Sự tráo trở của “lều phê bình” Phạm Xuân Nguyên.

[Bùi Nam Bình]

        Nhân việc Phạm Xuân Nguyên lên BBC nói năng bố láo, mặc dù biết pháp luật Việt Nam cấm xúc phạm người khác nhưng em vẫn phải nói rằng: 

        Phạm Xuân Nguyên là một con người cơ hội, tráo trở. Phạm Xuân Nguyên đã từng ca ngợi cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” với cái lập luận kỳ quái, không còn phân biệt được thiện, ác như thế này: “Cuộc chiến được mô tả trong tác phẩm này …  những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”. Ông ta cố tình bôi nhọ cuộc chiến tranh giải phóng đất nước khỏi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược hòng ngụy biện thành một cuộc “nội chiến”. Cố tình làm cho dư luận hiểu sai về dân tộc mình, đổi trắng thay đen, hỏi đạo đức trong phê bình văn học ở đâu?


Sự tráo trở của “lều phê bình” Phạm Xuân Nguyên.

        Phạm Xuân Nguyên không ngại thể hiện sự ngu dốt của mình, nhưng được che đậy bằng sự phức tạp của ngôn ngữ một cách lưu manh, tráo trở. Quý độc giả có thể tưởng tượng được một “nhà phê bình” mà có thể phun ra những câu như thế này: “Thơ sex vô tội và thơ là thơ nên tôi ủng hộ những câu thơ đó” (nói về thơ sex của Vi Thùy Linh) và cho rằng những câu thơ như: "em trần truồng trong chăn thèm chồng" xứng đáng là kiệt tác của thơ ca Việt Nam hiện đại.

        Sự tráo trở của Phạm Xuân Nguyên còn thể hiện cao độ hơn qua việc ông ta chằm chặp bênh vực cái gọi là “nhóm Mở miệng” bằng những luận điệu chày cối, phi lý, phi luân đến mức trơ tráo. Là một nhà phê bình văn học, có nghĩa vụ chỉ ra cái hay, cái đẹp, phê phán cái xấu, cái ác, nhưng Nguyên nhắm mắt làm ngơ trước sự bẩn thỉu, tục tĩu của “nhóm thơ” này, bỏ qua luôn sự quấy rối, chống phá, báng bổ và bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ, báng bổ và bôi nhọ cả tôn giáo, tín ngưỡng. Nguyên cho rằng “tài tình và hấp dẫn đến thế” trong khi đã thấy rất rõ nó “đầy sức mạnh lật đổ”.  Nguyên cho rằng thế mới là Thơ. Phải lật đổ chính chế độ xã hội đã nuôi dưỡng Nguyên thì mới là đạo đức. Nguyên hùng hổ quy kết tất cả những người không ủng hộ nhóm Mở miệng là “cơ hội, chỉ điểm”. Một thứ quái thai của tư duy, luôn ca ngợi những gì phản đạo đức, phản thẩm mỹ.


        Ngoài lĩnh vực phê bình văn học, Phạm Xuân Nguyên cũng thể hiện sự tráo trở khi một tay chìa ra nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, tay kia ký giấy đòi lật Đảng. Tham gia đủ các loại biểu tình mượn danh “yêu nước”. Tham gia đủ thứ hội mèo mả gà đồng, ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Cơ hội, lưu manh, bội bạc đến thế là cùng. Thế mà ông ta còn kiêu căng, tự phụ đến mức lên truyền hình chém gió: “Nhà phê bình văn học cần có trí tuệ và đạo đức. Tôi thì có cả hai.” Thật trơ trẽn đến hết mức. “Nhà phê bình” mà như thế ư? Có mà “chòi phê bình”, “lều phê bình” thì có lẽ đúng hơn với Phạm Xuân Nguyên.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét