Minh Trị
Các tổ chức phản động lưu vong người Việt xưa nay vẫn thường rêu rao về cái gọi là “chính nghĩa quốc gia”, vẫn đi cái thây ma “quân lực Việt nam cộng hòa” đã thất bại thảm hại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của quân dân ta. Ở mỗi dịp kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30/4 (mà chúng gọi là “ngày quốc hận”) hay “ngày quân lực” 19/6, bọn phản động lưu vong thường trưng ra lá cờ vàng ba sọc đỏ gọi là “cờ quốc gia” và hát bài “tiếng gọi công dân” mà chúng tự cho là “quốc ca việt nam cộng hòa”.
Cái gọi là “cờ quốc gia” đã bị chính nhân dân ta từ thời chống Pháp đến chống Mỹ chế giễu là “cờ ba que”, còn thực chất bài “quốc ca” của cái gọi là “Việt Nam cộng hòa” là gì?
Xin thưa, bài “tiếng gọi công dân” mà chính quyền ngụy Sài Gòn chọn làm “quốc ca” có nguồn gốc là bài “tiếng gọi thanh niên” ra đời năm 1939 của cố nhạc sỹ Lưu Hữu Phước, từ bài hát chính thức của học sinh trường Petrus Ký dần trở thành bài hát của Tổng hội sinh viên Đông Dương và tổ chức “Thanh niên Tiền phong” – tập hợp người trẻ tuổi yêu nước tham gia tích cực Cách mạng Tháng Tám. Điều trùng hợp là, Lưu Hữu Phước cũng đồng thời là tác giả bài “Giải phóng miền Nam” được coi như nhạc hiệu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, mà bọn ngụy thường gọi là nhạc sỹ “Việt cộng”. Năm 1948, chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Xuân lấy nó làm quốc ca của “quốc gia Việt Nam ” (chính quyền tay sai do Pháp lập ra để chống lực lượng kháng chiến Việt Minh). Đến năm 1956, sau khi phá hoại hiệp định Giơnevơ, rắp tâm chia cắt lâu dài đất nước, mặc dù giương cao cái khẩu hiệu giả tạo “đả thực”, “bài phong” (loại bỏ tàn dư của thực dân Pháp, Bảo Đại và các thế lực thân Pháp khác), nhưng Ngô Đình Diệm vẫn lấy lại cái “quốc ca quốc gia Việt Nam” làm quốc ca của cái gọi là “Việt Nam cộng hòa”.
Vậy là đã rõ, cái chính quyền “quốc gia” hết “đệ nhất” lại “đệ nhị” cộng hòa đã chỉnh sửa trái phép một bài hát vốn của phong trào sinh viên trước Cách mạng Tháng Tám và lấy nó làm “quốc ca” của mình. Cờ thì “ba que”, quốc ca thì … đạo nhạc, vậy mà vẫn có không ít kẻ phản động lưu vong và cả một số phần tử quá khích khác vẫn cứ tôn thờ một cách vô lối (!). Tiếc thay, một số phần tử quá khích dù tuổi còn trẻ, do bị tiêm nhiễm cái tư tưởng độc hại đó, đã có những hành vi tán phát những biểu tượng của chế độ ngụy quyền phản dân hại nước, để rồi đến khi ra trước vành móng ngựa mà vẫn khăng khăng nói “đó là cờ của quốc gia Việt Nam”.
Bài hát “Tiếng gọi thanh niên” của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước
0 nhận xét:
Đăng nhận xét