TÙ ĐẦY ĐÂU RA MÀ TÙ ĐẦY???

[Minh Trị]
    Ngày 18/4/2015 vừa qua, trả lời phỏng vấn BBC về sự kiện 30/4 và hậu cuộc chiến Việt Nam, Phó Giáo sư Sử học Vũ Quang Hiển, Khoa Lịch sử - Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã khẳng định rõ ràng một sự thật lịch sử: “Sau chiến tranh chấm dứt ngày 30/4/1975, ở Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người, trong đó với các lực lượng cựu quân, cán, chính của chính quyền Sài Gòn. Bởi vì chính sách lúc ấy của Nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc. Chính sách này đã công bố công khai ngay từ thời chiến tranh, chứ không phải sau hậu chiến mới có chính sách đó. Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của Nhà nước Việt Nam thời bấy giờ. Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy”. Sau đó, Phó Giáo sư còn giải thích rõ thêm: “Nếu nói là tù đầy, thì tôi nghĩ đó là một sự xuyên tạc. Hơn nữa cũng cần lưu ý là có thể là ở những lớp học như vậy, đời sống không được tốt, tức về mặt đời sống kinh tế không được tốt. Và có thể có một số anh em nào đó hiểu nhầm là mình bị khổ sở này khác. Nhưng tôi xin nói là tất cả những điều mà ở Sài Gòn tuyên truyền trước ngày 30/4/1975 là cộng sản Việt Nam vào Sài Gòn sẽ diễn ra một cuộc tắm máu. Điều đó rõ ràng đã không xảy ra. Hai là đã không có nhà tù nào để giam cầm tất cả anh em sỹ quan binh sỹ quân đội Sài Gòn, cũng như (nhân viên) chính quyền Sài Gòn trước đây, trong nhà tù để mà đánh đập, để mà tra tấn, thì hoàn toàn không có. Tức là những tuyên truyền vu cáo về miền Bắc xâm lược miền Nam và dẫn đến những sự tàn sát đẫm máu, thì rõ ràng điều đó không có ở Việt Nam”.
    Ngay sau phát biểu của Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển, ngay lập tức, trên các diễn đàn mạng, những phần tử phản động trong và ngoài nước nhao lên phản đối. Nhân thể, các trung tâm phá hoại tư tưởng (như RFA) lợi dụng phỏng vấn những “nhân chứng” là cựu sỹ quan quân lực Việt Nam cộng hòa đã từng đi học tập cải tạo để xuyên tạc chính sách Nhà nước Việt Nam sau năm 1975. Luận điểm chung mà bọn chúng đưa ra là thời gian giam giữ đối với sỹ quan ngụy từ cấp tá trở lên kéo dài 5-10 năm thậm chí lâu hơn, người cải tạo phải lao động cực nhọc, phải chịu đựng đói, rét, bệnh tật, bị ngược đãi, hành hạ; chương trình học tập nặng về chính trị, “nhồi sọ”; gia đình, người thân cũng thêm phần đói khổ khi phải dành dụm thăm viếng và mòn mỏi chờ ngày về...
 

Binh lính quân đội Sài Gòn trình diện chính quyền Cách mạng
   
    Những luận điệu của các thế lực thù địch rõ ràng đã xuyên tạc, vu cáo chính sách của Nhà nước Việt Nam. Ở bài viết này, Minh Trị tôi chỉ xin mạn phép bàn về vài vấn đề nhỏ để quý bạn đọc hiểu thêm thực chất của vấn đề:
    Thứ nhất, bộ máy tuyên truyền của Mỹ - ngụy trước và sau 30/4/1975 luôn vu cáo trắng trơn chính sách của những người Cộng sản, dựng lên cho nhân dân miền Nam hình ảnh về Mặt trận giải phóng miền Nam là tàn ác, bạo ngược. Trước khi quân dân ta tiến vào giải phóng các đô thị lớn trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, các trò tâm lý chiến với luận điệu sẽ có “tắm máu”, trả thù của Cộng sản đối với những người có liên quan đến Việt Nam cộng hòa liên tiếp được đưa ra. Làn sóng di tản khỏi Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn vì thế càng thêm hỗn loạn và trớ trêu thay, “gậy ông đập lưng ông”, chính trò tâm lý chiến đó lại khiến cho sự sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền diễn ra mau hơn, bi đát hơn. Điển hình như ở Đà Nẵng, trước dòng người di tản đổ về tử Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi, Pleiku, Kontum, binh lính, sỹ quan ngụy lo sợ đào ngũ hàng loạt về lo cho gia đình. Vì vậy, dù Đà Nẵng - căn cứ liên hiệp hải lục không quân lớn nhất miền Nam có 10 vạn quân tinh nhuệ với lực lượng dù, thủy quân lục chiến đã tan rã nhanh chóng. Và sau giải phóng, đúng như lời Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển nói, chẳng hề có cuộc “tắm máu” nào hết, nhân dân náo nức đón chào đoàn quân giải phóng, các vị đứng đầu chính quyền Dương Văn Minh sớm được trả tự do sau trưa 30/4.
    Thứ hai, về thời gian học tập cải tạo. Đúng là một số sỹ quan, tướng lĩnh chóp bu của quân đội Sài Gòn có thời gian cải tạo lâu hơn những người khác. Nhưng nên nhớ họ là những người có nợ máu với cách mạng, có nhiều tội ác chống lại cuộc kháng chiến của dân tộc. Khi đã là học viên của trại, nhiều người vẫn có thái độ chống đối quyết liệt, không đội trời chung với cách mạng. Thời gian học tập cải tạo bao lâu còn phụ thuộc vào thái độ chuyển biến của học viên, vào việc chấp hành các nội quy quy định, không chỉ trước đây, ngày nay vẫn thế mà thôi. Có thể thấy, đa số hạ sỹ quan quân đội ngụy và nhân viên quận, xã, khóm, phường của ngụy quyền hầu hết chỉ cải tạo 3 ngày là được về địa phương. Đối với các tướng tá chóp bu sau thời gian cải tạo, họ được Nhà nước ta tạo điều kiện để đoàn tụ gia đình tại nước ngoài theo diện HO.
    Thứ ba, về chương trình học tập cải tạo. Với mục đích “để thay đổi con người từ chế độ lỗi thời vào kỷ nguyên mới của những công dân tốt”, nội dung gồm 3 vấn đề lớn: 1) Đả phá chủ nghĩa đế quốc và sự thất bại của Mỹ; 2) Tội ác của ngụy quân ngụy quyền; 3) Chính sách khoan hồng của Đảng, nghĩa vụ của người có tội. Các nội dung này phản ánh đúng tình hình thực tế, có lên án cái cũ xấu xa, nêu lên cái mới tiến bộ và phổ biến rõ chính sách của chính quyền cách mạng. Vậy có gì là sai, là “nhồi sọ”. Ngay cả cách gọi “ngụy quân”, “ngụy quyền” cũng chả có gì quá đáng cả! Chính quyền, quân đội tay sai, hoàn toàn lệ thuộc vào ngoại bang thì chả là ngụy thì là gì!
    Thứ tư, về việc học viên trong trại “phải” lao động “nặng nhọc”, chịu đói khát bệnh tật, làm nhục. Xin thưa, trong xã hội mới của chính quyền cách mạng, mọi người cùng nhau lao động để xây dựng quê hương đất nước. Những tướng lĩnh sỹ quan cao cấp trong bộ máy chính quyền cũ, vốn quen hưởng thụ, ăn chơi, sung sướng đã quen, lao động không chịu được vất vả. Có vậy mà cũng quy chụp là chế độ trại “hà khắc” (?). Còn ở thời điểm lịch sử ngay sau Giải phóng, kinh tế nước nhà còn biết bao khó khăn sau chiến tranh, lại bị Mỹ bao vây, cấm vận, việc khan hiếm lương thực, thuốc men là thực trạng chung của toàn xã hội, chứ không phải chế độ trại tìm cách ép buộc trại viên phải chịu đói. Còn về vấn đề đối xử với trại viên, rõ ràng trại cải tạo đã cư xử nhân đạo, nếu nhìn vào sự tàn ác của các nhà tù trước 1975 mà ngụy quyền dựng lên nhằm đày đọa những tù nhân Cộng sản với những “chuồng cọp” ở Phú Quốc, Côn Đảo... sẽ thấy rõ đâu là nhân đạo, đâu là tàn bạo.
    Thứ năm, không chỉ chửi bới lời phát biểu, một số kẻ còn tìm cách bới móc lý lịch của Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển với ý Phó Giáo sư tuyên truyền “phụ họa” cho Đảng (như Thu Ngoc Dinh - quản trị trang Ba Sàm đang trốn ở Mỹ). Những kẻ đó nói Phó Giáo sư có 40 năm tuổi Đảng, từng nhập ngũ từ 1970 - 1974, là thương binh, được trao nhiều huân chương vì thành tích chiến đấu... nên nói Sử “theo lời của Đảng”. Thực chất, Thầy Hiển rất tôn trọng lịch sử, phát biểu những sự thực khách quan, vạch trần những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của những kẻ phản động. Thầy đã cống hiến đời trai trẻ cho lý tưởng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đáp lời kêu gọi của non sông “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Những kẻ hậu sinh vong bản kia, ở bối cảnh lịch sử đó, có cống hiến cho lý tưởng được như Thầy hay không, mà ở đó nói xằng nói bậy.
    Vài điều xin chia sẻ cùng bạn đọc.

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét