Lợi ích trước mắt - hậu quả lâu dài

[Người đi tìm hình của nước]

Việc nhân dân ta có quan hệ kinh doanh buôn bán với thương nhân người Trung Quốc đã diễn ra trong nhiều năm nay và chúng ta đã phải nếm rất nhiều thủ đoạn lừa đảo của những thương nhân Trung Quốc, như:thu mua chân châu ở đồng bào vùng biên; thu mua đỉa, thu mua ốc bươu vàng ở các vùng đồng bằng trong cả nước; thu mua rễ hồ tiêu ở các Tây Nguyên... Hậu quả của việc này là nhân dân ta phải chịu những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp cũng như nền kinh tế nước ta. Trong những ngày qua khi theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta lại được biết nhân dân ở các vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi đang ồ ạt bán hạt ươi cho thương nhân người Trung Quốc. Vẫn bằng các thủ đoạn thường thấy đó là thương nhân Trung Quốc đẩy mạnh việc thu mua, dẫn tới giá thành của sản phẩm tăng đột biến, từ đó làm người dân đổ xô đi khai thác. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là cách thức người dân ở các vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi khai thác hạt ươi. 

Giờ đây do thương lái Trung Quốc mua cả hạt non với giá cao nên một số người đã mang cưa máy hạ cây để thu hoạch . Với giá mua ươi tươi từ 50.000-100.000 đồng/kg, tính ra số tiền bán ươi xanh thu về lên đến 2-3 triệu đồng/ngày/người; cao gấp từ 10-20 lần so với tiền công đi làm thuê và các công việc khác, đã cuốn hút người dân địa phương và những vùng lân cận. Những năm trước, đến mùa thu hoạch người dân chỉ thu lượm hạt rơi dưới gốc mang về bán. Năm nay do thương nhân Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua, ban đầu thì người dân còn trèo lên chặt tỉa cành cho rơi xuống để lặt hái. Thế nhưng sau đó thấy cách này tốn nhiều công sức, lại khá nguy hiểm cho nên người dân đốn hạ cây để hái. Theo thống kê, chỉ trong vòng khoảng 1 tháng qua, khoảng 1.000 cây ươi có tuổi đời từ trên 30 năm tuổi thuộc khu vực rừng phòng hộ ở huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) bị đốn hạ



Tại Bình Định, nạn khai thác ươi ở các huyện miền núi Vân Canh, Vĩnh Thanh, An Lão, Tây Sơn và Hoài Ân vẫn đang diễn biến phức tạp. Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Bình Định thống kê, Chi cục kiểm lâm tỉnh đã tổ chức 45 đợt truy quét. Cơ quan chức năng phát hiện nhiều nhóm lâm tặc cưa hạ hơn 290 cây ươi cổ thụ ở khu vực rừng đầu nguồn, thu giữ hơn 24 tấn hạt ươi. Có trường hợp đã ngụy trang thành xe cấp cứu để che mắt cơ quan chức năng vận chuyển ươi từ vùng cao về miền xuôi tiêu thụ.

Có thể thấy ở đây người dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đang chạy theo cái lợi ích kinh tế trước mắt mà không lường được mối nguy hại về sau mà họ có thể phải đối diện, đó là:

Trước tiên, việc người dân khai thác bằng cách tận diệt như vậy sẽ dẫn đến làm suy giảm nhanh chóng số lượng cây ươi, dần dần việc khai thác ươi sẽ trở nên khó khăn, dẫn đến những năm sau người dân sẽ còn nguồn lợi để khai thác. Như thế là họ đã tự tay đập vỡ bát cơm của họ và gia đình. Và con cháu của chúng ta sẽ lấy đâu nguồn lợi tự nhiên để khai thác nữa đây?!?

Bên cạnh đó, việc người dân chặt phá cây ươi đều diễn ra ở các khu vực rừng đầu nguồn vì vậy việc này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc ngăn lũ, phòng hộ ở các vùng này. Mà như chúng ta đã biết, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng năm đều có diễn biến lũ rất phức tạp, gây thiệt hại lớn về người và của cải vật chất.

Việc khai thác bằng hình thức triệt hạ của người dân còn rất nguy hiểm đến tính mạng của chính những người trực tiếp tham gia khai thác. Theo số liệu thống kê trong ngày 15.7 cho thấy, hơn một tháng qua, đã có ít nhất 7 người chết và 8 người bị thương vì bị cây ươi đè hoặc té ngã trong lúc khai thác ươi trái phép. Đây quả là một con số đau lòng, bởi vì những người này đều là lao động chính trong gia đình. Có thể coi đây là một hình phạt của thần rừng đối với những người bất chất mọi hậu quả vì những lợi ích trước mắt.

Có thể nói nguyên nhân của những hành động này cũng giống như các vụ việc trước đây, đó là đều xuất phát từ ý thức của người dân. Chỉ vì cuộc sống khó khẵn và những cái lợi trước mắt mà họ sẵn sàng làm bất kể điều gì. Ngoài ra, việc chúng ta để cho thương nhân người Trung Quốc tự do lộng hành, thao túng thị trường Việt Nam mà không có sự quản lý của các cơ quan chức năng, đồng thời đó là việc chính quyền ở các địa phương nay đã không kịp thời nắm tình hình, tuyên truyển giáo dục cho người dân sớm, chỉ đến khi mọi việc đã ngoài tầm kiểm soát mới bắt đầu triển khai các biện pháp ngăn chặn.

Thiết nghĩ trong thời gian tới, chúng ta cần nghiêm túc thảo luận về các thủ đoạn của thương nhân Trung Quốc để từ có biện pháp thích hợp để ngăn chặn không cho các trường hợp tương tự như trên có thể xảy ra. 
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét