Tranh chấp biên giới của Trung Quốc với các nước làng giềng

[Người đi tìm hình của nước]

Trong những năm qua, Trung Quốc với chiến lược “trỗi dậy hòa bình” đã và đang trở thành một cực trong thế giới đa cực hiện nay. Tuy nhiên, với tham vọng bành trướng lãnh thổ trải qua hàng nghìn năm, giới cầm quyền Trung Quốc luôn luôn tiến hành các hoạt động gây hấn với các nước láng giềng với mưu đồ nhằm mở rộng lãnh thổ của họ đồng thời tạo ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới. Trung Quốc tiếp giáp với 14 quốc gia thì đã và đang tranh chấp lãnh thổ với cả 14 quốc gia này. Cụ thể là:




1. Việt Nam:
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử Trung Quốc luôn luôn có dã tâm thôn tính nước ta, tuy nhiên dù có trải qua một ngàn năm bắc thuộc cũng như hàng trăm cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Quốc. Nhưng, chúng ta vẫn hiên ngang là một quốc gia độc lập, có tiếng nói, có nền văn hóa riêng biệt. Trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21, lịch sử 2 quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, vì cùng tiến hành cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc, Trung Quốc đã giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta. Tuy nhiên, giới cầm quyền Trung Quốc vẫn không từ bỏ tham vọng xâm chiếm lãnh thổ nước ta. Điển hình như: Việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Genève 20 tháng 7 năm 1954, buộc quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam tháng 4 năm 1956 và để khoảng trống bố phòng ở Biển Đông, khiến các nước trong khu vực, trong đó có Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) và Philippines cho là cơ hội tốt để đưa lực lượng quân sự ra chiếm đóng trái phép một số đảo ở Hoàng Sa cũng như Trường Sa của Việt Nam: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, Đài Loan đánh chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa… Sau đó đến năm 1974, Trung Quốc đã trắng trợn chiếm đóng một loạt các hòn đảo ở Hoàng Sa Việt Nam. Đến năm 1979, Trung Quốc đã phát động cuộc tấn công biên giới phía bắc của chúng ta, và đã chiếm đóng nhiều điểm cao chiến lược của Việt Nam. 1988, Trung Quốc đã cho quân tấn công và chiếm đóng bất hợp pháp bãi đá Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao của Việt Nam.
 Đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông

Trong những năm qua, với dã tâm độc chiếm biển Đông, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách đường lưỡi bò để biến biển Đông thành ao nhà của mình. Đặc biệt, những ngày vừa qua, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện hành vi ngang ngược đưa giàn khoan HD981 vào vùng lãnh hải Việt Nam để tiến hành thăm dò trái phép dầu khí trong thềm lục địa của chúng ta. Chính hành động này đã gây sự căm phẫn trong dân tộc ta cũng như sự phản ứng của thế giới với chính quyền Trung Quốc.

2. Nhật Bản
Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay đang có sự tranh chấp lãnh thổ với nhau ở quần đảo mà Nhật Bản gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đây là hòn đảo được Nhật Bản sát nhập từ Vương quốc Lưu Cầu dưới thời Minh trị Duy tân và ranh giới giữa nhà Thanh với Nhật Bản. Sau chiến tranh Thanh - Nhật năm 1895, Nhật Bản chính thức tuyên bố chủ quyền với quần đảo này.
Từ sau khi Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ hai việc tranh chấp quần đảo Senkaku bắt đầu được đưa lên bàn hội nghị và những cuộc khẩu chiến qua kênh ngoại giao diễn ra kịch liệt sau khi Hoa Kỳ chấm dứt việc chiếm đóng quần đảo Okinawa và Senkaku ngày 15 Tháng 5 1972.
Ngày nay, quần đảo này do Nhật Bản đang nắm quyền quản lý, tuy nhiên Trung Quốc luôn tìm cách giành lại bằng nhiều biện pháp khác nhau, như: cho ngư dân hoặc người dân đổ bộ lên đảo, cho ngư dân(được tranh bị vũ trang) gây hấn với lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản và gần đây nhất là lập vùng phòng không ADIZ trong đó bao phủ toàn bộ vùng biển Hoa Đông, trong đó có đảo Senkaku(Điếu Ngư) của Nhật Bản.
 Đảo Sekaku/Điếu Ngư - nơi xảy ra tranh chấp Trung - Nhật

24/4/2014, trong chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố khu vực đảo Senkaku nằm trong phạm vi bảo vệ của hiệp ước an ninh Mỹ Nhật. điều này đã làm cho chính quyền Bắc Kinh cực lực phản đối.

3. Hàn Quốc:
Hiện nay Trung Quốc đang tranh chấp với Hàn Quốc bãi đá ngầm Ieodo(theo cách gọi của Hàn Quốc) hay Tô Nham Tiêu(theo cách gọi của Trung Quốc). Hiện nay, bãi đá ngầm này là cơ sở của Trạm Nghiên cứu Đại dương Ieodo Hàn Quốc. Một sân bay trực thăng cũng được xây dựng tại đây để phục vụ cho việc nghiên cứu của trạm. Ngoài ra, Trung Quốc cùng Hàn Quốc và Nhật Bản đang có tranh chấp mãnh liệt ở vùng biển Hoa Đông nhằm giành quyền khai thác thủy sản, tài nguyên thiên nhiên và giao thông biển. Mới gần nhất là việc Trung Quốc tiến hành xác lập vùng phòng không ADIZ bao phủ toàn bộ biển Hoa Đông gây phản ứng của Hàn Quốc.



Bãi đá ngầm Ieodo/ Tô Nham Tiêu - nơi xảy ra tranh chấp giữa Hàn Quốc với Trung Quốc
4. Triều Tiên:
Mối quan hệ trong những năm qua của Trung Quốc với Triều Tiên có thể coi là rất tốt đẹp. Tuy nhiên, Trung Quốc với Triều Tiên vẫn có tranh chấp với Triều Tiên ở núi Beakdu, hay là Bạch Đầu (theo cách gọi của Trung Quốc). Đây là ngọn núi nằm ở biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên, được nhân dân hai nước, đặc biệt là nhân dân Triều Tiên cực kỳ coi trọng vì đây được coi là nơi sinh ra chủ tịch Kim Nhật Thành của Triều Tiên.


Núi Baekdu/Bạch Đầu - gianh giới của Trung Quốc với Triều Tiên

Năm 1962, Trung Quốc và Triều Tiên đã ký thỏa thuận phân chia quản lý hành chính vùng núi này. Thế nhưng, văn bản không giúp giải quyết được vấn đề. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã ồ ạt đầu tư phát triển vùng này, xây dựng một sân bay, một khu trượt tuyết. Những động thái này làm cho dân Triều Tiên lo ngại là Bắc Kinh muốn khẳng định chủ quyền của mình trong khu vực. Mối nghi ngại càng lớn, khi vào năm 2008, Trung Quốc nộp hồ sơ lên UNESCO, đề nghị công nhận núi Trường Bạch/Baekdu là Di sản Thế giới. Còn có tin là Bắc Kinh đã từng muốn xin đăng cai Thế Vận Hội Mùa Đông 2018 tại đây
Vấn đề núi Baekdu còn trở nên phức tạp hơn bởi thực tế Trung Quốc và Triều Tiên vẫn còn bất đồng về biên giới ở khu vực Viễn Đông. Bình Nhưỡng vẫn kiểm soát 17 km đường biên giới chiến lược với Nga dọc theo sông Tumen. Mảnh đất nằm giữa biên giới Nga-Trung này, trên thực tế, ngăn cản Trung Quốc tiếp cận Biển Nhật Bản. Moscow và Bình Nhưỡng đã giải quyết vấn đề biên giới và ký kết một hiệp định quản lý toàn diện hồi tháng 7 vừa qua. Hiệp định này là đặc biệt quan trọng, khi cả hai bên tiếp tục tìm kiếm khả năng đặt một đường ống dẫn khí tự nhiên từ Siberia qua bán đảo Triều Tiên.

5. Ấn Độ:
Vào ngày 20/10/1962, một cuộc tấn công ào ạt từ nhiều mũi của quân đội Trung Quốc phá tan sự tĩnh lặng của vùng núi Himalaya, lấn át lực lượng quốc phòng Ấn Độ khi đó không có sự chuẩn bị và vũ trang kém, khiến các binh sĩ Ấn Độ bỏ chạy tán loạn. Trong vòng vài ngày, Trung Quốc đã kiểm soát cao nguyên Aksai thuộc Kashmir về phía tây và về phía đông tiến tới gần vùng đất trồng chè quan trọng của Ấn Độ ở Assam.


Đường biên giới của Trung Quốc - Ấn Độ, nơi thường xuyên xảy ra tranh chấp 2 nước
Sau đó vào ngày 21/11, Bắc Kinh tuyên bố đơn phương ngừng bắn và rút khỏi khu vực đông bắc Ấn Độ nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát khu vực Aksai cằn cỗi.

Những năm gần đây, quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang bùng nổ: kim ngạch thương mại song phương đạt 70 tỷ USD mỗi năm và dự kiến sẽ đạt tới mức 100 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.

Nhưng bất chấp các vòng đàm phán được thực hiện, hai quốc gia vẫn chưa giải quyết được cuộc tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ về đường biên giới dài 2.100 dặm (3.200km). Khu vực biên giới này vẫn là vùng lãnh thổ được quân sự hóa dày đặc nhất trên thế giới, một vùng biên giới núi non đứt gãy hiểm trở mà đến nay vẫn khơi dậy căng thẳng giữa Bắc Kinh và New Delhi.
Tâm điểm của mâu thuẫn giữa hai bên là đường ranh giới McMahon, một đường ranh giới không chính xác được các quan chức về thuộc địa của Anh và đại diện của nhà nước Tây Tạng vẽ ra vào năm 1914. Tất nhiên Trung Quốc từ chối công nhận đường ranh giới này và vẫn lấy cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của mình là các bản đồ và bản đồ địa lý của triều đại nhà Thanh đã suy tàn từ lâu, thời kỳ mà các hoàng đế dân tộc Mãn kiểm soát lỏng lẻo chủ quyền cao nguyên Tây Tạng.

Biên giới Trung - Ấn có thể “yên ắng” nhưng căng thẳng đã bắt đầu trỗi dậy trong những năm vừa qua. Trung Quốc tái khẳng định tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ bang Arunachal Pradesh phía đông bắc Ấn Độ mà Trung Quốc đã chiếm được trong năm 1962 và gọi vùng đất này là “Nam Tây Tạng”. Trong khi đó, Ấn Độ đang dần tăng cường điều động quân đội đến vùng đông bắc đã bị bỏ từ lâu. 

6. Philippines:
Với đường yêu sách 9 đoạn, trong đó Trung Quốc chiếm 80% diện tích biển Đông, Trung Quốc âm mưu hiện thực hóa ý đồ độc chiếm biển Đông. Chính vì vậy, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của các quốc gia trong khu vực.
Như đã nói ở trên, lợi dụng quân Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1954, Trung Quốc và Philippines đã chiếm đóng một số quần đảo của Việt Nam. Và trong những năm qua, 2 nước này đã nhiều lần tranh chấp trên biển Đông khi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với toàn bộ biển đông, kể cả vùng đảo mà Philipines chiếm của Việt Nam cũng như quần đảo thuộc quyền kiểm soát của Philippines. Chính sự xung đột này đã dẫn tới sự căng thẳng trong quan hệ 2 nước này. 4/2012, đã xảy ra vụ va trạm lớn giữa tàu chiến 2 nước tại bãi cạn Scarborough (Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km)


Vị trí bãi đá ngầm Scarborough - nơi đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines
Sau vụ va chạm trên, hai nước Philippines và Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Trong suốt thời gian gần 2 năm qua, tàu Trung Quốc nhất quyết không chịu rút khỏi bãi cạn Scarborough bất chấp nước này có thỏa thuận với Philippines về việc rút toàn bộ tàu thuyền hai bên ra khỏi khu vực nhằm làm dịu căng thẳng. Thậm chí, tàu Trung Quốc còn án ngữ ngay lối ra vào và dựng lên rào chắn để ngăn không cho tàu thuyền Philippines vào bãi cạn tranh chấp này. Vì vậy, trên thực tế, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát khu vực bãi cạn Scarborough.

Hồi tháng 1 năm ngoái, Manila quyết định đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế với lý do họ đã “dùng mọi biện pháp hòa bình” có thể để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh nhưng không có tác dụng.

Ngoài ra Trung Quốc còn đã và đang có tranh chấp với nhiều các quốc gia khác. Chúng ta có thể thấy rõ ràng bản chất của Trung Quốc với tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ. Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD981 vào vùng lãnh hải của chúng ta đã bị các nước trong khu vực và trên thế giới lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ. Chính vì vậy, trong quá trình đấu tranh với Trung Quốc, Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ từ các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tạo ra thế và thực để có thể buộc Trung Quốc rút giàn khoan về nước.

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét