HẬU QUẢ CỦA "MÙA XUÂN Ả RẬP"

Người yêu nước

     
Trong những ngày đầu của năm mới 2014, chúng ta hãy cùng nhìn lại một sự kiện đã được khởi xướng và bắt nguồn từ những năm đầu tiên của thập niên 21 ở các nước Trung Đông và Bắc Phi - sự kiện được gọi ngắn gọn bằng cái tên "Mùa xuân Ả rập". Hãy cùng nhìn lại những hậu quả mà "Mùa xuân Ả rập" để lại, để cùng suy ngẫm, có cái nhìn đúng về bản chất của sự kiện này.
 
        3 năm nhìn lại, "Mùa xuân Ả rập" đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề và to lớn đối với các quốc gia mà nó đi qua. Tại các nước Trung Đông và Bắc Phi, tình trạng bất ổn, khó khăn triền miên về kinh tế, khủng bố tràn lan, thể chế chính trị không ổn định vẫn đang diễn ra phổ biến. Hậu quả là sự nghèo đói, mất việc làm, thiếu lương thực, thuốc men, tình trạng nội chiến, xung đột sắc tộc, tôn giáo diễn ra tràn lan. Những người dân vô tội phải chịu khổ đau, đói nghèo, chịu sự trấn áp một cách không thương tiếc của các đảng phải chính trị cầm quyền.


  

Cảnh sát Ai Cập sử dụng vòi rồng giải tán người biểu tình chống chính phủ hôm 15/2/2013



        Phong trào nổi loạn tại Trung Đông và Bắc Phi được châm ngòi từ một sự kiện nhỏ ở Tuynidi đã dẫn tới sự sụp đổ của một loạt chính phủ cầm quyền trong khu vực: Tổng thống Tuynidi Ben Ali đã phải cùng gia đình rời bỏ đất nước ra đi vào ngày 14-01-2011; ở Yemen, Tổng thống Ali Abdullah Saleh rời đất nước sang Mỹ với lý do "chữa bệnh" và trao lại quyền điều hành đất nước cho cấp phó của ông vào ngày 23-01-2011; ở Ai Cập, Tổng thống Hosni Mubarak buộc phải chấp nhận trao quyền lại cho Hội đồng quân sự tối cao vào ngày 11-02-2011;...

        Nhiều người đã kỳ vọng rằng các cuộc nổi loạn được truyền thông phương Tây gọi là “cách mạng” đó sẽ mang lại một nền dân chủ và giúp thúc đẩy kinh tế tại các quốc gia này. Nhưng, cho đến ngày hôm nay, khi mà "Mùa xuân Ả rập" đã trôi qua được 3 năm, có thể khẳng định, những kỳ vọng đó giờ đã không còn trước những bất ổn về chính trị - xã hội, yếu kém về kinh tế tại những nơi mà “Mùa xuân Arập” đã đi qua. Rõ ràng, "Mùa xuân Ả rập" chỉ là những lời ngụy biện và lừa dối của một số nước tư bản chủ nghĩa phương Tây mà thôi.

        Bản chất của hiện tượng mang tên “Mùa xuân A-rập” là cách mạng xã hội, đều nhằm lật đổ chế độ chính trị cầm quyền đương thời ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi để thiết lập một chế độ chính trị mới. Các cuộc cách mạng xã hội này, bản thân nó đã không phải là những điều tốt đẹp. Nhưng, nguy hiểm hơn cả, là cuộc cách mạng xã hội này lại bị một số thế lực bên ngoài lợi dụng để phục vụ các mục đích địa - chính trị của họ.

        Và phải nhìn nhận một điều, "Mùa xuân Ả rập" chẳng qua chỉ là sự biến thái của cuộc "cách mạng sắc màu" thời kỳ hậu Xô Viết, là một hình thức khác của chiến lược "diễn biến hòa bình" mà các thế lực thù địch tư bản chủ nghĩa phương Tây luôn ráo riết muốn tiến hành để hòng lật đổ chính quyền đương nhiệm của một số nước, từ đó đưa người của họ vào nắm chính quyền, phục vụ các mục đích địa - chính trị.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét