SỰ ĐƠN ĐỘC CỦA TRUNG QUỐC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

[Nắng Mới]

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn về mặt diện tích, đông đảo về mặt dân cư, lâu đời về mặt lịch sử truyền thống văn hóa nhưng lại vô cùng “đơn độc” trên trường quốc tế. Không phải vì Trung Quốc không có những “người bạn”, “đồng chí” hay đồng minh mà bởi họ đều lần lượt dời bỏ Trung Quốc ra đi tìm những “người bạn mới”. Tại sao lại có chuyện như vậy?

Cùng nhau nhìn lại về lịch sử thì ai cũng có thể biết Trung Quốc là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có lịch sử kéo dài gần 5000 năm. Lịch sử của Trung Quốc gắn liền với việc mở rộng bờ cõi và những cuộc chiến tranh xâm lấn, tranh chấp với các nước láng giềng. Ngay từ nhà nước phong kiến đầu tiên của Trung Quốc được thành lập năm 246 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đã xua quân đội của đi xâm lược khắp nơi. Hầu hết các quốc gia láng giềng với Trung Quốc ở châu Á đều là thuộc địa hoặc có chiến tranh với Trung Quốc, thậm chí một số nước ở châu Âu cũng đã từng là thuộc địa của Trung Quốc (vào thời Nguyên - Mông). Việt Nam cũng đã từng bị nghìn năm Bắc thuộc bởi ách đô hộ của Trung Quốc, bên cạnh đó còn là hàng trăm cuộc chiến tranh lớn nhỏ với các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Sang thời kỳ cận đại và hiện đại, sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân phương Tây, Trung Quốc từng bước tiến hành cải cách, phát triển kinh tế, nâng cao vị thế chính trị trên trường quốc tế. Tuy nhiên, mộng bá vương của giới cầm quyền Trung Quốc vẫn không hề thay đổi mà càng phát triển một cách có chủ trương, kế hoạch. Tháng 8/1958, tại Hội nghị Quân ủy Trung ương, nhà lãnh đạo Trung Quốc đánh giá: "Thật ra, Thái Bình Dương ngày nay không lấy gì làm 'thái bình' cho lắm. Trong tương lai khi nó chịu sự kiểm soát của chúng ta thì mới có thể coi là thái bình". Trung Quốc toan tính trỗi dậy bằng nòng súng, giới chuyên gia nhận định Trung Quốc đang chuyển từ học thuyết "trỗi dậy hòa bình" sang "trỗi dậy bằng nòng súng" thông qua cách hành xử gây hấn trên biển trong thời gian gần đây. Tháng 9/1959: "Chúng ta phải chinh phục toàn thế giới. Mục tiêu của chúng ta là toàn bộ hành tinh này và trên đó chúng ta sẽ xây dựng một siêu cường vô địch". Tháng 8/1968: "Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á… Một vùng như Đông Nam Á… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy. Khi chúng ta giành được Đông Nam Á, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây". Mở rộng bờ cõi bằng bản đồ - một trong những thủ đoạn chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Trung Quốc thường dùng là tự ý vẽ lại đường biên giới lấn sang nước khác rồi đưa ra các luận điểm: Đường biên giới đã được thỏa thuận trước đây là không công bằng, nó được ký kết trong điều kiện triều đình Trung Quốc suy yếu, nó là sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc... Năm 1954, Trung Quốc xuất bản cuốn Lịch sử tóm tắt nước Trung Hoa hiện đại với một bản đồ lãnh thổ Trung Quốc mới. Theo bản đồ này, yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với các nước xung quanh lên tới 3,2 triệu km2. Nếu tính cả các vùng biển, đảo thì lên tới 10,5 triệu km2. Trong đó, phần đất của Liên Xô là 1,6 triệu km2, Ấn Độ 130.000 km2, Myanmar 70.000 km2, Pakistan 7.500 km2…

Chính vì vậy, Trung Quốc đã dùng nhiều chiến lược sách lược khác nhau để chiếm giữ trái phép những vùng đất đó. Có thể là thương lượng ngoại giao nhưng chủ yếu là gây sức ép buộc các nước nhượng bộ: với Myanmar năm 1960, Trung Quốc chiếm 131 km2, Myanmar giành lại được 85 km2; với Pakistan năm 1961, Trung Quốc chiếm 2.050 km2, Pakistan chỉ được 1.350 km2; với Nepal Trung Quốc đoạt một nửa ngọn Everest, Nepal chỉ còn một nửa… Với những nước không thể thương lượng thì Trung Quốc đã dùng sức mạnh quân sự để can thiệp như với Ấn Độ (1962), Việt Nam (1974, 1979, 1988)… Ngay cả với Liên Xô vừa là cường quốc vừa là “đồng chí”, Trung Quốc cũng không từ bỏ tham vọng của mình mà đã “liều mạng” gây ra chiến tranh biên giới năm 1969.


Trung Quốc bị cô lập trong cộng đồng quốc tế

       Trong những năm gần đây, nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy, vươn lên mạnh mẽ đứng thứ 2 thế giới. Nền kinh tế tăng trưởng “nóng” khiến Trung Quốc phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu, mở rộng thị trường nhưng thực địa thế giới đã ổn định gây khó khăn cho Trung Quốc. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã tìm đến lục địa “đen” để phát triển. Trên thực tế, các nhà đầu tư Trung Quốc đã thu được khá nhiều lợi nhuận ở đây nhưng các nhà lãnh đạo các quốc gia ở châu Phi đã nhận ra được bộ mặt thật của người Trung Quốc khi làm ăn ở đây. Tổng thống Nam Phi đã kêu gọi các nhà lãnh đạo các nước châu Phi cần phải cảnh giác khi làm ăn cũng như quan hệ với Trung Quốc.

Vùng biển Hoa Đông và biển Đông trong một số năm trở lại đây liên tục “dậy sóng” và “nóng bỏng” bởi sự can thiệp của Trung Quốc. Một loạt những tranh chấp về biển, đảo với Nhật Bản, Hàn Quốc ở biển Hoa Đông và các nước Đông Nam Á ở trên biển Đông đã làm hạ thấp uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế. Các nước Đông Nam Á đã thêm đoàn kết, sát cánh bên nhau để chống lại sự bành chướng của đường “lưỡi bò” trên biển Đông. Các quốc gia càng thêm phần đề cao cảnh giác trong mối quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là trước những âm mưu, hành động hết sức thâm độc và bất chấp luật pháp quốc tế của giới cầm quyền nước này. Ngay cả với Triều Tiên, một đồng minh thân cận, mà cũng thể gọi là một “con rối” của Trung Quốc, trong thời gian gần đây cũng đã có sự đề cao cảnh giác với ông “anh” của mình. Dường như Triều Tiên đã nhận ra mình chỉ là một “con tốt” trong ván cờ chính trị của Trung Quốc. Biểu hiện rõ ràng là việc thanh trừng nội bộ thân Trung Quốc trong thời gian vừa qua và việc triển khai hơn 80 xe tăng hiện đại tới sát biên giới với Trung Quốc đề phòng những bất chắc có thể xảy ra. Đúng vậy cảnh giác với Trung Quốc là không thừa bởi Trung Quốc nổi tiếng là quốc gia “không nói mà làm”, sẽ làm cho đối phương vào thế bị động hoặc khi biết thì sự việc đã xảy ra rồi.   

Những chiến lược, sách lược và hành động của Trung Quốc có thể đã mang lại cho Trung Quốc khá nhiều lợi ích. Nhưng một điều mà ta dễ dàng nhận thấy đó là chính những chính sách, hành động đó của Trung Quốc cũng đã làm cho Trung Quốc “thêm thù mất bạn”. Tiếng nói, vị thế và uy tín của Trung Quốc đã bị giảm sút nghiêm trọng trong thời gian vừa qua. Sự bảo thủ trong chính sách và đơn độc trong quan hệ có thể sẽ làm cho Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phát triển của mình. Vì vậy, nếu không thay đổi chính sách, thay đổi hành động, thay đổi quan hệ Trung Quốc sẽ tiếp tục vấp phải những khó khăn trong tương lai.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét