Phản biện bài viết Nghề Ăn Cắp Của Người Việt tại Đức của Phạm Thị Hoài - Tác giả Thạch Đạt Lang
Sau hơn 2 tháng đi chu du các cõi ta bà thế giới, từ Frankfurt qua San José, Orange County (California), đến Houston (Texas) rồi Calgary, Canada, tôi trở về Đức.
Hai tháng hơn không có đồng hồ báo thức, ăn ngủ kỹ, không màng đến thời sự thế giới lẫn Việt Nam, chỉ tận hưởng những niềm vui, cảnh đẹp, thức ăn ngon, lạ…nhất là ở Calgary, thăm viện bảo tàng Dinosaur, lễ hội Cowboys độc nhất còn lại của Canada với những bữa ăn sáng, trưa chùa ( không phải trả tiền ) thật ngon.
Trở về Đức, vào đọc Đàn Chim Việt infos, gặp ngay bài của Phạm Thị Hoài viết về tật ăn cắp vặt của người Việt Nam tại Đức, tôi khá ngỡ ngàng.
Tôi không ngỡ ngàng về chuyện ăn cắp vặt của người Việt Nam tại nhiều nước trên thế giới, nhưng tựa bài khiến tôi ngạc nhiên, bởi nó ngụ ý chua chát, mỉa mai, đồng thời có nhiều điểm có thể gây hiểu lầm, phẫn nộ cho nhiều người, nhất là những người Việt Nam tị nạn cộng sản ra đi từ miến Nam sau năm 1975.
Do đó, tôi đã viết ngay một ý kiến phản biện bài viết, nhưng rồi cảm thấy chưa nói đủ, đành phải viết thêm bài phảm biện này cho độc giả được rõ ràng hơn về cộng đồng người Việt Nam tại Đức.
Điểm sai lầm quan trọng trong bài của Phạm Thị Hoài là không nói rõ người Việt Nam tại Đức có 2 cộng đồng, phân biệt rõ rệt như các tác giả Đỗ Trường và Người Buôn Gió ( Bùi Thanh Hiếu ) đã viết trong các bài tôi được đọc trước đây trên ĐCV.
Hai cộng đồng này không hề có liên lạc, sinh hoạt hay dính dáng gì đến nhau và cũng gần như phân chia ranh giới rõ ràng. Cộng đồng mà Phạm Thị Hoài nói đến chủ yếu nằm ở Đông Berlin, miền đất thuộc cộng sản Đông Đức trước đây. Cộng Đồng của người Việt tị nạn CS nằm bên phần đất phía tây của Cộng Hòa Liên Bang Đức.
Cộng đồng thứ nhất, có tên Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản, thành lập vào những năm đầu của thập niên 80. Trước tháng 4/1975 chỉ có khoảng 200 sinh viên Việt Nam du học từ miền Nam tại Tây Đức cũ ( BRD=Bundes Republik Deutschland=Cộng Hòa Liên Bang Đức ). Do số lượng ít ỏi nên chưa hình thành được một cộng đồng VN.
Đến đầu thập niên 80 số lượng người Việt Nam ở Tây Đức tăng lên do chính phủ Đức nhận theo quota của chương trình ODP, cộng với số thuyền nhân do các thương thuyền của Đức cùng với gần 10.000 người do tàu Cap Anamur của Tiến sĩ Rupert Neudeck vớt ở biển Đông, cộng đồng này gồm hầu hết những người ra đi từ miền Nam Việt Nam, ngoại trừ số người Hoa trên tầu Hải Hồng và một số ít người Bắc ra đi từ Hải Phòng được thương thuyền Đức vớt.
Tổng cộng đến cuối năm 1986, cộng đồng Người Việt Tị Nạn CS (viết tắt CĐNVTNCSVN ) có khoảng 40.000 người, phân tán, rải rác trong nhiều tiểu bang, thành phố chứ không túm tụm lại thành một nhóm hay khu phố.
Do có chính sách giúp đỡ, tái định cư rõ rệt, tất cả những người Việt Nam đến Đức theo chương trình ODP hoặc được tàu Đức vớt, đều được chính phủ Đức, các hội thiện như Caritas, Hồng Thập Tự…giúp đỡ trong chuyện học hành, đào tạo nghề nghiệp, tìm kiếm nhà cửa, việc làm, trường học…
Do đó, hầu hết đã nhanh chóng ổn định đời sống, dễ dàng hội nhập vào đời sống mới, hoàn toàn không có việc trộm cắp, buôn bán ma túy, thuốc là, cướp của giết người hay thanh toán nhau để tranh giành ảnh hưởng, khu vực làm ăn.
Cộng Đồng NVTNCSVN trong thời gian đó đã có rất nhiều sinh hoạt văn hóa, xã hội, chính trị…giới thiệu với người dân Tây Đức về đất nước Việt Nam như tổ chức Tết Việt Nam, giỗ tổ Hùng Vương, biểu tình chống chế độ cộng sản ngày 30/04 tại Bonn ( thủ đô của Tấy Đức cũ )… tạo được nhiều thiện cảm, ấn tượng đẹp đẽ với người dân Tây Đức.
Cộng đồng NVTNCS này hầu như không có liên hệ gì với những sinh hoạt của tòa đại sứ CSVN, ngoại trừ một thiểu số rất ít, dính dáng chuyện giấy tờ hộ tịch, hôn thú, visa…
Xin nói về cộng đồng thứ hai, cộng đồng mà Phạm Thị Hoài đề cập trong bài.
Trước tháng 09 năm 1989 có khoảng 60.000 Việt Nam sống, du học và làm việc theo dạng khách thợ (Guest Worker) ở Cộng Hòa Dân Chủ Đức cũ (DDR=Deutsche Demokratie Republik), đa số sống ở phía đông Berlin và các thàn phố Leipzig, Dresden, Cottbus…Khi bức tường Berlin sụp đổ, một làn sóng người dân Đông Đức tràn qua Tây Đức trong số có nhiều người VN nói trên.
Ngày 3.10.1990 nước Đức thống nhất, cái tên DDR hoàn toàn bị xóa xổ, 60.000 người VN đột nhiên trở thành một gánh nặng cho chính quyền Đức, họ sống chùm đụp vào nhau, làm đủ mọi nghề nghiệp để sinh tồn vì không còn nhà máy, không cò chỗ làm, không nơi cấp dưỡng…
Trong lúc giao thời, một số lớn bung ra tham gia vào sinh hoạt buôn lậu thuốc lá, thành lập băng đảng tội phạm đưa người nhập cảnh lậu từ biên giới Ba Lan vào Đức.
Sau khi kế hoạch giao trả 60.000 người khách thợ lại cho cộng sản VN bất thành vì sự gian trá, bội tín của chế độ CSVN, dù đã ký kết hiệp ước và chi trả 100.000.000 Đức Mã ( Deutsche Mark khi chưa có đồng Euro ), chính phủ Đức quyết định tái định cư 60.000 người này dù gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại vì gánh nặng tài chính cho việc thống nhất, trong đó chỉ riêng việc tái định cư cho đám hồng quân Liên Xô đóng trên Đông Đức cũ cũa đã tốn 150 tỉ Euro ( 150.000.000.000 ), chưa kể việc xây dựng lại hệ thống Infastructure trên phần đất mà chế độ CS Đức cai trị mấy chục năm dài đã bị xuống cấp thê thảm.
Cộng đồng VN thứ hai này được thành lập với con số 60.000 người, nay phát triển lên với khoảng 85.000 người. Do không có chính sách trợ giúp rõ ràng nên hầu hết những người khách thợ này phải mưu sinh bằng mọi cách, đủ mọi ngành nghề từ hợp pháp đến bất hợp pháp, từ mở nhà hàng, tiệm may, sửa, buôn bán quần áo jeans dỏm đến làm nail, buôn thuốc lá lậu…
Với chính sách cấp Duldung ( tạm dung ) và cho phép cư trú có thời hạn ( Begrenzte Aufenthaltsgenehmigung ) nếu chứng minh được đang có thu nhập hoặc nghề nghiệp tự sinh sống, những người Việt Nam nói trên được phép ở lại nước Đức. Theo thời gian, dần dần hầu hết trở nên hợp pháp, được nhập quốc tịch, bảo lãnh thân nhân từ Việt Nam sang đoàn tụ …
Đa số sống lương thiện nhưng cũng không ít những kẻ chỉ mong làm giầu nhanh chóng, bất chính, một số trong họ thành lập băng đảng, cấu kết với tòa đại sứ CSVN ở Berlin, tổ chức đưa người nhập cảnh lậu qua Đức, Thụy Sĩ…bằng nhiều cách.
Việc thanh toán nhau đẫm máu giữa các băng đảng Quảng Bình, Nghệ An…tranh giành ảnh hưởng, khu vực làm ăn đã một thời làm ồn ào xã hội Đức ở Đông Berlin.
Bà Phạm Thị Hoài khi viết bài đã không nói rõ nước Đức hai cộng đồng, có thể chi do vô tình nhựng chắc chắn gây ngộ nhận về toàn thể người Việt đang sinh sống tại Đức.
Bài viết của Phạm Thị Hoài cũng không nói rõ nguyên nhân gây ra bệnh ăn cắp của người Việt ở Đức trong cộng đồng mà bà đề cập tới, mà cũng không riêng gì ở Đức, báo chí hàng ngày đăng rôm rả việc tiếp viên hàng không VN bị bắt vì ăn trộm hàng hóa trong siêu thị ở Nhật, Úc…, nguyên nhân chính là do chế độ cộng sản Việt Nam khốn nạn, gian manh, xảo quyệt, tàn ác, hèn nhát…mà Nguyễn Thiện Nhân là một trong những tên lãnh đạo đã gây ra.
Xã hội nào, con người đó. Khi những tên lãnh đạo cao nhất điều hành đất nước bằng ăn cắp, tham những, hối lộ, rút ruột công trình, bán đất bán biển.. để làm giầu với hàng trăm triệu, hàng tỉ đô la Mỹ không bị lên án, kết tội, tất nhiên đất nước đó sẽ sinh sản ra những con người mới nứt mắt đã thạo nghề hai ngón.
Tuy nhiên, nếu chỉ kết tội những kẻ ăn cắp từ vài trăm đến vài ngàn Euro mà quên đi những kẻ ăn cắp bạc tỉ đô la Mỹ thì thật cũng đáng buồn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét