[Truyền thông]
Văn đoàn độc lập Việt Nam
Một bản tuyên bố vận động thành lập tổ chức “Văn đoàn độc lập Việt Nam” vừa được phổ biến trên internet với tên của 61 nhà thơ, nhà văn dịch giả, nhà phê bình, nhà nghiên cứu văn học mà phần lớn là những người ở trong nước. Người ta thấy tên của nhiều người cầm bút nổi tiếng trong nước như Nguyên Ngọc, Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Đỗ Trung Quân, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Võ Thị Hảo v.v...
Một số trong danh sách 61 người nói trên có tác phẩm xuất bản tại Việt Nam nhưng không thiếu những người có tác phẩm bị cấm xuất bản và buộc phải in ấn ở hải ngoại. Một số phải “in lậu” tác phẩm nếu muốn in trong nước. Nếu in ở hải ngoại, những người ở Việt Nam muốn đọc chỉ có thể đọc từ các vụ chuyển lậu ít ỏi hoặc đọc trên internet nếu chúng được công bố qua một trang mạng nào đó.
Phóng viên Kính Hòa có ngay bài trên RFA với tựa đề “một bước tiến của xã hội dân sự“. Tuy nhiên, ngoài việc đăng bố cáo trên của nhà văn Nguyên Ngọc, trang Ba Sàm lại không mấy tỏ ra mặn mà với thông tin này. Giới quan sát cho đó là hành động thận trọng của Ba Sàm vì ông Vinh quá hiểu tính khí cũng như thực lực của các nhà văn có tên trong danh sách. Vậy “Văn đoàn độc lập Việt Nam” là cái gì? Xin được bàn luận về một số điểm sau:
Thứ nhất: Ngay trong cách đặt vấn đề là “Tuyên Bố Vận Động” cũng đã cho thấy tính thiếu chính danh của “Hội” này. Nó cho thấy sự láu cá luồn lách với mục đích thăm dò dư luận, đặc biệt là phản ứng của chính quyền. Điều này chứng tỏ, các nhà văn chưa hiểu kỹ luật pháp, chưa nắm chắc phản ứng của chính quyền và chưa thật sẵn sàng cho ra đời cái hội như thế này. Một “Hội” đường đường chính chính sẽ không bao giờ làm cái công việc nửa nạc nửa mỡ như vậy.
Thứ hai, về thành phần của “Văn đoàn độc lập Việt Nam”.
Thành phần của “Văn đoàn”, gồm nhà văn Nguyên Ngọc, cùng nhiều cây bút khác là thành viên Ban vận động như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên.v.v.. Với thành phần này, Văn đoàn không chỉ là tập hợp các nhà văn Việt Nam ở trong nước mà còn có có sự tham gia của các nhà văn ở hải ngoại, trong đó có cả nhà văn Vũ Thư Hiên, được coi là kẻ đào tẩu muộn màng.
Thứ ba, về lý do thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam”
Theo như bản tuyên bố kêu gọi, các nhà văn cho rằng: Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc. Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.
Như vậy, để tránh cái kết cục đẻ non hoặc chết yểu, “Văn đoàn độc lập Việt Nam” nên tỏ ra thông minh bằng cách xin phép thành lập hội của mình với đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
Tôi tin rằng, với thành phần ô hợp đó, với những lý do và mục đích đã tuyên thì “Văn đoàn độc lập Việt Nam” sẽ không có chỗ đứng trên văn đàn đất Việt. Nếu nó có tồn tại, thì cũng chỉ như một cái quái thai ngoài hôn thú vất vưởng ngoài lề xã hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét