PHONG TRÀO CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT LÀ MỘT SỰ ĐÒI HỎI TRÁI PHÁP LUẬT

[Hoàng Sa - Trường Sa]

Phong trào "Chúng tôi muốn biết" (We want to know) thực chất là một trong số nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu các nhà lãnh đạo và chế độ XHCN ở Việt Nam. Hoạt động này hiện do một số kẻ có tư tưởng thù địch với Việt Nam tiến hành, được sự hậu thuẫn bởi một vài hội nhóm phản động đứng đằng sau giật dây.



Thực chất hoạt động của cái gọi là phong trào chúng tôi muốn biết này chính là lợi dụng quyền tự do tiếp cận thông tin, lợi dụng một số vấn đề, sự kiện nhạy cảm có liên quan đến Việt Nam như chủ quyền, quan hệ của Việt Nam với các nước, những sơ hở trong điều hành đất nước để xuyên tạc, kích động nhằm làm cho người dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền nhà nước Việt Nam hiện tại.

Thời gian qua, lợi dụng một số trang web, mạng xã hội ở nước ngoài, các đối tượng trên đã nêu ra những yêu cầu, đòi hỏi phi lý và vô căn cứ như: chúng tôi muốn biết Đảng và Nhà nước Việt Nam có định giữ biển đảo không, muốn biết vì sao những kẻ chống đối, gây rối trật tự công cộng lại bị bỏ tù, muốn biết vì sao Việt Nam không kiện Trung Quốc nhân sự kiện HD981,... Rõ ràng ở đây có sự lợi dụng để nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Cá biệt hơn, chúng còn mạnh mồm đòi "muốn biết" cả những vấn đề thuộc về quyền lãnh đạo, điều hành đất nước, quan hệ đối nội, đối ngoại của Việt Nam, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc. Thật là những đòi hỏi phi lý.

Rõ ràng rằng, hoạt động trên hoàn toàn vi phạm pháp luật, trái với Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Bởi lẽ:

Mỗi quốc gia đều có những bí mật nhà nước riêng, được quy định chặt chẽ, cụ thể trong pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Những thông tin đó nếu để lộ ra ngoài sẽ ảnh hưởng không tốt đến lợi ích quốc gia, dân tộc, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của đất nước hoặc gây bất lợi cho quốc gia đó trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, có những thông tin chỉ phổ biến trong phạm vi những người có trách nhiệm. Bất kỳ quốc gia nào cũng thế và Việt Nam cũng vậy. Sự kiện Mỹ theo dõi, nghe lén điện thoại của nhà lãnh đạo nhiều nước trên thế giới nếu không bị Edward Snowden tiết lộ chắc sẽ mãi là bí mật quốc gia của Mỹ.

Đúng là người dân có quyền được tiếp cận thông tin và quyền tự do. Nhưng Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền cũng đã khẳng định:
"Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung".

Tóm lại, bản chất của phong trào chúng tôi muốn biết là một hành động phản động nhằm bôi xấu các nhà lãnh đạo và chế độ ở Việt Nam, được lấp liếm bằng những mỹ từ như "quyền được biết", "quyền tự do", "yêu Tổ quốc", "vận mệnh đất nước",... mà thôi.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét