[Nắng Mới]
Các cuộc biểu tình vẫn tiếp tục diễn ra ở thị trấn Furguson thuộc Bang Missouri của Mỹ. Đây là kết quả của việc tòa án Bang Missouri không khởi tố nhân viên cảnh sát da trắng Darren Wilson, người bắn chết thanh niên da màu Michael Brown 18 tuổi không vũ khí ở thị trấn Ferguson hồi tháng 8 vừa qua.
Ngay sau cái chết của cậu thanh niên trẻ Brown, hàng ngàn người ở thị trấn nhỏ Ferguson đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối hành động của viên cảnh sát da trắng Wilson và đòi lại công lý cho người thanh niên da màu. Các cuộc biểu tình quá khích đã trở thành các cuộc bạo động, bạo lực kéo dài gây thiệt hại lớn cho thị trấn này. Chính quyền địa phương và Trung ương đã phải huy động nhiều lực lượng để đảm bảo an toàn cho người dân và các cơ sở vật chất, hạ tầng của thị trấn. Sự việc sau đó đã được chìm lắng xuống nhưng nó đã bùng phát trở lại vào ngày 24/11, khi tòa án bang Missouri tuyên bố rằng Darren Wilson vô tội. Sau đó khoảng 1 tuần, trước áp lực của các biểu tình đang lan rộng khắp nước Mỹ thì viên cảnh sát Wilson đã quyết định nộp đơn từ chức. Cấp trên đã chấp thuận cho viên cảnh sát này nhưng các cuộc biểu tình và bạo động vẫn không giảm xuống. Người dân ở Ferguson và nhiều thành phố khác trên nước Mỹ vẫn biểu tình, đấu tranh đòi công lý cho chàng thanh niên da màu Michael Brown và cũng là đòi lại sự công bằng cho những người da màu ở nước Mỹ cũng như khắp thế giới.
Một đoàn người biểu tình ở New York ẩu đả với cảnh sát trong một cuộc hành quân về phía quảng trường Thời đại vào ngày 24/11.
Nạn phân biệt chủng tộc đã trở thành “căn bệnh” lâu dài và dai dẳng hàng trăm năm nay ở nước Mỹ. Vụ Ferguson này chỉ là giọt nước làm tràn ly. Những người da màu sống trên nước Mỹ luôn chịu cảnh bị người da trắng chèn ép, phân biệt, đối xử bất công. Mặc dù luật pháp nước Mỹ rất bình đẳng, dân chủ, sẵn sàng bảo vệ mọi công dân Mỹ (kể cả người da trắng cũng như da màu) nhưng trên thực tế thì người da màu thì luôn phải sống trong cảnh nghèo khổ, ít được nắm giữ những vị trí quyền lực trong nhà nước và đặc biệt là khi xảy ra mâu thuẫn giữa người da trắng và người da màu thì phần thắng thường thuộc về người da trắng.
Phải chăng đây là dân chủ, nhân quyền ở một cường quốc hàng đầu thế giới mà họ luôn đề cao vấn đề dân chủ, nhân quyền? Ngay trong lòng nước Mỹ những rắc rối, những vấn đề nội tại về dân chủ, nhân quyền của họ mà họ còn chưa thể giải quyết thỏa đáng, triệt để. Vậy mà trong suốt hàng chục năm qua, Mỹ luôn ra ngoài rêu rao, tuyên truyền vấn đề dân chủ, nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Mỹ còn lập ra cái gọi là danh sách những quốc gia cần đặc biệt quan tâm về dân chủ, nhân quyền và đưa vào bảng xếp hạng nhân quyền thế giới hàng năm. Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên và một số quốc gia khác thay nhau giữ vị trí “đội sổ” ở bảng xếp hạng này.
Thật là nực cười! Việc trong nhà còn chưa giải quyết xong lại đi lo cho việc người ngoài. Thiết nghĩ, nếu không phải bởi chính sách hiếu chiến, thích can dự vào công việc nội bộ của các nước khác thì Mỹ đã không viện ra đủ lý do như vậy. Nhưng Mỹ hãy suy nghĩ lại, chắc hẳn người Mỹ sẽ không bao giờ quên cuộc “nội chiến” tại quốc gia này diễn ra ở thế kỷ 19 (1861-1865). Vì vậy Mỹ nên chọn con đường đi đúng đắn cho mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét