Dân chủ - Tự Do - Nhân quyền kiểu Mỹ

[Người đi tìm hình của nước]

Trong những năm qua, nước Mỹ tìm mọi cách để áp dụng mô hình dân chủ, tự do, bình đẳng,  nhân quyền kiểu Mỹ trên khắp thế giới: từ biện pháp kinh tế, chính trị, thậm chí là quân sự. Họ coi đây như là một biện pháp nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng của Mỹ, đồng thời cũng là một biện pháp nhằm trừng phạt các nước có quan điểm, lập trường đối lập với Mỹ. Tuy nhiên, ở ngay trong nước Mỹ quyền dân chủ, tự do, bình đẳng, nhân quyền của những người dân Mỹ lại không được đảm bảo.

Ngày 9/8,Michael Brown - một thanh niên da màu, 18 tuổi, bị cảnh sát bắn chết vì tình nghi ăn cắp xì gà tại một cửa tiệm. Một số nhân chứng cho rằng Brown không có vũ trang nhưng bị bắn nhiều phát mặc dù đã giơ hai tay lên đầu tỏ ý quy phục cảnh sát.

       Vụ việc đã gây chấn động mạnh mẽ tại thị trấn Ferguson, nơi có 21.000 dân, trong đó đa số là người da màu. Trong nhiều ngày sau khi xảy ra sự việc trên, nhiều người da màu ở thị trấn Ferguson đã xuống đường biểu tình, đập phá các cửa hiệu, đốt phá các cây xăng và đụng độ với cảnh sát chống bạo động. Trước tình hình này, Thống đốc bang Missouri Jay Nixon cho biết, lệnh tình trạng khẩn cấp được đưa ra nhằm thiết lập lại trật tự và cuộc sống yên bình tại thị trấn này.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã 2 lần lên tiếng kêu gọi mọi người bình tĩnh, kiềm chế các hành động gây căng thẳng. Ông cũng yêu cầu tiến hành các cuộc điều tra độc lập xung quanh vụ việc ở Ferguson.

Đây là vụ việc tiếp nối các vụ việc liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc ở nước Mỹ trong những năm qua. Vậy tại sao vấn đề phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại ở một trong những nước phát triển nhất thế giới như Mỹ?


Trước tiên, về nền tảng xã hội. Người Mỹ gốc Phi vốn có xuất thân từ những người nô lệ bị bán sang châu Mỹ, vì vậy ngay từ đầu họ đã bị coi là tầng lớp thấp kém trong  xã hội Mỹ. Mặc dù những cơ hội chưa từng có đã giúp người Mỹ da đen tiếp cận hệ thống giáo dục đại học và tuyển dụng nhân lực, do những tàn dư của chế độ nô lệ và sự kỳ thị chủng tộc, người da đen vẫn là một cộng đồng tụt hậu về kinh tế, giáo dục và xã hội nếu so sánh với người da trắng. Người Mỹ gốc Phi khó tiếp cận các chương trình chăm sóc sức khoẻ, chủ nghĩa chủng tộc trong các định chế, phân biệt trong gia cư, giáo dục, cảnh sát, tư pháp và nhân dụng; cũng có các vấn nạn về nghèo khổ và bị lạm dụng. Nghèo khổ là vấn nạn lớn khi liên quan đến các tổn thương tinh thần trong cuộc sống hôn nhân và biện pháp giải quyết, các vấn đề về sức khoẻ, trình độ học vấn thấp, mất quân bình trong các chức năng tâm lý và tội phạm. Năm 2004, có 24,7% gia đình người Mỹ gốc Phi được xem là sống dưới mức nghèo. Tỷ lệ sinh con ngoài hôn nhân trong vòng người da đen cao hơn tỷ lệ bình quân cả nước, 56% trẻ da đen sinh ra trong những gia đình mà người mẹ không có ràng buộc hôn nhân chính thức với cha của đứa trẻ.

Về kinh tế, do nền tảng xã hội thường không được đảm bảo nên tỷ lệ người Mỹ gốc Phi thất nghiệp cao hơn so với người Mỹ da trắng, đồng thời việc chi trả tiền lương cũng không có đồng đều giữa 2 cộng động người Mỹ. Theo thống kê, tỷ lệ người Mỹ gốc Phi thất nghiệp là 10%, tỷ lệ lợi tức trung bình của người Mỹ gốc Phi xấp xỉ 65% lợi tức của dân "da trắng". Đặc biệt,  sự hiện diện của người da đen trong tất cả các cơ quan công quyền ở TP này lại quá ít ỏi. Chỉ có không đầy 1,5% nhân viên làm việc cho cơ quan cảnh sát là người da đen và chỉ có 1 trong tổng số 6 ủy viên của hội đồng chính quyền TP là người da đen.

Với những nguyên nhân trên, vấn nạn phân biệt chủng tộc sẽ vẫn còn là bóng ma ám ảnh đối với nước Mỹ. Và có thể nói rằng, đây cũng chính là bài học giành cho những ai đã và đang coi nước Mỹ là thiên đường, là giấc mơ của đời mĩnh, nhất là những người đang có ý định áp dụng mô hình của nước Mỹ lên quê hương mình.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét