[Bùi Nam Bình]
Tôi – một thanh niên thế hệ 8x, cùng nhiều bạn bè trang lứa của mình được biết đến ông NguyênNgọc khi còn ngồi trên ghế nhà trường, với tinh thần hừng hực của những anh hùng Núp, những người con Xô-man như Tnú, Mai, cụ Mết…, cái tinh thần “Đất nước đứng lên” với lửa rừng xà nu cháy rừng rực. Tôi đã từng kính trọng ông – một nhà văn có tài, có tâm với đất nước, với núi rừng Tây Nguyên.
Thế nhưng, những năm gần đây, cũng là những năm ông Nguyên Ngọc đã cao tuổi, ông đã liên tiếp làm cho chúng tôi, những độc giả đã từng yêu mến ông, cảm thấy thất vọng vô cùng với những hành xử ngược đời của chính ông.
Đầu tiên là việc ông liên tiếp từ chối nhận các giải thưởng về văn học nghệ thuật – nhưng với cái cách từ chối “không giống ai”.
Năm 2000, ông được nhận Huân chương Độc lập. Nhưng ông không có mặt tại buổi trao Huân chương. Lãnh đạo Hội Nhà văn đến tận nhà riêng của ông để trao Huân chương thì ông nói rằng hôm đó ông bận việc ở Đà Nẵng. Nhưng mọi người đều hiểu nguyên nhân thực sự bên trong, vì trước đó ông được đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh, nhưng không đủ số phiếu bầu, nên ông tỏ thái độ dằn dỗi, không thèm nhận huân chương Độc lập. Thiết nghĩ, nếu chưa đủ phiếu bầu là do uy tín của mình chưa đủ, tài năng, đức độ của mình chưa thuyết phục được lòng người. Dằn dỗi không nhận, rồi lại nhận, y như một đứa trẻ con đòi quà. Ông làm như vậy chỉ để cho bọn trẻ như chúng tôi cười chê thôi.
Thế rồi Hội Nhà văn lại đề cử ông một giải thưởng cao quý hơn, là giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001). Ông lại giở đúng bài cũ, không thèm đến nhận. Khi người ta mang đến tận nhà, lại nhận. Ôi, Nguyên Ngọc.
Tưởng đã xong, lại nổ ra vụ đình đám nữa. Lần này là năm 2011, vẫn bài cũ, từ chối nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Vẫn biết quyền nhận hay không là ở người nhận, nhưng sao ông đã đồng ý cho người ta làm hồ sơ, thủ tục, rồi đùng cái ông bảo “Không nhận”. Sao ông không thể hiện dũng khí từ chối luôn từ đầu mà cứ đến lúc xong đâu đấy rồi ông mới nói không. Rồi ông lên báo chí chém gió, vỗ ngực bành bạch về danh dự nhà văn và sự vô tư, trong sáng không màng danh lợi. Ôi, ông Nguyên Ngọc, ông làm chúng tôi nghĩ đến những một chiêu trò PR bản thân của chân dài óc ngắn Ngọc Trinh.
Ông lại tham gia vào đủ thứ chuyện khác nữa. Nào là cùng ký tên kiến nghị tước quyền của Đảng. Nào là phản đối Bô-xít Tây nguyên. Nào là kích động chiến tranh với Trung Quốc.
Và bây giờ ông cầm đầu cái nhóm vận động thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập”. Cái tên hay ho đến nỗi làm người ta liên tưởng đến nhóm Tự lực văn đoàn ngày xưa. Nhưng hỡi ơi, khi nhìn vào cái danh sách thành viên “Văn đoàn” của ông, người ta thấy rặt một phường gian manh, tục tĩu, cơ hội. Xin điểm vài gương mặt tiêu biểu nhé:
Bùi Chát (xếp ngay sau ông Ngọc trong danh sách): thuộc nhóm “Mở miệng” với những vần thơ đạt đến cao độ của sự tục tĩu. Đây ạ (xin lỗi người đọc vì phải trưng ra những câu tục tĩu đó để làm bằng chứng): “Bạn ơi giao hợp nơi đâu”; “Đờm, dãi, thịt, da, tinh, khí, phì, phào”;…
Rồi đến Nguyễn Quang Lập, “nhà văn” đã từng kể “cùng với lũ bạn bảy, tám tuổi góp tiền sờ bướm con gái” và những câu văn gây sốc đại loại như: ‘đít thằng Thanh đang nhoáy trên bụng thím L.” Ông Lập còn nổi xú danh vì cho rằng việc thực dân Pháp, đế quốc Mỹ tra tấn, đóng đinh vào đầu tù nhân ở Hỏa Lò, Phú Quốc chỉ là việc “khai thác thông tin”. Xin dành đôi lời với ông Lập: Liệu ông có bằng lòng cho nhà cầm quyền hiện nay “khai thác thông tin” theo cách trên – dù chỉ một chút – đối với bản than ông liệu có được không?
Rồi chốt trong danh sách là Vũ Thư Hiên, người đã không tiếc lời và cả những thủ đoạn hạ lưu hòng bôi đen hình ảnh người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa được thế giới công nhận là Hồ Chí Minh.
Rất tiếc trong danh sách của cái gọi là Văn đoàn độc lập, chưa có tên của “nhà văn” Lê Quỳnh Như với đệ nhất dâm thư “Sợi xích”. Cũng chưa có tên của nhà quản trị trang mạng Lauxanh hay Coithienthai vì những tên này đang bận thực hiện công việc của mình trong nhà đá vì hành vi tán phát văn hóa phẩm đồi trụy.
Vậy đó. Những người mà ông Nguyên Ngọc định tập hợp lại để thực hiện cái mà như ông nói “một trong nhưng chức năng của văn học là thức tỉnh lương tri của con người”. Với bầy đàn như thế kia, thử hỏi ông định thức tỉnh cái gì?
Hệ thống lại toàn bộ những gì ông đã làm, người ta dễ dàng nhận thấy rằng: Không thể nói ông Nguyên Ngọc hoạt động thuần văn chương, không có mưu đồ chính trị. Chẳng những thế, ông giữ cái nhìn lệch lạc, thiếu công bằng về xã hội. Những người mà ông tụ tập xung quanh, dù ông dẫn đầu hoặc ông theo đuôi, không ít thì nhiều đều có cái nhìn hằn học với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thưa ông Nguyên Ngọc. Với tất cả sự tôn trọng còn sót lại của chúng tôi đối với ông, xin kêu gọi ông hãy để lương tâm, danh dự dẫn lối, đừng để ảo vọng lợi danh che lấp trí tuệ của mình. Trở về đường ngay nẻo chánh, “Quay đầu là bờ”, nhận thức và từ bỏ hành động sai lầm không bao giờ là quá muộn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét