HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974 - CẦN CÓ CÁCH NHÌN ĐÚNG VỀ LỊCH SỬ


          Người đi tìm hình của nước
           Trong những ngày qua, với hành động của Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã khiến cho dư luận trong nước cũng như toàn thể nhân dân có lương tri trên thế giới đều căm phẫm. Đây chính là một hành động đi ngược lại tình cảm láng giềng hữu nghị tốt đẹp đang được nhân dân hai nước xây dựng, cũng như đi ngược lại luật pháp quốc tế.       Chính trong những ngày này, chúng ta lại càng thấy được sự hy sinh, không quản khó khăn gian khổ thậm chí hy sinh của các đồng chí chiến sỹ Hải quân đang làm nhiệm vụ trên biển nhằm giữ vững chủ quyền quốc gia dân tộc. Tuy nhiên, đã và đang có những luận điểm của một số người kêu gọi Đảng, Nhà nước ta phải phong liệt sỹ cho những chiến sỹ Việt Nam cộng hòa đã chết trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Đây có thể coi là một sự sai lầm trong nhận thức về lịch sử của một số người đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu bản chất thật của việc này.Chúng ta không thể coi việc ngã xuống của những người lính Việt Nam cộng hòa trong trận chiến Hoàng Sa  1974 với sự ngã xuống của những người lính hải quân nhân dân Việt Nam, bởi vì:
          Trước tiên, lý tưởng, mục đích của sự hy sinh giữa người lính Việt Nam cộng hòa khác xa với người lính cụ Hồ. Những người lính Việt Nam cộng hòa chiến đấu vì thể chế Việt Nam cộng hòa - một thể chế bù nhìn, không đại diện cho ý chí toàn dân tộc. Có thể nói, ngay từ khi được thành lập đến khi sụp đổ, chính quyền Việt Nam cộng hòa chưa bao giờ là một chính quyền độc lập, luôn luôn chịu sự chi phối của Đế quốc Mỹ và sẵn sàng làm mọi việc kể cả tàn sát đồng bào chỉ để làm vừa lòng quan thầy Mỹ. Chính quyền Việt Nam cộng hòa đã đẩy những người lính này ra làm tấm bia đỡ đạn cho họ ở Hoàng Sa và đã bỏ mặc họ khi mà họ cần đến sự giúp đỡ của chính quyền.



 Tầu HQ16 của hải quân Việt Nam Cộng Hoà
          Bên cạnh đó, năm 1973 với việc Mỹ thất trận ở miền Nam Việt Nam buộc phải ký hiệp định Pari, đã dẫn đến việc Mỹ thỏa thuận ngầm với Trung Quốc trong việc đồng ý cho Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam và cho Trung Quốc lấy ghế thường trực bảo an Liên hợp quốc của Đài Loan. Đổi lại Trung Quốc sẽ hỗ trợ Mỹ trong việc làm giảm bước tiến của lực lượng cách mạng ở miền Nam Việt Nam và buộc chúng ta phải đảm bảo sự tồn tại của chính quyền Ngụy trong chính phủ liên hiệp sau thống nhất. Có thể nói Mỹ đã bán đứng chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính vì vậy khi nổ ra cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974, mặc dù có trong tay lực lượng không quân lên tới 5 sư đoàn với 2000 máy bay (trong đó có máy bay F5 có tầm hoạt động 600 km so với MIG - 21 của Trung Quốc với tầm bay 300 km) và lực lượng hải quân với khoảng 350 tàu chiến các loại với trang bị tối tân. Nhưng chính quyền Việt Nam cộng hòa chỉ cử 4 chiến hạm ra Hoàng Sa để bảo vệ đảo và đã không cử quân đội ra tiếp viện khi chiến sự nổ ra ác liệt bởi vì nhận được sự chỉ thị của quan thầy Mỹ trong việc này. Ngoài ra, trước năm 1973, Việt Nam cộng hòa duy trì ở Hoàng Sa một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, nhưng cuối 1973, họ đã thay thế bằng một trung đội lính bảo an. Như vậy, có thể thấy việc Việt Nam cộng hòa mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc là có sự giật dây của Mỹ.
          Ngoài ra, trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, việc chiến đấu của các người lính Việt Nam cộng hòa còn đặt lại nhiều dấu hỏi. Theo tường thuật của nguyên trung tá Việt Nam cộng hòa Nguyễn Văn Thự: ngày 19/1/1974 khi thấy các chiến hạm của Trung Quốc, ông ta đã ra lệnh cho tàu HQ 16 “quay ngang” để “tận dụng tất cả các súng trên tàu”. Theo nguyên lý tác chiến của bất cứ quân đội nào trên thế giới thì khi gặp tàu địch cần hướng mũi tàu thẳng về phía địch - đây chính là tư thế chiến đấu, nhằm hạn chế mặt tiếp diện của tàu có thể bị tấn công, đồng thời các vũ khí trên tàu sẽ không phải chỉnh hướng mà chỉ cần chỉnh độ cao (ngược lại với việc xoay ngang tàu, khi đó chúng ta cần phải chỉnh cả hướng và độ cao của súng). Vì vậy có thể nói, đây chính la hành động bỏ chạy của tàu HQ16 của Việt Nam cộng hòa. Chính vì vậy, trong trận chiến này đã có 2 tàu chiến của Việt Nam cộng hòa bị bắn hạ, nhưng trong đó có một tàu chiến bị chính quân Việt Nam cộng hòa bắn hạ (hay nói cách khác là quân mình bắn quân mình), việc này chỉ có thể lý giải là vì tàu chiến của Việt Nam cộng hòa quay đầu bỏ chạy nên bị tàu khác tưởng là tàu địch và bị bắn hạ.
          Chính trong lời kể của Nguyễn Văn Thự, chúng ta có thể thấy trong khi tham chiến, từ ông ta đến những người lính dưới quyền luôn có tư tưởng thoái lui, không muốn chiến đấu. Mặc dù có lệnh của sở chỉ huy cho tàu ủi vào đảo khí tượng ở Hoàng Sa để chờ tàu chi viện nhưng lính dưới quyền của ông ta đã khẩn thiết: Xin hạm trưởng đừng ủi tàu vào đảo khí tượng. Mình sẽ bị Trung Cộng bắt làm tù binh. Làm tù binh Trung Cộng thì kể như chết rục xương trong tù, không còn thấy cha mẹ, vợ con, quê hương xứ sở” . Từ những hình ảnh và lời nói này, chúng ta chỉ cần đối chiều với những tấm gương hy sinh của chiến sỹ Hải quân nhân dân trong trận thủy chiến 1988, chúng ta có thể thấy sự khác biệt hoàn toàn về tinh thần anh dũng, lòng quả cảm, quyết tâm bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc. Vì vậy, họ mới chính là người đáng được tôn vinh, tặng thưởng các tấm huân huy chương, được xã hội tưởng nhớ về tấm gương anh dũng của mình.
          Dòng chảy lịch sử dân tộc ta đã gắn liền với các cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước. Đã có nhiều tấm gương anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Tuy nhiên không thể đánh đồng tất cả sự hy sinh với nhau, như vậy sẽ làm suy giảm tinh thần đáng quý của dân tộc ta đó là uống nước nhớ nguồn.Chỉ có những người hy sinh anh dũng, bất khuất vì một lý tưởng cao đẹp mới có thể xứng đáng được tôn vinh, tưởng nhớ. Xin kết bài viết bằng  một câu ngạn ngữ nước ngoài rằng: Một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật thì không còn là sự thật!
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét