“THẢM HỌA HD-981” QUA LĂNG KÍNH CỦA CHUYÊN GIA QUỐC TẾ

[Thiên sứ]

       Mặc dù giàn khoan HD 981 của tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã rút khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được hơn 20 ngày, nhưng dư âm không mấy tốt đẹp về nó và về bản chất “bành trướng” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì vẫn còn đó như một đề tài nóng bỏng cho các phân tích của các chuyên gia trên thế giới.

       Những mưu đồ và kỳ vọng khi triển khai giàn khoan Hải Dương-981 cũng như tăng cường yêu sách chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc đã không có kết quả như mong đợi. Hành động ngang ngược của Trung Quốc đã phải chấm rứt sau sự lên án mạnh mẽ của nhân Việt Nam, cũng như dư luận quốc tế.
   

Cảnh sát biển Việt Nam quyết tâm bám biển, đấu tranh với các hành động ngang ngược của TQ
(nguồn: internet)

       Đầu tháng 8 vừa qua, trên tạp chí National Interest, tác giả Bill Hayton nhận định hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào Biển Đông đã là một “thảm họa trong chính sách ngoại giao”. Bởi chưa có một giọt dầu mới nào được khai thác cho thị trường Trung Quốc và chính quyền Bắc Kinh cũng không thu được vùng lãnh thổ hàng hải mới nào trong khi những lợi thế khu vực lại đang rơi vào tay Mỹ. Ngoài ra, tình đoàn kết trong khối ASEAN cũng ngày càng được củng cố vững chắc và mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc thì bị suy yếu nghiêm trọng. Trong khi đó, chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã chứng minh không đủ năng lực. 

       Cũng theo tác giả Hayton, chúng ta không thể biết giới lãnh đạo Trung Quốc muốn gì khi chấp thuận triển khai Hải Dương-981 cùng hạm đội tàu thuyền hỗ trợ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là hành động đưa giàn khoan ra vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông không đơn giản chỉ là đi tìm và khai thác dầu. Bởi Biển Đông còn rất nhiều khu vực có giếng dầu với trữ lượng lớn hơn nhiều. 

       Về vấn đề trên thì nhà nghiên cứu Australia, ông Andrew Chubb nhận định những tin tức liên quan tới các vụ va chạm giữa hạm đội bảo vệ trái phép cho giàn khoan Hải Dương-981 và lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam hoàn toàn không được đăng tải trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc sau nhiều tuần xảy ra sự việc. Chứng tỏ phía Trung Quốc đã bưng bít thông tin nhằm hỗ trợ cho các hoạt động xấu xa của chúng trên Biển Đông.

       Một số nhà bình luận cho rằng các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua là một quá trình lấn chiếm dần bằng các bước đi nhỏ mà không thu hút quá nhiều phản ứng. Nhưng nếu đó là mục đích của Bắc Kinh thì đến nay nó cũng đã thất bại vơi sự rút lui của giàn khoan 981. Một lần nữa các “lát cắt xúc xích Ý đã liên kết lại”.

       Nhà phân tích Hugh White người Úc cho rằng mục đích của Trung Quốc trong vụ 981 là cố tình kéo dài và làm suy yếu các mối liên hệ ràng buộc an ninh của Mỹ ở Đông Nam Á. Bằng cách đe dọa các bạn bè, đồng minh của Mỹ, Trung Quốc buộc Mỹ phải đối mặt với sự lựa chọn giữa bỏ rơi bạn bè ở Biển Đông hay chiến đấu chống lại Trung Quốc. Bắc Kinh đã đánh cược rằng khi đối mặt với sự lựa chọn này, Mỹ sẽ bỏ đi và đồng minh, đối tác của Mỹ không được hỗ trợ. Điều này làm suy yếu liên minh và quan hệ đối tác của Mỹ, làm suy yếu sức mạnh của Mỹ ở châu Á, qua đó tăng cường sức mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam không phải một đồng minh của Hoa Kỳ, vì vậy Trung Quốc đã quyết định lựa chọn Việt Nam làm mục tiêu. Nhưng trái với mong đợi, hành động kích động đối đầu của Bắc Kinh đã đẩy Việt Nam gần hơn về phía Mỹ.

       Tóm lại, cho dù bất cứ điều gì phía Trung Quốc hy vọng có thể đạt được trong vụ giàn khoan 981 như tìm kiếm dầu, bành trướng trên biển hoặc chiến lược dài hạn cuối cùng đều chẳng đạt được gì. Thay vào đó Trung Quốc đã nhận được sự phản đối của bè bạn quốc tế và giúp cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới hiểu rõ hơn bản chất của Trung Quốc, còn nhân dân Trung Quốc phải xấu hổ với những quyết định bành trướng của các nhà lãnh đạo nước này.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét