[Hoàng Sa - Trường Sa]
"Vừa hợp tác, vừa đấu tranh" chính là câu trả lời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước chất vấn của đại biểu quốc hội nhưng đồng thời cũng là lời khẳng định về quan điểm của Việt Nam trong quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc nói riêng, quan hệ quốc tế nói chung.
Trước hết, cần phải khẳng định rằng: vừa hợp tác, vừa đấu tranh chính là quan điểm nhất quán đã được Đảng, Nhà nước Việt Nam thực hiện trong quan hệ với các quốc gia trên thế giới từ lâu nay, chứ không phải bây giờ hoặc là sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở biển Đông mới thực hiện. Mọi suy nghĩ, nhận thức như vậy đều là không đúng.
Vậy, vì sao phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh? Bởi lẽ:
Hòa bình, hợp tác cùng phát triển là xu thế chung của cả nhân loại, là con đường đi duy nhất đúng trong bối cảnh thế giới đang trở lên phẳng, chật hơn và các quốc gia cũng đang có nhiều vấn đề chung cần phối hợp, hợp tác giải quyết. Những đòi hỏi, thách thức đó cần nhiều hơn sự hợp tác, chung sức vì lợi ích, mục tiêu chung. Trong xu thế ấy, điều cốt lõi chính là vấn đề chủ quyền và lợi ích quốc gia. Như vậy, hợp tác là để cùng phát triển và thịnh vượng.
Tuy nhiên, không phải quan hệ giữa các quốc gia với nhau lúc nào cũng chỉ có hợp tác. Hợp tác là chủ đạo, song, lúc này, lúc khác trong quan hệ ấy cũng xuất hiện những điểm bất đồng vì lý do khách quan; hoặc là xuất phát từ ý muốn chủ quan của một trong các bên muốn lợi dụng quá trình hợp tác, sử dụng vấn đề hợp tác như là "củ cà rốt" hòng lấn lướt, xâm phạm, thậm chí giành lấy lợi ích của bên kia. Do đó, trong quá trình hợp tác nhất thiết phải có sự đấu tranh. Đấu tranh là để giành lại sự công bằng, đấu tranh là để hợp tác tốt hơn, có lợi hơn cho hai bên mà thôi.
Đồng thời, cũng cần phải hiểu, đấu tranh ở đây không chỉ là đấu tranh về quân sự như luận điệu tuyên truyền của một số kẻ xấu. Mà đấu tranh ở đây là sự phản đối về mặt nhà nước, đấu tranh về các quy tắc và quy định ngoại giao, đấu tranh về dư luận, đấu tranh về pháp luật quốc tế, và cả đấu tranh của nhân dân trong và ngoài nước. Tức là đấu tranh tổng hợp và chủ yếu bằng các biện pháp hòa bình. Như thế, đấu tranh mới huy động được mọi nguồn lực và không phá vỡ xu thế hợp tác.
Điều đó có nghĩa là, trong quan hệ với các nước, vẫn có những mặt cần tranh thủ hợp tác, những có những mặt, những hoạt động phải đấu tranh.
Như vậy, chúng ta cần hiểu vừa hợp tác, vừa đấu tranh cho đầy đủ hơn. Trên cơ sở đó, chúng ta có đầy đủ lý lẽ và cơ sở để phản bác lại các luận điệu của một số kẻ xấu, những "thế lực thù địch" với Việt Nam cố tình xuyên tạc vấn đề quan hệ đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc và với các nước khác nhằm hạ uy tín, bôi xấu hình ảnh lãnh đạo, chế độ, đất nước và con người Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét