[Người đi tìm hình của nước]
Trung Quốc trong những thập niên qua luôn dẫn đầu thế giới về khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế của đất nước. Thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả đã góp phần tạo ra một nguồn vốn vô cùng to lớn cũng như sự chuyển giao khoa học công nghệ tiến tiến hàng đầu trên thế giới cho Trung Quốc. Nhờ đó, Trung Quốc luôn duy trì được mức tăng trưởng đáng kinh ngạc so với các nước trên thế giới và Trung Quốc trở thành một nước công nghiệp xuất khẩu hàng đầu trên thế giới.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đang có dấu hiệu sụt giảm. Theo số liệu thống kê của Bộ thương mại Trung Quốc, đầu tư nước ngoài vào trung quốc trong tháng 5 vừa qua đã giảm 6.7% so với cách đây một năm và là tháng thu hút đầu tư kém nhất kể từ tháng 1 năm ngoái. Đáng chú ý là Nhật Bản, 1 trong 10 nước có nguồn vốn đấu tư vào trung quốc. FDI của Nhật Bản đã sụt giảm mạnh tới 42% so với cách đây một năm. Không chỉ đầu tư của Nhật Bản sụt giảm, mà đầu tư của Mỹ trong tháng 5 này cũng sụt giảm 9%, còn của Liên minh châu Âu là 22%. Vậy đâu là nguyên nhân của sự sụt giảm trên?
Trước tiên, đó chính là do sự bất ổn trong nội tại Trung Quốc. Như chúng ta đã biết, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường của đất nước này đã và đang bị tàn phá nặng nề. Trung Quốc đã trở thành nước có môi trường ô nhiễm nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, nội bộ dân tộc của họ đang xảy ra mâu thuẫn nghiêm trọng, đó là mâu thuẫn do khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, mâu thuẫn sắc tộc giữa những người dân tộc thiểu số (phần đông là người nghèo) với dân tộc Hán. Ngoài ra, ưu thế về giá nhân công rẻ của Trung Quốc đang mất dần do sự nổi lên của các nước có giá nhân công rẻ, tay nghề cao như: Việt Nam, Myanmar, Laos… đồng thời, các vụ bê bối trong việc bóc lột sức lao động trong các công ty ở Trung Quốc đã làm nhiều công ty quay lưng với Trung Quốc.
Thứ hai là, môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc không được đảm bảo. Ở Trung Quốc không có khái niệm về quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy tất cả các mặt hàng nhái của các thương hiệu trên thế giới vì vậy các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc rất dễ bị đánh cắp bí quyết khoa học công nghệ. Các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc chứa nhiều yếu tố rủi ro, các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc không nhận được nhiều sự bảo hộ từ chính quyền các cấp ở nước này. Điển hình như: tháng 9 năm 2012, khi xảy ra xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở đảo Điếu ngư/Senkaku, hơn 60.000 người Trung Quốc đã xuống đường biểu tình chống Nhật Bản. Những người này đã tiến hành đập phá nhà xưởng của các nhà đầu tư Nhật Bản, đánh đập chủ đầu tư, đốt những hàng hóa có xuất xứ Nhật. Những nhà đầu tư Nhật Bản tại Trung Quốc đã bị thiệt hại nặng nề, nhưng chính quyền Trung Quốc đã không có một hành động nào nhằm bồi thường thiệt hại cũng như trấn an những nhà đâu tư này (điều này trái ngược hoàn toàn với Việt Nam, sau khi xảy ra những vụ xung đột ở Bình Dương và Hà Tĩnh, chính quyền địa phương cũng như Chính phủ ta đã có những hành động cụ thể nhằm trấn an các nhà đầu tư đồng thời cam kết bồi thường thiệt hại cho họ).
Ngoài ra, một nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc sụt giảm đó là việc Trung Quốc tiến hành xung đột với các nước trong khu vực, nhất là việc âm mưu độc bá biển Đông mà gần đây nhất Trung Quốc đã bất chất mọi luật lệ quốc tế hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Mặc dù, Việt Nam luôn kiên trì sử dụng biện pháp trong đấu tranh bảo vệ lãnh thổ, cũng như sự phản đối của cộng đồng quốc tế, nhưng Trung Quốc vẫn ngang nhiên đẩy mạnh các hoạt động ngang ngược trên vùng lãnh hải của Việt Nam. Chính điều này đã gây ra sự bất ổn trong khu vực và trên thế giới, làm ảnh hưởng đến sự hồi phục của nền kinh tế thế giới. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang dự định tiến hành các hoạt đầu tư, sản xuất ở Trung Quốc. Làm cho họ mất niềm tin vào những khẩu hiệu, những lời nói tốt đẹp của chính quyền Trung Quốc khi tiến hành kêu gọi đầu tư vào Trung Quốc.
Trung Quốc có thể sử dụng vị trí của một nước thường trực của hội đồng bảo an Liên hợp quốc để ngang nhiên tiến hành các hoạt động đi ngược luật pháp quốc tế, xâm phạm lãnh thổ một quốc gia khác. Tuy nhiên, họ không thể ép buộc được hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước họ nếu họ không nhất quán giữa hành động và lời nói, đồng thời không có thiện chí trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và cùng phát triển. Vì vậy, đây chính là cơ hội cho Việt Nam có thể tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài đồng thời thay đổi cơ cấu nền kinh tế của đất nước nhằm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào kinh tế Trung Quốc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét