Bạch Long
Có lẽ chúng ta đã quá quen với mấy cái luận điệu vu cáo, xuyên tạc cho rằng tại Việt Nam không có tự do báo chí, rằng Nhà nước kìm kẹp sự phát triển cũng như đăng tải thông tin trên báo chí. Rõ ràng ở Việt Nam không được phép thành lập báo chí tư nhân, các thế lực xấu không có cơ hội lợi dụng báo chí để tuyên truyền, xuyên tạc nên chúng dựng lên những thông tin trái chiều, những thông tin sai lệch trắng trợn nhằm mục đích gây sức ép đến Nhà nước trong vấn đề này.
Cái gọi là Tổ chức Phóng viên không biên giới - Reporters sans Frontieres – RSF xếp hạng về tự do báo chí năm 2014 đã đặt Việt Nam đứng thức 174/180 quốc gia trong bản đánh giá của mình. Xếp cùng những thứ hạng gần kề là Trung Quốc, Cuba, Lào, Bắc Hàn... Tôi thật không hiểu được là tổ chức này lấy đâu ra căn cứ để xếp hạng như thế, có lẽ với họ, để báo chí có quyền soi mói, phán xét người khác một cách công khai, trắng trợn thì họ mới hài lòng. Chắc tổ chức này xếp Mỹ và các nước Phương Tây ở vị trí cao về tự do báo chí, họ cho rằng ở những nước như thế hoạt động báo chí đã thực hiện đúng chức năng của mình là truyền tải thông tin chân thực đến công chúng và nhà nước không can thiệp vào hoạt động này. Nhưng tôi xin lỗi chứ thứ tự do báo chí phương Tây đích thực chỉ là cái thứ tự do mua nhà báo, tự do mua thông tin mà thôi, không hề tồn tại tự do báo chí đích thực mà mọi người hướng đến.
(Tự do báo chí Việt Nam bị xuyên tạc trắng trợn)
Có một điểm chúng ta dễ nhận thấy đó là những nước bị Tổ chức Phóng viên không biên giới xếp hạng áp chót trong bản danh sách hầu hết là những nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa, những nước đối địch với Mỹ và phương Tây. Riêng với Trung Quốc, đây được coi là cường quốc có thể sánh với Mỹ trong nhiều lĩnh vực quan trọng của cuộc sống. Tôi bật cười khi nghĩ đến một tổ chức nào đó tương tự như Tổ chức Phóng viên không biên giới được thành lập ở Trung Quốc và do người Trung Quốc thâu tóm có khi họ cũng xếp Mỹ và các nước Phương Tây vào cái vị trí mà Trung Quốc đang ở bây giờ trong bản danh sách về Tự do báo chí.
Có một sự thật rằng ở các nước Tư bản, họ trao cho phóng viên, nhà báo những đặc quyền quá lớn, điều đó dễ khiến họ bị tác động tiêu cực từ ánh hào quang này. Đây là lí do tại sao việc mua phóng viên báo chí là điều quá đơn giản trong nền công nghiệp cạnh tranh khốc liệt tại các nước đó.
Một lần nữa chúng ta khẳng định, nền báo chí cách mạng tại Việt Nam chính là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Nền báo chí cách mạng đó sẽ vững vàng đứng trước những âm mưu xuyên tạc, vu cáo của các nước phương Tây. Những tổ chức đại loại như là Tổ chức Phóng viên không biên giới hãy thôi cái trò “không đẹp” ấy đi, “bổn cũ soạn lại” sẽ chẳng bao giờ hiệu quả đâu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét