[Hoàng Sa - Trường Sa]
Báo chí ở Việt Nam xuất hiện khá sớm và đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, theo thống kê sơ bộ, ở Việt Nam đã có gần 1000 cơ quan báo in, báo điện tử và trang tin điện tử được cấp phép hoạt động. Số lượng báo chí đông đảo như vậy đã chứng tỏ một điều: báo chí ở Việt Nam không hề bị bóp nghẹt như luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của những kẻ xấu.
Với sự phát triển của mình, báo chí đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Nhiều thông tin, hình ảnh đẹp về đất nước, con người, truyền thống văn hóa của Việt Nam đã đến được với bạn bè các nước trên thế giới; nhiều thành tựu của Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước được kịp thời thông tin đến người dân cả trong và ngoài nước. Báo chí cũng đã góp phần vạch trần ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật để chuyển cho các cơ quan chức năng xử lý. Thêm nữa, những hành động xâm phạm đến lợi ích, chủ quyền của Việt Nam hoặc tuyên truyền xuyên tạc thành tựu và hình ảnh của Việt Nam cũng bị báo chí đưa tin, phản bác.
Tuy nhiên, báo chí cũng đã và đang bị lợi dụng vào các hoạt động xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích của nhà nước, người dân Việt Nam. Báo chí và quyền tự do báo chí đang bị lợi dụng để vu cáo Việt Nam đàn áp, bóp nghẹt báo chí, ngăn cấm quyền tự do báo chí của người dân. Báo chí và quyền tự do báo chí cũng đang bị lợi dụng để yêu cầu Việt Nam cho phép ra báo tư nhân mà thực chất những người muốn ra báo tư nhân toàn là những kẻ có tư tưởng, thái độ và hoạt động chống đối, thù địch với Việt Nam. Bởi lẽ, việc đòi ra báo tư nhân chính là thủ đoạn mà những kẻ xấu ấy lợi dụng để vượt ra ngoài sự kiểm duyệt của các cơ quan chức năng Việt Nam, để được tự do đưa những tin, bài xuyên tạc, kích động, nói xấu Việt Nam nhằm gây hoang mang tư tưởng trong nhân dân.
Ngoài ra, lợi dụng việc một số báo, tạp chí có biểu hiện thương mại hóa, chú trọng "câu view" hơn chất lượng, những kẻ có tư tưởng chống đối, thù địch với Việt Nam còn cố tình viết bài, phân tích theo hướng chỉ khai thác mặt xấu, bỏ qua những mặt tốt đẹp, thậm chí đánh đồng sự phát triển của xã hội Việt Nam với tình trạng tha hóa của một số báo. Đây là một sự so sánh khập khiễng và không chính xác.
Bên cạnh đó, những giải thưởng về tự do báo chí cũng thường được lập ra để "trao" cho những đối tượng chống đối, tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Việt Nam trên mạng internet, thậm chí đã bị tòa án Việt Nam kết tội, điển hình như Điếu Cày vừa qua.
Rõ ràng, bên cạnh nhiều đóng góp thì báo chí và quyền tự do báo chí cũng đang bị lợi dụng để chống Việt Nam.
Mọi người hãy cảnh giác nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét