9 TỶ PHÚ DA MÀU

9 tỷ phú da màu giàu nhất thế giới
-o0o-
Có hơn 2.300 tỷ phú trên thế giới nhưng chỉ có 9 trong số đó là người da màu. Và mỗi người họ lại có những câu chuyện riêng.
1. Aliko Dangote Tài sản: 25 tỷ USD  Sinh ra ở Nigeria, người đàn ông giàu nhất châu Phi này đã xây dựng sự nghiệp của mình từ việc kinh doanh đường, bột mì và xi măng. Ông kinh doanh bất kể thứ gì có thể tạo ra doanh thu lớn.  Tập đoàn Dangote sở hữu nhiều công ty con bao gồm xi măng Dangote, Dangote Sugar Refinery, và Dangote Flour. Bên cạnh đó, Aliko cũng đầu tư vào một dự án dầu khí trị giá hơn 9 tỷ USD, giúp Nigeria không còn phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu.  Ông còn là một nhà kinh doanh viễn thông tên tuổi. Công ty viễn thông của ông sản xuất sợi cáp quang cung cấp cho toàn lãnh thổ Nigeria. Tài sản của ông đã tăng gấp 5 lần trong năm 2010 sau khi công ty xi măng Dangote Cement niêm yết trên sàn chứng khoán. Hiện nay, công ty này chiếm tới 1/4 vốn hóa thị trường chứng khoán Nigeria. Tỷ phú này không ngại bỏ ra 45 triệu USD để mua một chiếc máy bay Bombardier làm quà sinh nhật cho chính mình.
1.   Aliko Dangote
Tài sản: 25 tỷ USD 
Sinh ra ở Nigeria, người đàn ông giàu nhất châu Phi này đã xây dựng sự nghiệp của mình từ việc kinh doanh đường, bột mì và xi măng. Ông kinh doanh bất kể thứ gì có thể tạo ra doanh thu lớn. Tập đoàn Dangote sở hữu nhiều công ty con, bao gồm xi măng Dangote, Dangote Sugar Refinery, và Dangote Flour. Bên cạnh đó, Aliko cũng đầu tư vào một dự án dầu khí trị giá hơn 9 tỷ USD, giúp Nigeria không còn phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu. 
Ông còn là một nhà kinh doanh viễn thông tên tuổi. Công ty viễn thông của ông sản xuất sợi cáp quang cung cấp cho toàn lãnh thổ Nigeria. Tài sản của ông đã tăng gấp 5 lần trong năm 2010, sau khi công ty xi măng Dangote Cement niêm yết trên sàn chứng khoán. Hiện nay, công ty này chiếm tới 1/4 vốn hóa thị trường chứng khoán Nigeria. Tỷ phú này không ngại bỏ ra 45 triệu USD để mua một chiếc máy bay Bombardier làm quà sinh nhật cho chính mình.

2. Mohammed Al Amoudi Tài sản: 15,3 tỷ USD  Tỷ phú giàu có thứ 2 Ả-rập Xê-út, đứng thứ 61 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, sở hữu một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực dầu khí, khách sạn, tài chính.   Al Amoudi có cha là người Ả Rập, trong khi mẹ ông là người Ethiopia. Thời điểm bước ngoặt trong sự nghiệp của Al Amoudi là vào năm 1988, khi công ty xây dựng MIDROC (Mohammed International Development Research and Organization Companies - công ty tổ chức và nghiên cứu phát triển quốc tế Mohammed) của ông trúng thầu đầu tư hệ thống dự trữ dầu phức hợp tại Ả-rập Xê-út.  Ngoài việc đầu tư lớn vào Ethiopia, ông còn sở hữu các nhà máy lọc dầu ở Thụy Điển và Ma-rốc. Không chỉ tập trung vào dầu mỏ, ông còn đẩy mạnh phát triển năng lượng. Ông thậm chí còn là chủ của chuỗi khách sạn đẳng cấp mang tên Sheraton Addis Ababa.  Ông sở hữu 70% lượng dầu mỏ tại quê mẹ Ethiopia. Hiện nay, ông đang nỗ lực phát triển chiếc xe Saudi đầu tiên của Ả Rập mang tên Gazal-1.
2. Mohammed Al Amoudi
Tài sản: 15,3 tỷ USD
Tỷ phú giàu có thứ 2 Ả-rập Xê-út, đứng thứ 61 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, sở hữu một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực dầu khí, khách sạn, tài chính. Al Amoudi có cha là người Ả Rập, trong khi mẹ ông là người Ethiopia. Thời điểm bước ngoặt trong sự nghiệp của Al Amoudi là vào năm 1988, khi công ty xây dựng MIDROC (Mohammed International Development Research and Organization Companies - công ty tổ chức và nghiên cứu phát triển quốc tế Mohammed) của ông trúng thầu đầu tư hệ thống dự trữ dầu phức hợp tại Ả-rập Xê-út. Ngoài việc đầu tư lớn vào Ethiopia, ông còn sở hữu các nhà máy lọc dầu ở Thụy Điển và Ma-rốc. Không chỉ tập trung vào dầu mỏ, ông còn đẩy mạnh phát triển năng lượng. Ông thậm chí còn là chủ của chuỗi khách sạn đẳng cấp mang tên Sheraton Addis Ababa. Ông sở hữu 70% lượng dầu mỏ tại quê mẹ Ethiopia. Hiện nay, ông đang nỗ lực phát triển chiếc xe Saudi đầu tiên của Ả Rập mang tên Gazal-1.
3. Mike Adenuga Tài sản 4,7 tỷ USD  Lĩnh vực thành công của tỷ phú giàu thứ hai ở Nigeria này có sự tương đồng với tỷ phú Mohammed Ibrahim (vị trí thứ 9 trong danh sách) đó là công nghiệp viễn thông. Trước khi có bước đột phá trong ngành này, Mike đã thành công lớn trong ngành công nghiệp dầu mỏ.  Khởi đầu nghiệp kinh doanh, Mike Adenuga chỉ là một nhân viên bán Coca-Cola, và đổi đời sau khi xoay sang ngành xây dựng và giành được hợp đồng thi công doanh trại quân đội vào năm 1980. Adenuga cũng có cổ phần trong Bank Trust Equitorial, và là Chủ tịch của Conoil, một trong những công ty đầu tiên tại Negeria được cấp giấy phép lọc dầu từ đầu những năm 90.  Mike Adenuga là người sáng lập ra Globacom, mạng điện thoại di động lớn thứ hai của Nigeria với khoảng 24 triệu thuê bao, đơn vị độc quyền đầu tư cáp ngầm kết nối giữa Nigeria với thế giới.
3. Mike Adenuga
Tài sản 4,7 tỷ USD
Lĩnh vực thành công của tỷ phú giàu thứ hai ở Nigeria này có sự tương đồng với tỷ phú Mohammed Ibrahim (vị trí thứ 9 trong danh sách) đó là công nghiệp viễn thông. Trước khi có bước đột phá trong ngành này, Mike đã thành công lớn trong ngành công nghiệp dầu mỏ. Khởi đầu nghiệp kinh doanh, Mike Adenuga chỉ là một nhân viên bán Coca-Cola, và đổi đời sau khi xoay sang ngành xây dựng và giành được hợp đồng thi công doanh trại quân đội vào năm 1980. Adenuga cũng có cổ phần trong Bank Trust Equitorial, và là Chủ tịch của Conoil, một trong những công ty đầu tiên tại Negeria được cấp giấy phép lọc dầu từ đầu những năm 90. Mike Adenuga là người sáng lập ra Globacom, mạng điện thoại di động lớn thứ hai của Nigeria với khoảng 24 triệu thuê bao, đơn vị độc quyền đầu tư cáp ngầm kết nối giữa Nigeria với thế giới.
4. Isabel dos Santos  Tài sản 3,7 tỷ USD   Con gái của Thủ tướng Angola, José Eduardo dos Santos là người phụ nữ giàu nhất hiện nay ở châu Phi. Cô được gọi là một người phụ nữ “nhiều gương mặt”. Có người biết đến cô là một người làm việc tại một doanh nghiệp tái chế, có người lại biết đến cô như là chủ của một câu lạc bộ đêm, một số khác lại biết đến cô là một siêu tỷ phú.  Là con gái của thủ tướng, cô có một tuổi thơ đầy đặc quyền, đặc lợi. Lớn lên, Isabel làm việc tại một công ty tái chế Đức. Sau đó, cô bắt đầu mở một công ty về vận tải đường bộ đồng thời “bước chân” vào lĩnh vực viễn thông và câu lạc bộ đêm. Tất cả mọi thứ cô làm đều rất thành công. Cô thậm chí còn từng là một kỹ sư quản lý dự án làm sạch và khử trùng của thành phố Luanda (thủ đô của Angola).   Cô là một nhà đầu tư tài giỏi với các khoản đầu tư, bao gồm 25% cổ phần trong công ty điện thoại di động Unitel ở Angola và 25% cổ phần trong ngân hàng Banco Bic SA, cùng một vài khoản đầu tư khác đã đem lại cho nữ doanh nhân tài ba này khối tài sản khổng lồ. Hiện nay cô cũng là người phụ nữ da đen giàu nhất trên thế giới.
4. Isabel dos Santos
Tài sản 3,7 tỷ USD
Con gái của Thủ tướng Angola, José Eduardo dos Santos là người phụ nữ giàu nhất hiện nay ở châu Phi. Cô được gọi là một người phụ nữ “nhiều gương mặt”. Có người biết đến cô là người làm việc tại một doanh nghiệp tái chế, có người lại biết đến cô như là chủ của một câu lạc bộ đêm, một số khác lại biết đến cô là một siêu tỷ phú. Là con gái của thủ tướng, cô có một tuổi thơ đầy đặc quyền, đặc lợi. Lớn lên, Isabel làm việc tại một công ty tái chế Đức. Sau đó, cô bắt đầu mở một công ty về vận tải đường bộ đồng thời “bước chân” vào lĩnh vực viễn thông và câu lạc bộ đêm. Tất cả mọi thứ cô làm đều rất thành công. Cô thậm chí còn từng là một kỹ sư quản lý dự án làm sạch và khử trùng của thành phố Luanda (thủ đô của Angola). Cô là một nhà đầu tư tài giỏi với các khoản đầu tư, bao gồm 25% cổ phần trong công ty điện thoại di động Unitel ở Angola và 25% cổ phần trong ngân hàng Banco Bic SA, cùng một vài khoản đầu tư khác đã đem lại cho nữ doanh nhân tài ba này khối tài sản khổng lồ. Hiện nay cô cũng là người phụ nữ da đen giàu nhất trên thế giới.
5. Patrice Motsepe  Tài sản 2,9 tỷ USD   Ở vị trí đồng hạng với Oprah Winfrey chính là ông trùm khai thác và kinh doanh nhập khẩu - Patrice Motsepe.  Lớn lên ở một vùng quê nghèo, cuộc sống của ông có khá nhiều khó khăn. Ông đã từng làm việc cho một công ty luật.  Motsepe là người da đen đầu tiên ở Nam Phi trở thành tỷ phú.  Ông là người sáng lập Tập đoàn khoáng sản ARM và một công ty giao dịch chứng khoán niêm yết tại Johannesburg. Công ty của ông buôn bán và khai thác những loại khoảng sán như bạch kim, niken, crômm, sắt, vàng và mangan. Motsepe cũng đồng thời nắm giữ cổ phẩn trong công ty dịch vụ tài chính Sanlam. Tháng 2/2013, vị tỷ phú này tuyên bố dùng một nửa số tài sản của mình để làm từ thiện.
5. Patrice Motsepe 
Tài sản 2,9 tỷ USD
Ở vị trí đồng hạng với Oprah Winfrey chính là ông trùm khai thác và kinh doanh nhập khẩu - Patrice Motsepe. Lớn lên ở một vùng quê nghèo, cuộc sống của ông có khá nhiều khó khăn. Ông đã từng làm việc cho một công ty luật. Motsepe là người da đen đầu tiên ở Nam Phi trở thành tỷ phú. Ông là người sáng lập Tập đoàn khoáng sản ARM và một công ty giao dịch chứng khoán niêm yết tại Johannesburg. Công ty của ông buôn bán và khai thác những loại khoảng sán như bạch kim, niken, crômm, sắt, vàng và mangan. Motsepe cũng đồng thời nắm giữ cổ phẩn trong công ty dịch vụ tài chính Sanlam. Tháng 2/2013, vị tỷ phú này tuyên bố dùng một nửa số tài sản của mình để làm từ thiện.
6. Oprah Winfrey Tài sản 2,9 tỷ USD  Winfrey được mệnh danh là
6. Oprah Winfrey
Tài sản 2,9 tỷ USD
Winfrey được mệnh danh là "Nữ hoàng truyền hình" ở Mỹ. Bà nổi danh với vai trò người dẫn chương trình của chương trình “The Oprah Winfrey Show” vào ngày phát hành số đầu tiên vào ngày 8/9/1986. Thu nhập từ hoạt động giải trí và truyền thông của người phụ nữ này vào khoảng 225 triệu USD mỗi năm. Sau khi làm chủ một đài phát thanh và truyền hình của riêng mình bà bắt đầu “lấn sân” sang các lĩnh vực khác. Bà có một tạp chí mang tên The Oprah Magazine và là đồng tác giả của 5 cuốn sách. Oprah rất tâm huyết với những dự án giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là các bé gái ở Johannesburg, bà đã mở một trường học dành riêng cho nữ sinh tại Nam Phi.
 7. Folorunsho Alakija Tài sản: 2,5 tỷ USD  Đây là lần đầu tiên nữ tỷ phú người Nigeria Folorunsho Alakija ghi tên vào danh sách này.  Bà bắt đầu sự nghiệp với công việc là thư ký điều hành tại doanh nghiệp Sijuade ở Nigeria. Sau đó, bà chuyển sang làm việc tại First National Bank ở Chicago. Thời gian này bà cũng bắt đầu kinh doanh với việc mở một công ty thời trang mang tên Superme Stitches. Công ty của bà phát triển nhanh chóng và trở thành thương hiệu thời trang cao cấp dành cho phụ nữ Nigeria.  Alakija cũng chính là chủ tịch của tập đoàn dầu khí Famfa, một công ty thăm dò dầu khí sở hữu cổ phần béo bở trong các giếng dầu ở Agbami.
7. Folorunsho Alakija
Tài sản: 2,5 tỷ USD
Đây là lần đầu tiên nữ tỷ phú người Nigeria Folorunsho Alakija ghi tên vào danh sách này. Bà bắt đầu sự nghiệp với công việc là thư ký điều hành tại doanh nghiệp Sijuade ở Nigeria. Sau đó, bà chuyển sang làm việc tại First National Bank ở Chicago. Thời gian này bà cũng bắt đầu kinh doanh, với việc mở một công ty thời trang mang tên Superme Stitches. Công ty của bà phát triển nhanh chóng và trở thành thương hiệu thời trang cao cấp dành cho phụ nữ Nigeria. Alakija cũng chính là chủ tịch của tập đoàn dầu khí Famfa, một công ty thăm dò dầu khí sở hữu cổ phần béo bở trong các giếng dầu ở Agbami.
8. Abdulsamad Rabiu Tài sản: 1,2 tỷ USD  Ở vị trí thứ tám trong danh sách này là một doanh nhân người Nigeria - Abdulsamad Rabiu.  Ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh vào năm 1988 bằng việc thành lập BUA International Limited – một tập đoàn tinh chế đường và sản xuất xi măng. Chỉ 2 năm sau đó, một công ty lớn thuộc sở hữu của chính phủ - Công ty Thép Delta đã ký hợp đồng trở thành đơn vị cung cấp cho BUA các vật liệu thô. Đây là một tín hiệu khởi đầu rất đáng mừng đối với BUA.  Công ty của Rabiu ngày càng phát triển, mở rộng  nhập khẩu thép và quặng sắt. Năm 2008 là một năm tuyệt vời cho Rabiu khi ông đã cho xây dựng nhà máy đường lớn thứ 2 tại trung tâm châu Phi. Ông cũng đã thành lập quỹ từ thiện BUA và xây dựng cả Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo tại Đại học Bayero Kano.
8. Abdulsamad Rabiu
Tài sản: 1,2 tỷ USD
Ở vị trí thứ tám trong danh sách này là một doanh nhân người Nigeria - Abdulsamad Rabiu. Ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh vào năm 1988 bằng việc thành lập BUA International Limited – một tập đoàn tinh chế đường và sản xuất xi măng. Chỉ 2 năm sau đó, một công ty lớn thuộc sở hữu của chính phủ - công ty Thép Delta đã ký hợp đồng trở thành đơn vị cung cấp cho BUA các vật liệu thô. Đây là một tín hiệu khởi đầu rất đáng mừng đối với BUA. Công ty của Rabiu ngày càng phát triển, mở rộng nhập khẩu thép và quặng sắt. Năm 2008 là một năm tuyệt vời cho Rabiu, khi ông đã cho xây dựng nhà máy đường lớn thứ 2 tại trung tâm châu Phi. Ông cũng đã thành lập quỹ từ thiện BUA và xây dựng cả Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo tại Đại học Bayero Kano.
9. Mohammed Ibrahim Tài sản: 1,1 tỷ USD  Tỷ phú người Mỹ gốc Phi đầu tiên lọt vào danh sách này là một người đàn ông đã tạo dựng được một khối tài sản khổng lồ trong ngành công nghiệp viễn thông. Ông chính là sáng lập viên của Celtel - một công ty điện thoại di động có chi nhánh tại 23 quốc gia ở châu Phi và Trung Đông.  Năm 2005, sau 7 năm kinh doanh, Mo Ibrahim đã bán Celtel với giá 3,4 tỷ USD. Hai năm sau đó, Ibrahim đã lập ra quỹ mang tên của mình nhằm cải thiện, hỗ trợ quản lý công tại các quốc gia ở lục địa đen.  Ông đang sống ở London nhưng lại dành phần lớn thời gian của mình để hoạt động từ thiện và đầu tư ở châu Phi. Có vẻ như ông đang làm việc rất tích cực với khoản tiền đầu tư của mình. Ông cũng đã sáng tạo ra một chỉ số gọi là “Chỉ số Mo Ibrahim” giúp đánh giá hiệu suất của một quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau (kinh tế, chính phủ,….).
9. Mohammed Ibrahim
Tài sản: 1,1 tỷ USD
Tỷ phú người Mỹ gốc Phi đầu tiên lọt vào danh sách này là một người đàn ông đã tạo dựng được một khối tài sản khổng lồ trong ngành công nghiệp viễn thông. Ông chính là sáng lập viên của Celtel - một công ty điện thoại di động có chi nhánh tại 23 quốc gia ở châu Phi và Trung Đông. Năm 2005, sau 7 năm kinh doanh, Mo Ibrahim đã bán Celtel với giá 3,4 tỷ USD. Hai năm sau đó, Ibrahim đã lập ra quỹ mang tên của mình nhằm cải thiện, hỗ trợ quản lý công tại các quốc gia ở lục địa đen. Ông đang sống ở London nhưng lại dành phần lớn thời gian của mình để hoạt động từ thiện và đầu tư ở châu Phi. Có vẻ như ông đang làm việc rất tích cực với khoản tiền đầu tư của mình. Ông cũng đã sáng tạo ra một chỉ số gọi là “Chỉ số Mo Ibrahim” giúp đánh giá hiệu suất của một quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau (kinh tế, chính phủ,….).
Theo Lan Oanh/ Bizlive

---ooo0ooo---
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét