[Mặt Trời]
Theo thông tin mới được đăng tải thì tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 1 và 2 ngày 10/3, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, Chính phủ đã có thông báo, trong khi chuẩn bị báo cáo Quy hoạch báo chí toàn quốc đến năm 2020 trình Bộ Chính trị ban hành, Bộ Thông tin và Truyền thông tạm dừng việc cấp phép thành lập các cơ quan báo chí; "đồng thời rà soát, giảm bớt những tờ báo hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích".
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trong buổi họp giao ban ngày 10/3/2014
Đây là thông tin rất đỗi bình thường khi mà trong lộ trình quy hoạch báo chí đến năm 2020, việc dừng cấp phép thành lập các cơ quan báo chí sẽ giúp Bộ Thông tin & Truyền thông có thời gian chỉnh đốn những sơ hở, thiếu sót trong hoạt động báo chí thời gian qua. Ấy vậy mà nhiều trang tin điện tử nước ngoài, nhiều kẻ “ăn không nói có, mồm 5 miệng mười” lại oang oang lên rằng Nhà nước Việt Nam kìm kẹp sự phát triển của báo chí, không cho phép báo chí tự do hoạt động theo ý muốn của mình. Có lẽ phương Tây và những kẻ này muốn lợi dụng những thông tin đó tuyên truyền làm sai lệch chủ trương của Đảng, Nhà nước trong định hướng và quản lí hoạt động báo chí. Liệu rằng đây có phải bước tiến trong âm mưu muốn ra báo chí tư nhân để tuyên truyền chia rẽ nội bộ, truyền bá văn hoá, lối sống trái với bản sắc văn hoá dân tộc tại Việt Nam?
Cùng với đó, bên cạnh tuyên bố sẽ “rà soát, giảm bớt những tờ báo hoạt động không đúng tôn chỉ mục đích” cũng bị các đối tượng xấu xuyên tạc, vu cáo. Thật chẳng thể hiểu được những con người ấy nghĩ gì nữa. Mỗi một tờ báo trước khi được cấp phép thành lập đều tự mình đề ra tôn chỉ, mục đích, đề ra phương hướng hoạt động phù hợp với lợi ích của đất nước. Vậy thì tại sao trong quá trình hoạt động những tờ báo ấy lại không làm được những điều mà chính mình đề ra. Nếu đã không làm được thì việc bị rà soát, bị kỉ luật, thậm chí bị “giảm bớt” là điều tất yếu. Bản thân tôi cảm thấy đây là một chuyện hết sức bình thường, cũng giống như chúng ta loại trừ những cá nhân, những nhân tố không phù hợp ra khỏi tổ chức, ra khỏi xã hội vậy.
Bên cạnh đó, trong thực tế cho thấy, rất nhiều cơ quan báo chí còn tồn tại những sai phạm trong hoạt động của mình. Những sai phạm đó có thể là sai phạm trong liên kết báo chí, để đối tác chi phối nội dung bài viết; vì mục đích kinh tế mà đăng tải quảng cáo quá nhiều... Vậy thì những cơ quan báo chí như vậy có xứng đáng bị rà soát ko?
Mọi thứ đã quá rõ ràng như ban ngày như thế thì tại sao các thế lực xấu, các trang tin điện tử nước ngoài lại có thể xuyên tạc, vu cáo những điều đại loại như là: “Nhà nước Việt Nam muốn xoá sổ những tờ báo dám nói lên sự thật, dám nói lên những điều bất đồng chính kiến”, rồi thì “Nhà nước Việt Nam bịt miệng tự do báo chí, biến báo chí thành con vẹt không hơn không kém”, và còn rất nhiều những lời nghịch nhĩ nữa.
Bản thân tôi thiết nghĩ, chúng ta nên có cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Điều gì đúng thì nên chấp nhận chứ không nên xuyên tạc, vu cáo một cách trắng trợn như thế. Các cơ quan báo chí có sai phạm thì sẽ có kỉ luật, báo nào sai phạm có hệ thống thì tốt nhất nên sớm bị loại bỏ. Chuyện bé như con kiến thế mà cũng bị những kẻ “thùng rỗng kêu to” biến thành chuyện như con voi. Đúng là hết chỗ nói.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét