: 1998), 1:677)
8/12/1389: Lê Nhất Nguyên [Li Yi-yuan, tức Lê Quí Ly [Li Ji-li] sai Ruan Tong-shu [Nguyễn Thông Thư?] đi sứ Kim Lăng. Nhà Minh nghi ngờ Tể tướng An Nam muốn che dấu việc giết Chen Wei; Taizu, juan 198:3a.
15/12/1389: Bộ Lễ nhắc nhở An Nam ba năm đi sứ một lần. Taizu, juan 198:3a.
Ngày 8/2/1390 [23/1 Canh Ngọ]: Nga mang theo hàng tướng Trần Nguyên Diệu. Bị một phản tướng chỉ điểm thuyền Nga. Khát Chân cho dùng hỏa pháo [súng bắn đá], Nga bị trúng tên tử trận. Nguyên Điệu cắt thủ cấp Nga mang về; nhưng bị tướng Trần giết luôn, rồi mang thủ cấp nộp cho Khát Chân.
Tướng Chiêm La Ngải dẫn quân Chiêm an toàn trở về bằng đường núi.
“Lúc ấy người Nghệ An ăn ở hai lòng. Người Tân Bình [Quảng Bình] và Thuận Hóa phần nhiều làm phản.” An phủ sứ hai lộ Tân Bình và Thuận Hóa không tới nhiệm sở, mà chỉ ở kinh. Vua cử thổ hào Phan Mãnh làm Tướng coi quân Thánh Dực ở hai lộ này. (ĐVSKTB, The (1997), tr 490-491; CMCB, XI :11-13 ; (Hà Nội: 1998), 1:681-83.
17/5/1390: Sứ An Nam tới Quảng Tây. cho lệnh gửi sứ về nước; Taizu, juan 201:3a.
17. Tháng 7-8/1390 [6 Canh Ngọ 13/7-10/8/1390]: La Ngải tự xưng làm vua Chiêm. Chế Ma Nô Đã Nan, cùng Chế Sơn Na, con Chế Bồng Nga chạy qua hàng nhà Trần. Đều được phong tước hầu. (CMCB, XI :14; (Hà Nội: 1998), I :684).
Tháng 3-4/1391 [Hai Tân Mùi 6/3-4/4/1391] Quí Ly mang quân đi kinh lý Chiêm Thành. Bị phục binh, rút về. 30 tùy tướng bị giết. (CMCB, XI :15; (Hà Nội: 1998), I:685). ĐVSK, BKTT, VIII:35b-36a, Lâu (2009), 2:248; Giu (1967), 2:207;
23/3/1396: Sứ nhà Trần báo tin Nghệ Tông mất. Chu Đức Dụ từ chối phúng điếu. “Shu-Ming cherished villainly and harbored deceit. He cruelly slew his king and try to enrich himself. How could he act so immorally?” Ming shilu, Taizu (Wade, NUS database), juan 244:6a; MSL,vol 8, p 3547.
31/12/1396: Chen Zheng [Trần Thành] và Lu Rang {Lư Nhượng] tới Hà Nội. Thảo luận về việc nhà Trần, nhân cơ hội mạt Nguyên đã vượt trụ đồng 200 lý, xâm chiếm năm [5] châu phía nam Vĩnh Bình, chiếm đất Khâu Ôn [Qiu Wen], Như Ngao [Ru Ao], Khánh Viễn [Qing Yuan], Uyên [Yuan] và Thoát; Ming shilu, Taizu (Wade, NUS database), juan 249:2b-3a; MSL,vol 8, pp 3600/01.
20/3/1397: Chen Zheng [Trần Thành] viết thư cho Trần Thuận Tông [Chen Ri-Kun] về lập trường nhà Minh trong việc tranh chấp đất đai ở phủ Tư Minh.
Thuận Tông bác bỏ, và viết biểu cho Chu Đức Dụ. Triều thần Minh đề nghị đánh An Nam. Đức Dụ nói An Nam sẽ gặp tai vạ; nhưng tạm thời hãy chờ đợi. Ming shilu, Taizu (Wade, NUS database), juan 250:3b-7a; MSL,vol 8, pp 3620/27. [Phải chăng vì cuộc chiến ở Đại Lý đang kéo dài?]
10-11/1397: Dời đô vào An Tôn (Thanh Hóa).
Tháng 5-6/1399, Quí Ly bắt Trần Thuận Tông đi tu theo đạo giáo tại quán Ngọc Thanh (Đông Triều, Hải Dương [Quảng Ninh]). Sai Nguyễn Cẩn đầu độc, vua không chết. Phải dùng phiêu kỵ thượng tướng quân Phạm Khả Vinh thắt cổ, hưởng dương 21 tuổi. (ĐVSK, BKTT, VIII:33b, Lâu (2009), 2:245; Giu (1967), 2:205; CMCB XI:33-34; (Hà Nội: 1998), I:704-5) (Hồ Quý Ly cũng là nhạc phụ vua).
13. Trần Thiếu Đế (An, 2/4/1398-23/3/1400)
6/2/1399: Mậu Dần [5/2/1399]
Tháng 4 Kỷ Mão [6/5-4/6/1399]: Hồ Quí Ly bắt Thuận Tông đi tu theo đạo giáo tại quán Ngọc Thanh (Đông Triều, Hải Dương). Sai Nguyễn Can đầu độc, nhưng vua không chết. Sau sai thượng tướng quân Phạm Khả Vinh thắt cổ chết, hưởng dương 21 tuổi.
(Hồ Quý Ly cũng chính là cha vợ của vua).
Hồ Quí Ly giết chết luôn 370 tôn thất nhà Trần, kể cả Trần Khát Chân. (ĐVSK, BKTT, VIII:31b-32a, 33b-34b, Lâu (2009), 2:242-43, 245-46; (ĐVSKTB, IX:25a, The (1997), tr. 506-7)
Tháng Chạp Kỷ Mão [28/12/1399-25/1/1400]:
6/2/1399 Kỷ Mão [25/1/1400]:
Tháng 8-9/1400, mở khoa thi; ĐVSK, BKTT, VIII:37b-38a, Lâu (2009), 2:250; Giu (1967), 2:209.
Tháng 12/1400-1/1401, lập gia phả nội ngoại. Tự nhận dòng dõi Hồ Hưng Dật, mà gốc gác kéo ngược lên Ngu Thuấn, một trong năm hoàng đế thần thoại thượng cổ Trung Hoa. Bà nội họ Chu; mẹ họ Phạm; ĐVSK, BKTT, VIII:38ab, Lâu (2009), 2:251; Giu (1967), 2:209.
Tháng này, Quí Ly cũng nhường ngôi cho Hán Thương, con công chúa Huy Ninh, cháu ngoại Minh Tông.; ĐVSK, BKTT, VIII:38b, Lâu (2009), 2:251; Giu (1967), 2:209.
Phụ Bản II
Lược sử tế lễ Khổng Khâu (Kongzi, 551-479 TTL)
Khổng Khâu tự là Trọng Ni, người đất Văn Giang, sau con cháu chuyển tới Khúc Phụ (Qufu), tỉnh Sơn Đông [Shandong], hiện nay. Con không thừa nhận của một tiểu lại Lỗ, Thúc Lương Ngột.
Chu Hậu Tổng [hay Thông] tức Minh Thế Tông (Jiajing, 1521-1566), cho lệnh lập đền Khải thánh ở bên trái học miếu để thờ cha mẹ Khổng Khâu, cùng các hiền nho như Nhan Uyên, Tăng Sâm, v.. v.. Năm 1727, Ung Chính truy phong tổ 5 đời là Mộc Kim Phủ làm Triệu Thánh Vương, xuống tới Thúc Lương Ngột làm Khải Thánh Vương. Đổi tên Khải Thánh làm Sùng Thánh.Xuân Thu hai lần tế lễ hàng năm. (Lê Quí Đôn, VĐLN, Sài Gòn: [1973?]), tr. 190-91].
Jiajing chủ trương giữ hiếu với cha mẹ sinh [insisted on performing filial piety rituals for birth parents] hơn dòng dõi đại gia đình Zhou Yuanzhang [Chu Nguyên Chương] —người khai nghiệp nhà Minh (1368-1644), tức triều đại quân chủ chuyên chế cuối của Hán tộc [the collateral Ming ancestral line]. The Guangdong-based officials [Pearl River Delta] supported Jiajing and his new Imperial Confucian orthodoxy, while participating in nationwide anti-Buddhist mobilizations. Guangdong-based proponents of Neo-Confucian orthodoxy led the charge on “religious cleansing.” [David Faure, Emperor and Ancestor: State and Lineage in South China (Stanford, CA: Stanford Univ. Press, 2007), p. 102]
The Qing conditions enhanced the lineage institution through their cultural and economic activities, and their role in developing local militia in the post Opium War period.
[Chinese historiography’s function as a means of “political legitimation and propaganda”], x [Kongzi [Confucius] is “generally acknowledged as the author-editor of the Spring and AutumnAnnals: sweeping generalization and problematic assumption];
Analects [Lunyu]: Kongzi seems to have multiple personalities OnCho Ng, & Edward Wang, The Writing and Use of History in Imperial China (Honolulu: Hawaii Univ Press, 2005), p. xi
1. Xuân Thu (Yinxu/Chunqiu sử nước Lỗ, 722-481) được coi như tổ của sử học Trung Hoa. Vì thuở sinh thời Khổng, người Hán chưa biết cách chia câu, ngắt đoạn, hay phân biệt tên người, tên đất, nho gia Hán đời sau thi nhau chú giải Xuân Thu; nhưng chỉ có ba bản chú giải [Chunqiu sanzhuan [Xuân Thu tam truyện] được coi như có giá trị nhất: một của Tả Khâu Minh (Zuo Qiuming), gọi là Thượng thư đại truyện hay Tả truyện; một của Công Dương Cao (Gongyang Gao), thường biết như Công Dương Truyện, và một của Cố Lương Xích (Gu Liang-chi), tức Cố Lương Truyện.
Dong Zhongshu (198-115 TTL): Jiao sacrifice to Heaven a central element of Confucian orthodoxy. Celebrated from the beginning of the Western Zhou.
Năm 207, theo Viên Huy, có phong trào sử dụng tân văn, thay thế cổ văn [classics]. Sĩ Tiếp [Shi Xie, 137-226] chuyên về Xuân Thu Tả thị truyện [Zuozhuan], giải thích rất rõ ràng, khúc triết; nhất là các bản kim hoặc cổ ngữ của Thư. ĐVSK, NKTT, III:10a, Thọ (2009), 1:193.
Jack C. Chen, “Blank Spaces and Secret Histories: Questions of Historiographic Epistemology in Medieval China;” JAS, No 69, No 4 (Nov 2010), pp. 1071-91. [Historiography has long been concerned with the problem of determining standards for evidence. For the Chinese traditional historians, it was Confucius who provided the model for historical writing. As the attributed author of the Spring and Autumn Annals, Kong demonstrated qualities of narratical restraint, historical factuality, moral profundity, and a refusal to engage in iddle speculation.
2. Thư [Shujing, Book of Documents/Classic of Documents,]
Thư chép sự tích vua quan các đời Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hạ, Thương-Ân, và nhà Chu—một thứbestiary. Có lẽ vì vậy Tư Mã Thiên [Sima Qian, 145-87 TTL] đã chỉ chép từ nhân vật huyền thoại Hoàng Đế [Yellow Emperor], xuống Nghiêu [Yao], Shun [Thuấn] cùng các vua khai nghiệp nhà Xia [Hạ], Thương-Ân [Shang-Yin], Zhou [Châu hay Chu] trong phần Bản kỷ [Benji] của bộ Sử Ký [Historial Records] lừng danh, tiếp nối bằng những người thực sự cai trị như Doanh Chính [Tần Thủy Hoàng], Lưu Bang [Hán Cao Tổ], Thái hậu Lữ [Lã] Thị Chí, Lưu Triệt [Hán Vũ Đế], Hạng Vũ [Xiang Yu], v.. v..
1. Shiji [Sử Ký] (Beijing: 1972), Sima Qian [Tư Mã Thiên, 145-86 TTL],
Shih chi: Records of the Grand Historian of China, Ssu-ma Ch’ien, bản dịch tiếng Anh Burton Watson (New York: Columbia Univ. Press, 1961), vol. II, pp. 239-50; & Records of the Grand Historian: Han Dynasty (1993)
Bản [Đế] Kỷ [benji], Basic Annals, [12 cuốn];.
Dựa theo Xuân Thu [Chunqiu/Spring and Autumn Annals] và Quốc Ngữ [Guoyu]: 5 hoàng đế [Emperors Yellow, Yao, Xia, Shang, Zhou], 7 rulers [Qinshi huangde to Han Gaozu; Xiang Yu [SJ 7, 298, 316-317; Chavannes, MMII, 252-253, 284-292]; Empress Dowager Lu Zhi]
Biao [Biểu]: 10 cuốn [13-22];
Shu [Treatises on Geography]: 8 cuốn [23-30];
Shija [Thế Gia/Hereditary Houses]: 31-60 [cuốn]; 5 sessions
[như Zhu gong dan; SJ 33 [12], tr. 2a: trĩ trắng 1515-22; Chavannes, MH IV, 88-89];
Liezhuan [Ranked Biographies] [70 cuốn, 61-130].
[q. 113, “Nam Việt Triệu Đà truyện;” [ “The Account of Southern Yueh”], Sima & Watson , vol. II, pp. 239-50;
135: Nam Việt Triệu Mộ hay Mạt truyện. ĐVSK, NKTT, II, Giu (1967), 1:87, 318n23; The Yue tribes of Eastern Ou was transferred to the north, between the Yangzi river and Huai river. Sima & Watson, 1993, p221..
Phải đến Ban Cố (Ban Gu, 32-92), hoàng đế thủy tổ Hán tộc là Phục Hy [Fu Xi] hay Bào Hy [Bao Xi] mới được chép vào “chính sử;” [Xian] Han-shu /[Tiền] Hán Thư/ History of the Early Han]; dẫn trong The I Ching or Book of Changes; bản dịch tiếng Anh của Cary F. Baynes, dựa trên bản dịch tiếng Germany [Đức] của Richard Wilhem (Princeton, NJ: Princeton Univ Press, 1967, 1973), tr 329)
Tư Mã Thiên, người đầu tiên nhắc đến sứ giả Việt Thường [Yueshang] cống chim trĩ trắng “năm 1110 TTL” trong truyền bản Sử Ký [Shiji], chứng tỏ văn gia Hán biết và nói rất ít về địa lý cổ thời Đông Nam Á. Dựa theo Thượng Thư Đại Truyện của Phúc Thắng, Tư Mã Thiên cho đoàn xe năm chiếc có kim chỉ nam hướng dẫn đưa sứ Việt Thường đi men theo bờ biển Fu nan [Phù Nam, Kok Thlok], rồi Linyi [Lâm Ấp], gần một năm mới về tới quê nhà.
[The emissaires lost their way back. Zhou gong granted them five carriages, each of which was made that it could detect the direction to the south. The emissaires rode in these carriages along the coasts of Funan and Linyi. After a year they reached their kingdom.] CMTB, I:6b-7a; Sima Qian, [Shu] 26:2a; Fan Ye, Hou Hanshu, Liezhuan 86: Nanman xinanji, Liezhuan 76: Nanman, Sử Ký Chính Nghĩa [Shiji Cheng-I] của Zhang Shoujie, 6:20b.
Trước hết, không hề có con đường chạy theo ven biển từ Thiểm Tây [Shaanxi] tới Lâm Ấp [cổ Champa]. Đó là chưa kể, nếu đi men theo duyên hải, sẽ tới Lâm Ấp trước Phù Nam. Và Phù Nam nằm về phía nam Lâm Ấp, kim chỉ nam của Chu Cơ Đán [Zhou Jidan] rõ ràng có vấn đề về định hướng bắc-nam.
Từ thế kỷ XIX-XX, ta đã biết Phù Nam do Kaundinya [Hỗn Điền] thành lập khoảng năm 100,tức hai thế kỷ sau ngày Tư Mã Thiên hoàn tất Sử Ký [91-86 TTL]. Năm 357 mới thiết lập bang giao với nhà Nam Tấn (Tấn Mục Đế), biếu voi thuần. Năm 484, vua Jayaverman của Phù Nam gửi một thương đoàn tới Quảng Đông [Quảng Châu từ năm 268]. Nhờ nhà sư Thiên Trúc Nagasena trở lại TH để xin can thiệp ngăn chặn âm mưu xâm lăng của Lâm Ấp [Chàm]. Năm 491, TH giao cho Fan Tang [?] chức tước và nhiệm vụ chống hải tặc. (Kenneth Hall, Maritime Trade and State Development in Early South East Asia; tr 104; dẫn Liu Songshu của Thẩm Ước; qua O W Walters,Early Indonesian Commerce: A Study of the Origins of Sri Vijaya (Ithaca: 1967), tr 151, 313ns92,95.
Như thế việc cống trĩ trắng có thể chỉ là trò chơi trí tuệ của những Phúc Thắng, Tư Mã Thiên, hay tác giả Hàn Thi Ngoại truyện, truyền tới đời sau. Giống như môn khoa học đo bóng mặt trời “phát minh” từ thời Đế Nghiêu [Yao]—vì “Nam Giao” trong thiên Nghiêu Điển là miền nam chỗ mặt trời mọc [“thang cốc”] và lặn [mông dĩ]. Cũng rất có thể Tư Mã Thiên không hề biết đến, hay viết ra địa danh Phù Nam; nó chỉ là sản phẩm của văn gia Hán tộc đời sau, khi chú giải Sử Ký và Hán Thư. (4)
4. Thủy Kinh Chí Sớ (Beijing: 1955, 1999), bản dịch Mão (2004), tr. 416, chú 1, 2. Hai sứ đoàn do Thứ sử Giao Châu là Lữ Đại (ca 226-256) gửi đi Phù Nam từ Giao Chỉ hay Giao Châu, do Khang Thái [Kang Tai] và Chu Ứng [Chu Ying] cầm đầu, xảy ra vào thế kỷ thứ III Tây Lịch (226). Tuy nhiên, nguyên bản Phù Nam Ký, Phù Nam Truyện, Phù Nam Thổ Tục, hay Fu-nan I-wu Chih vàFu-nan I-nan Chi] đã thất lạc, chỉ còn trích dẫn trong Thủy Kinh Chú, [Thái Bình] Ngự Lãm, Nghệ vân loại tự, Sử Ký Chính Nghĩa [Shiji Cheng-I] của Zhang Shoujie, v.. v ..)]
Chưa hài lòng với thời điểm nhà Chu, các tác giả Đường (Tang, 618-906) và Tống (Song, 960-1279)—như Trịnh Tiều (Zheng Qiao, 1104-1162), trong Thông Chí [Tongzhi, 2:7a], và Kim Lý Tường (Jin Lixiang, 1232-1303), Tống Nho đời Nguyên (1260-1368) trong Thông Giám Tiền Biên—còn thêm vào lịch sử quan hệ Bắc-Nam hơn một nghìn năm nữa: Năm 2353 TTL [Mậu Thân thứ 5] họ Việt Thường đã tới cống Y Kỳ Phóng Huân một con rùa sống trên ngàn tuổi. Trên lưng rùa có chữ giáp cốt, và “Nghiêu” [Yao] dùng chế lịch rùa. Đời Thanh [Qing, 1644-1912], sách Ngự Phê Thông Giám Tập Lãm (q. 1) còn chép lại việc cống rùa.
Chữ Việt trong tên Việt Thường có bộ “Tẩu,” nghĩa là “vượt qua.” Nó thường dùng để chỉ người Ư Việt (ở Triết Giang, Zhejiang), Mân Việt (Phúc Kiến, Fujian), Dương Việt (Giang Tây), Nam Việt (Quảng Đông). [Thiều Chửu, 655-656]. Chữ Việt bộ Tẩu còn xuất hiện trong quốc hiệu “Đại Cồ Việt” hay Đại Cù Việt mà sử quan nhà Hậu Lê dùng cho nhà Đinh (968-980), Cự Việt, Đại Việt, rồi Việt Nam do sử quan Nguyễn và Thanh (từ năm 1804 tới 1838, và từ 1945 tới hiện tại). Tuy nhiên, sử quan Nguyễn đã dùng cả hai chữ Việt bộ tẩu và bộ Mễ khi nói về sắc tộc Việt phía nam sông Dương Tử (e.g., CMTB, II:1a-2b).
Đây cũng là lần đầu tiên xuất hiện địa danh Giao Chỉ—chữ Giao [Jiao] bộ Đầu nghĩa là gặp nhau [ThC, 12]; và Chỉ [zhi] bộ Phụ, cùng nghĩa với chữ chỉ bộ Thổ, có nghĩa cái nền. [ThC 12, 107, 743]. Trên thực địa, tên Giao Chỉ xuất hiện đời Lưu Triệt (Hán Vũ Đế, 140-87 TTL) sau khi Lộ Bác Đức (Lu Bode) xâm chiếm Nan Yue [Nam Việt], “giết [tru] Lữ Gia, mở chín quận” năm 111-110 TTL, và cử Thạch Đái [Shi Da] làm thứ sử [cizhi] Giao Chỉ bộ. (CMTB, II:1a-7b)
Việc này không ghi trong Thư, mà chỉ được Phúc Thắng chép trong Thượng Thư Đại truyện. Sau chép lại trong Sử Ký, [Tiền] Hán Thư [q. 12:2a, 95] của Ban Cố [Ban Gu, 32-92] và Hậu Hán Thư[q. 116/86, 5a] của Phạm Việp [Fan Ye, 398-446],
Tưởng nên ghi thêm, không chỉ có sử quan Việt tự nhận dòng giõi Việt Thường. Dân Sản Lỳ hay Sa Lý ở tây nam Trung Hoa có truyền thuyết tổ tiên họ cống chim trĩ trắng đời Chu Cơ Tụng. Dân Lão Qua [Ai Lao], và dân Miến Điện (Myanmar hiện nay, theo sách Điền Nam Tạp Chí) cũng tự nhận là đất Việt Thường cũ. (15)
15. Nguyễn Trãi, Dư Địa Chí, số 12; Nguyễn Trãi Toàn Tập [NTTT], (Hà Nội: 1976), tr. 564. Gần đây, có những nghiên cứu chất vấn về thông tin liên quan đến lãnh thố của tộc “Shan” [Tai] tại phía bắc Myanmar hiện nay. Bốn đoạn thông tin về “Shan” trong Hậu Hán Thư có thể là các sắc tộc dài theo đường tơ lụa cổ thời tới Xinjiang [Tân Cương], hoặc Java [bên ngoài Nhật Nam]. Riêng về sắc tộc Wuhu [Ô Hử] định cư tại phía nam sông Châu, phía bắc Cao Bằng-Lạng Sơn được nhắc đến trong Hậu Hán Thư và Tư Trị Thông Giám [Zizhi tongjian] của Tư Mã Quang—ít nhiều liên quan đến ngày tàn của nhà Đông Hán trong giai đoạn 170-184, và được ghi chép tỉ mỉ về thú rình bắt người ăn thịt, muối thịt người để dành, và theo các nhà ngôn ngữ học đã sử dụng DNA, thuộc gia đình Austro-Asiatic—khó thể là người “Man” đã di cư xuống phía nam/tây nam, hay tận diệt bởi những đợt di dân, lấn đất từ phương bắc, như quân đoàn kỵ mã Sơn Đông của Địch Thanh trong chiến dịch dồn điền để đả bại Nùng Trí Cao (1025-1053) đầu thập niên 1050, và kế hoạch loại bỏ những thổ tủ thân nhà Lý như Nông [Nùng] Tôn Đản, Lưu Ưng Kỷ, hay phò mã, đại thủ lĩnh Lạng Châu Thân Thiệu Thái, lấn chiếm biên giới của Vương An Thạch [Wang Anshi], v.. v... khiến thái úy Lý Thường Kiệt phải bôn ba phá Tống, bình Chiêm và Chân Lạp trong thập niên 1070. Xem HHT/HHS 6, 268; 31/21, 1111-12 (15ab) [Jiazong]; 71/61, 2310 (9a) [Shu Jun]; 86/76, 1736, part B, 2838, 2839 (8b); TTTG/ZZTJ, chương 53, 1731-32; 57-59; 1736, part B;1825, 1844, 1871, part U
Cũng có thông tin huyền thoại trên ghi trong Hàn Thi ngoại truyện: sứ Việt Thường trải qua chín lớp thông ngôn mới tới cống hiến, Chu Cơ Đán, phụ chính của Cơ Tụng đến năm 1104 TTL, hỏi vì duyên cớ gì mà đến, thì sứ đáp: Trời không có gió bão, không có mưa dầm, biển không có sóng dữ, đã ba năm, chắc là ở Trung Quốc có thánh nhân, nên tới chầu. (a)
a. Ban Gu, [Xian] Han-shu /[Tiền] Hán Thư/ History of the Early Han], Bk 95, p.3 verso, col. 13 to p.7 rector (b); Phạm Việp (Fan Ye, 398-446), Hou Han Shu /[Hậu] Hán Thư/ History of the Later Han], Bk 116/86 [“Nam Man truyện,” q. 116/86]; Lê Tắc [Trắc], An Nam Chí Lược [ANCL], V: Tiền triều thư sớ, bản dịch Chen Ching Ho [Trần Kính Hòa] (dựa trên truyền bản Lạc Thiện Đường, Ginko Kishida [Ngạn Điền Ngâm Hương] sưu tập và hiệu đính năm 1884) (Huế: Đại học Huế, 1961) tr.117-18; Dư Địa Chí, số 12; trong NTTT, (Hà Nội: 1976), tr. 216, 562-64; ĐVSK, NKTT, I:1a, 4a, Thọ (2009), 1:150, 154; Giu (1967), 1:59, 62. Theo Clae Waltham, xe có kim chỉ nam này là một trong số các huyền thoại về sự tích kim chỉ nam [“This legend of the south-pointing chariots is one of several concerning the origin of the compass”]; Shu Ching: Book of History(Chicago: 1971), p. 200.
Đán cho rằng nước nào chính lệnh chưa đến thì quân tử không bắt họ phải thần phục; cấp cho sứ Việt Thường năm [5] cỗ xe có vải che, làm theo lối chỉ nam, để hồi hương. Đoàn xe theo bờ biển tới Phù Nam [Funan], Lâm Ấp [Linyi], đi trọn một năm về đến nước. (b)
b. Sima Qian, Shiji [Sử Ký], q. 113, “Nam Việt Triệu Đà truyện;” [Bk 113, “The Account of Southern Yueh”], Shih chi: Records of the Grand Historian of China, Ssu-ma Ch’ien, trans. into English by Burton Watson (New York: Columbia Univ. Press, 1961), vol. II, pp. 239-50; ANCL, q. V: Tiền triều thư sớ, (Huế: 1961), tr.117-18; ĐVSK, NKTT, I:1a, Thọ (2009), 1:150; Mạc Bảo Thần-Nhượng Tống (Hà Nội: 1944, Sài Gòn: 1964), tr. 37; Giu (1967), 1:62, 313n5; CMTB, I:6b-7a; (Sài Gòn, 1965), 2:28-33; (Hà Nội: 1998), 1:77; Shu (Waltham), 1971, pp. 199-200.
“Bệ hạ dùng cái ấn vuông một tấc, dây thao một trượng hai, mà trấn vỗ được nước ngoài, không phải nhọc một tên lính nào, không phải cùn một chiếc giáo nào, mà uy đức đều được cả.” [Bệ hạ dĩ phương thôn chi ấn, trượng nhị chi thư, trấn phủ phương ngoại, bất lao nhất tốt, bất đốn nhất kích, nhi oai đức tịnh hành]. (Lê Tắc, ANCL, q. V, “Tiền triều thư sớ,” 1961:108 [107-9, Hán thư, Hoài Nam Vương]; ĐVSK, NKTT, II:10a, Thọ (2009), 1:173),
Confucianism: a genuine belief that “moral influence can accomplish what is ordinarily the work of the armies.” But even armies are not beyond Confucian approval, providing their cause is just, as in the case of punitive expeditions.
Thần văn: “Thiên tử chi binh, hữu chinh [punitive expeditions] vô chiến [wars].” (ANCL, q. V, “Tiền triều thư sớ,” 1961:109 [107-9]; ĐVSK, NKTT, II:10b [9a-11a], Thọ (2009), 1:173 [171-73]), “Thần An trộm lo rằng tương lai đem 10 vạn quân đi chỉ làm cái trách nhiệm của một người sứ giả mà thôi. ĐVSK, NKTT, II:10b-11a, Thọ (2009), 1:173 [171-73]), [ANCL không có]. (q 64thu7o75ng, Nghiêm Trợ truyện?)
Under Confucianism, no foreign ruler could be the ritual equal of the Chinese. There were exceptions, however: when Liao, and not Song, was most powerful. This is not realism but it is the source of many unecessary conflicts. The Song has changed aggressive sounding place names. E.g., from Polu [Breaking Up the Caitiffs] was changed to Xinan [Faith and Peace] (Wang, 2011:55].
Early Ming rulers applied the Mongol models.
2. [Tiền] Hán Thư [Xian Han shu/ Annals of the Former Han, 206 TTL- 8 STL)] (Beijing: 1975),/HT/HS] của Ban Cố [Ban Gu, 32-92], Ban Yong, Ban Chao; bản dịch tiếng Anh Homer H. Dubs, The History of the Former Han Dynasty by Pan Ku, 3 vols (Baltimore: 1938. 1944, 1955)]
Đế kỷ [Annals]:
Tiền Hán Thư HT/HS của Ban Gu có 12 thiên đế kỷ, từ Han Gaozu đến Hán Bình Đế (1TTL-6 TL). Nếu muốn, kể thêm Nhụ Tử Anh, bị Vương Mãng phế năm 8 TL.
Biểu: 8 thiên [13-20].
Chí: 10 thiên, [21-30]
[Vol 28, Dili Zhi [Dư địa chí], part 1; Part 2 hạ: Nhật Nam là Tượng quận (6a).]
Truyện [Zhuan]: 70 thiên [31-100]
HT/HS. 31: Xiang Yu
HT/HS. 56: Dong Zhongshu
HT/HS. 62: Sima Qian
HT/HS. q 64 thượng: Nghiêm Trợ Truyện. [Liu An]; ĐVSK, NKTT, II:9a-11a, Thọ (2009), 1:171-173; Giu (1967), 1:87, 318n23.
HT/HS 95: Nan Yue, Min Yue; Ban Gu/Dubs, Bk 95, p.3 verso, col. 13 to p.7 rector (b); 95: Nam Việt vương truyện; ĐVSK, NKTT, II:1a-11b, Thọ (2009), 1:163-174; Giu (1967), 1:87-88, 318n23.
116/86: Nanman
76: Tây namMan Di.
88: Tây vực
89: Hung Nô
Đông Hán, 25-220
CMTB, II:8a-III:5a, (Sài Gòn: 1967), 2:170-171, (Sài Gòn: 1970), 3: 12-13, (Hà Nội: 1998), I:112-137.
Tống sử [Songshi]
Bản Kỷ
1067: Song Yingzong chết.
Triệu Chuyên nối ngôi, tức Thần Tông [Song Shenzong].
1069 [Kỷ Dậu]:
Triệu Chuyên cho lệnh cấm buôn bán với Đại Việt.
Tháng 2 Kỷ Dậu [24/2-25/3/1069]
Tống Thần Tông phong Nùng Trí Hội thay Nùng Tôn Đản coi quận Guihua[Quế Hoa]
25: Hầu Nhân Bảo
488: Giao Chỉ truyện; nhắc đến Tống Cảo.
1075: Lưu Kỷ bất thần tấn công châu Ung, bị Nùng Trí Hội đẩy lui.
489: Chiêm Thành truyện
3. Hậu Hán Thư [Hou Han shu, History of the Later Han (Beijing: 1973), HHT/HHS] , của Phạm Việp [Fan Ye, 348-446]; từ 6 tới 189. [in chung với một bộ Hậu Hán Thư khác.
Quận quốc chí
Kinh đô là Lạc Dương [Luoyang]
Đế kỷ [Annals]:
q 1: Lưu Tú (Guangwu, 5/8/25-29/3/57);
q 2: Lưu Trang (Minh Đế, 29/3/57-5/9/75)
q 3: Lưu Đát (Zhang, Chương đế, 5/9/75-8/4/88)
q 4: Lưu Triệu (Hòa Đế, He, 9/4/88-13/2/106),[Đậu thái hậu]
Lưu Long (Thương đế, Shang, 13/2-21/9/106)
q 5: Lưu Hỗ (An Đế, 23/9/106-30/4/125), Lưu Yi (Shao, 18/5-10/12/125)
q 6: Lưu Bảo (Shun, Thuận Đế, 10/12/125-20/9/144), thái tử bị phế năm 124, do hoạn quan Tôn Trinh đưa lên.
132: Lương hậu [Liang Na]
135: Lương Thương [Liang Shang], cha Lương hậu, làm Đại tướng quân. Năm 141, Lương Thương chết, con là Lương Dực [Liang Ji], thay.
Lưu Bính [Chong, Xung đế, 20/9/144-15/2/145) và
Lưu Toàn (Chất đế, Zhi, 6/3/145-26/7/146, bị đầu độc chết)
q 7: Lưu Chí (Huan, Hoàn Đế, 1/8/146-25/1/168),
147: Liang Ji giết Lý Cố vì chống lại việc họ Lương chỉ đưa những đứa trẻ lên ngôi: Lưu Bính, một tuổi; Lưu Toàn, 7 tuổi, rồi Lưu Chí, 14 tuổi.
q 8: Lưu Hoành (Ling, Linh Đế, 17/2/168-13/5/189),
q 9: Lưu Biện (Thiếu Đế, 15/5-28/9/189 [26/3/190]; bị Đổng Trác phế)
Lưu Hiệp [Xie] (Hiến đế, 28/9/189-25/11/220 [21/4/234]; Tào Phi cướp ngôi)
Q 10: Empresses.
Chí [Records]:
33: Quận quốc chí, tờ 3a
HHT/HHS, Zhuan [Liệt Truyện]:
HHT/HHS q. 24: Mã Viện truyện; ĐVSK, NKTT, III, Giu (1967), 1:91, 319n6.
chỉ nhắc đến Giao Châu trong “Mã Viện truyện;”
HHT/HHS. 31/21, 1111-12 (15ab); TTTG/de Crespigny, chapt 58, 1870, part U; Jiazong [GiảTông] chiêu hàng Wuhu năm 184; CMTB, II:24a-25a, (Sài Gòn: 1967), 2:234-239.
HHT/HHS. 71/61, 2308-2309 (7b-8a); TTTG/de Crespigny, chapt 58, 1859, part B; Chu Tuấn [Zhou Yun] truyện; ĐVSK, NKTT, III, Giu (1967), 1:96, 320n18; CMTB, II:23b-24b, (Sài Gòn: 1967), 2:232-235.
76: Nam Man Di; Ren Yan [Nam Man truyện, Nhâm Diên truyện], ĐVSK, NKTT, III, Giu (1967), 1:89, 319n3.
79: Confucian scholars
86: “Nam Man truyện,” “Tây nam man di truyện,” ĐVSK, NKTT, III, Giu (1967), 1:91, 319n6; 95, 319n15.
Bk 86/76 [“Nam Man truyện,” Tây Nam Man Di truyện];
[q. 116, 5a: trĩ trắng]
88 Tây vực [Xiyu juan] Đạo Phật (chỉ trích), sứ Roma tới Giao Chỉ năm 166; bản dịch John E Hill, “The Western Region” (2003)
88: Xiyujuan [Tây vực truyện], trans by John E Hill (2003)
Năm 65, Liu Ying [Lưu Anh] thờ tượng Phật. Huande (1/8/146-25/1/168): Thờ Phật. Phạm Việp chê đạo Phật.
89: Xiongnu [Hung Nô]
96: Nanyue- Minyue (204-111 TTL)
Năm 150 TTL, một giòng dõi Khổng Khâu (Khổng An Quốc, Kong Anguo) sao chép và chú giải được 59 chương Thư mà theo ông ta đã tìm thấy trong vách nhà Khâu. [Xem 479]
Vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất Tây lịch, có tới 412 bản Thư, và 948 bản Xuân Thu khác nhau.
Clae Waltham, Shu Ching Book of History (Chicago: 1971), pp. 199-200 .v.. v...
Phúc Thắng, Shangshu Dazhuan [Thượng Thư Đại truyện];
3. Thi (Shijing, Classic of Songs [Odes], chép những bài đồng dao)
“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu.”
4. Dịch "Kinh" [I jing, Classic of Changes], theo truyền tụng, do Phục Hy [Fu Xi] hay Bào Hy sáng chế ra; hai cha con Văn Vương và Đán tu sửa lại; và Khổng Khâu cũng soạn Thập Điều hay lời giải thích toàn 64 quẻ.
The I Ching or Book of Changes; trans into English by Cary F. Baynes, based on Richard Wilhem’s German version, 3rd edition (Princeton, NJ: Princeton Univ Press, 1967, 1973
[Thập Dực = Ten Wings attributed to Kong Chiu [Kongzi].
Phan Bội Châu, Kinh Dịch, trong PBCTT, IX, (Huế: 2001), Cửu tứ tr. 704-5 [704-8]; The I Ching or Book of Changes; No 63, Thủy Hỏa Kí tế, [trigrams: K’an, above; Li, below] và No. 64, Wei Chi [Hỏa Thủy Vị tế, nuclear [trigrams: Li, above; K’an below] Book I, pp. 251 [248-52], Book III, pp. 717 [714-24], “Truyện của Khổng Khâu để vào cuối sách, có hai phần, Hệ từ thượng truyện, và Hạ truyện. PBC, tr. 711-70; Bản dịch của Baynes để thập dực vào phần II.
Fu Xi [Phục Hi]/Bao Xi [Bào Hi] [2852 TTL] [inventor of the eight linear signs]: bát quái.
(Thời đó, không có trật tự đạo đức hay xã hội. Con người chỉ biết đến mẹ. Khi đói đi tìm thức ăn, nhai nuốt cả da lẫn lông. Khi no vứt thức ăn thừa đi. Họ uống máu người.
Phục Hi quan sát khí tượng trên trời, quan sát những việc xảy ra trên mặt đất, nối kết nam và nữ, đặt ra 5 giai đoạn biến đổi [ngũ hành: kim, mộc, thủy, hoả, thổ], làm ra luật người, sáng chế ra tám hào [eight linear signs] dịch để làm chủ vũ trụ.
[In the beginning there was as yet no moral nor social order. Men knew their mothers only, not their fathers. When hungry they searched for foods; when satisfied they threw away the remnants. They devoured their food hide [beast skin] and hair, drank the blood, and clad themselves in skin and rushes. Then came Fu Xi and looked upward and contemplated the images in the heavens, and looked downward and contemplated the occurences on earth. He unified man and wife, regulated the five stages of change [wuxing]; and laid down the laws of humanity. He devised the eight trigrams, in order to gain mastery of the world.” (Ban Cố [Ban Gu, 32-92], Han shu, dẫn trong The I Ching or Book of Changes; trans into English by Cary F. Baynes, based on Richard Wilhem’s German version (Princeton, NJ: Princeton Univ Press, 1967, 1973), tr 329)
Văn Vương chế ra 64 quẻ. Chu Công Đán [Duke of Zhou, con Văn Vương] giải thích từng quái, hào.
Khổng viết thêm “Thập Dực.” Chu Dịch (PBCTT, IX, 2001:14-5) Khởi viết Dịch. Văn Vương, Chu Công Đán, Khổng viết thêm. Chu Dịch (Phan Bội Châu, Kinh Dịch, trong PBCTT, IX, (Huế: 2001),14-5)
Phục Hi quan sát khí tượng trên trời, quan sát những việc xảy ra trên mặt đất, nối kết nam và nữ, đặt ra 5 giai đoạn biến đổi [ngũ hành], làm ra luật người, sáng chế ra tám hào dịch.
Đời Hán, là sách bói toán, do phù thủy viết.
Đời Tống [Song], Trình Hạo/Hiệu (Zheng Xa, 1032-1085), anh Trình Di (Zheng Yi1033-1107), chú giải lại Dịch, thành sách giáo khoa về lễ nghi và triết lý nhân sinh [textbook relating to statecraft and the philosophy of life].
Chu Hy [Zhou Xi] soạn và chú thích lại thành sách bói toán [a book of oracles]. Bản đời Khang Hy [Kangxi] (1662-1722) được Wilhem dịch qua tiếng Đức. Rồi Baynes dịch qua Anh ngữ. 1973:lx-lxi.
[Bản dịch mới: Yijing; Richard J. Smith, Fathoming the Cosmos and Ordering the World: The Yijing (I-ching or Classic of Changes) and Its Evolution in China (Charlottesville: Univ Press of Virginia, 2008)
5. Lễ ký (Liji, nghi lễ nhà Chu = Zhouli [The Rites of the Zhou], truyền bản đời Tần hoặc Tiền Hán (a Qin or early Han text)
Chu Lễ [Zhou-li] hay Lễ Kinh [Li-jing], cũng được gán ghép cho Khổng Khâu. Sách đưa ra những khuôn mẫu lý tưởng về tổ chức hành chính [state craft] trung ương tập quyền. Chữ Châu hay Chu ở đây chưa hẳn đã là Chu [Cơ] Đán. Vương Mãng (9-23) là người đầu tiên tự ví mình như Chu Công, trước Trịnh Huyền (Zheng Xuan, 127-200) hơn một thế kỷ Tây lịch. Mặc dù Chu Lễ mang giọng văn thời Tây Chu và Chiến Quốc [Warring States], Chu Cơ Đán có vẻ là một tay soán đoạt quyền hành [usurper] hay một người thuộc phái pháp gia [Legalistic official]. Qua thời Đường và Tống, Chu Lễ ảnh hưởng đến phép tế lễ, như lời ca ngợi của Vương An Thạch [Wang An-Shi]—là chỉ cần thấu hiểu ý nghĩa trong Chu Lễ, có thể tạo nên một chính quyền lý tưởng; trong khi nhóm Tân Khổng [Neo-Confucianism] chủ trương phân quyền tới các địa phương, và đặt nặng vấn đề giáo hóa [jiaohua].
[Khổng Khâu hay những người mạo danh Khổng sử dụng tới bốn tiếng Bắc địch [bộ khuyển, ThC 384], Nam man [bộ Trùng, ThC 597], Tây nhung [bộ qua, ThC 219], Đông di để gọi các dân tộc “mọi rợ” [tứ di] lân bang. Thuật ngữ thông dụng nhất Khổng Khâu gọi các dân tộc phía nam châu thổ Hoàng Hà và Dương Tử [Trường Giang] là “Nam Man” (Man bộ Trùng; Thiều Chửu, 597), và phán [văn] rằng các dân “Nam man” nằm ngủ “chân, đầu lộn ngược” (để chân người này lên đầu người kia).] Seraphin Couvreur, Li Ki: Mémoires sur les bienseances et les cérémonies, 2 tập (Paris: 1913), 1:295.
30. Seraphin Couvreur, Li Ki: Mémoires sur les bienseances et les cérémonies, 2 tập (Paris: 1913), 1:295.
Người ta còn xưng tụng một lục kinh là Nhạc ký [Yue-ji], nhưng chưa ai tìm ra bản thảo. Thập niên 1430, Nguyễn Trãi (1380-1442) cùng một thái giám lo việc lễ nghi cho Lê Thái Tông (1433-1442). Nguyễn Trãi—một nhà Tân Khổng—vẽ hình khánh đá xứ Thanh Hoá sản xuất; nhưng cuối cùng Thái Tông chấp nhận nghi lễ nhà Minh: Khi vua đăng triều, có âm nhạc trỗi lên, cùng tiền hô, hậu ủng. Sử không ghi rõ Thái Tông có bắt các quan đồng thanh hô “Vạn tuế, vạn vạn tuế” [tức chúc vua thọ 10,000 tuổi, hay 100 triệu tuổi hay chăng]
(CMCB, XVII:2-3; (Hà Nội: 1998), I:904-905; ĐVSK, BKTL, XI:35a, 35b-36a, 38ab, 47b-48b, Lâu (2009), 2:421, 422, 424-26, 434-35.Tháng Giêng Đinh Tị [5/2-5/3/1437], Thái Tông sai Nhập nội hành khiển Lê Trãi và hoạn quan Lương Đăng trông coi việc làm xe loan và thẩm định nhã nhạc. Dâng bản đồ vẽ khánh đá. Nhân dịp tâu vua nên chăm lo cho dân, “thế mới không mất căn bản của nhã nhạc.”
Năm 1435, Tể tướng Lê Sát đề nghị hành khiển thừa chỉ Lê Trãi và 5 người khác chia nhau vào giúp vua việc học, nhưng Thái Tông không thuận. (Thông sử, Long (1978), tr 197 [truyện Lê Sát])
Ngày 4/3/1435 [5/2 Ất Mão] Thiếu bảo Lê Quốc Hưng làm lễ tế miếu Tiên sư Khổng tử. ĐVSK, BKTL, XI:23b, Lâu (2009), 2:409
Trong gần 2000 năm, Khổng được cung văn thành một thứ “thánh” [sheng], nhưng con người thực trong lịch sử của Khổng có vẻ khiêm nhượng hơn nhiều. Khổng sinh khoảng năm 551 TTL, con vợ lẽ một tiểu quan ở nước Lỗ.
Michael Nylan and Thomas Wilson, The Lives of Confucius: Civilization’s Greatest Sage Through the Ages (NY: Double Day, 2010), p. 3: [the historical Kongzi was probably the illegimate child of a minor official in the state of Lu, born in 551 BCE. Sima Qian: until he was in his mid-sixties, Kongzi was sentimonious and arrogant know-it-all;” he is all too human, a man whose eagerness to learn exceeded his eagerness to teach],
Thế kỷ thứ XIV, một Nho gia Việt là Hồ Quí Ly từng viết một tờ biểu dâng lên Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông (1370-1372, TTH 1372-1395) đề nghị chỉ thờ Khổng như một “tiên sư” [tianshi], phụ tế với “tiên thánh” [tiansheng] Chu Công Đán, như thời nhà Hán. Đồng thời đưa ra 4 điều đáng ngờ trong Luận Ngữ:
[Khổng Khâu và người đương thời tin vào lý thuyết trời tròn, đất vuông [viên thiên, phương địa], trái đất là một định tinh, mặt trời và mặt trăng cùng hằng hà sa số tinh tú [sao] xoay quanh trái đất. Trên quĩ đạo của chúng, mặt trời có điểm mọc [thang cốc] và lặn [mông dĩ]. Giống thuyết vũ trụ quan qui tâm về trái đất [geocentric theory] của giáo hội Ki-tô phương Tây, dựa theo Aristotle và Ptolemy; bị nghiên cứu của các nhà thiên văn và toán học đào thải từ thế kỷ XV, qua công trình nghiên cứu của Mikolas Kopernik [Nicolaus Copernicus, 1473-1543], người Poland [Ba Lan], cùng những người chủ trương qui tâm về mặt trời [Heliocentric system].
Vụ án lịch sử năm 1633, khi Giáo hội bắt Galelio Galilei (1564-1642)—người đầu tiên dùng kính thiên văn nghiên cứu bầu trời, phải công khai xin rút lại chủ trương trái đất quay quanh mặt trời [heliocentricity: the earth orbits the sun]—Các nhà địa lý cũng phải đặt tên cho Mỹ châu [America] như một “Lost Continent” [Lục địa đã mất], không ghi trên bản đồ vũ trụ mà đấng Tạo vật đã hoá phép ra trong vòng sáu [6] ngày, khoảng 9,000 năm trước [TK VII TTL] sau khi các nhà thám hiểm thực hiện những cuộc du hành vòng quanh thế giới và khám phá ra Mỹ Châu, nhưng lúc đầu đặt tên sai là West Indies. Vì khám phá năm 1492 của Christopher Columbus, năm 1493, Giáo hoàng Alexander VI đã ban hành những thánh lệnh [paper bulls] chia thế giới không Ki-tô làm hai phần do Portugal và Espania cai quản. Họ được quyền bắt làm nô lệ hay chém giết bất cứ thổ dân nào không chịu “rửa tội”và chiếm hữu tài sản, đất đai của họ.
Rồi đến chuyến du hành của nhà hàng hải Portuguese Ferdinand Magellan (1480?-1521) vượt qua tuyến miền nam Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương, năm 1521, cặp bến San Lazarro, nhưng Magellan bị thổ dân giết chết, và sau này dân Filipino lập bia ghi lại võ công chống, đánh thực dân Tây phương.
Chỉ khoảng 2,000 năm sau ngày vua Lỗ bắt được một con kỳ lân [qilin] què, rồi Khổng Khâu chết, thuyết trái đất là tâm điểm vũ trụ [geocentric theory] đã bị phá sản. Sau này, khi các nhà truyền giáo Tây phương như Matteo Ricci (Lợi Mã Đậu), Ferdinandus Verbiest (Nam Hoài Nhân, tác giả Khôn dư đồ thuyết), Guileo Aleni (Ngải Nho Lược), v.. v.. tới Bắc Kinh, rao giảng và viết về đất tròn, biển tròn tại triều nhà Minh đầu thế kỷ XVII, Lê Quí Đôn vẫn tìm được cách bào chữa rằng “tiên nho” đã biết truyện trời tròn, đất tròn qua thuyết “Hỗn thiên” rồi! (VĐLN, q. 1, Lý Khí loại, số 44; q. 2, Hình Tượng Loại, số 11, 12, 13 [dẫn Tăng Tử]; 1973:60 (Lý Khí loại, số 44; bàn về lịch), 76 (q. 2, Hình Tượng Loại, số 11, 12, 13 [dẫn Tăng Tử]; Hỗn Thiên), 77 (Nam Hoài Nhân), 78 (Tăng Tử), 177-82 [q. 3, số 92; Lợi Mã Đậu)]
Minh Mạng cũng tin rắng trái đất phải hình tròn, bằng không làm sao xoay chuyển dễ dàng.
“Khổng Khâu”—được gọi là “tử” [zi] trong sách Lunyu [Luận ngữ; hay Lỗ luận, Analects] (tk II TTL), gồm nhiều cá tính [personalities], mà chưa hẳn đã là Khổng Khâu thực sự trong lịch sử, như Tư Mã Thiên phác họa trong Sử Ký—Khổng muốn những nhà cai trị hãy bỏ sự dị đoan để trở lại với những vấn đề thiết thân của xã hội và quốc gia. Sự kêu gọi trở về với "văn hoá của nhà Chu" này là do các nhà cai trị thời bấy giờ tin tưởng vào tính cách tiên tri của các giấc mộng, sự hữu hiệu của các thần linh, sức mạnh của người chết, tục chôn người sống sau cái chết của người cai trị. (William T. DeBary, et al, Sources of Chinese Tradition (New York: Columbia Univ Press, 1970), I:17; [đời nhà Trần vẫn còn lệ chôn sống cung phi của vua trong lăng tẩm]
Học thuyết căn bản của Khổng Khâu là trở về với đức hạnh, tiêu biểu bằng lòng nhân (ren [jen]: bộ nhân đứng, với chữ nhị: humanity, benevolence or perfect virtue). Khổng Khâu tin ở trật tự thiên nhiên, cũng là trật tư đạo đức. Con người làm tròn bổn phận mình, đạt được đỉnh cao đời sống, nếu hành động theo ý muốn của Trời hay Thiên mệnh (Tian-meng, hay Mandate of Heaven). Tuy nhiên, Khổng Khâu tin rằng chỉ một thiểu số có thể đạt được tiêu chuẩn của mẫu người quân tử (chunzi). Kẻ "tiểu dân" [xiaomin] trong đám đông ở đáy xã hội, cần được chăm sóc, dạy bảo và hướng dẫn. Một cách nào đó, học thuyết Khổng Khâu tương tự như Plato của cổ Greece (Hy Lạp).
Lúc bấy giờ, Trung Hoa còn theo chế độ phong kiến, Hoàng đế nhà Chu (ca 1122-247 TTL) chỉ có hư vị, năm [5] nước chư hầu mạnh nhất (Tề, Tấn, Tần, Sở và Ngô-Việt) tranh nhau ngôi bá chủ (Xuân Thu). Xuất thân nước Lỗ [Lu, tương đương Sơn Đông hiện nay], một trong những vương quốc yếu nhất, Khổng Khâu (Kong Kou, thường được suy tôn như Khổng tử [Kongz]i, 551-479 TTL) rao giảng phép trị nước dựa trên sự hoà đồng giữa người với Trời, gia đình và vương quốc. “Quân tử” là mẫu người tiêu biểu của giai tầng trung gian, tức lớp văn thân hoặc nho sĩ, có nhiệm vụ giúp vua trị an dân chúng. Quân tử trước hết phải đạt được chính tâm, rèn luyện bản thân (tu thân), xây dựng gia đình (tề gia), rồi mới có thể cai quản đất nước (trị quốc) hay trị an (bình) thiên hạ. Phép tu thân có “ngũ thường” là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Trong gia đình thì hiếu với cha mẹ, thờ cúng tổ tiên, duy trì bổn phận giữa chồng-vợ, cha-con, anh-em. Ra ngoài, tiến về việc trị quốc, nền tảng là “tam cương”—quân, sư và phụ.
Những lời dạy bảo của “Khổng Khâu”—chưa hẳn đã là nhân vật Khổng Khâu lịch sử—được chép lại thành bộ Lunyu [Luận ngữ].
Được ghi là tác giả bộ Xuân Thu (Yinxu/Chunqiu, The Spring and Autumn Annals, lịch sử nước Lỗ, 722-481), và chú giải Kinh Dịch [Yi-jing, I ching, Classic of Changes], tức Thập Dực [Ten Wings]—một bộ sách bói toán của các triều đình Trung Hoa, mà theo truyền thuyết do Phục Hy [Fuxi] phát minh, Chu Văn Vương tu bổ thành 64 quẻ, Chu Công Đán (Y Doãn, con Văn Vương) viết lời bình (soán từ), và Khổng Khâu giải thích thêm (hệ từ).
1. 198 TTL: Liu Bang [Lưu Bang], hay Hán Cao tổ [Han Gaozu, 206-196 TTL]] tổ chức lễ Thái Lao cho Khổng Khâu, với tước vị truy phong Tiên sư [Xianshi, First Master], phụ tế cho Tiên Thánh [Xiansheng] Chu Công Đán.
Muốn tự tách biệt với chế độ quân phiệt chuyên chính của nhà Tần [Qin], trở lại với chế độ nhà Chu, nhiều ít phân quyền. Đầu thiên niên thứ nhất Tây lịch, Vương Mãng và Bình đế (01TTL-06 TL) còn phong Khổng tước công [gong].
Tư Mã Thiên chia cuộc đời Khổng làm hai giai đoạn: tuổi trẻ và trung niên. Theo Tư Mã Thiên, cho đến giữa tuổi 60, Khổng Khâu ễ bị cảm xúc và kiêu ngạo, với lòng tin mình biết hết mọi sự, mọi việc [know-it-all]. Sau đó, Khổng lại ham thích học hơn dạy. (Michael Nylan and Thomas Wilson, The Lives of Confucius: Civilization’s Greatest Sage Through the Ages (NY: Double Day, 2010), p. 3: [the historical Kongzi was probably the illegimate child of a minor official in the state of Lu, born in 551 BCE. Sima Qian: until he was in his mid-sixties, Kongzi was sentimonious and arrogant know-it-all;” he is all too human, a man whose eagerness to learn exceeded his eagerness to teach].
Có người chỉ trích Khổng là loại người giống Trang Chu [Zhuang Zhou], lạnh lùng tách biệt với xã hội [a Zhuangzi-clone who regards the world with cool detachment]; some Confuciuses are more Confucian than the other, Ibid., 220])
Nhan Hồi và Tử Tư (Zi Si) là hai đệ tử đầu tiên được phối tế tại văn miếu đời nhà Hán, kể cả đền thờ gia tộc tại Qufu. Zi Gong [Tử Cống] từng làm nhà bên mộ Khổng 6 năm. Sima Qian [Tư Mã Thiên, ca. 145-86 BC], 1982, 47:1945; Murray, “Idols,” JAS, May 2009:376
Nhưng Nho gia được đánh giá như “Á Thánh” là Mạnh Kha (Meng Ko, 372-289 TTL)—học trò của học trò Tử Tư (Zi Si), cháu nội Khổng Khâu. Mạnh Kha nhấn mạnh ở Nhân (jen [ren], benevolence) và Nghĩa (I hay yi, righteousness). "Nhân là nhà ta ở, nghĩa là con đường ta đi." Ngoài ra còn hiếu [xiao, filial piety], lễ [propriety]. Mạnh Kha còn có phát biểu lừng danh như "Nhân chi sơ, tính bản thiện;" và, “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” [Dân mới là quí, thần đất và thóc gạo còn dưới dân, người cai trị chỉ nên coi nhẹ.] Khoảng hơn 20 thế kỷ sau, một vua Nho Trung cổ [medieval] Việt Nam là Minh Mạng (1820-1841), từng giải thích việc sét đánh trúng ban thờ Mạnh Tử, và bênh vực quyết định chôn tượng Khổng Khâu, chỉ thờ bài vị ở văn miếu theo lễ tục nhà Minh, rằng trời chỉ muốn trừng trị yêu ma nấp sau đền thờ Á thánh.”
Năm 1926, trên báo L’Annam của Luật sư Phan Văn Trường và Nguyễn An Ninh ở Sài Gòn, khẩu hiệu “Dân Vi Quí” được in chữ lớn trên trang nhất; rồi có những bản tin gọi Khâm sứ Pierre Pasquier là “thằng,” và Bảo Đại, mới từ Pháp về Huế lên ngôi, “le roi bé con.” Ngày 10/3/1945, Bảo Đại (1926-1945, 1949-1955) cũng làm ngạc nhiên nhiều người, kể cả Tổng lý văn phòng Phạm Khắc Hoè, bằng việc đưa ra khẩu hiệu "Dân Vi Quí."
Trong số các đệ tử, người được Khổng Khâu thương yêu nhất là Nhan Hồi [Yan Hui].
2. Năm 621 Lý Uyên (Đường Cao Tổ, Gaozu, 618-626) phong Chu Công làm Tiên Thánh, Khổng làm Tiên sư; khi làm lễ tế ở Quốc tử học [Guoxi xue] tại kinh đô Changan [Trường An], tức Xi’an, Shaanxi [Thiểm Tây]; và năm 624, đích thân dự lễ tế. (Ouyang 1975, 1:9, 17; Murray, “Idols,” JAS, May 2009:376.
Tại Lạc Dương [Luoyang] cũng có một miếu thờ.
3. Năm 628, Lý Thế Dân, tức Thái Tông (627-649)], con Lý Uyên, theo tờ biểu của Fang Xuanling (Phòng Huyền Linh, 579-648), tách Chu Công ra, cử Khổng Khâu làm Tiên Thánh [Xian sheng], và Nhan Hồi [Yan Hui], Tiên sư [Xian shi] chỉ tế lễ Khổng và Nhan. (Ouyang 1975, 15:373; Murray, “Idols,” JAS, May 2009:377). Năm 630, Lý Thế Dân thiết lập một hệ thống trường học xuống cấp huyện [xian] hay châu [county]. Năm cúng hai lần vào mùa Xuân và Thu. Tại Lạc Dương, trong hình có Yan Hui và Zi Gong đứng bên cạnh. Nhưng từ năm 541, tại Qufu, tranh đã có 10 đệ tử bên cạnh Khổng. (Murray, “Idols;” JAS, May 2009:378).
Năm 637, theo Trần Trọng Kim, Đường Thái Tông phong Khổng Khâu làm Tiên thánh, Nhan Hồi làm Tiên sư, cùng thờ với Chu Công Đán ở nhà Thái học. (Kim, Nho, II:80? Có lẽ Trần Trọng Kim dung một bản in khác)
4. Năm 739, Lý Long Cơ (Tang Xuanzong Đường Huyền Tông, [6/9-4/10/712-1-29/8/756]) phong Khổng làm Wenxuan wang ["Văn Tuyên Vương," King of Propagating Culture], và đệ tử các tước gong [công, duke], hou [hầu, marqueses], or bo [bá, earl]; Ouyang Xiu, Xin Tang shu, 1975, 15:375-76; quoted in Murray, “Idols;” JAS, May 2009:378; Kim, Nho, II:80-1)
5. Triệu Hằng (Song Zhenzong, Tống Chân Tông, 997-1023) từng đến thăm miếu Khổng Khâu, truy tặng là Chí Thánh Văn Tuyên vương. Ngoài ra, còn phong 72 đệ tử Khâu và 27 nho sĩ khác các chức công, hầu, bá. (Kim, Nho, II:96) Năm 1008, Triệu Hằng muốn truy phong Khổng lên tước đế, nhưng các đại thần chống đối. Triệu Hằng bèn truy phong Khổng tước Huyền Thánh [Xuanzheng: Dark Sage]. Năm 1009, thay hốt gỗ ở Qufu bằng hốt ngọc. 1013: gia phong Khổng làm Chí Thánh [Zhizheng: The Ultimate Sage] (có lẽ vì tổ tiên họ Tống tên có chữ Huyền. Murray, “Idols;” JAS, May 2009:379.
Phụ Bản III:
Những Phong Trào Kháng Minh, 1407-1420
3. Những người khác:
8/9/1408: Thư hứa ân xá, trả lại tài sản cho những người làm loạn. (Ming shi-lu [Minh thực lục], Taizong. (Wade, NUS, data base), juan 82:6b-7a;
Có lẽ được giao cho Đế Khoáng vào tháng 7 Kỷ Sửu ở Nỗ Giang (Thanh Hóa; tức khúc sông Mã chảy qua làng Nguyệt Viên; ĐVSK, BKTT, IX:13b-14a, Lâu (2009), 2:284,
1. Thái Nguyên [Tai Yuan], 23/10/1408 (84:1b-2a)
Phủ Thái-Nguyên [Ninh Sóc]
1. 30/9/1407 [29/8 VL 5]: Quảng Nguyên, Cao Sĩ Văn chết vì súng cá nhân [firearms]. (Taizong, juan 69:7b)
2. Giặc áo đỏ Nữu Môn [Niu Men], Diệp Đế [Ye Di] (1410) Mạnh nhất tại biên giới phủ Thái Nguyên; đánh phá làng huyện, lại cấu kết với Ông Lão (1410) huyện Động Hỉ. Tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 9 [1412] Mộc Thạnh mang quân cùng với Thổ quan Thái Nguyên tiến đánh, khí thế Áo Đỏ giảm xuống. Áo Đỏ phát triển xuống phía nam, liên kết với Phan Liêu, Trần Trực Thành.
3. Huyện Tuyên-Hóa [Tuyên Quang], Nguyễn Công Trà (1409) xúi dục các Thổ huyện quan tại Thái-Nguyên nổi dậy chống quân Minh Hoàng Văn Tập, q 7, tờ 4.
4. Huyện Đại Từ, 23 Nguyễn Nhuế (1412) Phụ đạo huyện Đại Từ, khởi binh, tới lui vùng núi Tam Đảo, bị quân Trương Phụ bắt. ĐVSK, BKTT, IX:19b, Lâu (2009), 2:290, Giu (1967), 2:244; [Việt Toàn Thư, q IX, tr 504]; ĐVSKTB, BK X:22ab The (1997), tr. 540 [534-36, 537-45]. CMCB, XII:35-36; (Hà Nội: 1998), I: 749.
5. Huyện Động Hỉ, 12 Ông Lão (1410) nổi lên tại huyện Động Hỉ, ngày 12/6/1410 [10/5 Vĩnh Lạc thứ 8] bị Thổ quan phủ Thái Nguyên [Ninh Sóc] là Ma Bá Hổ mang Thổ binh đánh tan. Sau đó chiêu tập đồ đảng ban ngày cướp phá huyện Tư Nông, ban đêm công tập huyện Động Hỉ; lại cấu kết với Giặc áo đỏ của Nữu Môn [Niu Men], Diệp Đế [Ye Di] cướp phá. Quân Minh mang đại quân tiễu trừ, đến 2 năm mới yên. Hoàng Văn Tập, q 4, tr 3, 8; q 7 tr 12, 26.
6. Giặc áo đỏ Nữu Môn [Niu Men], Diệp Đế [Ye Di] (1410) Mạnh nhất tại biên giới phủ Thái Nguyên; đánh phá làng huyện, lại cấu kết với Ông Lão (1410) huyện Động Hỉ, phủ Thái-Nguyên [Ninh Sóc].
Tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 9 [1412] Mộc Thạnh mang quân tinh nhuệ, cùng với Thổ-quan phủ Thái Nguyên tiến đánh, loạn Áo Đỏ giảm thiểu. Năm Vĩnh Lạc thứ 10 [1412] về sau, giặc Áo Đỏ phát triển xuống phía nam, cấu kết với Phan Liêu, Trần Trực Thành.
Ngày 23/1/1419, Lý Bân bắt được Nữu Môn [Niu Men], Diệp Đế [Ye Di] và trên 1,000 Giặc áo đỏ tại huyện Ngọc Ma [Yu Ma], tiến đến núi Pu Fan. Phan Liêu lại chạy qua Lào. Xie Hu đuổi theo, bắt được 300 người. (Ming shi-lu [Minh thực lục], Taizong. (Wade, NUS, data base), juan 218:2ab; Hoàng Văn Tập q 4, tr 14; q 7 tr 18, 32, 33; MSL, q 218, tr 2165, 2167.
2. Giao Châu [Jiao Zhou]
Phủ Giao-Châu.
8. [3] Huyện Thạch- Thất, Cấn Sư Lỗ (1420) bị quân Minh đánh bại bỏ chạy. Minh Thái Tông Thực Lục, q 220, tr 2185.
9. [4] Châu Uy-Man Phạm Công Trịch (1420) quân Minh truy kích chạy đến Khoái-Châu. Minh Thực Lục, Thái Tông q 220, tr2185.
3. Bắc Giang [Bei Jiang]
Phủ Bắc Giang.
10. Châu Vũ Ninh, Trần Đại Quả (1419) chém giết quan binh, bị giết. Thực Lục q 218, tr 2165.
11. Huyện Đảm Thiện, Ngô Cự Lai (1419) tiếp tục đánh giết quan binh, bị giết. Minh Thái Tông Thực Lục, q 219, tr 2165.
12 . Huyện Thiện-Tài, Đào Cường (1419) khởi binh tại huyện Thiện Tài, định vượt sông Phú Lương [Hồng Hà] đánh thành Đông Quan [Hà Nội] bị chẹn đánh nên phải dừng. Sau theo Phạm Ngọc. Minh Thái Tông Thực Lục, q 218, tr 2169.
4. Lạng Giang [Liang Jiang]
13 . Huyện Na Lục, Nguyễn Trinh (1417) tụ tập dân chúng tại châu Na Lục; đánh bắt người và súc vật; bị quân Minh giết. Thực Lục q 189, tr 2008ff.
14 . Sách Bách Trú [Pei-hua, hay Pei Jin]: Dương Tiến Giang (Yang Jin-jiang, 1417). Tướng Minh Chu Quảng [Zhou Guang] phá trại Bách Trú, bắt giết được Tiến Giang, dư đảng tan rã.
Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS data base), juan 197:7a; MSL (Zhong Yang), q 193, tr 2035.
15. Châu Thượng Hồng, Vũ Liên (1419) Vũ Liên, Vũ Lợi tụ dân chống Minh. CMCB, XIII:13, (Hà Nội: 1998), I:775. Hoàng Văn Tập, q 4, tr 46.
16. Huyện Phượng Sơn, * Dương Cung (1419) Nguyễn Đa Giai tự xưng Vương, bị quân Minh đánh tan, đóng gông giải về kinh đô. CMCB, XIII:13, (Hà Nội: 1998), I:775 [giả Lê Ngạ].Minh Sử, q 321, An Nam Truyện, tr 8320; Minh Thái Tông Thực Lục, q 225, tr 2212, 2290.
Phủ Lạng Giang.
17. Thành Xương Giang, ** Lê Ngạ (Dương Cung ) (1420) Lê Ngạ người huyện Thủy Đường [Thủy Nguyên, Hải Phòng hiện nay] tự xưng cháu 5 đời Trần Nghệ Tông; xưng làm Thiên Thượng Hoàng-đế, kỷ nguyên Vĩnh Thiên.
[Lấy con gái thổ hào họ Bế Thuần ở Lạng Sơn]; bộ hạ đến mấy vạn người, đốt thành Xương Giang, xâm lược Bình Than. Dư đảng Trịnh Công Chứng, Phạm Ngọc đều theo.
Quân Minh đến đánh. Ngạ bỏ trốn. Thông sử, Long (1978), tr 39; ĐVSKTB, The (1997), tr 551-52; CMCB, XIII:11, (Hà Nội: 1998), I:773 [gia nô của Trần Thiện Lai. Giết chết Lai]. ĐVSK, BKTT,X:5b-6b, Lâu (2009), 2:307-308 [Việt Toàn Thư, q X];
4. Lạng Sơn [Liang Shan]
18. Huyện Đổng, 13 Vi Quảng Liêu (1410) Thổ quan bề ngoài nhận chức quan, bề trong âm mưu theo nghịch tặc, đoạt của lương dân, mưu giết quan lại. Hoàng Văn Tập q 7 tr 13.
19. Châu Hạ Văn, 14 Hoàng Thiêm Hữu (1410) Châu Hạ Văn và huyện Đổng tiếp giáp nhau; nên Hoàng Thiêm Hữu cùng Vi Quảng Liêu liên mimh chống Minh. Hoàng Văn Tập, q 7, tr 13.
20. Huyện Thoát, phía bắc Khâu Ôn; 15 Nguyễn Nguyên Hách (1410) từng là Thổ quan Huyện Thoát lúc này lại làm phản. Hoàng Văn Tập, q 7, tr13.
5. Phủ Tân An [Xin An]
A. Phủ Tân An.
21 ..Châu Hạ Hồng, 22 Trần Tồn Nhân (1411) tiếp tục đối địch với quân Minh. Hoàng Văn Tập, q 4, tr 5.
22 . Châu Hạ Hồng, 32 Nguyễn Tông Biệt, (1414) chiêu tập hơn ngàn người cử sự tại Hạ Hồng, bọn Trần Lỗi tôn Tông Biệt làm minh chủ. Hoàng Văn Tập, q 4, tr 31.
23 . Châu Tĩnh An, 33 Trần Nguyên Cửu (1414) em Trần Quí Khoách; sau khi Quí Khoách thất bại, Nguyên Cửu trốn đến châu Tĩnh An làm loạn. Hoàng Phúc khá lo lắng về hoạt động này.Hoàng Văn Tập, q 4, tr 54.
24 .Huyện Tân An, (1416) 35 Binh lính huyện Tân An làm loạn, bị Trương Phụ bình định. Việt Toàn Thư, q 9, tr 510.
.
B. Tháng 9 Đinh Dậu [1417], [Vĩnh Lạc 15] Binh lính Tân An nổi loạn. Lý Bân [Li Bin] dẹp yên. (ĐVSK, BKTT, IX:27b, Lâu (2009), 2:299; Giu (1967), 2:252;
25. Huyện An Lão, * Phạm Ngọc (1419) Sư chùa Đồ Sơn tự xưng là La Bình vương, kỷ nguyên Vĩnh Ninh. Được Đào Cường, Phạm Thiện ủng hộ, thế lực ngày một lớn. Năm 1420, bị quân Minh bắt, giải về kinh đô. ĐVSK, BKTT, X:5a, Lâu (2009), 2:306; CMCB, XIII:12, (Hà Nội: 1998), I:774. ĐVSKTB, The (1997), tr. 551 (ghi là tháng 6 Canh Tí [1420]) Minh Thái Tông Thực Lục, q 219, tr 2174, 2180, 2181.
26. Huyện Đồng Lợi ** Trịnh Công Chứng (1419), người hộ Đào Kim tụ đảng hơn ngàn người, đốt phá các huyện Đồng Lợi, Đa Dị; giết quan lại. Bị quân Minh giết. ĐVSK, BKTT, X:4b-5a, Lâu (2009), 2:306; ĐVSKTB, The (1997), tr. 551; CMCB XIII:11, (Hà Nội: 1998), I:772-73; Minh Thực Lục, Thái Tông q 218, tr 2165ff; (Hạ Hồng)
27. Châu Đông Triều, ** Phạm Thiện (1419) Lúc đầu Phạm Thiện cùng Đào Thừa nổi loạn ở Tân Minh (nay là Tiên Lãng), sau theo Phạm Ngọc. Ngày 31/12/1419 [15/12 Kỉ Hợi] Phạm Thiện bị Lư [Lý?]Bân bắt tại châu Đông Triều. ĐVSK, BKTT, X:4b-5a, Lâu (2009), 2:306; ĐVSKTB, The (1997), tr. 551; CMCB, XIII:11, (Hà Nội: 1998), I:772-73. (Tân Minh) Minh Thái Tông Thực Lục, q 219, tr 2174.
7. Phụng Hóa [Feng Hua]
1420: Vĩnh Xương bá Trần Trí qua trấn thủ Phụng Hóa (Thiên Trường). Hùng Tông Lỗ làm tham nghị. (Thông sử, Long (1978), tr.38; ĐVSKTB, The (1997), tr. 551
8. Kiến Bình [Jian Ping]
Phủ Kiến Bình
28. Nguyễn Đa Cấu (1410) khởi sự tại phủ Kiến-Bình, nhưng quân Minh chưa bắt được. Hoàng Văn Tập, q 7, tr 10.
Phủ Kiến Bình
29. Huyện Đại-Loan, Đinh Tông Lão (1419) Ngày 24/12/1419 [mồng 8/12 Kỉ Hợi [17/12/1419-14/1/1420] Đinh Tông Lão nổi dạy tại biên giới phủ Kiến Bình, bị Phương Chính đả bại. Quân Minh giết hơn 400 người, bêu đầu để răn đe. Minh Thực Lục, Thái Tông, q 219, tr 2173ff.
30. Đồ Sơn. Trần Thái Xung (1420); ĐVSK, BKTT, X:5a, Lâu (2009), 2:306; ĐVSKTB, BK X:35b-36a, The (1997), tr. 551
9. Trấn Man [Zhen Man]
Phủ Trấn Man
31. Trần Quán (1410) Bị Thổ quan Nguyễn Hy Cấp bắt. Hoàng Văn Tập, q 7, tr 10.
Phủ Trấn Man,
32. Trần Lỗi (1413) chiếm cứ phủ Trấn Man, giết quan quân Minh qua lại. Hoàng Văn Tập, q 4, tr 22.
33. Châu Vạn Nhai,. 20 Dương Cao Thiên (1411) chiếm đất hiểm chờ thời, sau đó qui phụ quân Minh. Hoàng Văn Tập, q 3, tr 34.
10. Tam Giang [San Jiang]
11. Tuyên Hóa [Xuan Hua], 23/10/1408 (84:1b-2a)
Phủ Tuyên Hóa
34. Châu [Lị] Lợi Nhân 18 Lê Mão (1411) bị Thổ-quan bắt giết. Hoàng Văn Tập, q 3, tr 28.
35. Ma Tông Kế (1410) làm loạn tại huyện Thoát; gặp quan quân đến đánh thì bỏ trốn, đến đâu làm loạn đến đó, quân Minh cực khổ không có cách giải quyết. Hoàng Văn Tập, q 7, tr 17.
12. Kiến Xương [Jian Chang]
A. Phủ Kiến Xương
36. Khoái Châu, 19 Đinh Bồ (1411). Đinh Bồ làm loạn, Hoàng Phúc chiêu dụ không ra. Hoàng Văn Tập, q 3, tr 28.
B 37. Hạ Hồng [huyện Kiến Xương]..Lê Hành [Điệt] (11-12/1419), đồng đảng của Trịnh Công Chứng. Công Chứng chết, Điệt trốn tránh, chiêu tập thuộc hạ, thế lực lớn mạnh. Đô Thống sứ ti Giao Chỉ Trần Trung đánh bại Lê Điệt tại sông Tiểu Hoàng, huyện Kiến Xương; bắt sống được trên 350 người, đốt hơn 160 thuyền; truy kích đến xã Cổ Lôi, huyện Tây Chân, phủ Phụng Hóa. Lại đánh nhau với Lê Điệt lần nữa.
Năm 1420 [Vĩnh Lạc thứ 18] quân Minh đả bại Điệt tại huyện Diên Hà, phủ Trấn Man, giết bắt hơn 600 người. Đóng gông Lê Điệt giải về kinh đô. Không có tài liệu xác nhận Lê Điệt xưng đế, nhưng thuộc hạ đều xưng Tướng quân.
ĐVSK, BKTT, X:4b-5a, Giu (1967), 2:2; Lâu (2009), 2:306; ĐVSKTB, BK X:35b-36a, The (1997), tr. 551; Minh Thái Tông Thực Lục, q 219, tr 2171ff; q 224, tr 2205ff;
38. Châu Khoái, Nguyễn Đặc [Trị] (1419) Dấy binh tại châu Khoái, bị quân Minh đánh bại.
ĐVSK, BKTT, X:4b-5a, Lâu (2009), 2:306; ĐVSKTB, BK X:35b-36a, The (1997), tr. 551; Minh Thái Tông Thực Lục, q 218, tr 2165ff.
39. Hoàng Giang, Trần Nhuế (1419).Trần Xương, Trần Nhuế thấy quân thành Đông Quan thưa thớt, khởi binh. Lý Bân dẹp tan. ĐVSK, BKTT, X:4b-5a, Lâu (2009), 2:306; [Toàn Thư, q X, tr 517]; ĐVSKTB, BK X:35b-36a, The (1997), tr 551; CMCB, XIII:11, (Hà Nội: 1998), I:772-73.
40. Hoàng Giang, Nguyễn Đa Cấu ĐVSK, BKTT, X:4b-5a, Lâu (2009), 2:306; [Việt Toàn Thư, X, tr 517];ĐVSKTB, BK X:35b-36a, The (1997), tr. 551; CMCB, XIII:11, (Hà Nội: 1998), I:772-73.(Hoàng Giang)
Phủ Kiến Xương
41. Hoàng Giang, * Nguyễn Thuật (1420) đánh phá châu huyện. 3/7/1420, giết Tả Tham Chính Hầu Bảo [Hou Bao] và Phương Quí [Feng Gui]. Phương Quí có một số thổ binh tinh nhuệ, bị Mã Kỳ ghét; ĐVSK, BKTT, X:6a, Lâu (2009), 2:308; ĐVSKTB, The (1997), tr 552; Thông sử, Long (1978), tr 39; Taizong, juan 225:2a; [Minh Thái Tông Thực Lục, q 225, tr 2213];
13. Thanh Hóa [Qing Hua]
Phủ Thanh Hóa
A. 42. Huyện Lỗi-Giang,. 34 Trần Nguyệt Hồ (1415) tự xưng Nguyệt Hồ vương, chiêu tập dân Man tại Lỗi Giang làm loạn; bị quân Minh tiễu bình, giải đến kinh, giết. Thực Lục q 169, tr 1881,
B. 43. Lam Sơn: 7/2/1418, Bình Định Vương khởi nghĩa. Có khoảng 1000 quân, 4 hay 14 thớt voi. Tuớng thân cận: Lê Thạch. 8/2/1418: Lý Bân và Mã Kỳ sai quân đánh.
1420: Lý Bân đánh Lê Lợi. Phụ đạo Quỳ châu Cầm Lạn dẫn đường. Nghĩa quân thắng lớn. Lý Bân bỏ chạy. (Thông sử, Long (1978), tr 39-40)
44. Huyện Ngọc Ma [Yu Ma], Giặc áo đỏ: Ngày 23/1/1419, Lý Bân bắt được Nữu Môn [Niu Men], Diệp Đế [Ye Di] và trên 1,000 Giặc áo đỏ. Tiến đến núi Pu Fan. Phan Liêu lại chạy qua Lào. Xie Hu đuổi theo, bắt được 300 người. (Ming shi-lu, Taizong. (Wade, NUS, data base), juan 218:2ab; Hoàng Văn Tập q 4, tr 14; q 7 tr 18, 32, 33; MSL,
Phủ Thanh Hóa.
45. Huyện Nga Lạc, Phạm Nhuyễn (1419) chiếm sách Cự Lặc, huyện Nga Lạc; Đô sứ ti Từ Nguyên mang quân đến, chém để ra oai. Minh Thái Tông Thực Lục, q 217, tr 2161.
Tháng 6 Canh Tí [11/7-8/8/1420]:
14. Nghệ An [Yi An]
A. Phủ Nghệ An.
46. Huyện Kệ Giang,Trần Trực Thành (1419) và em là Kim Ngô Tướng quân cùng với Giặc Áo Đỏ làm loạn. Sau bị quân Minh đánh tan. Thực Lục q 218, tr 2165 và 2168.
47. *** Huyện Vệ Nga, (31/8/1419): Thổ Tri phủ Nghệ An là Phan Liêu chống lại nhà Minh, vây thành Nghĩa Liệt, tức Lam Thành, do nhà Minh đắp ở xã Nghĩa Liệt, huyện Hưng Nguyên.
Phan Liêu người làng Tôn Lỗ, huyện Thạch Hà [Hà Tĩnh], Cha là Phan Quí Hựu, Thái bảo của Trần Quí Khoáng; con cựu tri phủ Nghệ An, đã hàng Trương Phụ năm 1413, được phong Phó thổ án sát, cai trị Nghệ An, con là Phan Liêu cũng làm quan; nhờ công lao chỉ đường, vẽ lối cho Trương Phụ và Mộc Thạnh đánh Thuận Hóa, bắt được Nguyễn Cảnh Dị, Đăng Dung, Nguyễn Súy và Trùng Quang. ĐVSKTB, X:27ab, The (1997), tr 544; Ming shi-lu, Taizong, juan 215:b; MSL (Zhongyang), vol 14, p 2152.
Liêu giận Thái Giám trung quan Mã Kỳ lăng ngược bèn cùng với bọn Thổ quan Thiên hộ Trần Đài [Thái?], cướp phá phủ huyện, giết quan lại, vây thành Nghĩa Liệt [Lam Thành]. Lý Bân từ Đông Quan tới, Liêu bỏ chạy qua Ai Lao. Bân đuổi đến Ngọc Ma [Trấn Định, Nghệ An], rồi về. (Taizong, 215:1b; MSL, vol 14, p 2153; Thông sử, Long (1978), tr 37; CMCB, XIII:9 (Hà Nội: 1998), I:771;
48. Lộ Văn Luật (1420) Thổ quan từng theo Lý Bân đi đánh Phan Liêu, về Thạch Thất chống Minh, theo Phan Liêu; sau thế lực suy yếu trốn tại Lão Qua. ĐVSK, BKTT, X:4a-b, Lâu (2009), 2:305-6; Giu (1967), 2:2; ĐVSKTB, BK X:35b-36a, The (1997), tr 551 [ghi là tháng 4 Canh Tí, 14/3-12/4/1420]; CMCB, XIII:9, (Hà Nội: 1998), I:771-72. Minh Thực Lục, Thái Tông, q 215, tr 2152ff;
Liêu cùng bọn Lộ Văn Luật, Cầm Quí liên kết đánh Minh, lại dẫn Giặc Áo Đỏ của Nữu Môn [?]đối kháng quân Minh; kết quả bị đánh thua, trốn tránh tại Lão Qua. (ĐVSK, BKTT, X:4ab, Lâu (2009), 2:305; Giu (1967), 2:2; ĐVSKTB, BK X:35a, The (1997), tr. 550-51; Thông sử, Long (1978), tr 37; CMCB XIII:9, (Hà Nội: 1998), I:771-772; (Minh Thái Tông Thực Lục, q 215, tr 2152ff; q 218, tr 2167ff; q 223, tr 2248ff;
15. Tân Bình [Xin Ping]
A. Năm 1417 tại hai phủ Tân Bình và Thuận Hóa thổ quan, rầm rộ nổi dậy chống Minh.
Bách hộ Trần Ngô Sài;
Châu Nam Linh, có:
Phán quan Nguyễn Nghĩ,
Tri huyện Tá Bình Phạm Bá Cao.
Huyện thừa Vũ Vạn,
Bách hộ Trần Ba Luật.
B. Phủ Tân Bình.
16 . Châu Nam Linh, Trần Thuận Khánh (1419) Thiên hộ Trần Thuận Khánh bị quân Minh bắt chém. Minh Thái Tông Thực Lục, q 218, tr 2168.
16. Thuận Hóa [Shun Hua]
A. Năm 1417 tại hai phủ Tân Bình và Thuận Hóa thổ quan, rầm rộ nổi dậy chống Minh.
Phủ Thuận Hóa, châu Thuận, có:
Lê Hạch,
Phan Cường
cùng các Thổ quan như Đồng tri Trần Khả Luân,
Phán quan Nguyễn Chiêu,
Chủ bạ Phạm Mã Hoãn,
Thiên hộ Trần Não,
đốt thành quách nhà cửa hai châu, giết quan lại; tiếm xưng danh hiệu, có đồng đảng khoảng hơn một ngàn người.
Đây là cuộc bạo động khá qui mô của các thổ-quan; nhưng bị quân Minh đả bại mau chóng. [Thực Lục, q 129, tr 2011ff].
Quân Minh giết Lê Hạch tại trận cùng hơn 500 người; bắt sống Phan Cường, Trần Khả Luận, Nguyễn Chiêu, Phạm Mã Hoãn, Phạm Bá Cao, Vũ Vạn. Trần Bá Luật tuy chưa bị quân Minh bắt giữ, nhưng hai năm sau dư đảng bị quân Minh đánh tan. Thực Lục, q 219, tr 2119ff.
17. Thăng Hoa [Sheng Hua], [16/4/1414-13/5/1415 (149:3b-4a; 165:1ab)
[18. Diễn Châu [Yen Zhou]
Phủ Diễn Châu.
49. Huyện Phù Lưu, Vũ Cống (1419) người hộ Đào-Kim, huyện Kệ Giang liên kết với kỳ lão Hoàng Văn Điển đốt huyện Phù Lưu. Minh Thái Tông Thực Lục, q 218, tr 2165 .
Tất cả trực thuộc Bố Chính Ti.
5 châu:
1. Quảng Oai,
50. Huyện Ma-Lung, Bạch Sư Điểm (1411) phủ Quảng Oai Bạch Sư Điểm thừa lúc quân Minh đi Thái-Nguyên đánh giặc Áo Đỏ,dấy binh. Năm Vĩnh Lạc thứ 10 qui phụ Thổ quan nhà Minh. Hoàng Văn Tập, q 4, tr 5, 14.
51. Lưu Phụng (1412) cướp phá tại Quảng Oai, quân Minh tăng gia hoạt động, nhưng chưa tảo thanh được. Hoàng Văn tập, q 4, tr 14.
2. Tuyên Hóa,
3. Quí Hóa,
[không có kháng chiến]
4. Gia Bình và
5. Diễn Châu,
12 vệ: khống chế những chỗ xung yếu. (CMCB, XII:20 (Hà Nội: 1998), I:734;
http://hopluu.net/a2644/giao-chi-do-thong-su-ti-5-7-1407-3-1-1428
0 nhận xét:
Đăng nhận xét