“VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP” - Sân chơi thiếu lành mạnh của các nhà văn

[Thiên sứ]

Văn Đoàn độc lập?

        Như chúng ta đã biết mấy ngày qua các diễn đàn trên mạng Internet đồng loạt đưa các thông tin liên quan đến việc một số nhà văn ra sức kêu gọi thành lập cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” do nhà văn Nguyên Ngọc đứng đầu cùng với 61 cây bút khác ở trong và ngoài nước, như là: Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên, Ý Nhi v.v… Như “méo mù vớ được các rán” thì ngay lập tức các trang mạng có xu hướng chống chính quyền Việt Nam nắm lấy và tâng bốc vụ việc này như một sự kiện chính trị đặc biệt.
        Sẽ chẳng có gì để bàn luận và nói đến cái tuyên bố này nếu như không có sự “đặc biệt” – xuất phát từ chính bản chất thành phần ban vận động của tuyên bố này.
        Thứ nhất, thành phần ban vận động này rất đa dạng. Bên cạnh số nhà văn có tên tuổi và những người bị lôi kéo tham gia thì còn những người rất đáng chú ý với các tên tuổi chuyên đi vu cáo xuyên tạc hoặc đả kích chế độ như: Hà Sĩ Phu Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi, Thư Hiên…Từ vấn đề này chúng ta cũng có thể đoàn được việc để những nhân vật tai tiếng trong ban vận động này là một trò quảng bá thương hiệu hoặc là câu like với giới dân chủ hải ngoại mà thôi.
         Thứ hai, chúng đã phủ định sạch trơn mọi công lao của thế hệ nhà văn cha anh đi trước trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam để lấy lý dó tuyên bố thành lập cái mà chúng gọi là “văn đoàn độc lập”
         Thứ ba, mục đích của cái gọi là “văn đoàn độc lập” đề ra thì có vẻ là hay ho, cao đẹp lắm nhưng xét cho cùng thì mục đích của nó là làm chính trị và đối lập với Hội nhà văn Việt Nam. Điều này được minh chứng rõ ràng khi nhà Phê bình Phạm Xuân Nguyên – một thành viên ban vận động trả lời phỏng vấn trên RFA: “Sự cạnh tranh đó sẽ trên hoạt động, mà trên hoạt động rồi thì sẽ thấy cái chuyện cạnh tranh hay không”. Cái từ “Độc lập” có ý muốn tách ra khỏi sự quản lý của nhà nước và nó chỉ ra mục đích đen tối của những người đứng ra vận động thành lập “Văn đoàn độc lập Việt Nam”.
           Như vậy, qua các phân tích trên phần nào chúng ta cũng đã nhận ra được bản chất không mấy tốt đẹp của cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam”. Tôi thiết nghĩ các nhà văn trên nếu có lương tâm nghề nghiệp và tình yêu văn học sao không hoạt động và cống hiến hết mình cho nên văn học nước nhà trong Hội nhà văn Việt Nam – một tổ chức hợp pháp và được Nhà nước bảo hộ mà phải đứng ra làm những việc “mèo mả gà đồng” như thế. 
        
“VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP” - Sân chơi thiếu lành mạnh của các nhà văn

        Là thế hệ trẻ của Đất Nước tôi thấy rất búc xúc, thất vọng và kịch liệt phản đối việc làm của các nhà văn trong “văn đoàn độc lập”, và tôi cũng tin rằng cái gọi là “văn đoàn độc lập” cũng không phải là một sân chơi lành mạnh của 61 nhà văn nói trên./.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét