Trung Quốc cảnh báo chiến tranh trên biển Đông
Một cuộc đối đầu của tàu hải giám Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông năm 2013. Quân đội Trung Quốc cũng cảnh báo nguy cơ xảy ra bất ổn và chiến tranh trên vùng biển tranh chấp với Nhật Bản này.
02.08.2015
Quân đội Trung Quốc lên tiếng cảnh báo về các nguy cơ ngày càng tăng trên biên giới nước này, nhất là trên vùng lãnh hải ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông) và biển Hoa Đông.
Lời cảnh báo này được đưa ra hôm nay, 1/8, đúng vào thành thành lập quân đội của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Trong một bài xã luận đăng trên trang nhất, tờ nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân của nhà nước nói rằng thế giới đang đối mặt với các biến chuyển chưa từng có.
“Nhìn chung, tình hình quanh nước ta ổn định, nhưng các nguy cơ và thách thức là rất lớn, và khả năng xảy ra bất ổn và chiến tranh trước cửa ngõ của chúng ta đã gia tăng”, tờ báo viết.
“Môi trường an ninh biển phức tạp hơn, và sóng ngầm ở biển Hoa Đông và Nam Trung Hoa đang dậy lên”, nhật báo của quân đội Trung Quốc bình luận tiếp. “Nhiệm vụ bảo vệ sự thống nhất quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi phát triển thật khó khăn và căng thẳng”.
Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tối 28/7 đã tổ chức chiêu đãi nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập quân đội Trung Quốc.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, ông Nguyễn Chí Vịnh, đã phát biểu nhân ngày này và đánh giá cao quan hệ hữu nghị hợp tác giữa quân đội hai nước và tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ có bước phát triển mới, xứng đáng là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Việt – Trung.
‘Láng giềng thân thiện’
Ông Nguyễn Chí Vịnh nói: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng thân thiện và điều đó không bao giờ thay đổi. Nhiều thế hệ đã qua, nhân dân hai nước đã thiết lập và duy trì mối quan hệ, cùng tồn tại, hình thành rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa”.
Ông Vịnh cho biết thêm, Trung Quốc là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, và luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng thân thiện và điều đó không bao giờ thay đổi. Nhiều thế hệ đã qua, nhân dân hai nước đã thiết lập và duy trì mối quan hệ, cùng tồn tại, hình thành rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa.
Phát biểu của ông Vịnh đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của độc giả của VOA Việt Ngữ, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lất lướt trên vùng biển tranh chấp.
Chi tiêu quốc phòng gia tăng cộng với các hành động khẳng định chủ quyền mạnh mẽ của Bắc Kinh ở biển Đông đã gây ra các quan ngại cho các nước có tranh chấp với Trung Quốc như Việt Nam và Philippines cũng như các nước có quyền lợi như Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ nhấn mạnh nước này sẽ không trung lập khi buộc các quốc gia khác phải tuân thủ luật lệ quốc tế trong vụ tranh chấp biển Đông, và sẽ cương quyết bảo đảm rằng các bên phải làm theo luật, một nhà ngoại giao hàng đầu của nước này tuyên bố.
Tại một cuộc hội thảo mới đây ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở thủ đô Washington, trả lời câu hỏi về tính trung lập của Hoa Kỳ ở biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, ông Daniel Russel, nói:
“Chúng tôi không trung lập khi nói tới việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ có thái độ cương quyết liên quan tới việc tuân thủ pháp luật. Chúng tôi không đứng về phía nào trong việc tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo. Điều đó có nghĩa là quan ngại của chúng tôi là về thái độ, cách xử sự cũng như cách thức các bên tuyên bố chủ quyền”.
Chính vì lẽ đó, ông Russel nói rằng Hoa Kỳ hiện thúc giục các bên liên quan ở biển Đông duy trì các điều kiện cần thiết và môi trường hợp tác nhằm xử lý các tranh chấp một cách hòa bình, thông qua biện pháp ngoại giao và đúng luật.
Theo Reuters, Xinhua, VOA
Đàm phán TPP tại Hawaii đổ vỡ
- 1 tháng 8 2015
Các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đã không thể đi đến một thỏa thuận chung sau vòng đàm phán kéo dài 4 ngày ở Hawaii, hãng thông tấn Reuters đưa tin.
Các điểm bất đồng chính bao gồm xuất xứ xe hơi xuất khẩu của Nhật Bản và vấn đề bảo vệ dữ liệu dùng để phát triển thuốc sinh học.
Bên cạnh đó, New Zealand cũng không chấp nhận ủng hộ một thỏa thuận không mở cửa đáng kể các thị trường sữa.
Tuy nhiên, các bộ trưởng từ 12 nước tham gia đàm phán TPP, vốn chiếm khoảng 40% nền kinh tế thế giới, tin rằng một thỏa thuận "vẫn nằm trong tầm tay".
"Quý vị có thể thấy là chỉ còn một hay hai vấn đề vô cùng nan giải. Một trong số đó là thị trường sữa", Bộ trưởng Thương mại New Zealand Tim Groser nói.
Bộ trưởng thương mại Úc Andrew Robb đổ lỗi cho nhóm 'bộ bốn' nền kinh tế lớn, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và Mexico.
"Điều đáng buồn là 98% nội dung thỏa thuận đã được chốt lại", ông nói.
Thất bại trong việc đạt được một thỏa thuận sẽ gây trở ngại cho chính quyền Tổng thống Barack Obama, vốn xem TPP là một phần quan trọng trong chính sách chuyển trục sang châu Á nhằm đối trọng với tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Vòng đàm phán lần này, với sự góp mặt của 650 nhà đàm phán, được xem là cơ hội cuối cùng để chính phủ Hoa Kỳ chốt lại TPP và trình ra trước Quốc hội trong năm nay, trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016.
Kết quả đã làm nản lòng nhiều nhà đàm phán, vốn đã thảo luận xuyên đêm để giải quyết các mâu thuẫn còn tồn đọng, Reuters cho biết.
Bất chấp những bước tiến đã đat được, các bên đã không thể đi đến một thỏa thuận chung sau bốn ngày thảo luận.
New Zealand nói nước này sẽ không ủng hộ một thỏa thuận không mở cửa đáng kể các thị trường sữa, nhất là tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada và Mexico.
Bộ trưởng các nước cũng chưa thể nhất trí về thời gian bảo vệ các thông tin sử dụng để chế tạo thuốc sinh học.
Các nhà sản xuất dược phẩm tại Hoa Kỳ muốn 12 năm, nhưng Úc lại chỉ muốn 5 năm và Chile không muốn năm nào.
"Hoa Kỳ đứng ở một bên, trong khi tất cả những nước khác ở bên còn lại ... không bên nào chịu nhượng bộ", đại diện của một trong các quốc gia tham gia đàm phán, nói.
Nhật Bản và Hoa Kỳ đã thống nhất hầu hết các quy định về xuất xứ của xe hơi, vốn xác định khi nào một sản phẩm được cho là xuất xứ từ bên trong vùng tự do thương mại và không phải chịu thuế.
Tuy nhiên điều này lại không có được sự ủng hộ từ Canada và Mexico.
Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Gualardo nói Mexico là nhà xuất khẩu xe lớn thứ tư thế giới và ông không có gì phải hối tiếc về việc bảo vệ cho lợi ích của nước mình.
Các nhà sản xuất xe hơi của Nhật sử dụng nhiều linh kiện nhập từ Thái Lan, một nước không nằm trong TPP.
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/08/150801_tpp_talks_breakdown
http://www.voatiengviet.com/content/dam-phan-tpp-ket-thuc-ma-chua-co-thoa-thuan-chung-cuoc/2890607.html
Tuy nhiên, chỉ số Hang Seng của Hong Kong vẫn trụ lại mức 24.522,82.
Các nhà đầu tư trong khu vực đang trông đợi dữ liệu từ khu vực sản xuất chính thức của Trung Quốc, dự kiến công bố vào cuối tuần này.
Một báo cáo sản xuất tư nhân tuần trước cho thấy sự sụt giảm bất ngờ, kéo theo cổ phiếu tại Trung Quốc đại lục vào đầu tuần này.
Chỉ số Nikkei 225 chốt phiên cuối ở mức 20.539,56 điểm.
Lạm phát của Nhật Bản trong tháng 6/2015 vẫn ở mức 0,4% trong khi chi tiêu hộ gia đình giảm 2%, thấp hơn đáng kể so với dự kiến.
Dữ liệu cho thấy mối lo ngại giảm phát và tăng áp lực với chính sách tài khóa và nới lỏng tiền tệ.
Cổ phiếu của hãng Sony giảm 1,6%, bất chấp báo cáo tài chính khả quan được công bố vào hôm 30/7.
Lợi nhuận ròng của Sony tăng gấp ba trong giai đoạn từ tháng 4 - 6/2015 nhờ doanh số bán hàng mạnh mẽ của game PlayStation 4 và cảm biến máy ảnh.
Ở Hàn Quốc, niềm tin của các doanh nghiệp và sản xuất công nghiệp được đánh giá tích cực, nhưng không giúp nâng giá cổ phiếu.
Chỉ số Kospi giảm 0,4% xuống còn 2.010,80 điểm.
Chỉ số ASX 200 của Úc tăng trong phiên đầu ở mức 5.688,10 điểm, tăng 0,3%.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/07/150731_china_shares_down
9000 tàu cá Trung Cộng tràn vào Biển Đông, liên tiếp tấn công ngư dân Việt Nam
Bạn đọc Danlambao - Tàu cá của ngư dân Việt Nam liên tiếp bị Trung Cộng tấn công và cướp phá trong những ngày vừa qua. Hành vi cướp biển này diễn ra đúng thời điểm Trung Cộng huy động 9 ngàn tàu cá cùng 35 ngàn ngư dân tràn vào Biển Đông vơ vét hải sản.
Đàm phán TPP kết thúc mà chưa có thoả thuận chung cuộc
12 bộ trưởng thương mại của những nước tham gia TPP mở cuộc họp báo nói về tiến độ của những cuộc đàm phán ở Lahaina, đảo Maui, bang Hawaii, Mỹ, 31/7/2015.
01.08.2015
Cuộc điều đình về Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc ở Hawaii mà chưa có một thoả thuận chung cuộc.
Tại một cuộc họp báo tối thứ sáu, Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman nói 12 nước tham gia đàm phán đã đạt được những tiến bộ đáng kể và tin tưởng nhiều hơn lúc nào hết là thoả thuận đang nằm trong tầm tay.
Ngày giờ của cuộc họp kế tiếp chưa được ấn định, nhưng các bộ trưởng thương mại cho biết những công việc để giải quyết những lãnh vực còn có vấn đề sẽ được xúc tiến.
Những vấn đề này có tính chất nhạy cảm về mặt chính trị, bao gồm những nỗ lực để cho phép gia tăng lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản, nhập khẩu thêm đường vào Mỹ, gia tăng quyền tiếp cận thị trường sữa của Canada và nới rộng sự bảo vệ quyền sáng chế cho những loại thuốc mới trong vòng 12 năm.
Tại một cuộc họp báo tối thứ sáu, Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman nói 12 nước tham gia đàm phán đã đạt được những tiến bộ đáng kể và tin tưởng nhiều hơn lúc nào hết là thoả thuận đang nằm trong tầm tay.
Ngày giờ của cuộc họp kế tiếp chưa được ấn định, nhưng các bộ trưởng thương mại cho biết những công việc để giải quyết những lãnh vực còn có vấn đề sẽ được xúc tiến.
Những vấn đề này có tính chất nhạy cảm về mặt chính trị, bao gồm những nỗ lực để cho phép gia tăng lượng gạo nhập khẩu vào Nhật Bản, nhập khẩu thêm đường vào Mỹ, gia tăng quyền tiếp cận thị trường sữa của Canada và nới rộng sự bảo vệ quyền sáng chế cho những loại thuốc mới trong vòng 12 năm.
Chứng khoán TQ tiếp tục giảm
- 31 tháng 7 2015
Chứng khoán Trung Quốc trượt giá vào hôm 31/7, trong lúc chính phủ nước này trấn áp các tài khoản giao dịch bị nghi bán khống.
Chỉ số Shanghai Composite giảm 0,6% trong phiên đầu còn 3.684,93 điểm.Tuy nhiên, chỉ số Hang Seng của Hong Kong vẫn trụ lại mức 24.522,82.
Các nhà đầu tư trong khu vực đang trông đợi dữ liệu từ khu vực sản xuất chính thức của Trung Quốc, dự kiến công bố vào cuối tuần này.
Một báo cáo sản xuất tư nhân tuần trước cho thấy sự sụt giảm bất ngờ, kéo theo cổ phiếu tại Trung Quốc đại lục vào đầu tuần này.
Nhật Bản lo giảm phát
Tại Nhật Bản, thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á, giá cổ phiếu không có nhiều biến động, trong lúc dữ liệu cho thấy lạm phát đứng yên và chi tiêu hộ gia đình bất ngờ giảm.Chỉ số Nikkei 225 chốt phiên cuối ở mức 20.539,56 điểm.
Lạm phát của Nhật Bản trong tháng 6/2015 vẫn ở mức 0,4% trong khi chi tiêu hộ gia đình giảm 2%, thấp hơn đáng kể so với dự kiến.
Dữ liệu cho thấy mối lo ngại giảm phát và tăng áp lực với chính sách tài khóa và nới lỏng tiền tệ.
Cổ phiếu của hãng Sony giảm 1,6%, bất chấp báo cáo tài chính khả quan được công bố vào hôm 30/7.
Lợi nhuận ròng của Sony tăng gấp ba trong giai đoạn từ tháng 4 - 6/2015 nhờ doanh số bán hàng mạnh mẽ của game PlayStation 4 và cảm biến máy ảnh.
Ở Hàn Quốc, niềm tin của các doanh nghiệp và sản xuất công nghiệp được đánh giá tích cực, nhưng không giúp nâng giá cổ phiếu.
Chỉ số Kospi giảm 0,4% xuống còn 2.010,80 điểm.
Chỉ số ASX 200 của Úc tăng trong phiên đầu ở mức 5.688,10 điểm, tăng 0,3%.
http://www.bbc.com/vietnamese/business/2015/07/150731_china_shares_down
9000 tàu cá Trung Cộng tràn vào Biển Đông, liên tiếp tấn công ngư dân Việt Nam
Tàu cá của ngư dân Tiêu Viết Bản sau khi bị Trung Cộng đập phá. Ảnh: Tuổi Trẻ Online |
Liên tiếp cướp phá.
Hôm 30/7/2015, khi đang trên đường ứng cứu một tàu cá gặp nạn, tàu cá QNg 90127 của ngư dân Tiêu Viết Bản đã bị Trung Cộng tấn công tại khu vực đảo Bạch Quy (quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam).
Theo báo Tuổi Trẻ, 13 ngư dân trên tàu đã bị khống chế và đánh đập thô bạo bằng dùi cui. Không dừng lại ở đó, phía Trung Cộng còn ngang ngược cướp phá nhiều thiết bị trên tàu cùng 2 tấn hải sản, tổng thiệt hại lên đến 500 triệu đồng.
Sau khi Trung Cộng rút đi, thuyền trưởng Tiêu Viết Bản cà các thuyền viên tiếp tục quay trở lại đảo Bạch Quy để lai dắt tàu cá gặp nạn vào bờ an toàn.
Sang đến ngày 31/7/2015, 3 tàu Trung Cộng tiếp tục tấn công và cướp phá tàu cá QNg 96507TS của ngư dân Nguyễn Lợi (Xã An Hải, huyện Lý Sơn).
9 ngàn tàu cá Trung Cộng tràn vào Biển Đông
Trước sự lộng hành ngày càng gia tăng của hải tặc Trung Cộng, giới chức CSVN vẫn chưa có bất cứ động thái cụ thể nào để bảo vệ ngư dân khi đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền.
Thậm chí trước đó, tối 28/7/2015, thượng tướng - thứ trưởng bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh còn dẫn đầu phái đoàn 200 quan chức CSVN đến ăn mừng buổi lễ kỷ niệm 88 năm ngày thành lập quân đội giải phóng nhân dân Trung Cộng.
Tại buổi ăn mừng do đại sứ quán Trung Cộng tổ chức, ông Vịnh còn trơ trẽn thề thốt rằng tình hữu nghị láng giềng giữa hai nước Việt - Trung là ‘không bao giờ thay đổi’.
Chỉ vài ngày sau tuyên bố của ông Vịnh, Trung Cộng đã huy động đến 9 ngàn tàu cá cùng hơn 35 ngàn ngư dân tràn xuống Biển Đông nhằm vơ vét nguồn tài nguyên biển.
Từ sáng ngày 1/8/2015, đội quân tàu cá khổng lồ này đã bắt đầu khởi hành từ tỉnh Hải Nam và được hộ tống bởi các tàu hải giám Trung Cộng.
Giữa lúc tình hình Biển Đông ngày càng leo thang căng thẳng, Trung Cộng vẫn tiếp tục thò bàn tay lông lá nhằm gây bất ổn tại biên giới Tây Nam.
Trong khi đó, giới chóp bu CSVN vẫn chỉ lo chây lỳ bám ghế với những cuộc đấu đá, triệt hạ lẫn nhau nhằm tranh giành quyền lực.
Bạn đọc Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
danlambaovn.blogspot.com
David Cameron quyết xử lý nạn buôn người Việt Nam
Thủ tướng Anh David Cameron (giữa) thăm thị trường chứng khoán Saigon ngày 30/07/2015.REUTERS/Duc Hien
Thủ tướng Anh David Cameron đang trong ngày công du thứ hai tại Việt Nam với một loạt các chương trình hợp tác mới vừa được đưa ra trong bản tuyên bố chung. Một trong số những điểm được báo chí nước Anh quan tâm hàng đầu là cam kết của ông muốn diệt trừ các đường dây buôn người từ Việt Nam sang đưa vào làm việc trong các khu trại trồng cần sa và tiệm nail.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải cho biết thêm chi tiết.
Nếu quí vị bật các kênh thời sự ở Anh trong hai ngày qua thì sẽ thấy các bản tin về chuyến công du của ông David Cameron luôn đi kèm với hình ảnh của các đường dây buôn người Việt Nam.
Hầu hết các báo lớn ở Anh đều trích dẫn lời của Thủ tướng Anh mô tả con số 3.000 trẻ em Việt Nam bị đưa sang đây là điều gây sốc. Tờ the Guardian trích thêm báo cáo về buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mô tả hoạt động của các băng đảng tội phạm có tổ chức đưa người Việt sang châu Âu và bắt họ làm việc để trả nợ.
Báo cáo này cũng chỉ đích danh các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam, thậm chí có sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước, đã thu phí rất cao khiến người lao động lâm vào cảnh nợ nần. Đó là phần nội dung đáng chú ý trong bài báo có tiêu đề là "David Cameron quyết xử lý nạn buôn trẻ em Việt Nam".
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội, Thủ tướng Anh đánh giá cao việc hợp tác giữa hai nước trong lãnh vực phòng chống buôn bán người và nô lệ kiểu mới. Sắp tới hai bên sẽ đàm phán để thống nhất về các biện pháp cụ thể, mà đại diện cho phía Anh sẽ là ông Kevin Hyland, hiện giữ chức Cao ủy độc lập về chống nô lệ, với 30 kinh nghiệm làm lãnh đạo đơn vị chuyên trách xử lý tội phạm buôn người.
Việt Nam xếp hàng thứ tư trong danh sách các nước có người bị đưa vào Anh làm nô lệ, và các báo cáo của chính phủ ước tính ở đây hiện đang có khoảng 13.000 nạn nhân người Việt. Vấn đề chống nô lệ thời hiện đại đang được nước Anh quan tâm đặc biệt. Một đạo luật chuẩn bị được đưa ra Quốc hội vào tháng Mười này, yêu cầu các công ty có doanh số trên 36 triệu bảng một năm phải ra báo cáo thường niên về điều kiện sống và làm việc cho người lao động.
RFI: Chính sách nhập cư của Anh luôn là mối quan tâm hàng đầu của người Việt ở Anh, vậy thì ngoài những tuyên bố mạnh bạo của Thủ tướng Anh, còn có điều gì đáng chú ý từ chuyến đi này?
Giới thạo tin quan tâm nhất đến một câu trong bản tuyên bố chung, rằng “Thủ tướng Anh vui mừng thông báo Anh sẽ bổ sung tài trợ cho việc xây dựng nơi trú ngụ cho các nạn nhân của nạn buôn người xuyên quốc gia, trên cơ sở hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực phòng chống buôn bán người và nô lệ kiểu mới”.
Đây là câu chữ xác nhận một tin đồn đang lan truyền trong cộng đồng người Việt ở Anh khoảng hai năm trở lại đây, rằng chính phủ Anh sẽ xây một khu trại giam người nhập cư bất hợp pháp ở gần sân bay Nội Bài ở Hà Nội để đưa từ một đến hai ngàn người Việt về đó thay vì giữ ở gần sân bay Heathrow ở London như hiện nay. Một số người còn nêu tên khu trại ở Đông Ngạc của Bộ Công an, nơi trước đây từng tiếp nhận thuyền nhân bị Hồng Kông trả về trong thập niên 1990.
Hiện ở Anh, chi phí để giam giữ di dân trái phép trong trại một ngày là vào khoảng 130 bảng, tức là gần 5 triệu đồng tiền Việt, và không được phép giới hạn sự tự do đi lại của trẻ em dưới 18 tuổi. Cho nên đa số người Việt khi bị phát hiện đang cư trú trái phép trên lãnh thổ Anh quốc thường được thả ra, và tự nguyện quay lại văn phòng Bộ Nội vụ để trình diện định kỳ.
Nếu có một khu trại với chi phí rẻ hơn với điều kiện tốt hơn và nằm bên ngoài lãnh thổ nước Anh, chắc chắn sẽ ít bị các tổ chức nhân quyền phản đối hơn và như vậy sẽ bất lợi hơn cho di dân trái phép người Việt. Cho nên chừng nào vẫn còn chưa có kế hoạch chi tiết về việc nước Anh “tài trợ xây dựng nơi trú ngụ cho các nạn nhân của nạn buôn người xuyên quốc gia”, thì chừng đó người ta vẫn còn tiếp tục đồn đoán về việc hợp tác giữa biên phòng và an ninh hai nước.
RFI: Đây là chuyến công du đầu tiên của một Thủ tướng Anh đến Việt Nam, và vấn đề biển đảo cũng được đưa ra trong tuyên bố chung. Vậy thì nhìn từ nước Anh, đâu là vấn đề đáng quan tâm nhất trong chuyến đi này?
Bản tuyên bố chung đưa ra một loạt các chương trình nghị sự, kể cả chuyện như là Việt Nam ủng hộ quan điểm của nước Anh trên trường quốc tế về nguy cơ do kháng thuốc kháng sinh tạo ra. Một tuyên bố mà ngay cả giới chuyên gia trong ngành cũng chưa chắc hiểu rõ được động cơ phía sau, nếu so sánh với một nội dung khác trong tuyên bố chung này về chuyện Đại sứ quán Việt Nam ở London sẽ có thêm tùy viên quốc phòng, để hợp tác đào tạo sĩ quan và chuyên gia cho Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, chuyến đi này không đơn thuần chỉ là một nghi thức ngoại giao, vì bản thân Thủ tướng David Cameron từng du lịch ba lô đến Việt Nam hồi năm 1994, cho nên chắc chắn là hiều biết rất rõ về đất nước và con người ở xứ sở này.
Lịch làm việc của ông được chia rõ thành hai phần gần như tách biệt với nhau. Các cuộc gặp ở Hà Nội thiên về chính trị và nghi thức ngoại giao, còn các cuộc gặp ở Sài Gòn với Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và Chủ tịch thành phố Lê Hoàng Quân được đi kèm với diễn đàn doanh nghiệp Anh – Việt.
Báo chí nước Anh luôn gọi Hà Nội là thủ đô chính trị còn Sài Gòn là thủ đô kinh tế của Việt Nam. Bài bình luận trên tờ The Guardian chạy tựa đề rằng David Cameron rõ ràng thấy Việt Nam là chế độ mà ông ta có thể làm business được. Phóng viên Matthew Holehouse từ Hà Nội thì có bài trên tờ Telegraph nói rằng Thủ tướng Anh yêu cầu Việt Nam phải tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài làm ăn, và đồng thời cũng đặt câu hỏi với các lãnh đạo Việt Nam về kế hoạch của họ đối với sự phát triển của mạng xã hội, hay chia sẻ quan điểm rằng cải tổ kinh tế phải đi kèm với một số thay đổi chính trị.
Nếu nhìn rộng ra vào chuyến công du của ông Cameron ở Đông Nam Á, thì trước khi bay sang Việt Nam ông có bài diễn văn rất mạnh ở Học viện Lý Quang Diệu ở Singapore, nói các nước trong vùng phải diệt trừ tham nhũng, và nước Anh tuyệt đối không phải là miền đất hứa để các lãnh đạo tham nhũng mang tiền sang rửa và đầu tư.
Nhưng nếu nhìn rộng hơn nữa thì thực sự rất khó mà lý giải được tại sao Thủ tướng Anh lần này phải công du sang vùng Đông Nam Á, vì đó cũng chính là câu hỏi mà phóng viên chuyên về chính trị của đài BBC là Ben Wright đã đặt thành hàng tít cho bài bình luận, nhưng không có câu trả lời rõ ràng.
Nếu quí vị bật các kênh thời sự ở Anh trong hai ngày qua thì sẽ thấy các bản tin về chuyến công du của ông David Cameron luôn đi kèm với hình ảnh của các đường dây buôn người Việt Nam.
Hầu hết các báo lớn ở Anh đều trích dẫn lời của Thủ tướng Anh mô tả con số 3.000 trẻ em Việt Nam bị đưa sang đây là điều gây sốc. Tờ the Guardian trích thêm báo cáo về buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mô tả hoạt động của các băng đảng tội phạm có tổ chức đưa người Việt sang châu Âu và bắt họ làm việc để trả nợ.
Báo cáo này cũng chỉ đích danh các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam, thậm chí có sự tham gia của doanh nghiệp nhà nước, đã thu phí rất cao khiến người lao động lâm vào cảnh nợ nần. Đó là phần nội dung đáng chú ý trong bài báo có tiêu đề là "David Cameron quyết xử lý nạn buôn trẻ em Việt Nam".
Trong tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội, Thủ tướng Anh đánh giá cao việc hợp tác giữa hai nước trong lãnh vực phòng chống buôn bán người và nô lệ kiểu mới. Sắp tới hai bên sẽ đàm phán để thống nhất về các biện pháp cụ thể, mà đại diện cho phía Anh sẽ là ông Kevin Hyland, hiện giữ chức Cao ủy độc lập về chống nô lệ, với 30 kinh nghiệm làm lãnh đạo đơn vị chuyên trách xử lý tội phạm buôn người.
Việt Nam xếp hàng thứ tư trong danh sách các nước có người bị đưa vào Anh làm nô lệ, và các báo cáo của chính phủ ước tính ở đây hiện đang có khoảng 13.000 nạn nhân người Việt. Vấn đề chống nô lệ thời hiện đại đang được nước Anh quan tâm đặc biệt. Một đạo luật chuẩn bị được đưa ra Quốc hội vào tháng Mười này, yêu cầu các công ty có doanh số trên 36 triệu bảng một năm phải ra báo cáo thường niên về điều kiện sống và làm việc cho người lao động.
RFI: Chính sách nhập cư của Anh luôn là mối quan tâm hàng đầu của người Việt ở Anh, vậy thì ngoài những tuyên bố mạnh bạo của Thủ tướng Anh, còn có điều gì đáng chú ý từ chuyến đi này?
Giới thạo tin quan tâm nhất đến một câu trong bản tuyên bố chung, rằng “Thủ tướng Anh vui mừng thông báo Anh sẽ bổ sung tài trợ cho việc xây dựng nơi trú ngụ cho các nạn nhân của nạn buôn người xuyên quốc gia, trên cơ sở hợp tác tốt đẹp trong lĩnh vực phòng chống buôn bán người và nô lệ kiểu mới”.
Đây là câu chữ xác nhận một tin đồn đang lan truyền trong cộng đồng người Việt ở Anh khoảng hai năm trở lại đây, rằng chính phủ Anh sẽ xây một khu trại giam người nhập cư bất hợp pháp ở gần sân bay Nội Bài ở Hà Nội để đưa từ một đến hai ngàn người Việt về đó thay vì giữ ở gần sân bay Heathrow ở London như hiện nay. Một số người còn nêu tên khu trại ở Đông Ngạc của Bộ Công an, nơi trước đây từng tiếp nhận thuyền nhân bị Hồng Kông trả về trong thập niên 1990.
Hiện ở Anh, chi phí để giam giữ di dân trái phép trong trại một ngày là vào khoảng 130 bảng, tức là gần 5 triệu đồng tiền Việt, và không được phép giới hạn sự tự do đi lại của trẻ em dưới 18 tuổi. Cho nên đa số người Việt khi bị phát hiện đang cư trú trái phép trên lãnh thổ Anh quốc thường được thả ra, và tự nguyện quay lại văn phòng Bộ Nội vụ để trình diện định kỳ.
Nếu có một khu trại với chi phí rẻ hơn với điều kiện tốt hơn và nằm bên ngoài lãnh thổ nước Anh, chắc chắn sẽ ít bị các tổ chức nhân quyền phản đối hơn và như vậy sẽ bất lợi hơn cho di dân trái phép người Việt. Cho nên chừng nào vẫn còn chưa có kế hoạch chi tiết về việc nước Anh “tài trợ xây dựng nơi trú ngụ cho các nạn nhân của nạn buôn người xuyên quốc gia”, thì chừng đó người ta vẫn còn tiếp tục đồn đoán về việc hợp tác giữa biên phòng và an ninh hai nước.
RFI: Đây là chuyến công du đầu tiên của một Thủ tướng Anh đến Việt Nam, và vấn đề biển đảo cũng được đưa ra trong tuyên bố chung. Vậy thì nhìn từ nước Anh, đâu là vấn đề đáng quan tâm nhất trong chuyến đi này?
Bản tuyên bố chung đưa ra một loạt các chương trình nghị sự, kể cả chuyện như là Việt Nam ủng hộ quan điểm của nước Anh trên trường quốc tế về nguy cơ do kháng thuốc kháng sinh tạo ra. Một tuyên bố mà ngay cả giới chuyên gia trong ngành cũng chưa chắc hiểu rõ được động cơ phía sau, nếu so sánh với một nội dung khác trong tuyên bố chung này về chuyện Đại sứ quán Việt Nam ở London sẽ có thêm tùy viên quốc phòng, để hợp tác đào tạo sĩ quan và chuyên gia cho Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, chuyến đi này không đơn thuần chỉ là một nghi thức ngoại giao, vì bản thân Thủ tướng David Cameron từng du lịch ba lô đến Việt Nam hồi năm 1994, cho nên chắc chắn là hiều biết rất rõ về đất nước và con người ở xứ sở này.
Lịch làm việc của ông được chia rõ thành hai phần gần như tách biệt với nhau. Các cuộc gặp ở Hà Nội thiên về chính trị và nghi thức ngoại giao, còn các cuộc gặp ở Sài Gòn với Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và Chủ tịch thành phố Lê Hoàng Quân được đi kèm với diễn đàn doanh nghiệp Anh – Việt.
Báo chí nước Anh luôn gọi Hà Nội là thủ đô chính trị còn Sài Gòn là thủ đô kinh tế của Việt Nam. Bài bình luận trên tờ The Guardian chạy tựa đề rằng David Cameron rõ ràng thấy Việt Nam là chế độ mà ông ta có thể làm business được. Phóng viên Matthew Holehouse từ Hà Nội thì có bài trên tờ Telegraph nói rằng Thủ tướng Anh yêu cầu Việt Nam phải tạo điều kiện cho các công ty nước ngoài làm ăn, và đồng thời cũng đặt câu hỏi với các lãnh đạo Việt Nam về kế hoạch của họ đối với sự phát triển của mạng xã hội, hay chia sẻ quan điểm rằng cải tổ kinh tế phải đi kèm với một số thay đổi chính trị.
Nếu nhìn rộng ra vào chuyến công du của ông Cameron ở Đông Nam Á, thì trước khi bay sang Việt Nam ông có bài diễn văn rất mạnh ở Học viện Lý Quang Diệu ở Singapore, nói các nước trong vùng phải diệt trừ tham nhũng, và nước Anh tuyệt đối không phải là miền đất hứa để các lãnh đạo tham nhũng mang tiền sang rửa và đầu tư.
Nhưng nếu nhìn rộng hơn nữa thì thực sự rất khó mà lý giải được tại sao Thủ tướng Anh lần này phải công du sang vùng Đông Nam Á, vì đó cũng chính là câu hỏi mà phóng viên chuyên về chính trị của đài BBC là Ben Wright đã đặt thành hàng tít cho bài bình luận, nhưng không có câu trả lời rõ ràng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét