Cần xây dựng văn hóa cho và nhận

[Người đi tìm hình của nước]

Ngày nay, giới trẻ đã và đang có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước, thực sự trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên cũng ngày càng có xu hướng đề cao chủ nghĩa cá nhân, thờ ơ với các hoạt động chung của xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như: sự phát triển của mạng xã hội, game online, tâm lý độc tôn cá nhân,… tuy nhiên không thể không kể đến nguyên nhân lớn từ chính xã hội. 

Trong một lần lang thang trên mạng xã hội Facebook, tôi đã đọc được một tâm sự của một bạn trẻ về sự việc bạn gặp phải khi bạn đó làm việc tốt, đó là khi: bạn trẻ đó đang đi uống cùng bạn bè, có một cụ già bị mù một bên mắt, một bên thì bị lòa, dáng người khắc khổ đến bán kẹo cao su và một số đồ linh tinh mời bạn đó mua đồ cho ông cụ, nhưng bạn đó không có nhu cầu mua hàng của cụ, tuy nhiên vì thương ông cụ nên bạn trẻ đó đã rút ví tìm tiền lẻ cho ông cụ. Ví của bạn thanh niên này lại chỉ còn 2000 đ là tiền lẻ, vì vậy bạn đó cho cụ già. Những tưởng cụ già đó sẽ biết ơn mình về hành động này, tuy nhiên cụ già liền hỏi bạn thanh niên đó là quê quán ở đâu, bạn trẻ đó trả lời là cháu ở tỉnh X, cụ già liên nói: à, tỉnh X thì đúng rồi, toàn người keo kiệt, mời không bao giờ mua, cho được vài đồng. Cụ già sau đó bỏ đi, vừa đi vừa lầm bầm câu nói đó, còn bạn thanh niên thật sự bị sốc và vô cùng tức giận vì làm phúc phải tội.


Đây không chỉ là một hiện tượng đơn lẻ mà bạn đó phải đón nhận mà còn có rất nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra mà những người trẻ gặp phải khi tiến hành các hoạt động vì xã hội. Quay lại với trường hợp bạn trẻ nêu trên, vậy ai là người đúng, ai là người sai?

Trước tiên, xét về quan hệ mua bán thị trường phải đặc biệt tôn trọng nguyên tắc: “Thuận mua vừa bán”, người bán có thể mời chào những món hàng mình có còn người mua có quyền mua hay không mua món hàng đó. Ở đây, bạn trẻ đó đã làm thực hiện đúng theo nguyên tắc trên, còn người vi phạm nguyên tắc chính là người bán hàng - ông cụ già.

Bên cạnh đó, xét về góc độ giữa người cho và người nhận, theo cung cách ứng xử thông thường thì người nhận lòng thương không nên đòi hỏi những gì mình được nhận và người cho có thể cho những gì họ muốn. Ở đây, người nhận - cụ già đã không ứng xử theo chuẩn mực này, mặc dù cụ già nhận tiền của bạn trẻ nhưng không có một lời cảm ơn, lại có những lời nói khó nghe với bạn đó.

Ngoài ra, xét về góc độ tuổi tác, trái ngược với thái độ rất nhã nhặn, lễ phép của bạn trẻ với cụ già, thì cụ già lại thể hiện một thái độ cộc cằn, thô lỗ. Trong trường hợp này,nếu xét về tư cách xã hội, người lớn tuổi - cụ già còn không bằng một người ít tuổi - bạn trẻ đó.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận ra ai là người đúng, ai là người sai. Chính vì những sự việc tương tự như này xảy ra với những người có tấm lòng trong xã hội đã làm thui chột đi lòng nhiệt huyết của chính họ, làm họ sẽ mất dần ý muốn đóng góp những việc có ích cho xã hội và dần dần trở thành những con người vô cảm, lãnh đạm trước các sự việc xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy, để khuyến khích người trẻ sống vì xã hội, chúng ta nên có xây dựng văn hóa “cho và nhận” trở thành nét đẹp trong nền văn hóa dân tộc. 
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét