SƠN TRUNG * TÔ HOÀI VÀ CÁT BỤI CHÂN AI

  TÔ HOÀI VÀ CÁT BỤI CHÂN AI

 SƠN TRUNG



 Một trong những điểm đặc sắc của Cát Bụi Chân Ai là Tô Hoài đã cho ta biết tâm trạng và nỗi nhục nhằn của các văn nghệ sĩ dưới chế độ cộng sản tàn bạo. Nỗi đau khổ lớn lao của họ là bị cộng sản kìm kẹp trong sáng tác. Cuộc sát phạt Nhân Văn, Giai Phẩm và các cuộc chỉnh huấn, phê bình, kiểm thảo là những trận đòn mà các văn nghệ sĩ phải gánh chịu. Có lẽ trong các văn nghệ sĩ, Nguyên Hồng là người bị đao búa nặng nhất về tội để cho Phan Khôi, Lê Đạt viết chống đảng trên báo Văn, và chính ông viết truyện ngắn về con hổ Truyện Cái Xóm Tha Hương ở Cửa Rừng Suối Cát Và Con Hùm Bồ Côi mà bị kiểm thảo:
Một vòng người họp tổ, như các cụ trong làng ngày trước ngồi xếp bằng quanh chiếu tổ tôm. Những lời dao búa truy dồn. Thế là Nguyên Hồng khùng lên, khóc òa lên (88).
Sau vụ kiểm thảo, Nguyên Hồng tức bực đã lui về Nhã Nam:
Nguyên Hồng nói:
Ông đ. chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam (134).
Sau đó ông xin về hưu non. Nguyên Hồng cười mà nói:
Ông đố đứa nào bắt chước được ông đãy! (136)



Tô Hoài kể lại nỗi đau khổ của Ngô Tất Tố:
Kim Lân kể dạo ở trên Chợ Chu, trong một cuc kiểm điểm, Ngô Tất Tố bị một anh xưa nay bác Ngô vẫn coi không ra gì, bây giờ phải nghe anh ấy sát phạt lên lớp. Ngô Tất Tố quệt nước mũi vào gốc cây, sụt sùì nói với Kim Lân: Làm người khó lắm bác ạ(112).
Tô Hoài đã nói đến những vụ hành hạ trong chỉnh huấn khiến cho người ta uất hận nuốt lưỡi dao cạo hay thắt cổ mà chết (113- 114).
Dẫu sao, trong đám văn nghệ sĩ cũng có người kiên cường bất khuất. Cứng cỏi nhất là Phan Khôi:
Chúng tôi ở Lao Cai về, cái lớp 21 ngày vừa hết, còn buổi sau cùng. Tiếng vỗ tay bế mạc rầm rầm ngập cái sân thượng. Cái ông lão Phan Khôi ngang như cua ưa chơi tri, chống ba toong bước ra về trước, còn quay lại nói mt câu thế nào đãy, dường như là người đi chợ Hôm sung sướng mua được quả chanh cốm, hỏi ra mới biết chanh xuất khẩu bị ế. ở người trồng chanh phải đưc ăn chanh ngon nhất chớ! Chẳng biết nói bóng gió hay nói vỗ mặt. Nhưng mà cách nghênh ngáo táo tợn của ông thì không lạ! (79)
Tú Mỡ là người có nhân có nghĩa. Ông chỉ trích đường lối chính trị của Nguyễn Tường Tam nhưng ông lại nói ông không quên ân nghĩa của Nhất Linh đã khuyến khích Tú Mỡ trên đường văn nghệ (114).
Tuy cẩn thận ngôn ngữ, một đôi khi Tô Hoài cũng tỏ thái đ chống đối đảng soi mói, bẻ hành bẻ tỏi và hành hạ văn nghệ sĩ. Ông đem những câu chuyện về Nguyễn Tuân để minh chứng những hành đng khắc nghiệt của các công an văn hóa, mà chính những tay lý luận Mác Lê này cũng đã tự hào xưng mình là gác cổng, giữ nhà cho đảng:
Những người có trách nhiệm đã bỏ công soi mói, bẻ hành bẻ tỏi chỉ là gò ý và trịch thượng. Thời chống Mỹ, Nguyễn Tuân viết một loạt ký về Hà Nội, Ta Đánh Mỹ Giỏi thế mà vẫn có những bút chì đỏ gạch từng quãng lưu ý cấp trên. Tôi gặp khó khăn bởi những chuyện ấy vì hội Văn Nghệ Hà nội đã in lần thứ nhất tập bút ký này. Công việc gọi là theo dõi ấy thật sự là đố kị, bề trên . . . (74)

Dạo ấy những cán bộ tuyên huấn và an ninh văn hóa lên ngôi, chúng đè đầu cưỡi cổ văn nghệ sĩ! Chúng được phân công theo dõi các sách xuất bản và báo chí nhằm phát hiện những “lệch lạc”, “sai lầm”, tìm ra những “tên thủ phạm” chống đảng, mơ hồ đấy tranh giai cấp, dùng biểu tượng hai mặt để nói xấu lãnh đạo (vì lãnh đạo có thể có gì là xấu được!) đả kích vào cơ quan lãnh đạo nhằm trừng trị thẳng tay. Họ được đặt cho cái tên vinh dự(?), “những người gác cổng canh giữ an toàn cho đảng”. Từ đó đẻ ra những sự tô vẽ: đó là người lính canh cẩn mật, tỉnh táo, đó là “tiêu binh” sáng suốt sớm phát hiện âm mưu của chúng từ trong trứng? Họ là lính gác luôn thức để đảng và nhân dân ngủ ngon! Và khi đảng dạy rằng kẻ thù luôn ở quanh ta, luôn luồn lách vào hàng ngũ của ta, có khi ranh ma chui sâu, luồn cao… thì đáu cũng có thể có, cũng có thể là kẻ thù cả. Mà đã là địch thì không còn là dân, phải đánh “không thương tiếc. Căm thù địch đã được dạy từ bé, trong các lớp mẫu giáo, phải bắn chúng, giết chúng không chút do dự. Căm thù phải nằm trong các nội dung học. Dạy căm thù đã được nâng lên thành khoa học, thành nghệ thuật!

Nhà thơ Việt Phương suýt chết chỉ vì dám nói mỉa mai rằng “trăng của ta” luôn tròn hơn “trăng của địch!”. Rằng đồng hồ Trung Quốc tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ. Nói mỉa chế độ đó chứ không phải mỉa mai vài người lẩm cẩm! Nói sỏ “đảng ta” đó chứ đâu phải đả một vài hiện tượng giáo điều cái kiểu suy luận của những ông “lính gác” xem ai cũng có thể là địch thật là dễ sợ! ở quân khu 4, tôi đã dự một buổi lên lớp chính trị của một chính trị viên cấp tiểu đoàn, xuất thân từ bần cố nông ở đất Nghi Lộc, vùng rất nghèo ven biển Nghệ An, giọng nói anh nặng trịch, nghe quen lắm mới hiểu. Anh nói con cá với quả cà không khác gì nhau. Anh lên lớp cho một đại đội lính mới. Thế rơi có hai chú ngủ gật. Thế là anh dừng lại phân tích! Chính trị viên nguyên là cố nông, mới thoát mù chữ, lính thì số đông là lớp 8, lớp 9 phổ thông! Anh càng phân tích, linh càng bấm nhau cười, cười mà không thành tiếng. Anh càng bực, càng làm ra vẻ nghiêm trang và có trình độ cao! Anh phân tích rằng ngủ gật là thiếu tinh thần kỷ luật, là thiếu ý chí. Làm cách mạng thì phải có ý chí. Địch muốn ru ngủ ta, ta ngủ gật là mắc mưu địch, là làm hại sự nghiệp cách mạng, là làm giảm sút ý chí của quân đội, làm giảm sức chiến đấu của quân đội, rồi còn là thiếu tinh thần thi đua tập thể…

Ở báo Quân Đội Nhssn Dân, có một vị phó tổng nguyên là thừa phái ở một huyện miền Trung hồi 1944. Anh ta giấu kỹ thành phần xuất thần này, cố leo lên đến chức bí thư đảng uỷ kiêm phó tổng biên tập đặc trách nội bộ. Anh ta luôn lên gân về lập trường giai cấp. Cứ cách một tuần anh ta lại duyệt các bài báo, duyệt trình bày báo một tuần. Năm 1969, một hôm trình bày báo ở trang nhất, trên cùng ở góc trái là ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp khách. ở góc dưới cùng bên phải là ảnh một đơn vị pháo cao xạ 37 ly vừa tham gia trận chống máy bay Mỹ. ở giữa hai bức ảnh ấy là 6, 7 bài báo khác, là 5 cột báo và một bức ảnh về một nhà máy! Vị phó tổng nhà ta trong khi duyệt khám phá ra một “sai lầm lớn” của anh đại uý ở Ban Thư Ký tòa soạn và của anh họa sĩ trình bày báo. Kéo dài bảng bút chì đỏ nòng súng cao xạ từ góc dưới chéo lên góc trên thì vết chì ấy đụng đến… chân chủ tịch Hồ Chí Minh! Anh đại uý tái mặt nhận ra “tội” của mình Anh họa sĩ sợ quá vội tẩy gấp chỗ trình bày hai bức ảnh, rút tờ giấy khác ra để thay hẳn cách trình bày! Chuyện cứ như đùa, mà là có thật! Có thật hoàn toàn, được vị bí thư đảng uỷ kiêm phó tổng nêu lên thành bài học hẳn hoi! Thế là từ đó mọi bức ảnh có súng đều được kéo dài bằng nòng súng trong tưởng tượng ra xem có ai bị trúng đạn không?

Ở một vài nơi, Tô Hoài đã vạch ra những thủ đoạn gian trá của cộng sản. Dưới chế độ cộng sản, bất cứ món lợi nào, đảng đều thâu tóm. Đảng lấy tiền quốc tế cứu lụt, tiền UNESCO về tu bổ đền dài cung diện, tiền quốc tế viện trợ bỏ túi. Tô Hoài đã nói rõ việc đảng lấy 200 chiếc xe đạp mà nước Đức trao tặng các nhà văn Việt Nam:
Hội Nhà Văn Đức tặng hội Nhà Văn Việt Nam 200 trăm cái xe đạp Diamant mới cứng. Nguyên Hồng được điện khẩn mời xuống công tác. Ấy là việc dắt chiếc xe đạp đứng vườn hoa cửa Nam trò chuyện với người qua đường. Vô tuyến truyền hình Việt và của Đức quay giới thiệu nhà văn với tặng phẩm hữu nghị quốc tế.

 Nguyên Hồng hồi ấy mới để râu, rõ ra phong thái học giả phương đông. Tuyên truyền thế thôi, cả hội chảng được sờ vào vành bánh chiếc xe nào. Hai trăm cái xe vào cái kho bộ Thương Nghiệp. Nguyễn Tuân hỏi mắng Nguyên Hồng: Đóng trò xong dắt mẹ nó cái xe đạp ấy đi, đứa nào làm gì được! Nguyên Hồng cười vuốt râu, đánh trống lãng: Tớ lên phim còn nhiều phút hơn cái thằng phiếc me vô danh trong phim Cánh Đồng Ma đãy (136).


Ông cũng tố cáo đảng trấn lột một nghìn bảng Anh của ông do bà thủ tướng J. Gandhi tặng ông khi ông qua thăm Ấn Độ:
Túi rỗng, tôi đi qua các nhà hàng không chào lại, như còn đương mãi nghĩ. Chả là tôi vừa nhận giải thưởng hội Nhà Văn Á Phi 1969, bà thủ tướng J. Gandhi trao tặng kèm mt ngàn bảng Anh. Nhưng trong va li tôi chỉ có tờ chứng nhận và chiếc huy hiệu bằng đồng. Mấy chai votca các bạn nhà văn cho, ai đến mừng thì nâng cốc vui sướng.là hôm sứ quán nhận tiền tôi đưa, có làm một tiệc nem rán mời khách (312).

Tô Hoài cũng nêu lên vụ tham nhũng ở một huyện. Một bí thư huyện làm sổ giả để lấy tiền nhà nước tiêu xài.
Lần lượt các chủ tịch, bí thư xã mua xe, xây nhà.Các ngành các giới lên huyện họp được được cấp tiền ăn như ăn cỗ gấp mười tiêu chuẩn.
Chánh văn phòng giữ sổ sách, chì tiêu văng mạng, chủ tịch, bí thư huyện, cả ban thường vụ nữa, không hề biết mặt đồng lương. Kho bạc nhà nước như chĩnh gạo nhà mình. Ai cũng ngập miệng nên cán bộ cả huyện và tất cả các xã ngậm tăm. Đến khi phải bắt đi tù vãn cả huyện ủy, ủy ban, hàng huyện mới ngã ngửa ra. Trong ban chấp hành chỉ có một đảng viên nữ không dính bởi sợ (289).

Tô Hoài có khi tỏ ra ngây thơ trong thực tế và trong chính trị. Ông không hiểu mánh khóe tuyên truyền bịp bợm của cộng sản. Cho đến năm 2000, Việt Nam vẫn chưa chế tạo được ô tô, chỉ sửa được ô tô, hay tân trang ô tô cũ, thế mà năm 1955, báo đăng quân giới cộng sản lắp ráp được xe ô tô, và họ cho vài chiếc xe mới chạy ngoài đường, ông tưởng thật hoan hô ầm ĩ :
Sau đít xe, cái biển kẻ ba số không rồi đến con số một đỏ chóe. Nhà máy quân đội ta đã sản xuất được cả xe ô tô! Những đồ đồng nát đem chữa chạy lại mà có thể vỗ tay lên được chủ nghĩa xã hội thì đến ngơ ngẩn cả người thực!(72)
Ông ca tụng hay ông mai mỉa?


Văn của Tô Hoài trong Cát Bụi Chân Ai rất điêu luyện và bóng bảy. Ông cũng có cái giọng ngang tàng của Nguyễn Tuân. Tuy nhiên đôi chỗ ông quá hạ mình, ông thường dùng chữ Trên một cách kính cẩn khi nói về một ai đó :
Trên có sáng kiến lấy giấy và tiền. . . (64)
Trên có nghị quyết không khai trừ . . . (80)
Trên cho là cơ quan Hội Nhà văn.. . .(87)
Nói chung, tác phẩm của Tô Hoài trước 1945 rất có giá trị. Sau 1945, các tác phẩm ông viết đều là văn tuyên truyền, chuyên đề cao những việc không thật và người không thật. Chỉ trừ một số hồi ký, bút ký là mang ít nhiều sự thật, trong đó có Cát Bụi Chân Ai là khá nhất.
SƠN TRUNG
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét