HIỆU QUẢ HAY HIỂM HỌA?

[Nắng Mới]

Tuyến đường sắt Hà Đông – Cát Linh được khởi công chính thức từ năm 2011, với tổng số vốn đầu tư ban đầu là khoảng 8.770 tỉ đồng (552,86 triệu USD), dự kiến đến tháng 9/2014 sẽ đưa vào hoạt động. Tuyến đường sắt này được thi công bởi chủ đầu tư là nhà thầu Trung Quốc.Đây là công trình được thực hiệnnhằm kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long, ước tính sẽ vận chuyển khoảng trên 1 triệu người/ngày với hy vọng sẽ làm giảm tải sự ách tắc của nút giao thông từ quận Hà Đông vào nội thành.

Tuy nhiên, cho đến nay khi thời hạn bàn giao công trình đã qua thì tuyến đường sắt này vẫn đang còn dang dở, bừa bộn. Không chỉ vậy, công trình này còn đội vốn thêm 339 triệu USD, đưa tổng nguồn vốn đầu tư lên khoảng 892 triệu USD và kéo dài thời hạn về đích đến tháng 12/2015. Tuyến đường dài 13,05 km này từ khi được khởi công đã biến nút giao thông Hà Đông – Ngã Tư Sở trở thành một điểm tắc nhức nhối cho những phương tiện tham gia giao thông. Cộng thêm với thời gian bàn giao công trình kéo dài thêm hơn 1 năm nữa đã gây ra sự bức xúc cho những người thường xuyên tham gia giao thông trên tuyến đường này, đặc biệt là vào giờ cao điểm.


Tuyến đường sắt trên cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn

       Trên đây mới chỉ là khía cạnh về vốn đầu tư và thời hạn công trình đã gây ra nhiều vấn đề phức tạp trong dư luận, chưa tính đến chất lượng và sự an toàn của công trình. Nhưng chắc chắn một điều rằng, công trình này khi chưa đi vào hoạt động thì nó đã làm thay đổi cảnh quan và môi trường đô thị. Thường thì rất ít quốc gia trên thế giới người ta xây dựng những tuyến đường sắt trên cao mà lại nằm trong đô thị. Nó sẽ phá vỡ cảnh quan trong thành phố, những cây xanh sẽ bị chặt bỏ hoặc tỉa thưa. Đấy là chưa kể đến tiếng ồn trong đô thị sẽ tăng lên gấp nhiều lần khi tuyến đường này hoạt động hết công suất. Nạn nhân chính là những ngôi nhà nằm dọc hai bên đường, người dân ngoài việc hứng chịu tiếng ồn của các phương tiện đường bộ, nay lại thêm tiếng tàu hỏa chạy xình xịch suốt đêm ngày (khoảng 23,6 phút/chuyến).

Nếu công trình đạt chất lượng thì tuổi thọ tuyến đường sẽ kéo dài và sự an toàn của người tham gia giao thông đường bộ cũng như đường sắt được đảm bảo. Và ngược lại, khi công trình không đảm bảo chất lượng thì tính mạng của không chỉ những người tham gia đường sắt mà cả phía dưới đường bộ sẽ bị đặt vào nguy cơ báo động cao. Một giả thuyết được đặt ra là, không may trong quá trình hoạt động con tàu bị chệch bánh có thể do thời tiết, do sự cố kỹ thuật hoặc có thể do kẻ xấu phá hoại thì cả một đoàn tàu dài trăm mét chạy với tốc độ cao rơi từ trên cao xuống tuyến đường bộ đang có hàng nghìn người lưu thông (đặc biệt là vào giờ cao điểm) thì đây thật sự là một tham họa khủng khiếp.

Do vậy, chất lượng và sự an toàn của công trình cần phải được đặt lên hàng đầu. Các nhà thầu, nhà quản lý, những cá nhân, tập thể có trách nhiệm cần phải nghiên cứu tính toán kỹ lưỡngtrước khi đưa công trình này vào hoạt động. Đặc biệt cũng cần đặt ra các phương án bảo vệ, cũng như bảo trì tuyến đường, khắc phục mọi yếu tố có thể xảy ra để tuyến đường này hoạt động thật sự an toàn và hiệu quả.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét