“QUY ĐỊNH ĐÁNH CÁ MỚI CỦA TRUNG QUỐC” BỊ NÉM ĐÁ TẢ TƠI

  Minh Mạng

       Như chúng ta đã biết trong những ngày qua Trung Quốc lại một lần nữa thể hiện sự coi thường của mình đối với những quy định của luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông. Cụ thể là một "Dự thảo sửa đổi Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam" vừa được Ủy ban Thường vụ Nhân dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thông qua. Đây là điều hết sức phi lý bởi lẽ Trung Quốc đang thể hiện thái độ “trơ chẽn-cù nhầy” khi coi vùng biển đang tranh chấp của các nước trong khu vực là một phần lãnh thổ của chúng và ngang nhiên đặt các điều kiện lên đó. 

Cụ thể, từ ngày 1/1/2014, các tàu cá nước ngoài phải xin giấy phép của Trung Quốc mới được thăm dò hoặc đánh bắt cá tại hai phần ba Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa nước này và một số nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Theo đó, các tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng nước trên Biển Đông mà họ tuyên bố do tỉnh Hải Nam quản lý để thực hiện sản xuất ngư nghiệp và các hoạt động điều tra tài nguyên nghề cá sẽ bị xua đuổi, có thể bị tịch thu tài sản, xử phạt hành chính… Trong một số trường hợp, thủy thủ đoàn các tàu cá có thể bị truy tố theo luật pháp Trung Quốc.
Trước những hành động phí lý đó phía Trung Quốc đang phải hứng chịu sự “trì trích, phản đối mạnh mẽ” của các bên có liên quan, cụ thể:
- Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 9-1 đã chính thức lên tiếng phản đối việc Trung Quốc áp đặt các biện pháp hạn chế đánh bắt cá ở Biển Đông, cho rằng việc làm này mang tính khiêu khích và là một hành động nguy hiểm.
- Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đưa ra những bình luận sau khi quan sát Lữ đoàn Dù số 1 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) diễn tập nhảy dù nhằm rèn luyện kỹ năng bảo vệ và tái chiếm đảo xa tại tỉnh Chiba.
Trả lời báo giới, ông Onodera khẳng định Trung Quốc đang tự xem biển Đông là vùng biển của họ và “áp đặt các hạn chế như thế là không được phép”. “Bằng việc ban hành các hạn chế mới trên biển Đông và đơn phương thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông, tôi e rằng không chỉ Nhật Bản mà cả cộng đồng quốc tế đều lo ngại Trung Quốc đang đe dọa tới trật tự quốc tế hiện nay".
- Về phía Việt Nam thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị tuyên bố: “những hành động trên của Trung Quốc là bất hợp pháp và vô gía trị” để bác bỏ luận điểm vô lý của TQ.
- Bộ Ngoại giao Philippines phản đối quy định mới của Trung Quốc về đánh cá trên Biển Đông, mô tả đây là hành động bắt ép tàu nước khác và là vi phạm luật pháp quốc tế.
"Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng làm rõ về bộ luật đánh cá mới mà Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam mới ban hành", Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố trong một thông báo hôm nay.
"Chúng tôi đặc biệt quan ngại về quy định mới trong đó đòi hỏi các tàu cá nước ngoài phải được sự cho phép của nhà chức trách Trung Quốc trước khi đánh bắt cá hoặc tiến hành khảo sát trong một phần diện tích lớn trên Biển Đông".
"Luật mới này, theo sau tuyên bố của Trung Quốc về đường 9 đoạn, là vi phạm luật quốc tế. Hành động này làm leo thang căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực"
Phải khẳng định rằng, Trung Quốc không phải là “ông chủ” trên biển Đông và cũng không có luật pháp quốc tế nào công nhận điều đó. Với những vùng biển đang có tranh chấp trên biển Đông, thì không chỉ có ngư dân Trung Quốc hay Việt Nam đánh cá ở đó, mà còn có ngư dân của nhiều quốc gia khác trong khu vực. Ở nơi đó, một “luật” đơn phương của một quốc gia nào cấm đánh bắt cá cũng là không thích hợp và hoàn toàn trái luật pháp quốc tế.
Vì thế yêu cầu TQ hãy tôn trọng chính bản thân mình và luật pháp quốc tế.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét