Trách nhiệm của một Bộ trưởng

Những ngày qua, việc Bộ giáo dục trình quốc hội bản dự thảo đề án đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa với dự toán kinh phí lên tới hơn 34 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 2 tỷ USD) đang làm dư luận trong nước xôn xao. Từ các đại biểu quốc hội đến những nhà khoa học hay các nhà nông dân đều tranh luận sôi nổi về đề án này của Bộ giáo dục: lý do thực hiện đề án, tính khả thi, nhất là về con số 34 nghìn tỷ của đề án. Tuy nhiên, dư luận lại càng xôn xao hơn về những câu trả lời tiền hậu bất nhất của những người lãnh đạo của Bộ giáo dục đào tạo liên quan đến đề án.

Ngay sau khi trinh dự thảo đề án lên quốc hội, mấy ngày sau khi trả lời phỏng vấn của VTV, Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Vinh Hiển đã trả lời: “Con số 34 ngàn tỷ đồng với chúng ta là to nhưng so với các nước khác thì cũng chưa là gì cả”. Nhưng sau đó mấy ngày, Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Phạm Vũ Luận trả lời cũng trên chương trình của VTV: “Đó là một sơ xuất. Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí”. Tiếp theo đó, trong phiên chất vấn trước quốc hội vào ngày 11 tháng 6 vừa qua, khi trả lời cho những câu hỏi của các đại biểu quốc hội về đề án đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa, Bộ trưởng Luận lại tiếp tục giải thích do lỗi kỹ thuật “Tôi về anh em báo cáo lại, đồng chí Trương Thị Mai có hỏi nhưng không phải là vấn đề kinh phí mà hỏi về tính toán của Chính phủ về việc xã hội hóa, nguồn kinh phí để triển khai ngoài ngân sách nhà nước là bao nhiêu phần trăm? Trong tay đồng chí Thứ trưởng thay mặt tôi tham dự cũng không có con số 34.000 tỷ mà một đồng chí cấp Vụ của Bộ ở ghế sau trao lên một tờ giấy...”.


Đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận

Như vậy, có thể thấy sự mâu thuẫn trong việc hoạt động và lời nói của những người đứng đầu Bộ giáo dục đào tạo. Người lãnh đạo cần coi trọng uy tín, sự nhất quán trong lời nói và hành động. Vậy mà những nhà lãnh đạo của Bộ giáo dục đã vi phạm điều này một cách nghiêm trọng. Những nhà lãnh đạo của Bộ giáo dục đào tạo đã không thẳng thắn nhận trách nhiệm trong sai sót của dự thảo đề án này, mà tìm cách đưa ra những lý lẽ biện minh cho hành động của mình. Cùng là người đứng đầu một Ngành có nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước, cũng như tạo tâm lý bức xúc trong nhân dân. Nhưng Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng bằng việc nhất quán trong hành động và lời nói của người đứng đầu Bộ giao thông vận tải mà Bộ đã giải quyết được những vấn đề nan giải trong lĩnh của Bộ quản lý, đồng thời dần lấy lại được niềm tin của nhân dân. 

Ông cha ta có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, với những hành động và lời nói như vậy thì liệu ai có thể tin vào các nhà lãnh đạo giáo dục. Có lẽ, để đổi mới về chương trình và nội dung đào tạo, thì chính những nhà lãnh đạo của Bộ giáo dục đào tạo cần phải đổi mới cung cách làm việc của mình cũng như củng cố ý thức trách nhiệm của mình trong công việc.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét