LÊ ĐÌNH CAI * KÝ SỰ BÁC ÂU



Ký sự:

          Chuyến viếng thăm các quốc gia vùng Bắc Âu
         Lê Đình Cai ghi.


Giữa tháng tư năm 2014, chúng tôi có tham dự chuyến đi Florida do anh em Quốc Hoc Đồng Khánh tổ chức hơn một tuần để họp mắt 50 năm gặp lại tại hải ngoại. Nhân dịp này , anh Nguyễn Mậu Hưng, trưởng ban tổ chức đã cho chúng tôi đi viếng thăm Disney World, thăm trung tâm NASA và đặc biệt là tham dự ba đêm trên du thuyền Enchantment of the Seas, ghé thăm cảnh đẹp của tiểu quốc Bahamas (nằm trong khối thịnh vượng chung Anh Quốc).

Dù vẫn còn tâm trạng e ngại khi đi tham quan các thắng tích của thế giới bằng du thuyền, vợ chồng chúng tôi vẫn hưởng ứng chuyến đi của nhóm Quốc Gia Hành Chánh do anh Nguyễn Đức Khoát (Nam Cali) và anh Quách Đại Thành (Oregon) đứng ra tổ chức vào giữa tháng 6/2014.

1.     Trạm dừng chân đầu tiên: Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch (Denmark)



Chúng tôi ở Bắc Cali gồm anh chị Võ Đăng Đài, anh chị Đỗ Hữu Đồng, anh chị Lê Đình Cai đáp chuyến Southwest Airlines đi từ phi trường San Jose đến Los Angeles lúc 3:15 chiều ngày 12/06/2014. Rồi đáp chuyến bay của hãng Norwegian Airlines lúc 7:30 tối và đến phi trường Copenhagen sau gần 11 tiếng đồng hồ bay. Taxi đưa chúng tôi về ngay khách sạn Omena Hotel Copenhagen.Bây giờ, đồng hồ (địa phương) chỉ đúng 5:30 chiều ngày 13/06/2014. Tại đây, chúng tôi gặp được hầu hết anh chị từ khắp nơi trên đất Mỹ đến, như anh chị Nguyễn Đức Khoát (Nam Cali), anh chị Nguyễn Đức Nam (ở miền Đông Hoa Kỳ); anh chị Lý Văn Quan, anh chị Lê Đức Thạc (ở Minnesota); anh chị Quách Đại Thành (ở Oregon); anh chị Thành Lê, anh chị Phạm Nguyên Khôi (Bắc Cali); đặc biệt có gia đình anh chị Nguyễn Đức Du từ Úc Châu xa xôi cũng về tham dự với đoàn, lại có cháu Cindy Nguyễn, con anh chị Du, vừa tốt nghiệp đại học ở Úc cũng theo ba mẹ trong chuyến đi này. 

Cả thảy chúng tôi có 23 thành viên sẽ cùng lênh đênh trên biển cả hơn 10 ngày để thăm viếng 6 quốc gia vùng Bắc Âu: Denmark, Germany, Estonia, Russia, Finland và Sweden.
Thủ đô của Denmark, nơi chúng tôi đặt chân đến đầu tiên, Copenhagen, là một thành phố khá đẹp, nhưng giá sinh hoạt thì rất đắt đỏ. Sau khi tắm rửa nghỉ ngơi, tất cả chúng tôi đi tìm nhà hàng ăn tối. May thay trên con đường gần khách sạn có nhà hang ăn cho người Việt Nam làm chủ, có bán phở, mì sợi và một số đồ ăn Á Châu khác, chỉ đi bộ mất vài phút, mang tên Kivi Vietnamese Bistro. Vợ chồng chủ nhân còn trẻ, khoảng trên 50 tuối. Anh chị đến lập nghiệp vào đầu 1980 và mở cửa hàng từ đó cho đến nay, cửa hàng được trao lại cho con trai đầu quản lý, anh chị chỉ thỉnh thoảng đến giúp thêm ý kiến mà thôi. Khi chúng tôi có mặt thì cửa hàng hầu như không còn chỗ trống, phải chờ sắp chỗ.Cả trên lầu và dưới lầu số khách chứa được khoảng dưới 50 người.Khi biết chúng tôi là người Việt từ Hoa Kỳ đến, anh chị hết lòng giúp đỡ. Sau khi ăn xong, anh ch
dẫn chúng tôi ra khu nhà ga gần đó, nơi có một khu buôn bán sầm uất, đủ mọi thứ cần thiết cho đời sống. Vật giá ở đây cao ngất ngưỡng. Tô phở giá gần 20 đô, một quả táo (apple): 1 đô, một chai Pepsi giá 22,95 karounes (gần 5 đô), một chai nước uống giá 15 karounes (gần 3,5 đô).
Hôm sau, vợ chồng chúng tôi đến ăn tại một tiệm tàu gần khách sạn. Bữa cơm trưa cho cả hai vợ chồng gồm tô canh, 1 dĩa cá, một dĩa xào, với đĩa cơm trắng, giá phải trả gần 45 đô. Một điều đặc biệt, muốn đi “restroom” phải trả tiền, chứ không “free” như ở nước Mỹ (mỗi lần phải trả 5 karounes tức 1 đô, lại phải sắp hàng chờ đợi đến mượt mình). Đây là một cực hình đối với du khách, ngay khi đến các nước Bắc Âu khác cũng vậy.  Nhớ lại bài viết của tác giả Phượng Vũ: “Nước Mỹ số một vì “toilet”?” mới thấy những cái nhất, không quốc gia nào sánh bằng, đặc biệt là vấn đề đi “Toilet”. Rồi tác giả kết luận: “Đúng là có đi ra ngoài mới thấy tiện nghi ở nước Mỹ là số một. Đó là chưa kể đến vụ so sánh giá cả, hàng hóa ở Mỹ và Châu Âu. Hàng hóa ở Mỹ vừa nhiều vừa, vừa rẻ…” (Sống Mới, số ra ngày 12/07/2014, tr.82).Chúng tôi ở lại thủ đô Copenhagen hai ngày hai đêm trước khi xuống tàu Norwegian Star nên đã cố gắng viếng thăm một số thắng cảnh trong vùng này. Nhà cửa ở đây cũng như các quốc gia khác mà chúng tôi đến thăm đều xây theo kiến trúc nhà chung cư, ít có nhà tư nhân biệt lập như Hoa Kỳ, cả thành phố như những chiếc hộp hình chữ nhật xếp nằm cạnh nhau với các con đường ngang dọc chung quanh. Cây xanh trên các phướng phố là điều hiếm thấy. Copenhagen còn được mệnh danh là thành phố của xe đạp. Các cô cậu đi hàng đoàn trên xe đạp, nói cười vui vẻ, họ được hưởng luật ưu tiên khi di chuyển trên đường so với xe hơi. Hai bên đường các trạm gởi xe đạp kề sát nhau tạo thành một cảnh tượng vui mắt đối với các du khách vì cảnh này hầu như không có ở Mỹ. Sáng sớm ngày 14/06/2014, cả mọi người ra khu nhà ga, gần khách sạn để cùng nhau ăn sáng.Một số đi trước, trong đó có anh chị Lý Văn Quan. Bỗng anh Quan la lên: “Ăn cướp! Ăn cướp!”, rồi anh ôm chặt chàng thanh niên da đen, va lấy lại được cái bóp của anh. Anh Quan đã kể lại là thấy chàng thanh niên này đi bê

bên cạnh cố ý làm quen, anh đã nghi rồi, nhưng khi sờ lại túi quần mới biết là mất bóp. Anh đuổi theo và la lên. Thấy đông người hỗ trợ, cậu ta trao lại bóp và bỏ chạy. Tôi ở toán người đi sau, cũng gặp một anh chàng de đen, quàng vai, rồi bắt tay. Nhà tôi đi sau, la lên “Coi chừng anh!” Chàng thanh niên này, thấy tôi để tay lui túi quần đề phòng, nên anh ta đi thẳng. Thật hú hồn… Ăn sáng xong, chúng tôi mua vé lên cùng một chuyến xebuýt “Hop on hop off” để tham quan vòng quanh thành phố.

Copenhagen là thành phố đông dân nhất của Denmark, với tổng số cư dân thủ đô lên đến gần 2 triệu người (theo ghi nhận kể từ tháng 04/2014). Ngồi trên xe buýt “Hip on hip off”, mỗi người chúng tôi được phát một bộ “Listen-up”, đeo vào tai để nghe hướng dẫn viên du lịch giới thiệu từng địa điểm đi qua. Xe chở chúng tôi đi dọc kênh đào (Christianshavn Canal), rồi tới khu Vesterbro bắt đầu với khu vườn Tivoli (Tivoli Garden), nhìn thấy nhà hát Pantomime Theater, thành lập 1874;rồi đến khu phun nước Gefion Fountain rất kỳ vĩ, hoàn thành năm 1908. Xe chạy ngay quang tòa nhà Frederiksberg Palace, rồi viện bảo tàng quốc gia (National Museum), chuyên trưng bày về khảo cổ và về lịch sử văn hóa của Denmark.Chúng tôi dừng lại để xem tượng người cá (hình người đàn bà lõa thể với đuôi cá) đang ngồi trên một phiến đá lớn. Đây là địa điểm thu hút rất nhiều du khách ngoại quốc. Xe buýt còn chở chúng tôi đi qua một số địa điểm nữa rồi trở về điểm xuất phát gần nhà ga. Tất cả mọi người trở về khách sạn nghỉ ngơi để chuẩn bị ngày mai xuống tàu Norwegian Star, khởi đầu cho 10 ngày lênh đênh trên biển cả và viếng thăm các quốc gia kế tiếp.

1.      Ghé thăm bến cảng Warnemunde của Đức (Germany)

Hôm nay, chủ nhật ngày 15/06/2014, tất cả phái đoàn đều đã có mặt trên tàu để dùng  cơm trưa. Khoảng 4 giờ tất cả phải tham gia buổi thực tập cấp cứu. Vợ chồng tôi đã quen với việc thực tập này trên chuyến du thuyền đến thăm tiểu quốc  Bahamas vào tháng 04/2014 vừa qua và không còn cảm giác lo sợ nữa. Khoảng 5 giờ chiều, chiếc du thuyền Norwegian Star sửa soạn rời bến.Du khách bắ

bắt đầu tham dự các trò vui chơi giải trí trên t`au, nhưng cũng có người đi ngủ sớm. Du thuyền nào cũng giống nhau về việc tổ chức và phối trí các khu giải trí, vui chơi, ăn uống… đáp ứng mọi thị hiếu của du khách.
Sau gần 15 tiếng hải hành, chiếc du thuyền đã đến bến cảng của khu nghỉ mát Warnemunde, Germany sáng ngày thứ hai (16/06/2014) lúc 7:30 sáng (giờ địa phương).Khoảng 9:30 sáng mọi người rời du thuyền. Một số ghi danh chuyến đi thăm Berlin bằng tàu tốc hành và cuộc hành trình mất ít nhất 2 giờ 29 phút.Rieng anh chị trong nhóm Quốc Gia Hành Chánh thì quyết định đi bộ viếng thăm thành phố biển này. Tôi đã có dịp ghé Frankfurt và thăm Berlin cách đây 6 năm về trước nên thấy nhà của ở đây, cách xây cất, kiểu mẫu cũng tựa như hai thành phố ấy. Những con đường trong thành phố và dọc bờ biển thường lát bằng gạch hay đá, ít khi được rãi nhựa.Warnemunde bắt đầu phát triển thành một trung tâm nghỉ mát quan trọng. Ngày nay, dân số vùng này khoảng 8,400 người, dựa vào ngành ngư nghiệp và gần đây phát triển mạnh về du lịch. Việc xây cất một trung tâm tiếp đón du thuyền hiện đại (Modern Cruise Line Center) vào năm 2005 đã biến Warndemunde thành một hải cảng quan trọng bậc nhất trong ngành kỹ nghệ phát triển du thuyền ở Đức ngày nay. Tại vùng đất cảng này du khách có thể viếng thăm tháp hải đăng (lighthouse), được xây dựng vào năm 1897. Ngọn hải đăng này cao chừng 37 thước (121 feet), cho phép du khách đưa tầm nhìn bao quát cả vùng biển Baltic và trông thấy rõ cả các quận phía Bắc thành phố Rostock này. Khu nhà hàng Teepott với lối kiến trúc rất tân kỳ (mái vòm hình cong), biểu tượng cho lối kiến trúc của vùng Đông Đức, được xây cất từ năm 1960 và được canh cải lại năm 2002, gồm nhiều cửa hàng ăn, quán cà phê và những nơi trưng bày triển lãm. Bãi biển Warndemunde đầy cát mịn, dài và rộng nhất trên bờ biển Baltic, kéo dài hơn 3 cây số.
Khí hậu rất dễ chịu. Đời sống dân cư ở đây có vẻ sung túc và an bình. Đoàn chúng tôi đi vào khu nhà ga và gặp những chuyến tàu đang chuyển bánh đi các nơi. Các con tàu có vẻ cũ kỹ. Moi nguoi chụp nhiều hình kỷ niệm ở đây.Chúng tôi đi bộ khá xa và đã được m

mấy tiếng đồng hồ nên thấm mệt. Các anh chị khác còn đi sâu vào trung tâm của thị trấn này nhưng vợ chông tôi ,anh chị Nguyễn Đức Du và cháu Cindy thì tìm đường trở lại du thuyền, kết thúc một ngày thăm viếng ngắn ngủi một bến cảng của Đức quốc.

1.      Viếng thăm thành phố thời trung cổ Tallinn của Estonia:

Vào ngày 24/02/1919, người Nga bị đánh đuổi khỏi Estonia và 02/02/1920, quốc gia này được tuyến bố độc lập. Nhưng vào ngày 17/06/1940, Nga lại xâm lăng Estonia và đưa quốc gia này vào Liên Bang Xô Viết. Đầu thập niên 90, Liên Bang Xô Viết sụp đổ và Estonia tuyên bố độc lập vào ngày 06/09/1991.Hiện nay Estonia là 1 quốc gia nhỏ nhưng rất thịnh vượng và năm 2005 đã tham gia vào Liên hiệp Âu Châu. Tallinn mà chúng ta đang thăm viếng hôm nay là thủ đô và là thành phố lớn nhất, nằm trên bờ biển phía Bắc của Estonia, chiếm hữu một vùng đất rộng 159.2 cây số vuông, với dân số 431,184 người. Thành phố cổ Tallinn được tổ chức UNESCO liệt vào “Di sản của Thế giới”, và năm 2011 được coi là thủ đô văn hóa của Âu Châu. Du thuyền Norwegian Star đã cập bến vào ngày 18/06/2014 lúc 9 giờ sáng. Đoàn chúng tôi không “book” tours theo như chương trình thông báo của du thuyền, mà chỉ đi xe buýt vào trung tâm thành phố, rồi sửdụng bản đồ để đi bộ tham quan các di tích lịch sử của khu phố cổ này. Du khách có thể tham dự chuyến viếng thăm viện bảo tàng hàng hải, khu sở thú, khu thương mại Tornimae hay khu buôn bán sầm uất Rotermann, thăm Viện đại học kỹ thuật Tallin, hay đến ngắm khu chợ Giáng Sinh (Christmas market) ở công viên tòa thị chính, hoặc viếng thăm ngôi nhà thờ Thánh Olaf với đỉnh tháp nhọn cao ngất ngưỡng nổi tiếng thế giới. 

Tallinn quả là một thành phố cổ kính, hai bên đường cây xanh che phủ im mát, nhà cửa khang trang, không xây theo lối hình hộp thành từng dãy nhà dài như đã thấy ở thủ đô Copenhagen hay sau này như ở thành phố Saint Petersburg, Helsinki hay Stockholm.

2.      Thăm Saint Petersburg của nước Nga:

19/06/2014 lúc 8 giờ thì đến bến cảng Saint Petersburg. Khác với mấy lần trước, lần này anh Trưởng đoàn Nguyễn Đức Khoát đã “book” vé đi tours hai ngày và sử dụng luôn một chiếc xebuýt để đưa phái đoàn đi thăm viếng các di tích của Đế đôSa Hoàng một thời. Saint Petersburg với nhiều lâu đài lộng lẫy, nhiều lăng tẩm hoành tráng, đã thu hút chúng tôi ngay từ đầu. Khoảng 9:30 sáng, đoàn chúng tôi sắp hàng để qua cổng an ninh do chính quyền Nga kiểm soát. Cảm tưởng của mọi người là mình đang đi vào một xứ của cộng sản độc tài, dù Nga đã chuyển đổi trên danh nghĩa qua chế độ dân chủ khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào đầu thập niên 90. Công an Nga nhìn chằm chằm vào chúng tôi, không chút gì thân thiện và chúng tôi cũng không nghĩ tốt về họ ngay từ đầu.Đoàn chúng tôi mất gần hơn nửa giờ mới qua khỏi cổng kiểm soát vì trong đoàn có anh chị Lý Văn Quan không ghi tên kịp cho chuyến vào tham quan Saint Petersburg. Mãi đến khi cô hướng dẫn viên du lịch người nga, Natasha, năn nĩ mãi công an hải quan mới cho qua. Chiếc xe buýt mà anh Khoát thuê cho đoàn đã đợi sẵn và cô hướng dẫn viên nói tiếng Anh khá trôi chảy bắt đầu thuyết trình chương trình thăm viếng và các địa điểm mà đoàn sẽ lần lượt đến trong hôm nay và ngày mai. 

Saint Petersburg là đế đô được Nga hoàng Peter đại đế thành lập vào 27 tháng 05, 1703, trải qua hơn 200 năm.Và không còn là đế đô nữa sau cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917.(Lenin lật đổ đế chế Nga và thành lập nhà nước Nga Xô Viết). Khi xe buýt chạy qua các đường phố, chúng tôi thấy bức tượng người cỡi ngựa bằng đồng (được biết là hình ảnh của Peter đại đế), Khải hoàn môn Narva ở công trường Stachek, và dọc theo bờ biển của thành phố, chính quyền ở đây còn giữ chiếc thuyền Rạng Đông (Aurora) như là một biểu tượng của cuộc cách mạng tháng 10, để cho khách du lịch đến tham quan. Du khách ngồi trên xe buýt còn nhìn thấy cả bức tượng Lê-nin, cao lớn đang được dựng ở quảng trường (chúng tôi ngạc nhiên không hiểu sao bức tượng vẫn tồn tại trong khi nước Nga không còn chế độ cộng sản nữa). Đoàn được hướng dẫn cho xuống chụp hình tại ngôi nhà thờ nơi mà Sa Hoàng Alexander II đã bị ám sá
Du thuyền rời Tallinn 5:30 chiều và vào sáng hôm sau ngày 19




Phải nói đế đô Saint Petersburg, cảnh sắc rất đẹp, với vô số các địa điểm du lịch mà đoàn chỉ có hai ngày nên anh trưởng đoàn quyết định chỉ thăm hai nơi chính là Cung điện Mùa Đông và Cung điện Mùa Hè, và một nơi khác là nhà thờ thánh Peter và thánh Paul, nơi gia đình Nga hoàng được chôn cất.
·   Cung điện Mùa Đông của Sa Hoàng (Winter Palace)
Đoàn chúng tôi bước vào cổng thì được thông báo phải bỏ lại tất cả hành lý kềnh càng ở phòng gởi đồ, không được mang vật liệu kim khí bén nhạy… và được lưu ý cẩn thận giữ chặt đồ quý giá trong người, đề phòng kẻ gian trà trộn… Chúng tôi choáng ngợp với hàng hàng lớp lớp du khách đang chen chúc nhau vào cổng, rất dễ lạc nhau. Dòng người di chuyển vào ra cuồncuộn như thác. Chúng tôi cố gắng đeo bám cô hướng dẫn để theo kịp đoàn. Thật khó để ghi nhận được hết những đặc điểm của cung điện.Chỉ biết đây quả là một cung điện vô cùng xa hoa lộng lẫy và đồ sộ.Vàng dát đầy trên các bức tường và cột trụ là vàng ròng 24 karat. Mái vòm hình khum được trang trí bằng những hình vẽ chạm trổ theo nghệ thuật 3 chiều (3 D. art work). Cung điện này từ năm 1732 đến 1917 là nơi ngự trị của các triều đại Sa Hoàng, được xây cất trên một phạm vi rộng lớn, hoành tráng nhằm phô trương quyền uy của đế chế Sa Hoàng (Tsar). Cung điện Mùa Đông này gồm 1786 cửa ra vào (doors), 1945 cửa sổ (windows), với 1500 phòng (rooms) và 117 cầu thang lên xuống (staircases). Các du khách cần đến cả thời gian lâu mới thăm viếng hết cả khu cung điện này, còn chúng tôi chỉ có hơn nửa ngày để tham quan thì cũng chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi vậy.

·   Cung điện Mùa Hè của hoàng hậu Catherine (Summer Palace)
Ngày hôm sau (20/06/2014), hướng dẫn viên dẫn đoàn đến thăm cung điện của hoàng hậu Catherine, phải mất hơn một giờ xe buýt mới đưa chúng tôi đến nơi. Cung điện này xây cất cũng theo lối kiến trúc của cung điện mùa đông nhưng không rộng bằng, tuy vẫn uy nghi và lộng lẫy, tọa lạc trên một vùng đất thuộc thị trấn Tsarskoye Selo, nằm cách phía đông nam của Saint Petersburg 25

cây số, được dùng làm nơi cư ngụ của gia đình Sa Hoàng vào mùa hè. Cung điện này khởi sự xây cất vào năm 1717, có hơn 100kg vàng được dung để dát lên mặt tiền của cung điện và phủ lên các bức tượng khắc trên trần nhà.Đằng trước cung điện là khu vườn được xây dựng rất công phu làm nổi bật cảnh quan lộng lẫy của kiến trúc đặc biệt này. Chúng tôi lần lượt được dẫn đi thăm đại sảnh đường (Grand Hall) nơi mà các cuộc đại yến hay lễ lược được tổ chức với những khắc chạm hình nỗi trên tường đều dát bằng vàng thật. Phòng ăn lớn với những bát, đĩa, bình trà, tách trà… đều nhập từ Trung Quốc. Phòng đánh cờ của vua và hoàng hậu, phòng triển lãm chân dung các vị hoàng đế, hoàng hậu, các hoàng tử và công chúa… Phòng ngủcủa vua và hoàng hậu. Phòng làm việc, phòng tiếp các sứ thần, phòng giải trí của hoàng gia… Khi trình bày vài nét về Cung điện Mùa Đông, chúng tôi không nhắc đến cách thiết kế các phòng ốc bên trong của cung điện nhưng khi ghé thăm Cung Điện Mùa Hè, với cách bài trí như vừa nói, các bạn cũng tưởng tượng ra được vì cả hai cung điện này gần như rập khuôn nhau, chỉ khác nhau về kích thước mà thôi.Có đi mới thấy hết cuộc sống hết sức xa hoa và phung phí của các vua chúa ngày xưa. Ngoài hai địa điểm chính trên đây, hướng dẫn viên còn dẫn chúng tôi viếng thăm vài nơi khác như khu Fountain Park (khu này phải đi bộ hơn 1 tiếng đồng hồ, tôi cảm thấy mệt không tham dự và nhà tôi dù muốn đi theo đoàn nhưng phải ở lại với tôi). Còn một điểm du lịch nữa là khu lăng mộ chôn cất gia đình Nga hoàng bị sát hại sau khi Lê-nin lên cầm quyền vào tháng 10, 1917. Đó là lãnh địa của nhà thờ lớn mang tên thánh Peter và thánh Paul, với khu nhà mồ của các vị vua thời Sa Hoàng, bao gồm luôn cả lăng mộ của Peter đại đế, hoàng hậu Catherine và vị vua cuối cùng là Nicolas đệ nhị. Đỉnh nhọn nhô lên từ tháp chuông nhà thờ cao đến 404 thước Anh (feet), tạo thành một cảnh quan kỳ vĩ cho thành phố. Khu thành lũy này do Peter đại đế xây cất vào năm 1703 và khu nhà thờ ở đây được tôn phong vào ngày 01/04/1704. Các lăng mộ vua chúa hoành tráng thường được dân chúng đến viếng thăm và dâng hoa hằng ngày. Khi đoàn đến đây thì số người

đang sắp hàng dài và phải mất gần một tiếng mới hoàn tất cuộc viếng thăm.Du khách trở lại du thuyền để đêm nay khởi hành đi Finland vào lúc 7 giờ tối.

1.      Thăm thủ đô Helsinki của Phần Lan (Finland)

Bảy giờ sáng ngày 21/06/2014, chiếc du thuyền Norwegian Star cập bến cảng phía Tây, ở cầu tàu Melkki số 4. Mọi người lần lượt lên bờ để viếng thăm thành phố Helsinki, thành lập năm 1550, được mệnh danh là “Ái nữ của vùng biển Baltic” (Daughter of the Baltic), và năm 1812 trở thành thủ đô của Phần Lan. Có nhiều thắng tích lôi cuốn du khách đến thăm như nhà thờ chính được xây bằng đá tảng, công viên Sibelins, hòn đảo Suomenlina, quảng trường Nghị viện (Senate Square)… Mọi người mua vé xe buýt “Hop on Hop off” để đi viếng thăm 14 địa điểm khác nhau (vé chỉ mua một lần rồi đi suốt cả ngày). Bến xe buýt “Hop on Hop off” nằm ngay quảng trường nghị viện với ngôi nhà thờ lớn được xây cất dưới thời cai trị của Sa Hoàng Nicolas đệ nhất. Xe chở chúng tôi lần lượt đi qua khu bảo tàng viện Mannerheim, rồi tới khu phố xinh đẹp Eira, nơi cư trú của

sứ thần ngoại giao và trụ sở của các tòa đại sứ. Xe tiếp tục chở chúng tôi đi ngang bến cảng Hernesaari, nơi dung chân của các du thuyền quốc tế, khu chợ trời Hietalahti nổi tiếng với những món ăn thuần túy địa phương. Xe cũng chạy ngang qua cầu tàu Melkki mà du thuyền Norwegian Star của chúng tôi đang đỗ ở đó. Chúng tôi xuống xe ở gần nhà thờ Rock Church. Nhà thờ này là một kiến trúc độc đáo xây bằng đá tảng lớn, phía trong nhà thờ trang trí bằng những tác phẩm khắc chạm rất công phu. Chúng tôi lên xe buýt đến thăm tượng đài nhà soạn nhạc tài ba Sibelius. Xe chạy ngang qua tòa nhà quốc hội, viện bảo tàng quốc gia, chúng tôi xuống địa điểm này để chụp hình, quay phim. Rồi lên xe đến thăm khu shopping lớn nhất của thành phố với tòa lâu đài bằng kính hết sức ấn tượng.
Còn một chuyện đáng nhớ trong chuyến thăm viếng Helsinki là khi bà con ghe lai khu chợ trời (Market Square) gần bến đỗ của tàu thuyền neo đậu, nằm gần khu bán vé Royal Line, và đường Katariinankatu. Tại đây, mọi người sắp hàng dài để đi “restroom”, phải đóng 1 đô để đi “đại tiện”, còn “tiểu tiện” thì sắp hàng ở bên phải và khỏi đóng tiền. Lúc này anh chị N.Đ. Nam cũng vừa đến. Với nét mặt “hớt hơ hớt hải”,anh kể lại rằng thật may mắn vì anh chị đã tìm lại được “backpack” bỏ quên ở khu chợ trời khi đang bận chụp hình. Hơn nữa giờ sau, anh tìm lại chỗ cũ thì thấy cái túi xách gồm vật dụng cá nhân, giấy tờ và laptop vẫn còn đó.Thật là hú hồn.Anh em đều sẻ chia niềm vui với anh chị Nam. Đoàn chúng tôi lên xe buýt trở về lại nơi xuất phát là quảng trường nghị viện, chấm dứt chuyến viếng thăm thủ đô xứ Phần Lan đầy thơ mộng.

1.     Thăm thủ đô Stockholm của Thụy Điển (Sweden)

Du thuyền Norwegian Star rời cảng lúc 4 giờ chiều và đã đến bến cảng Stadsgarden 167 của Stockholm (Thụy Điển) vào sáng sớm 8 gio ngày 22/06/2014. Tại đây chúng tôi vẫn lấy vé lên xe buýt loại “Hop on Hop off” để đi viếng thăm thành phố. Công ty du lịch “Hop on Hop off” với loại xe buýt hai tầng (double-decker buses) này chúng tôi đều gặp khi ở Copehagen, ở Tallinn, rồi đến Saint Petersburg, đến Helsinki và bây giờ là ở Stockholm. Đi một “tour” quanh thành phố, giá cả cũng phải chăng. Đoàn lấy vé và khởi hành ngay tại trạm xe buýt trung ương (Central Station) để đi qua 21 điểm thăm viếng và mọi người được giới thiệu qua ống nghe “listen-up” được phát sẵn để đeo vào tai. Xe đi qua khu Gallerian để viếng thăm các cuộc triển lãm đang mở ra tại nhà văn hóa thủ đô, hay tham quan các khu mua sắm tại đây. Sau đó, du khách có thể lên bất cứ xe buýt nào của công ty, để đến tiếp điểm 3, khu nhà hát hoàng gia (the Royal Swedish Opera), hay điểm 4, khu phố cổ (Old Town) với nhiều gian hàng mua sắm, tiệm cà phê và nhà hàng ăn. Du khách có cơ hội viếng thăm cung điện hoàng gia (Royal Palace) để thấy lối kiến trúc cổ kính rất đặc biệt ở đây.Tôi bỏ qua một số địa điểm không đáng nhớ.Xe đi ngang qua khu Karlaplan và chúng tôi được giới thiệu về viện bảo tàng lịch sử quốc gia.Kể đến là khu phố đêm Stureplan nằm ở trung tâm của thủ đô.Điểm đến cuối cùng của cuộc du ngoạn này là khu thị chính của thành phố, nơi tổ chức phát t

thưởng giải Nobel hằng năm, nổi tiếng toàn thế giới.
Đến đây, chúng tôi coi như đã thăm viếng thủ đô cuối cùng trong chuyến thăm các nước Bắc Âu bằng du thuyền Norwegian Star. Mỗi nơi đoàn chúng tôi có được nhiều lắm là 10 tiếng nếu rời tàu sớm và trở lại tàu trễ (nhưng phải trước giờ tàu khởi hành); ngoại trừ, được thăm viếng thành phố Saint Petersburg hai ngày, theo tours của công ty du lịch và có hướng dẫn viên, cô Natasha đi theo đoàn. Du thuyền rời bến cảng Stockholm lúc 4 giờ chiều ngày 22/6/ 2014 hướng về thủ đô Copenhagen và chúng tôi lênh đênh trên biển cả suốt ngày 23/06/2014 với nhiều thú vui, giải trí trên du thuyền. Anh Khoát, trưởng đoàn, có xin được sử dụng căn phòng trên Deck 10 để sinh hoạt trong dịp này. 23 thành viên của đoàn lần lượt giới thiệu vài nét về mình và nói cảm tưởng về chuyến đi.Không khí rất thân tình và cởi mở, cùng hẹn nhau sẽ gặp lại trong những chuyến đi kế tiếp. Vào ngày 24/06/2014, du thuyền đã cập bến cảng Copenhagen lúc 7:00 sáng. Đoàn chúng tôi được phép rời tàu sớm để chuẩn bị ra phi trường đáp chuyến bay về Mỹ. Chúng tôi gồm anh chị Đài, anh chị Đồng và vợ chồng tôi, phải trễ chuyến bay về Los Angeles đến hai tiếng. Và vì thế trễ luôn chuyến máy bay của Southwest từ L.A đến San Jose lúc 9 giờ đêm. Đêm đó tất cả chúng tôi đều ở lại trong phi trường vì xe khách sạn mà chúng tôi đã “book” phòng để đón chúng tôi quá khuya, trong khi chuyến bay ngày mai khởi hành quá sớm (lúc 5 giờ sáng đã phải chuẩn bị lên tàu). Chúng tôi quyết định qua đêm trong phi trường .Một đêm ngủ gà ngủ gật với kinh nghiệm nhớ mãi không quên.
Chuyến viếng thăm một số quốc gia Bắc Âu dù chỉ hai tuần ngắn ngủi nhưng đã ghi lại trong lòng tôi nhưng ấn tượng hết sức sâu đậm. Trước cảnh quan kỳ vĩ của cung điện Mùa Đông, trước kiến trúc đồ sộ lộng lẫy xa hoa của cung điện Mùa Hèvới đế chế Sa Hoàng trong hơn 200 năm, lòng tôi se lại khi nghĩ đến, mỗi căn phòng của cung điện này, mỗi bức tường của đại sảnh kia là máu xương, là mồ hôi của bao thế hệ dân đen khốn khổ phải chịu đựng để hoàn thành…

San Jose, những ngày vào Thu.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét