TIN VIỆT NAM

 


TPP vẫn chưa thành công

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2015-08-02
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Leaders_of_TPP_member_states.jpg
Lãnh đạo các nước thành viên TPP.
AFP photo

Vòng đàm pháp mới nhất về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương- TPP giữa 12 quốc gia trong đó có Việt Nam, kết thúc hôm ngày 1 tháng 8 mà vẫn không đạt được thống nhất mong đợi.
Nhân sự kiện này, Gia Minh hỏi chuyện giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách- VERP, Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành. Trước hết ông đề cập đến một nguyên nhân gây trở ngại cho vòng đàm phán ở Hawaii vừa qua:
Cái khó nhất mà các nước phải vượt qua trở ngại là những nhóm lợi ích trong nước của họ để tiến tới khung thương mại tự do và sự thỏa hiệp giữa các nước. Mỗi lần lại nảy sinh những nhóm ngăn cản.
Hiện nay tôi đang mổ xẻ và phân tích các nhóm ở những nước đó như thế nào.
Gia Minh: Việt Nam cũng là một đối tác tham gia đàm phán, và trở ngại đối với Việt Nam là vấn đề gì?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Đối với Việt Nam cũng có những loại trở ngại khác nhau. Hiện chúng tôi cũng đang xem lại vì sao đàm phán phải dừng lại, ở mức chi tiết chứ không phải nói chung chung. Hiện chúng tôi chưa làm xong, đang phải làm những việc khác nữa.
Gia Minh: Người ta cho rằng những nước như Việt Nam khi tham gia TPP sẽ có những cái lợi, đồng thời Việt Nam cũng phải ‘nâng cao’ lên để đáp ứng yêu cầu của TPP. Là người nghiên cứu, xin ông cho biết lại những lợi lớn nhất đối với Việt Nam ( khi gia nhập TPP) và những việc làm để đáp ứng lại với TPP?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Cái lợi nhất đối với Việt Nam là sự hội nhập thị trường, những cơ hội để xuất khẩu, để hợp tác, để đầu tư trong tương lai.
Khó khăn nhất đối với Việt Nam (theo như kinh nghiệm vừa qua) chúng tôi thấy là làm sao đáp ứng được chính cơ hội đó. Bởi vì nếu không đủ điều kiện thay đổi, điều kiện chuẩn bị nguồn lực hay điều kiện để dịch chuyển các nguồn lực để đáp ứng được nhu cầu đó thì thành ra ‘lợi bất cập hại’, thay vì là cơ hội lại trở thành gánh nặng lên nền kinh tế. Như thế sẽ khó khăn hơn cho doanh nghiệp và cho cả người trong nước. Nếu như không sắp xếp được nguồn lực, cũng như sắp xếp nguồn lực cho hiệu quả. Tức liên quan đến tổ chức lại nền sản xuất, tổ chức lại xã hội. Nó liên quan đến tất cả các vấn đề về hành chính, về thể chế, về môi trường kinh doanh, về dịch chuyển/tổ chức lại các nguồn lực, thị trường nguồn lực quan trọng của Việt Nam, những thị trường cơ bản như thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường vốn. Việt Nam cần phải thực hiện cải cách. Cơ bản là như thế thôi!
Cái khó nhất mà các nước phải vượt qua trở ngại là những nhóm lợi ích trong nước của họ để tiến tới khung thương mại tự do và sự thỏa hiệp giữa các nước. Mỗi lần lại nảy sinh những nhóm ngăn cản.
- Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành
Nói chung là như vậy, nhưng cải cách như thế nảo, chi tiết như thế nào thì phải kỹ, cần phải có bàn bạc, phân tích để đưa ra những chính sách cụ thể hơn.
Gia Minh: Thời gian có quá gấp rút cho Việt Nam để tiến hành việc tổ chức và cải cách không, giả sử hiệp định TPP hình thành trong sang năm?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Theo tôi hiểu TPP cũng dành thời gian cho các nước: mỗi nước có khung riêng. Tuy nhiên nước nào cải cách chậm thì cơ hội không đến sớm thôi.
Việt Nam cũng như các nước khác: mỗi nước đều có khó khăn riêng của mình trong cấu trúc để cải cách. Phải tự nỗ lực thôi nếu không thì cơ hội đến muộn hoặc sẽ bị mất thôi.
Gia Minh: Trong lần đàm phán này, Việt Nam có rút ra được bài học gì từ WTO trước đây?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Về chi tiết của đàm phán tôi không nắm được, không theo dõi được để có thể so sánh. Thế nhưng kinh nghiệm lớn và chung về WTO thì tôi thấy rằng, như tôi vừa nói, là phải chuẩn bị cho được những điều kiện ở trong nước. Tất cả những hội nhập và hợp tác quốc tế đều tùy thuộc vào điều kiện ở trong nước. Cơ hội đã mở ra đồng đều và tương đối rộng rãi rồi; nhưng làm sao để chuyển hóa những cơ hội thành  lợi lộc hay phúc lợi cho doanh nghiệp hay cho người dân thì phụ thuộc vào cải cách trong nước mới có thể hội nhập đầy đủ được. Đó là cái lớn nhất mà WTO thì đến nay chúng ta thấy vẫn chưa được như mong muốn.
Đối với TPP qua bài học WTO thì chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ hơn và thay đổi để tối đa hóa lợi ích của TPP.
VN cần làm gì?
Gia Minh: Vấn đề vĩ mô vừa được ông đề cập đến, còn các doanh nghiệp tư nhân vừa vả nhỏ ở trong nước khi đến xin lời khuyên vào lúc Việt Nam gia nhập những hiệp định đối tác lớn, ông có lời khuyên gì đối với họ?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Doanh nghiệp của Việt Nam thì qui mô hơi nhỏ và đa phần là các doanh nghiệp nhỏ. Cơ hội thì mở ra nhiều nhưng tôi e ngại khả năng nắm bắt các cơ hội đó ( của các doanh nghiệp trong nước) và tình trạng doanh nghiệp nước khác xâm nhập nhiều hơn vào Việt Nam với tính cạnh tranh cao hơn nhiều. Do đó tôi cho rằng doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao tính cạnh tranh cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ nhân lực và chất lượng sản phẩm. Tìn hiểu, nâng cao chất lượng để tránh những bất lợi trong quá trình cạnh tranh quốc tế mà họ tuân theo những chuẩn rất tốt.
Việt Nam cũng như các nước khác: mỗi nước đều có khó khăn riêng của mình trong cấu trúc để cải cách. Phải tự nỗ lực thôi nếu không thì cơ hội đến muộn hoặc sẽ bị mất thôi.
- Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành
Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ hơn về các ‘sân chơi’, các nguyên tắc của ‘cuộc chơi’ để khả năng tốt hơn. Nhiều khi có những sản phẩm Việt Nam rất tốt nhưng do không đáp ứng được một số yêu cầu của các nước hay môi trường chung khiến cho sản phẩm không được thừa nhận.
Tôi nghĩ trong quá trình ‘tiến hóa’, các doanh nghiệp Việt Nam rất nhanh nhạy, nếu họ nắm bắt được những điều đó thì họ sẽ có con đường đi riêng, cách đi riêng của họ.
Gia Minh: Nhưng họ cũng còn cần sự hỗ trợ nào đó từ phía chính quyền Việt Nam?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Đó là chắc chắn rồi vì doanh nghiệp Việt Nam qui mô nhỏ, manh múm và kinh nghiệm hội nhập thế giới không nhiều. Đó là tôi nói những doanh nghiệp trung bình, các đại doanh nghiệp ( của Việt Nam) cũng có khả năng hơn một chút thôi chứ không phải ưu việt lắm.
Thế còn hỗ trợ của Nhà nước trong môi trường tự do, hợp tác quốc tế như thế này thì theo tôi không nên nghĩ đến những hỗ trợ trực tiếp vì đó là tư duy kiểu cũ. Mà đây sự hỗ trợ lớn nhất của Nhà nước trong các lĩnh vực như thế này là sự hỗ trợ tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, cung cấp thông tin, thực hiện luật pháp một cách công bằng. Đó là nền tảng cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tiến hóa, tự phát triển trong kinh doanh, trong hội nhập quốc tế hiện nay.
Chúng ta đã không làm tốt trong một thời gian dài, kéo lùi sự phát triển, sự tiến hóa (như tôi vừa đề cập) của doanh nghiệp Việt Nam.
Tôi thấy việc làm hữu hiệu nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp chính là những điều như vừa nêu, thay vì nghĩ đến những hỗ trợ trực tiếp về nguồn lực hay hỗ trợ trực tiếp. Điều đó không bao giờ xuể được mà chính phủ của Việt Nam hay bất cứ nhà nước nào khác nguồn lực rất hạn chế cần dành để làm việc khác.
Gia Minh: Chân thành cám ơn.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/new-tpp-nego-failed-n-wh-vn-prepared-gm-08022015090243.html

 

Đàm phán TPP không đạt được thỏa thuận chung cuộc

12 bộ trưởng thương mại của những nước tham gia TPP mở cuộc cuộc họp báo nói về tiến độ của những cuộc đàm phán ở Lahaina, đảo Maui, bang Hawaii, Mỹ, ngày 31 tháng 7, 2015.
12 bộ trưởng thương mại của những nước tham gia TPP mở cuộc cuộc họp báo nói về tiến độ của những cuộc đàm phán ở Lahaina, đảo Maui, bang Hawaii, Mỹ, ngày 31 tháng 7, 2015.
Jim Randle
WASHINGTON – Các nhà đàm phán thương mại cuối ngày thứ Sáu cho biết sau một tuần đàm quyết liệt, họ đã đạt được tiến bộ đáng kể hướng tới việc đạt một thỏa thuận thương mại trọng yếu, nhưng đã không đạt được một thỏa thuận trọn vẹn chung cuộc.

Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman phát biểu tại một cuộc họp báo ở Hawaii rằng ông tin tưởng hơn bao giờ hết là một thỏa thuận về Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nằm trong tầm tay.

Ông cho biết các nhà thương thuyết sẽ tiếp tục những cuộc đàm phán chuyên sâu để đạt được thỏa thuận.

Các cuộc đàm phán giữa 12 quốc gia tham gia Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đã được tiến hành từ nhiều năm qua, và thỏa thuận này được cho là gần hoàn tất. TPP có thể bao gồm 40 phần trăm nền kinh tế toàn cầu.

Có những vấn đề nhạy cảm về chính trị, như những nỗ lực để cho phép nhiều gạo nhập khẩu hơn vào Nhật Bản, nhiều đường nhập khẩu hơn vào Mỹ, tiếp cận nhiều hơn đối với thị trường sữa của Canada, và mở rộng bảo vệ bằng sáng chế cho một lớp thuốc mới đầy hứa hẹn trong khoảng thời gian 12 năm.

Những thỏa thuận thương mại trước đó tập trung vào việc cắt giảm thuế quan để khuyến khích thương mại bằng cách làm cho nó rẻ hơn. Những người ủng hộ TPP nói thỏa thuận được đề xuất này sẽ dung hòa những quy định và luật lệ giữa các đối tác thương mại để làm cho việc bán hàng hóa và dịch vụ khắp thế giới trở nên dễ dàng hơn.

Luật sư Tim Brightbill, có chuyên môn về những vụ tranh tụng thương mại, cho biết một thỏa thuận được kiến thiết tốt sẽ là "điều tích cực to lớn" đối với tất cả các nước tham gia. Tuy nhiên ông cảnh báo rằng một thỏa thuận mà chẳng giúp ích gì mấy cho ngành sản xuất và công ăn việc làm ở Mỹ sẽ không được Quốc hội phê chuẩn.

Những nước khác có những mục tiêu chính khác, cũng như quá trình phê chuẩn của riêng họ.

TPP đã khơi lên những cuộc biểu tình ở một số nước tham gia TPP và gây nên nhiều tranh cãi tại Mỹ. Quốc hội Mỹ đã thông qua một vấn đề thương mại có liên quan với tỉ lệ sít sao sau một cuộc tranh cãi chính trị lớn.
http://www.voatiengviet.com/content/dam-phan-tpp-khong-dat-duoc-thoa-thuan-chung-cuoc/2890513.html

Tướng Thanh ‘thoắt ẩn, thoắt hiện’, thuyết âm mưu nở rộ

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong đoạn clip về phiên họp thường kỳ của chính phủ hôm 31/7.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong đoạn clip về phiên họp thường kỳ của chính phủ hôm 31/7.
Trang blog một thời được nhiều người theo dõi, từng đăng tải nhiều bài về các ‘phi vụ làm ăn’ của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh đã hoàn toàn im tiếng

Sự xuất hiện và biến mất của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trong cùng một đoạn clip của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) về cuộc họp thường kỳ của chính phủ Việt Nam lại thổi bùng những đồn đoán về sự đấu đá chính trị trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam hiện thời.
Trong bản tin thời sự 7 giờ tối 31/7 về phiên họp thường kỳ tháng Bảy của chính phủ Việt Nam cho thấy có lúc một người mặc quân phụ ở vị trí của tướng Phùng Quang Thanh, được cho là Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam.
Ngồi cạnh ông Tỵ ở bên phải là Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh. Các bức ảnh đăng tải trên trang web chính thức của Chính phủ Việt Nam cũng cho thấy những điều này.
Nhưng cũng trong đoạn clip đó, có lúc Tướng Phùng Quang Thanh, mặc chiếc áo sơ mi sáng màu, lại xuất hiện ở vị trí mà ông Tỵ đã ngồi.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Đỗ Bá Tỵ (ngoài cùng bên phải) gồi ở vị trí của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong đoạn clip về phiên họp thường kỳ của chính phủTổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Đỗ Bá Tỵ (ngoài cùng bên phải) gồi ở vị trí của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong đoạn clip về phiên họp thường kỳ của chính phủ
x
Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Đỗ Bá Tỵ (ngoài cùng bên phải) gồi ở vị trí của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong đoạn clip về phiên họp thường kỳ của chính phủ
Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Đỗ Bá Tỵ (ngoài cùng bên phải) gồi ở vị trí của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trong đoạn clip về phiên họp thường kỳ của chính phủ
Giới phóng viên tại Việt Nam cũng có người đặt câu hỏi về điều họ nói là “bất thường” này.
Trên trang Facebook cá nhân, blogger Huỳnh Ngọc Chênh viết: “Tui không tin lắm vào thuyết âm mưu, nhưng những gì thể hiện ra dưới đây khi ông PQT xuất hiện trên ti vi trong đêm "khát vọng..." và trong buổi họp chính phủ mới rồi làm tui đâm ra nghi ngờ có âm mưu động trời gì đó thật…”
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam để hỏi xem vì sao lại có sự khác biệt trong đoạn clip đang gây nhiều tranh cãi này.
'Ở lại trụ sở Bộ Quốc phòng'
Kể từ khi từ Pháp trở về nước sau nhiều tuần chữa bệnh, ông Thanh chưa chính thức lên tiếng mà chỉ xuất hiện trong các chương trình truyền hình.
Gần nhất, ông Thanh tái xuất trong một buổi biểu diễn nghệ thuật mang tên ‘Khát vọng đoàn tụ”, và tại đó, một phần bản nhạc được coi là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc đã được tấu lên, gây ra làn sóng chỉ trích trong cộng đồng mạng, nhất là trên các trang web ở hải ngoại.
Tuy nhiên, tới nay, VTV cũng chưa chính thức lên tiếng giải thích về vụ việc này.
Trước đó, báo chí trong nước dẫn lời Trợ lý của ông Thanh nói rằng người đứng đầu quân đội Việt Nam sẽ "ở lại trụ sở Bộ Quốc phòng chứ không về nhà riêng" với lý do là để "hạn chế tiếp khách nhiều".
Theo quý vị, Tướng Phùng Quang Thanh có nên chính thức lên tiếng để xóa tan mọi lời đồn thổi, mà theo báo chí nước ngoài, có thể gây “bất ổn chính trị ở Việt Nam” hay không?

Việt Nam bắt giữ lô vũ khí ‘khủng’ dùng bảo vệ nguyên thủ

Lô vũ khí gồm 94 khẩu súng ngắn quân dụng và 472 băng đạn chưa sử dụng. (Ảnh chụp từ màn hình website vietnamplus.vn).
Lô vũ khí gồm 94 khẩu súng ngắn quân dụng và 472 băng đạn chưa sử dụng. (Ảnh chụp từ màn hình website vietnamplus.vn).
Tàu chống ngầm mang tên Đô đốc Pantelev (số hiệu 548) của Hải quân Nga hôm nay đã tiến vào cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Đà Nẵng
Việt Nam vừa bắt giữ một lô hàng vũ khí quân dụng được cho là lớn nhất từ trước tới nay tại phi trường Tân Sơn Nhất (TP. HCM) vào hôm 31/7.
Truyền thông trong nước cho biết lô vũ khí gồm 94 khẩu súng ngắn quân dụng và 472 băng đạn chưa sử dụng được cất giấu tinh vi và nhập lậu qua Việt Nam từ Cộng hòa Séc.
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất  đánh giá vụ việc là “mang tính chất cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”.
Lô vụ khí trên bị phát hiện khi các cơ quan chức năng của sân bay Tân Sơn Nhất phối hợp với Cục An ninh Kinh tế tổng hợp và các lực lượng chức năng thuộc Bộ Công An khám xét đột xuất chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ đến phi trường Tân Sơn Nhất.
Báo Công An Thành Phố cho biết số vũ khí trên là vũ khí đặc nhiệm dùng để bảo vệ nguyên thủ, do cảnh sát Singapore nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ sang nhưng đã bị chuyển nhầm đến sân bay Tân Sơn Nhất. Các cơ quan chức năng của ba nước đang phối hợp làm việc để giải quyết vụ việc.
Hiện chưa có nguồn tin bên ngoài để kiểm chứng.
Nguồn: VOV, Vietnam Plus, Công An Thành Phố.

‘Chân dung quyền lực’ đã chết?

Một bài viết về Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trên trang 'Chân dung quyền lực'.
Một bài viết về Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trên trang 'Chân dung quyền lực'.

Trang blog một thời được nhiều người theo dõi, từng đăng tải nhiều bài về các ‘phi vụ làm ăn’ của gia đình Đại tướng Phùng Quang Thanh, đã hoàn toàn im tiếng, trong khi có nhiều đồn đoán về sự can dự của an ninh quân đội Việt Nam.
Những đồn thổi quanh tình trạng sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thời gian qua khiến nhiều người nhớ tới các thông tin cập nhật về lịch trình đi chữa bệnh ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên bí thư Thành ủy Đà Nẵng, hồi đầu năm nay trên “Chân dung quyền lực”, các nhà quan sát ở trong nước cho hay.
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ về sự im tiếng này:
“Sự biến mất của trang ‘Chân dung quyền lực’ là một điều tất yếu. Nhưng đây là một sự biến thể, chứ không phải biến mất hoàn toàn trang ‘Chân dung quyền lực’. Một số người kỳ vọng trang này sẽ tung ra các thông tin về tài sản của các quan chức, nhưng trang này cũng là tâm điểm bị chú ý và bị ‘soi’ của giới an ninh, trong đó có an ninh quân đội. Tôi cho rằng người phụ trách trang này có lẽ họ đã thấy đủ nguy hiểm, và đủ mức độ để đóng trang này lại. Có lẽ họ sẽ chuyển sang một trang khác. Vừa rồi cũng có dư luận về sự xuất hiện trên Facebook liên quan tới sức khỏe của Tướng Phùng Quang Thanh. Tôi cho rằng từ đây tới đại hội 12 của Đảng, sẽ có những trang ‘Chân dung quyền lực’ nháy nháy nào đó xuất hiện và xuất hiện liên tục.”
“Một số người kỳ vọng trang ngày [Chân dung quyền lực] sẽ tung ra các thông tin về tài sản của các quan chức, nhưng trang này cũng là tâm điểm bị chú ý và bị ‘soi’ của giới an ninh, trong đó có an ninh quân đội. Tôi cho rằng người phụ trách trang này có lẽ họ đã thấy đủ nguy hiểm, và đủ mức độ để đóng trang này lại...
Tờ Nikkei Asian Review, thuộc sở hữu của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất của Nhật Bản, từng đăng tải bài viết dài về sự xuất hiện đầy “bí ẩn” của “Chân dung quyền lực”, và nhận định rằng những lời đồn thổi trên mạng có thể gây bất ổn chính trị tại Việt Nam.
Tính từ cuối năm ngoái cho tới nay, theo hệ thống đếm số truy cập, “Chân dung quyền lực” đã thu hút tới gần 26 triệu lượt người truy cập, và có thời điểm, có hàng nghìn người vào đọc trang này cùng một lúc.
Dù trang web này hiện không còn cập nhật, nhưng theo quan sát của phóng viên Việt Ngữ, tối ngày 30/7, vẫn có tới gần 100 người “online” trên đó cùng thời điểm.
Vì sao người dân Việt Nam lại quan tâm tới một trang blog không rõ nguồn gốc với những thông tin giật gân, khó kiểm chứng như vậy? Tiến sỹ Dũng giải thích:
“Thứ nhất là sự tò mò của dân chúng, của xã hội và của dư luận, và thứ hai nữa là dân chúng Việt Nam quen sống trong xã hội thiếu minh bạch thông tin. Vì vậy, bất cứ thông tin nào, dù chưa được kiểm chứng và mơ hồ nhưng nêu ra một số vấn đề của các quan chức thì người dân lập tức đọc. Vừa rồi có những tin đồn, chẳng hạn Tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát. Thậm chí là có những câu chuyện giống như là trinh thám, mô tả cách ám sát Tướng Phùng Quang Thanh. Nghe nói là rất nhiều người dân đọc, và tôi gặp một số người và họ kể lại câu chuyện đó như thật, giống như chính họ sáng tác ra câu chuyện đó vậy.”
Tiến sỹ Dũng nói thêm rằng tình trạng úp mở và thiếu minh bạch thông tin đã dẫn tới việc tin đồn lan rộng, và giúp cho các trang tin đăng tải những thông tin chưa kiểm chứng có “đất” để đua nở.
Vừa rồi có những tin đồn, chẳng hạn Tướng Phùng Quang Thanh bị ám sát. Thậm chí là có những câu chuyện giống như là trinh thám, mô tả cách ám sát Tướng Phùng Quang Thanh. Nghe nói là rất nhiều người dân đọc, và tôi gặp một số người và họ kể lại câu chuyện đó như thật, giống như chính họ sáng tác ra câu chuyện đó vậy.
Cũng giống như vụ ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Trưởng Ban Nội chính Trung ương, đi chữa bệnh ở Mỹ, chính quyền Việt Nam chỉ lên tiếng xác nhận thông tin về bệnh tình của ông Phùng Quang Thanh sau khi các tin đồn về chuyện ông bị ám sát “làm mưa làm gió” trên các trang mạng không chính thống.
Dù chính phủ Việt Nam chưa chính thức lên tiếng bình luận về các thông tin do “Chân dung quyền lực” loan đi, nhưng báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, từng  đăng tải bài viết trong đó ám chỉ tới trang blog này.
Bài viết trong mục “Bình luận – Phê phán” nói rằng “cứ mỗi khi Việt Nam sắp diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng là một số tổ chức, cá nhân lại ráo riết triển khai chiến dịch bịa đặt, vu cáo, tung tin thất thiệt”.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh về Hà Nội hôm 25/7 sau thời gian chữa bệnh ở Pháp. Một bức ảnh chụp ông ở sân bay từ xa vẫn khiến nhiều người đồn thổi đó là “một người đóng thế”.
Chỉ tới khi người đứng đầu quân đội Việt Nam xuất hiện tại một sự kiện có tên gọi ‘Khát vọng đoàn tụ’ được truyền hình trực tiếp, hôm 27/7, cơn bão tin đồn mới lắng lại.



Người Việt xứ Đài còn bị phân biệt?

  • 31 tháng 7 2015




Khu tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc

Sau hơn chục cuộc phỏng vấn được chúng tôi thực hiện ở Đài Loan, cảm giác chung là phụ nữ Việt Nam ở đây vẫn bị phân biệt đối xử, tuy đã ít hơn nhiều so với thập kỷ trước.
Và ấn tượng thứ hai, không ngờ có nhiều người Việt Nam ở Đài Bắc đến vậy, mà theo số liệu của Sở Di dân Đài Loan, người Việt ở Tân Bắc vẫn đông hơn cả.
Đi đâu cũng gặp người Việt, từ lúc xếp hàng đợi đóng dấu visa nhập cảnh cho tới lúc đi lơ vơ trên đường phố, vào siêu thị; từ trung tâm thành phố cho tới những nơi xa xôi hơn, chủ yếu là phụ nữ.
Người đàn ông Việt Nam duy nhất tôi gặp trong chuyến đi là một người khoảng 30 tuổi, quê ở Thái Bình, làm việc trong quán ăn ở khu Ximending.
Tôi hỏi chuyện vì thấy anh mặc chiếc áo phông màu trắng đã cũ có chữ ‘Quê hương Việt Nam’. Anh sang lao động và rất thích cuộc sống ở Đài Bắc, vừa kiếm được tiền, vừa văn minh sạch sẽ, tiếng tăm cũng không quá khó, văn hóa lại gần gũi với Việt Nam.
Phụ nữ Việt thì có ở khắp nơi, hay đi thành nhóm và hình như ăn mặc điệu đà, màu sắc hơn phụ nữ bản xứ.
Trong lúc quay phim ở khu tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, tôi tình cờ nghe chuyện một nhóm chị em, có lẽ sang lao động, nói chuyện về một, hai người Việt khác sang lấy chồng, lời lẽ không mấy thiện cảm.
Những phụ nữ sang theo dạng kết hôn, dường như không chỉ chịu sự phân biệt từ người bản xứ, mà từ cả những người Việt với nhau.

'Thụ động'





Thành phố Đài Bắc với tòa nhà 101, một trong những công trình kiến trúc cao nhất thế giới
Để chuẩn bị cho chuyến đi, tôi liên hệ với Văn phòng Đại diện của Đài Loan ở Anh để hỏi về thị thực báo chí nhưng không gặp được người phụ trách.
Chính ông này sau đó đã gọi tới văn phòng của tôi và hướng dẫn đầy đủ, còn dạy cho mấy câu tiếng Trung để đi mua sắm và dặn chợ nào nên tới thăm. Sau cuộc điện thoại, ông email lại chúc chuyến đi làm việc của chúng tôi được thành công.
Sắp xếp phỏng vấn với bà Lý Lâm Phụng, giám đốc phụ trách vấn đề nhập cư của sở Di dân Đài Loan cũng hết sức đơn giản: gọi điện, hẹn ngày giờ, địa điểm, chủ đề chính của cuộc phỏng vấn, và cứ thế tiến hành.
Sở có phòng tiếp khách và cũng là phòng phục vụ truyền thông rất rộng, bàn ghế gỗ to và nặng, trạm trổ cầu kỳ.
Bà giám đốc có ba người trợ lý đi theo, mỗi người mang theo một chồng hồ sơ số liệu về người di dân mà chúng tôi yêu cầu được biết.
Dù bị tôi chất vấn bằng những chứng cớ và lý lẽ do các nhà hoạt động chỉ trích chính quyền đưa ra, bà vẫn mỉm cười và nói Đài Loan đã làm khá tốt trong việc xử lý vấn đề người nhập cư, tuy nhiên, hiện nay chính phủ ưu tiên những người nhập cư theo dạng đầu tư hoặc những người có kỹ năng cao.
Người nhập cư theo dạng hôn nhân, trong đó có Việt Nam và Indonesia đang giảm dần đều từ ba năm trở lại đây do chính sách quản lý chặt chẽ hơn, ngay từ khâu phỏng vấn ở nước bản địa.
Bà cũng nói, người nhập cư theo dạng hôn nhân giờ đổ sang Hàn Quốc vì chính sách bên đó thoải mái hơn, nhưng nay Hàn Quốc đã sang Đài Loan để học hỏi kinh nghiệm.




Bà Lý Lâm Phụng nói Đài Loan tổ chức nhiều lớp dạy nghề cho phụ nữ từ Đông Nam Á vì biết họ 'không thoải mái lắm' về mặt tài chính

Trong khi đó, các nhà hoạt động và nghiên cứu về phụ nữ di dân cho rằng, chính phủ Đài Loan ‘cực kỳ thụ động’ trong việc giải quyết vấn đề này.
Bà Hạ Hiểu Quyên, giảng dạy ở Viện nghiên cứu Chuyển đổi xã hội, đại học Thế Tân, và là nhà vận động lâu năm nhằm thay đổi chính sách của chính phủ đối với phụ nữ lấy chồng Đài Loan nói với tôi rằng chính quyền Đài Loan thực ra không hề chuẩn bị để trở thành đất nước của người nhập cư.
“Trước đây quyền công dân được dựa trên dòng máu, chẳng hạn như bạn chỉ có thể là người Đài Loan nếu cả cha và mẹ là người Đài Loan. Thế nên chúng tôi không có chính sách toàn diện trong việc làm thế nào để đối phó với người nhập cư.
“...Các nhà hoạt động có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra vấn đề trong luật và chính sách để sửa đổi. Rất nhiều điều sửa đổi là nhờ các chiến dịch xã hội,” bà nói.
Hồng Mẫn Chi, một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan và hiện làm cho hội từ thiện chuyên giúp đỡ phụ nữ từ Đông Nam Á sang Đài Loan cũng nhấn mạnh rằng, không có những tổ chức độc lập đi biểu tình, vận động, yêu cầu chính quyền phải thay đổi luật thì sẽ không có được ngày hôm nay.
Chẳng hạn như vấn đề môi giới hôn nhân, theo linh mục công giáo gốc Việt ở Đào Viên, ông Nguyễn Văn Hùng lấy ví dụ, cũng là nhờ có những người làm từ thiện và các nhà vận động như ông liên tục yêu cầu thì chính quyền mới đưa ra lệnh cấm và bất hợp pháp hóa môi giới hôn nhân, và đây là quyết định giúp giảm tình trạng buôn bán phụ nữ.
“Chính sách của chính phủ Đài Loan đã thụ động thì ở Việt Nam lại càng thụ động hơn nữa.
“Ở Đài Loan thụ động như thế nhưng họ còn biết lắng nghe. Chúng tôi một tổ chức phi chính phủ, yêu cầu họp với họ một phiên và lắng nghe.. và họ sẵn sàng làm ngay.”
“Tình hình nhập cư đến Đài Loan lập gia đình bây giờ không có nhiều nữa, không còn xô bồ và nhiều như trước, tôi nghĩ nó đến do sự nỗ lực của chính phủ Đài Loan nhiều hơn là chính phủ Việt Nam.”

'Nghèo và lạc hậu'





Bữa ăn đầu tiên của đoàn tại Đài Loan. Chichu (trái), Hạnh Ly (giữa) và Neal quay phim
Mất khoảng một giờ đồng hồ cả tôi và đồng nghiệp người Đài Loan, ChiChu, liên tục gọi tới văn phòng đại diện của Việt Nam tại Đài Loan thì được một người nhận máy và nói không có ai cho phỏng vấn vì người phụ trách văn phòng đã về Việt Nam “nghỉ lễ 30-4”.
Người này sau đó giới thiệu chúng tôi nói chuyện với ông Vũ Văn Long, Hội trưởng Hội người Việt Nam tại Đài Loan – là hội người Việt duy nhất được chính phủ chính thức công nhận, người này nói.
Ông Vũ Văn Long sống tại Đào Viên, và khi nghe chúng tôi nói cũng sẽ phỏng vấn một người khác cũng sống tại đây, ông tỏ ra không hài lòng và từ chối phỏng vấn.
ChiChu giải thích với ông rằng, cho tới lúc đó ông là đại diện duy nhất của phía Việt Nam nên nếu ông không muốn trả lời chúng tôi cũng có nghĩa là phía Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội tự bảo vệ và giải thích về vị trí của họ trong vấn đề này.
Ông Long lúc đó mới đồng ý cho chúng tôi tới gặp, và gợi ý đúng ngày đó cũng có ngày hội Việt Nam ở Đào Viên.




Ông Vũ Văn Long, hội trưởng hội người Việt Nam tại Đài Loan

Tới nơi thì ngày hội cũng đã kết thúc, khoảng 20 phụ nữ Việt Nam mặc áo dài rất đẹp ngồi bên bậc thêm bên ngoài nhà văn hóa, ông Long là người đàn ông duy nhất có mặt ở đó.
Trả lời cho những nhận định không mấy tích cực về chính phủ Việt Nam trong cuộc phỏng vấn, ông Long nói, nhìn chung chính phủ Việt Nam không thể làm nhiều “vì những cô dâu đã đến đây có quốc tịch Đài Loan rồi thì bên Việt Nam không nhúng tay vào được, chỉ có thể có ý kiến”.
“Quan trọng nhất là bên Việt Nam đã hỗ trợ và hỗ trợ rất nhiều con cái của những cô dâu đi qua đi lại và đã tạo những điều kiện rất thuận lợi. Như 5 năm miễn thị thực cả con cả chồng và nếu có chuyện gì riêng thì văn phòng sẽ làm rất nhanh về vấn đề thủ tục.”
Tuy nhiên, khi tôi đưa ra ý này để chất vấn lại linh mục Nguyễn Văn Hùng, ông nói: “Tôi nghĩ chỉ tạo điều kiện cho chồng con về thăm Việt Nam và coi đó là tiến bộ thì cái đó là sai lầm to lớn.
“Việc đi lại là quyền con người, nó không dính dáng gì tới việc anh tạo thuận lợi cho những người này.”




Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Hùng
Một điều bất ngờ khác, là nhiều người Đài Loan coi Việt Nam là một nước nghèo và lạc hậu.
Nhà vận động của hội Phụ nữ Nam Dương, Hồng Mẫn Chi nói rất thẳng thắn với tôi rằng, nhiều người Đài Loan vẫn coi Việt Nam là “nước cộng sản lạc hậu”, “người ta nghi là phụ nữ Việt Nam sang đây lấy chồng chỉ vì tiền chứ không vì tình cảm thiệt.”
Thế nhưng, ý kiến khác cho rằng, những gì chúng ta làm trong cuộc sống này đều nhằm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, và nguyện vọng có cuộc sống đầy đủ hơn là hoàn toàn chính đáng.
Bà Hạ Hiểu Quyên nhắc lại nhiều lần với tôi, rằng những phụ nữ này đang bị “chính quyền [Đài Loan] đối xử như với tội phạm. Họ cũng có nhu cầu, có gia đình và là một phần của xã hội và họ nên được đối xử công bằng.”
Theo số liệu của Sở Di dân Đài Loan cung cấp cho BBC tính đến cuối tháng 4/2015, hiện có 88.642 nam và 65.663 nữ người Việt Nam sống ở Đài Loan, trong đó nam giới chủ yếu sang theo dạng lao động.
Kế hoạch ban đầu của BBC về Tiền Giang quay phim một nhân vật nơi cô sống trước khi đi Đài Loan lấy chồng và phỏng vấn nhà chức trách đã không thực hiện được vì cơ quan phụ trách báo chí ở Việt Nam bất ngờ thay đổi và hoãn chương trình quay phim sang thời gian khác, chỉ hai ngày trước khi đoàn đã mua vé bay vào Việt Nam. Vì thế, BBC không có được tiếng nói phản hồi từ nhà chức trách về ý kiến giới hoạt động ở Đài Loan nêu ra trong chương trình này.

Lời cảnh tỉnh những thuyền nhân VN đang đến Úc xin tị nạn?

Xuân Nguyên, thông tín viên RFA
2015-08-01
Email
000_APH2001102365704-622.jpg
Một chiếc tàu chở thuyền nhân các nước tìm đường đến Úc xin tị nạn, ảnh minh họa chụp trước đây.
AFP

Chính phủ Úc dùng rất nhiều biện pháp mạnh và cứng rắn để ngăn chặn làn sóng di cư của thuyền nhân, nhưng vẫn có một số người Việt vẫn tiếp tục đi tàu tìm đến nước Úc xin tị nạn. Những người Việt Nam bị chính phủ Úc trả về, hoặc phải tự nguyện hồi hương, nói gì về chuyến đi đầy gian nan và cuộc sống hiện tại của họ sau khi trở về? Nhiều người tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã bất chấp tất cả tìm đường đến Úc để mong tìm được qui chế tị nạn rồi ở lại làm việc, được định cư tại đất nước tự do. Tuy nhiên, số người được may mắn công nhận là người tỵ nạn rất hiếm, trong khi số người bị trục xuất hoặc sau một thời giam phãi tự xin trở về quê hương lại rất nhiều.

Chi phi cho một chuyến đi rất đắt đỏ

Đa số những người đi xin tị nạn ở Úc bằng đường biển đều là những người dân nghèo, họ phải vay mượn khắp nơi, thậm chí cầm cố bìa đất (sổ đỏ) cho ngân hàng để có chi phí cho cuộc vượt biển. Số tiền chi phí cho một lượt đi trung bình từ 7.000 – 22.000 USD tùy từng trường hợp.
Người ta sẽ không nói gì cả, người ta nói đi bằng tàu, thì tôi nghĩ rằng tàu sẽ là tàu du lịch, là tàu lớn, nhưng không ngờ cái thuyền quá nhỏ, thực sự nguy hiểm. Những cái mình dự đoán đi trên biển cả tuần thì chắc chắn là cái nguy hiểm, cái tính mạng chấp nhận đổi, nhưng không ngờ là nó lại còn nguy hiểm hơn.
-Anh Đoàn
Anh Đoàn quê ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, anh rời khỏi Việt Nam để đến Úc bằng đường biển vào khoảng tháng 6, năm 2012, anh chia sẻ:
“Lúc đó mình đi khoảng 7.000 – 8.000 USD, nhưng cũng có những trường hợp cũng cao lắm, khoảng 20.000 – 22.000 USD.”
Anh Trần Đình Khuê quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh – Việt Nam, một thuyền nhân bị chính phủ Úc trục xuất sau khi Thủ tướng Australia Tony Abbott lên cầm quyền, nói về số chi phí phải bỏ ra:
“Tầm 11.000 USD, tức là khoảng 250 triệu VND.”

Không được cảnh báo về những nguy hiểm

Khi quyết định đi xin tị nạn tại Úc bằng đường biển, những thuyền nhân này không hề có chút hiểu biết gì về chính sách nhập cư của nước Úc, họ cũng không được những người dẫn đi cảnh báo về những nguy hiểm có thể gặp phải trên đường đi, hoặc họ có thể bị chính phủ Úc trục xuất về nước bất cứ lúc nào. Anh Đoàn nhớ lại:
“Người ta sẽ không nói gì cả, người ta nói đi bằng tàu, thì tôi nghĩ rằng tàu sẽ là tàu du lịch, là tàu lớn, nhưng không ngờ cái thuyền quá nhỏ, thực sự nguy hiểm. Những cái mình dự đoán đi trên biển cả tuần thì chắc chắn là cái nguy hiểm, cái tính mạng chấp nhận đổi, nhưng không ngờ là nó lại còn nguy hiểm hơn là đến khi đi, công tác chuẩn bị của họ nó kém, đặc biệt là vấn đề thuyền là rất nguy hiểm. Mình không ngờ nguy hiểm như vậy.”
thuyen-nhan1-305.jpg
Các thuyền nhân Việt Nam tại trại Yongah Hill, Úc hôm 5/9/2013. Hình do thuyền nhân trại Yongah Hill cung cấp.
Anh Trần Đình Khuê chia sẻ về những gì người dẫn anh ấy đi vượt biển và về tầm trạng của anh khi thuyền cập bến đến nước Úc:
“Họ chủ yếu nói: Khi sang được bến bãi thì họ sẽ cho mình mượn số điện thoại để điện về nhà, riêng mình sang bên đó mới biết mạng sống của mình nhỏ nhen quá. Cảm thấy ân hận rồi đó!”
Ông Thảo, quê ở Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An – Việt Nam, ông có con trai đi Úc để xin tị nạn bằng đường biển mà nay đã bị trục xuất về Việt Nam, khi được hỏi về việc, gia đình ông có biết trước những khó khăn có thể gặp phải khi đi xin tị nạn tại Úc bằng đường biển hay không? Ông buồn bã trả lời:
“Không, ở đây không biết như thế nào cả, đứa em (con) không biết như thế nào cả.”

Nợ nần chồng chất sau chuyến đi

Mặc dù được tổ chức di dân Quốc tế IOM hỗ trợ với số tiền khoảng 3.000 USD để những thuyền nhân được tái hòa nhập cuộc sống khi về nước, nhưng số tiền này thật ít ỏi so với số tiền từ 7.000 - 22.000 USD cho 1 chuyến đi vượt biển. Nhưng cuối cùng họ lại bị trục xuất về nước, họ trở về quê với những gánh nặng nợ nần.
Anh Trần Đình Khuê giải bày:
Khi về thì tổ chức IOM (Tổ chức Di dân Quốc Tế) họ hỗ trợ sáu mươi mấy triệu. Nhưng làm sao mà đủ được, đó là anh em tự giúp nhau, thành ra chỉ mang nợ anh em, bạn bè thôi.
-Anh Trần Đình Khuê
“Khi về thì tổ chức IOM (Tổ chức Di dân Quốc Tế) họ hỗ trợ sáu mươi mấy triệu. Nhưng làm sao mà đủ được, đó là anh em tự giúp nhau, thành ra chỉ mang nợ anh em, bạn bè thôi.”
Ông Thảo cũng xác nhận thêm:
“Số tiền người ta trợ cấp khi mình về nước, khoảng hơn 50 triệu VND gì đấy.”
Số tiền cho một chuyến đi là quá lớn đối với những người nghèo, bởi họ đã phải vay mượn, cầm cố bìa đỏ cho ngân hàng để vay mượn tiền cho chuyến đi. Trong khi đó, những loại công việc lao động phổ thông lại chẳng kiếm được là bao, số tiền lãi suất khi vay lại càng ngày càng nhiều nên họ phải bươn chải khắp nơi để kiếm tiền trả nợ.
Anh Đoàn chia sẻ thêm về số tiền mà anh và gia đình phải gánh vác sau khi bị trục xuất về Việt Nam, anh chia sẻ:
“Số tiền đó cũng chẳng phải là nhỏ, có thể là phải làm, nếu không cả đời thì cũng cũng phải mất một phần ba hoặc nửa đời người thì mới có được số tiền như vậy.
Với cái mức lương bèo bọt thì chắc chắn số tiền đó nó cực lớn với bản thân tôi, thời điểm đó quá mất mát cho tôi và cũng như gia đình.”
Những thuyền nhân này trở về nước, họ không nhận được sự hỗ trợ nào từ chính quyền địa phương mặc dù họ bị trả về nước từ những năm 2013. Anh Trần Đình Khuê bị trục xuất về nước vào tháng 9 năm 2013, anh khẳng định chắc chắn:
“Hiện tại chưa thấy hỗ trợ gì hết.”

Lời cảnh tỉnh

Với muôn vàn khó khăn khi tìm đường sang Úc theo đường biển, và lại bị trục xuất trở về nước với gánh nặng nợ nần, những thuyền nhân này muốn cảnh tỉnh những người đang có ý định đi xin tị nạn ở Úc bằng đường biển. Họ không muốn nhìn thấy cảnh những người khác bị rơi vào tình trạng như họ hiện nay.
Anh Trần Đình Khuê chia sẻ về việc làm của mình nếu gặp phải ai đó đang có ý định đi xin tị nạn ở Úc:
“Nếu có người nào đi mà em biết được em sẽ khuyên họ không nên đi nữa, vì mạng sống của ta khi tạo hóa dựng nên con người thì mình cũng nên quý trọng.”
Anh Đoàn bổ sung ý cho anh Khuê về những khó khăn khi thuyền nhân của Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn khi đi từ hải phận quốc tế đến hải phận của Úc, cảnh sát biển của Úc sẽ chặn các thuyền nhân này lại và gửi trả về nước nếu cần thiết, anh nói thêm:
“Cái chính sách bây giờ là chính phủ Úc làm nghiêm ngặt, là họ không cho mình tiếp nhận được vào hải phận của Úc, mà người ta sẽ kéo mình lại điểm xuất phát, điều đó có nghĩa là cơ hội của mình sẽ không còn, sự mong muốn của mình đến với Úc thì nó không còn đi được bằng đường biển.”
Ngày 22/7/2015 vừa qua, Úc tạm giữ 1 tàu chở hàng chục người Việt Nam đang vượt biển để đến Úc xin tị nạn. Tin sau đó cho biết số này đã bị trục xuất về lại nơi họ xuất phát là tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Số phận của những người mới bị trả về chắc hẳn sẽ giống với những người chúng tôi phỏng vấn ở trên: Trở về nước với gánh nặng nợ nần trên đôi vai.

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét