[Hoàng Sa - Trường Sa]
Có lẽ, bên cạnh các ngành bảo vệ pháp luật thì ngành y là một trong những ngành được dư luận quan tâm nhất, để ý nhiều nhất bởi lẽ nó nếu có gì sai sót sẽ liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của người dân.
Y tế nước ta ngày một phát triển và đạt được nhiều thành tựu. Trình độ chuyên môn của các bác sĩ nước ta cũng khá cao, với nhiều y bác sĩ đầu ngành trên các lĩnh vực chuyên môn. Nhiều ca phẫu thuật mà nhiều nước trên thế giới với công nghệ hiện đại cũng chưa làm được nhưng các bác sĩ của chúng ta đã thành công. Nhiều người sau khi phẫu thuật như được từ cõi chết trở về. Đó chính là những tín hiệu đáng mừng cho ngành y nước nhà.
Thế nhưng, bên cạnh những điều kể trên, một năm qua nhìn lại, ngành y cũng còn rất nhiều "vấn đề" được dư luận quan tâm, lo lắng, nhất là vấn đề y đức và trình độ chuyên môn của các bác sĩ. Báo chí trong nước cũng đã tốn khá nhiều giấy mực để đăng bài, đưa tin về thái độ phục vụ của nhiều y bác sĩ đối với bệnh nhân; cũng đã phanh phui nhiều vụ việc yếu kém, tắc trách về chuyên môn như: kết quả xét nghiệm sai, nhân bản xét nghiệm, tiêm vắc xin đã hết hạn sử dụng, tiêm nước cất mà "tưởng" là vắc xin mới, chuẩn đoán nhầm bệnh, không quan tâm, điều trị kịp thời dẫn tới hậu quả đau lòng, "bỏ quên" dụng cụ mổ trong người bệnh nhân,...
Cố GS Tôn Thất Bách - Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội khi còn sống đã luôn răn dạy sinh viên rằng: "Người bác sĩ dốt có thể là kẻ “giết” người không dao". Đành rằng ở ngành nào, nghề nào, ở đâu cũng có người tài giỏi và người yếu kém. Thế nhưng, trong ngành y thì những sự yếu kém ấy càng ít càng tốt. Ở đó đòi hỏi nhiều sự chuyên tâm, nghiêm túc, cẩn thận, có trách nhiệm. Người yếu kém cần phải có người giỏi hơn làm việc cùng. Như thế sẽ tốt hơn và tránh được những sai lầm đáng trách.
Mong rằng chúng ta sẽ không phải chứng kiến thêm những cảnh đau lòng như vậy nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét