Luận văn của Nhã Thuyên: “chính trị đội lốt văn chương”

Luận văn của Nhã Thuyên.....?

Qua thông tin trên mạng, tôi được biết luận văn thạc sĩ của cô Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan (từ đây sẽ gọi là Nhã Thuyên) đã được trường ĐHSP Hà Nội đánh giá lại. Và, trên cơ sở kết quả đánh giá, Nhã Thuyên đã bị tước bằng thạc sĩ.

Luận văn “chính trị đội lốt văn chương” của Nhã Thuyên
Buổi nói chuyện của Nhã Thuyên
Luận văn "Thực Hành Thơ Của Nhóm Mở Miệng Từ Góc Nhìn Văn Hóa" của Nhã Thuyên đã trở thành một hiện tượng xôn xao dư luận suốt từ nửa cuối năm 2013 đến nay. Các giáo sư, tiến sĩ, nhà báo, các nhà đấu tranh dân chủ (bấy lâu nay chả hề quan tâm đến văn học) cũng lên tiếng và tranh luận triền miên, sở dĩ có hiện tượng này bởi họ đều nhìn bản luận văn ở góc độ chính trị, và nếu nhìn ở góc độ chính trị thì vấn đề này không bao giờ ngừng lời qua tiếng lại.

Vụ luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên không phải là việc mới. Cách đây hơn nửa năm, vụ này đã gây xôn xao dư luận, mà khởi đầu của nó là một loạt bài phê phán nặng nề nội dung cuốn luận văn đã hoàn tất trước đó 3 năm (và đạt điểm tuyệt đối 10/10) được đăng trên báo Văn Nghệ TP HCM. Dựa vào kinh nghiệm về những gì đã xảy ra từ trước tới nay, người ta lập tức đoán ngay rằng loạt bài ấy có lẽ nhằm mục đích chuẩn bị dư luận và là tiếng chuông báo hiệu một kết cuộc không lấy gì làm tốt đẹp cho tác giả của cuốn luận văn cũng như người hướng dẫn nó.

Mục đích ban đầu của bản luận văn trên thực tế không hề có liên quan đến chính trị. Nhã Thuyên nhìn nhóm thơ Mở Miệng như những kẻ phá cách không chỉ trong hành động mà trong tư tưởng. Và cô gọi sự phá cách ấy là "thực hành thơ", như một sự nỗ lực cách tân trong thơ ca. Sở dĩ Nhã Thuyên có sự ưu ái với nhóm Mở Miệng là bởi đó là nhóm thơ hiếm hoi sáng tác theo trào lưu Hậu hiện đại, và với vị trí một nhà phê bình văn học trẻ, Nhã Thuyên tự thấy bản thân mình phải ngay lập tức cổ vũ Hậu hiện đại. Đây là một tâm lý háo thắng dễ hiểu của Nhã Thuyên khi mau chóng muốn khẳng định uy tín của mình trong giới văn chương vốn dĩ đã lắm thị phi.

Tóm lại,tôi muốn nói rằng: Bản luận văn của Nhã Thuyên bị tịch thu bởi vấn đề sai phạm học thuật, và những sai phạm này lại gây nguy hại về mặt chính trị. Một lớp người chống đối lợi dụng vấn đề này để tạo dựng phong trào riêng của mình. Học thuật là một việc rất phức tạp, nghiên cứu văn học lại càng phức tạp hơn, những người ngoài ngành, ngay cả khi cũng làm nghiên cứu nhưng ở ngành khác, sẽ không thể hiểu được những bất ổn bên trong một bài luận văn hay tiểu luận nếu không nắm rõ lý thuyết và các nguyên tắc học thuật. Điều đáng buồn là nhiều học giả đã bỏ qua điều này, mà vội vàng hùa theo dư luận, bất kể đúng sai. Với tình trạng và nhận thức như vậy, thì dù có hàng chục Vănđoàn độc lập hay Diễn đàn Xã hội dân sự thì cũng không thể nhìn thấy một tương lai sáng sủa cho văn học Việt Nam.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét