Sách lược đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

[Người đi tìm hình của nước]

        Nhân kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010) - Người cha già vĩ đại của dân tộc cũng như là danh nhân văn hóa của thế giới. Đường lối cách mạng của Người luôn luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của dân tộc ta. Trong đó, đường lối đối ngoại của Người có thể coi là kế thừa truyền thống lịch sử của dân tộc, từ đó được Bác đưa lên trở thành một sách lược cách mạng giúp cho dân tộc ta giành và giữ được độc lập như ngày nay.

Ngay từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911, Bác đã đi qua nhiều nước ở Á, Âu, Phi. Bác đã được chứng kiến cuộc sống của nhân dân lao động thế giới và Người đã rút ra rằng “ Trên thế giới chỉ có hai loại người, người bóc lột và người bị bóc lột”. Chính vì vậy, Bác đã tích cực liên lạc, cộng tác với nhân dân lao động cùng khổ trên thế giới, cũng như các tổ chức cách mạng trên thế giới nhằm hình thành mối quan hệ giữa nhân dân lao động trên thế giới với nhân dân Việt Nam, giúp nhân dân thế giới biết đến thực trạng của dân tộc ta và từ đó tạo ra sự ủng hộ trong nhân dân tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là ngay trong nước Pháp.

Năm 1917 với sự thắng lợi của Cách mạng tháng mười Nga đã đưa Người tiếp xúc với Chủ Nghĩa Mác - Lê nin và từ đây Bác đã nhận thức rõ ràng đây là con đường cách mạng duy nhất để giải phóng cho dân tộc ta. Từ năm 1917 đến 1925, Người đã hoạt động tích cực trong phòng trào vô sản trên thế giới nhằm tiếp thu lý luận, hoàn thiện con đường cách mạng giải phóng dân tộc cho chúng ta với các hoạt động tiêu biểu như:  12/1920, trong Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập quốc tế cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp; Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và năm 1922 xuất bản báo "Người cùng khổ" ở Pháp; Tháng 6/1923, Người từ Pháp đi Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tham gia công tác của Quốc tế cộng sản. Cùng năm đó, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân;  Năm 1924, người dự Đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản và được cử làm Ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách Cục phương Nam, hướng dẫn và xây dựng phong trào cách mạng và phong trào Cộng sản ở các nước Đông - Nam châu Á; Năm 1925, Người thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông

Đến tháng 6/1925, Người trở về Quảng Châu và chuẩn bị các cơ sở cho việc hình thành tổ chức Cộng sản ở nước ta. Tháng 6/1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời ra báo Thanh niên và mở lớp huấn luyện đào tạo hàng trăm cán bộ đưa về nước hoạt động; 3/2/1930, Người triệu tập hội nghị hợp nhất tại Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các nhóm cộng sản trong nước thành Đảng Cộng sản Việt Nam; Trong thời gian từ 1930 đến 1940, Người ở nước ngoài tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chị thị quý báu cho Ban chấp hành Trung ương Đảng ta.

Từ năm 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước và trực tiếp chỉ đạo dân tộc ta chuẩn bị các yếu tố thiết yếu cho việc giành độc lập dân tộc. Trong thời gian nay, mặc dù Bác chủ yếu hoạt động ở trong nước nhưng người vẫn luôn giữ mối liên hệ với các nước trên thế giới, đặc biệt là phe đồng minh trong cuộc chiến chống Phát xít, điển hình như: khoảng tháng 10 năm 1944, có một Trung uý Phi công Mỹ tên là William Shaw trong khi làm nhiệm vụ lái máy bay trên vùng trời biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã bị quân Nhật bắn rơi xuống xã Đề Thám (huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng). Bác Hồ đã chỉ thị cho các lực lượng của ta phải bảo vệ, chăm sóc Trung uý Shaw cẩn trọng và tìm cách đưa về Pác Bó: "Khi ở trên trời là người của họ, xuống đây là khách của ta, phải đón tiếp chu đáo". Sau đó,  Người đã trực tiếp đưa người phi công Mỹ sang Côn Minh - Trung Quốc để trao tả cho quân đội Mỹ. Khi tới Côn Minh với cái cớ cần trao trả cho phe Đồng Minh viên Trung uý phi công Shaw được Việt Minh cứu sống khi máy bay bị quân Nhật bắn rơi trên chiến trường Bắc Đông Dương, Bác Hồ đã tìm gặp một số người Mỹ, để thăm dò và vận động sự công nhận đối với tổ chức Việt Minh như một thành viên trong lực lượng chống Phát xít. Đồng thời Bác Hồ đã đề nghị quân đội Mỹ ở đây giúp đỡ chúng ta về vũ khí và thông tin liên lạc nhằm đấu tranh chống phát xít Nhật và quân đội Mỹ đã đồng ý giúp đỡ. 


Chủ tịch Hồ Chí Minh với những người lính của quân đồng minh

Sau thành cách mạng tháng 8/1945 thắng lợi, chúng ta đã giành được chính quyền trong cả nước, tuy nhiên chính quyền cách mạng non trẻ của Việt Nam phải đối đầu với cả thù trong lẫn giặc ngoài. Chính lúc này, sách lược đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được giúp cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Ngày 31/5/1946 trước khi lên đường sang Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng: “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong việc xử lý tình hình trong nước và ngoài nước. Câu nói đặt ra một cách xử lý công việc rất linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo, không máy móc, giáo điều (vạn biến) nhưng lại phải tuân theo nguyên tắc điều không được phép thay đổi (bất biến). Cái “bất biến” ấy là lợi ích tối cao của dân tộc, được gói gọn trong 10 chữ: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Sách lược này được thể hiện ở việc Chính phủ ta đã ký với Chính phủ Pháp, Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 trong đó Chính phủ Pháp phải thừa nhận: “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương ở trong khối Liên hiệp Pháp”. Khi Chính phủ ta ký hiệp ước này, các thế lực phản động trong nước và một bộ phận nhân dân không nắm được tình hình đã cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính phủ ta đầu hàng thực dân Pháp, rằng chúng ta cúi đầu làm nô lệ cho Thực dân Pháp một lần nữa. Nhưng thực chất đây là sách lược để Bác Hồ và Chính phủ ta kéo dài thời gian nhằm chuẩn bị lực lượng, phương tiện cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và cũng như cho nhân dân Pháp, nhân dân thế giới thấy được tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta. Đồng thời, thông qua hiệp ước này, chúng ta đã đẩy được 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc, từ đó giảm mối nguy cơ cho chính quyền cách mạng nước ta. Để đến ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến và mở ra cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ cùng Chính phủ ta đã kết hợp với đấu tranh trên mặt trận ngoại giao với đấu tranh trên chiến trường. Thông qua đấu tranh ngoại giao làm cho nhân dân Pháp, nhân dân thế giới thấy được sự phi nghĩa của thực dân Pháp cũng như tinh thần yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta, nhờ đó ngay tại nước Pháp cũng như nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện các phong trào của hàng triệu nhân dân xuống đường biểu tình chống lại chính phủ Pháp và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Đồng thời, thời kỳ này dưới sự lãnh đạo của Người, Chính Phủ ta từng bước phá vỡ thế cô lập về Ngoại giao, mở rộng mối quan hệ với các nước trên thế giới, nhất là các nước trong phe xã hội chủ nghĩa: 1/1950 Trung Quốc chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, sau đó Liên Xô cùng với một loạt các nước xã hội chủ nghĩa khác đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt nam. Thông qua đó chúng ta đã tiếp nhận được sự ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Chính nhờ những sách lược ngoại giao trên cùng với chiến thắng trên chiến trường, đặc biệt là Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dân tộc ta đã buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơ - ne - vơ chấp nhận rút quân khỏi Việt Nam vào tháng 7/1954


Đường lối ngoại giao cách mạng tiếp tục được Người thực hiện trong suốt cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Lúc này, Bác Hồ không chỉ duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước xã hội chủ nghĩa mà Người còn chủ trương duy trì mối quan hệ với nhân dân, các lực lượng tiến bộ trên thế giới để tranh thủ sự ủng hộ của họ đối với cuộc kháng chiến trống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với những lãnh tụ của các lực lượng tiến bộ ở Mỹ và Phương Tây, đồng thời luôn luôn chiếm trọn tình cảm của nhân dân thế giới. Từ đó, tạo ra sức ép ngay trong nước Mỹ và các nước Phương Tây với giới cầm quyền của các nước này khi tiến hành chiến tranh ở Việt Nam, như: phong trào phản chiến ở Mỹ, phong trào ủng hộ nhân dân Việt Nam…

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng thông qua các chủ trương, đường lối ngoại giao đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn vào thắng lợi của dân tộc ta trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng chính là cơ sở cho Đảng, Nhà nước ta vạch định đường lối, sách lược đối ngoại trong thời kỳ mới. Đặc biệt trong ngày qua, Trung Quốc tiến hành các hành vi ngang ngược xâm phạm lãnh hải của Việt Nam khi hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 trong vùng biển của nước ta. Chúng ta càng cần phải dựa trên những sách lược đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm có những hành động chính xác, kịp thời, để kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đồng thời quyết tâm không để xảy ra chiến tranh với nước láng giềng.

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét