Làm sao để khuyến khích phát minh của người nông dân

[Người đi tìm hình của nước]

Những ngày qua, một số trang báo điển tự đã đưa một thông tin gây chú ý cho cộng đồng mạng đó là: ông Trần Quốc Hải cùng con trai là Trần Quốc Thanh ở Tân Châu, Tây Ninh vừa được Vương quốc Campuchia trao huân chương Đại tướng quân vì thành tích sữa chữa xe bọc thép cho nước này. Việc Quốc vương Campuchia trao tặng huân chương Đại tướng quân cho cha con ông Thanh là để ghi nhận những đóng góp của hai người cho nền kỹ thuật của đất nước này. 

Trong những lần qua Campuchia để hỗ trợ kỹ thuật máy trồng mì, ông Hải thấy một số xe bọc thép không khởi động được. Ông Hải đã tự bỏ tiền túi tổng cộng 25.000 USD để sửa xe bọc thép BRDM 2 (do Liên Xô cũ sản xuất).  Chiếc xe bọc thép BRDM 2 sau khi sửa có thể vận hành với 25 lít dầu diesel/100 km so với trước đây là 45 lít, tác xạ nhanh hơn, hỏa lực mạnh hơn so với trước, vòng xoay súng có thể bắn ở cự ly gần hơn so với 150 m của xe cũ, tháp pháo tự động.

Sau thành công của chiếc xe, ông Hải được lữ đoàn 70 giao sửa chữa thêm 10 chiếc xe bọc thép khác và bắt tay vào nghiên cứu chế tạo một xe bọc thép mới. Sau bốn tháng, ông đã hoàn thành chiếc xe bọc thép với tính năng mới hoàn toàn. Chiếc xe bọc thép mới với vòng quay tay súng có thể bắn ở khoảng cách 7m (so với xe cũ là 150m), tháp pháo tự động và hỗ trợ quay tay, trang bị thêm hỏa lực hai bên xe.


Việc những nhà sáng chế là những anh “hai lúa” nông dân ở Việt Nam không còn là chuyện hiếm. Chính nhờ những phát minh, sáng kiến, cải tiến này đã góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng cũng như sản lượng nông phẩm. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là ở Việt Nam hiện nay còn thiếu những cơ chế, chính sách để thu hút, khuyến khích những phát minh, sáng chế, cải tiến của người nông dân như vậy. 

Đây chính là một sự lãng phí lớn về tinh hoa chất xám của dân tộc khi mà những phát minh sáng chế mang thương hiệu Việt lại không mang lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước. Đồng thời, vấn đề tác quyền sản phẩm của những nhà sáng chế của Việt Nam không được đảm bảo khi mà tại Việt Nam chúng ta không cấp bằng sáng chế cho những sản phẩm này, vì vậy khi bán sang nước ngoài, họ có thể tận dụng những sản phẩm này để cải tiến, phát triển và biến thành những sản phẩm của họ. Vậy làm sao có thể động viên, phát huy được trí tuệ, tinh thần của những nhà sáng chế trong nước vào công cuộc phát triển đất nước  của toàn dân tộc?

Trước tiên, chúng ta cần đơn giản hóa những thủ tục pháp lý liên quan đến việc kiểm nghiệm sáng chế khoa học cho những phát minh sáng chế. Nhà nước nên tập trung tất cả các bộ phận cấp phép cho việc thử nghiệm các phát minh sáng chế về một Bộ. Chỉ có vậy những đứa con tinh thần của những nhà sáng chế Việt Nam không chết yểu.

Bên cạnh đó, chính phủ cần tăng cường chế tài động viên khích lệ kịp thời cả về vậy chất lẫn tinh thần nhằm thúc đẩy mọi người tham gia vào việc phát minh sáng chế, cải tiến. Chúng ta cần học hỏi những mô hình của các nước trong khu vực về việc động viên, khuyến khích phát minh sáng tạo phát triển như: Thái Lan, Malaysia hay Singapore.

Ngoài ra, phải tạo ra dư luận đồng thuận ủng hộ cho việc phát minh sáng tạo trong xã hội Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính của việc các phát minh sáng chế ở nước ta không đi vào thực tiễn bởi vì sức ép của dư luận đối với những nhà phát minh khi học hiện thức hóa ý tưởng của họ. Chính vì vậy, xã hội phải luôn tin tưởng, động viên cũng như đồng hành với những sáng kiến, ý tưởng của những nhà phát minh.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét