CÁI LƯỠI BÒ DỐI TRÁ

[Ánh Dương]

       Trong thời gian vừa qua, Trung Quốc liên tiếp thực hiện các hành động trắng trợn, phi lý trên biển Đông, gia tăng các hoạt động xâm phạm đến độc lập chủ quyền, biên giới lãnh thổ của các quốc gia có đường bờ biển ở khu vực này, công khai hóa ý đồ độc chiếm biển Đông, bất chấp phản ứng dữ dội của các nước và cộng đồng quốc tế, đe dọa đến môi trường ổn định hòa bình tại khu vực này. Sau sự kiện kéo giàn khoa HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa của Việt Nam, mới đây, Trung Quốc lại dấy lên dư luận thế giới bằng việc công bố cuốn sách hết sức phi lý về chủ quyền đường lưỡi bò 9 đoạn trên biển Đông. Cuốn sách này có tên “Về lịch sử, địa vị và tác dụng của đường 9 đoạn ở Biển Đông”. Sách do Thẩm phán Toà án luật biển quốc tế, Giám đốc Sở nghiên cứu và phát triển biển thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc Cao Chi Quốc và Thành viên hiệp hội luật pháp Quốc tế, Giáo sư luật Quốc tế thuộc đại học Thanh Hoa Cổ Binh Binh cùng nhau biên soạn.

       Cuốn sách gồm 6 chương, gồm: Vị trí địa lý và ý nghĩa của biển Đông; diễn tiến lịch sử và thực tiễn của đường lưỡi bò 9 đoạn; địa vị và tính chất pháp luật của đường lưỡi bò 9 đoạn, các vấn đề pháp luật liên quan, triển vọng và chính sách xây dựng. Nội dung trong cuốn sách đầy sai trái này cho biết đường 9 đoạn của Trung Quốc là một đường mang tích lịch sử về quyền hàng hải của Trung Quốc, trong đó bao gồm việc Trung Quốc được tuyên bố chủ quyền với các đảo trên Biển Đông và quyền đánh bắt cá và khai thác các nguồn tài nguyên nằm trong đường 9 đoạn nói trên.

       Cuốn sách chỉ ra một điều vô lý rằng: “Đường 9 đoạn là minh chứng chủ quyền của Trung Quốc  đối với các đảo ở biển Đông, bao gồm quyền lợi lợi ích hoạt động trên biển như ngư nghiệp, hàng hải và thăm dò khai thác tài nguyên như khoáng sản tại khu vực biển ở các đảo”.

       Gao Zhiguo, một trong các tác giả của cuốn sách, nói rằng, sách là sự tổng kết rõ ràng và “giải thích định nghĩa cũng như cơ sở hợp pháp” của đường 9 đoạn, cung cấp “nền tảng hợp pháp để Trung Quốc bảo vệ chủ quyền biển”. Tuy nhiên, bài báo của tác giả này trên tạp chí Global Times đã không nêu lên được bất kỳ chi tiết nào liên quan việc “làm rõ” các cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế của “đường lưỡi bò”  đầy tai tiếng này. Để biện minh, lấp liếm cho những hoạt động sai trái trắng trợn của mình tác giả còn xuyên tạc cho rằng: “Năm nay là năm kỷ niệm 100 năm ra đời đường lưỡi bò 9 đoạn. Cuốn sách sẽ tổng kết và giải thích về định nghĩa, tác dụng và căn cứ quốc tế về đường lưỡi bò 9 đoạn, nhằm đưa ra những căn cứ pháp lý quan trọng giúp Trung Quốc bảo vệ lợi ích chủ quyền Biển Đông”.

       Hồi cuối tháng 6 vừa rồi, Bắc Kinh đã từng vấp phải sự chỉ trích gay gắt của thế giới khi phát hành bản đồ dọc với “đường 10 đoạn”. Trong bản đồ, phạm vi mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền” của mình mở rộng ra khắp Biển Đông, kéo dài đến tận bờ biển của Malaysia và Philippines theo hình lưỡi bò.

       Có thể thấy, ngay trong chính những phát ngôn của Trung Quốc đã nói lên sự dối trá, phi lý của họ. Cái gì là bản đồ dọc với đường 10 đoạn? Cái gì là đường 9 đoạn? Khoa học kiểu gì mà thay đổi xoành xoạch, hôm chín hôm mười, mười rồi lại chín. Cái bệnh kiêu ngạo nước lớn của giới cầm quyền Bắc Kinh ảnh hưởng đến tư duy của giới khoa học cho nên mới cho ra các loại sản phẩm sách vở phi khoa học như cuốn sách trên. Phải chăng, Trung Quốc cứ xem giới khoa học thế giới như học trò của họ? Xem thường dư luận quốc tế? Coi thường luật pháp quốc tế? Muốn dấy lên cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và thế giới, phá vỡ đi sự hòa bình và ổn định của cả khu vực Đông Nam Á?

       Mặc cho cộng đồng thế giới phản đối về những công bố liên quan đến đường lưỡi bò, Trung Quốc vẫn liên tục xuất bản từ bản đồ đến sách vở nói về cái lưỡi bò mà họ tưởng tượng ra. 


        Cuốn sách gồm 6 chương, gồm: Vị trí địa lý và ý nghĩa của biển Đông; diễn tiến lịch sử và thực tiễn của đường lưỡi bò 9 đoạn; địa vị và tính chất pháp luật của đường lưỡi bò 9 đoạn, các vấn đề pháp luật liên quan, triển vọng và chính sách xây dựng. Nội dung trong cuốn sách đầy sai trái này cho biết đường 9 đoạn của Trung Quốc là một đường mang tích lịch sử về quyền hàng hải của Trung Quốc, trong đó bao gồm việc Trung Quốc được tuyên bố chủ quyền với các đảo trên Biển Đông và quyền đánh bắt cá và khai thác các nguồn tài nguyên nằm trong đường 9 đoạn nói trên.

       Cuốn sách chỉ ra một điều vô lý rằng: “Đường 9 đoạn là minh chứng chủ quyền của Trung Quốc  đối với các đảo ở biển Đông, bao gồm quyền lợi lợi ích hoạt động trên biển như ngư nghiệp, hàng hải và thăm dò khai thác tài nguyên như khoáng sản tại khu vực biển ở các đảo”.
       
       Gao Zhiguo, một trong các tác giả của cuốn sách, nói rằng, sách là sự tổng kết rõ ràng và “giải thích định nghĩa cũng như cơ sở hợp pháp” của đường 9 đoạn, cung cấp “nền tảng hợp pháp để Trung Quốc bảo vệ chủ quyền biển”. Tuy nhiên, bài báo trên Global Times không nêu được bất kỳ chi tiết nào liên quan việc “làm rõ” các cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế của “đường lưỡi bò” tai tiếng.

      Các loại giáo sư, thẩm phán, bằng cấp đầy mình, nhưng lại phủ định những chứng cứ khoa học, ra cuốn sách phục vụ mục đích xâm lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

       Tự thân những công bố của Trung Quốc cũng đã nói lên sự lúng túng, mâu thuẫn trong thông tin của họ. Trung Quốc vừa công bố bản đồ dọc với “đường 10 đoạn”, nay lại ra sách được 9 đoạn. Khoa học kiểu gì mà thay đổi xoành xoạch, hôm chín hôm mười, mười rồi lại chín. Trung Quốc cứ xem giới khoa học thế giới như học trò của họ. Cái bệnh kiêu ngạo nước lớn của giới cầm quyền Bắc Kinh ảnh hưởng đến tư duy của giới khoa học cho nên mới cho ra các loại sản phẩm sách vở phi khoa học như cuốn sách trên.

       Không chỉ thách thức các nhà nghiên cứu khắp thế giới, các loại sản phẩm công bố đường lưỡi bò của Trung Quốc thách thức cộng đồng quốc tế và các nước trong khu vực. Tại những hội nghị quốc tế vừa qua, các nhà lãnh đạo, học giả của các nước đều lên tiếng phản đối mạnh mẽ về những tuyên bố chủ quyền thiếu căn cứ của Trung Quốc trên biển Đông.

       Hay nói một cách hình ảnh hơn như cáo buộc của Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario hôm 11.8, rằng Trung Quốc “giả mù, giả điếc” về vấn đề biển Đông bất chấp phản ứng của các nước ASEAN.

       Họ “giả mù, giả điếc” nhưng thực hiện những âm mưu vô cùng thâm độc. Những cách gặm nhấm biển đảo, ngư trường của họ ai cũng thấy nhưng không dễ chống. Các quốc gia yêu chuộng hòa bình, hướng tới văn minh không bao giờ có những thủ đoạn xấu xa như vậy. Chính vì yêu chuộng hòa bình, Việt Nam và các nước đề cao tinh thần hợp tác, đối thoại, trên cơ sở pháp luật quốc tế. Hòa bình không chỉ cho người dân Việt Nam mà cho chính người dân Trung Quốc.

       Có một điều mà Trung Quốc nhẫm lẫn rất lớn, đó là họ càng tung ra những chiêu thức, tiểu xảo để tuyên truyền và áp đặt chủ quyền của họ trên biển Đông thì họ càng bị cộng đồng quốc tế cô lập. Hãy nhìn lại những diễn biến ngoại giao và truyền thông thế giới trong suốt mấy tháng qua từ sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, sẽ thấy không một ai ủng hộ Trung Quốc trừ chính họ. Ngay cả trong nước Trung Quốc, cũng có nhiều học giả, nhà báo, trí thức phản đối hành động xâm lược của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

       Thế mới hay, dù Trung Quốc dùng các loại mánh lới như hộ chiếu có hình lưỡi bò, bản đồ hình lưỡi bò, sách hình lưỡi bò thì cũng không ai tin bởi vì tất cả những thứ đó đều là sản phẩm của một “cái lưỡi dối trá”.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét