BÀN VỀ TỰ DO BÁO CHÍ

[Hoàng Sa - Trường Sa]

Xin được mở đầu bài viết này bằng một trích đoạn trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị thường niên mạng thông tin Châu Á:

"...khẳng định quyền tự do báo chí là quyền cơ bản của quyền công dân, tự do báo chí là xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, tự do báo chí phải theo quy định của luật pháp để đảm bảo tự do của người này, tổ chức này không xâm phạm đến tự do và lợi ích của tổ chức và cá nhân khác..."

Đúng. Tự do báo chí là quyền cơ bản của công dân. Điều này đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Ở Việt Nam, phải khẳng định quyền tự do báo chí của người dân đã và đang được đảm bảo và tiếp tục sẽ được Nhà nước hoàn thiện, củng cố thêm.

Tuy nhiên, tự do báo chí cũng chính là chiêu bài để kẻ xấu hoặc những nhà "dân chủ" giả lợi dụng để chống phá Việt Nam, cho rằng Việt Nam đàn áp tự do báo chí, áp đặt tư tưởng và nội dung lên báo chí, "độc quyền báo chí", vi phạm quy định về nhân quyền, từ đó xuyên tạc, kích động các hoạt động chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam, khiến cho lợi ích quốc gia bị tổn hại, nhất là trong quan hệ quốc tế.

Và để minh chứng cho luận điệu này, đám "dân chủ" giả hiệu viện vào Điều 19 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền:

"Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào,và không có giới hạn về biên giới".

Đúng là Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền có quy định như vậy và Việt Nam cũng đã tham gia. Nhưng xin thưa rằng, quyền lợi bao giờ cũng đi liền với nghĩa vụ. Đừng cố tình nhìn sự việc một cách phiến diện như vậy. Đừng quên rằng, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền cũng quy định thế này:

"Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ" (Điều 29).

Tương tự như vậy, Hiến pháp năm 2013 quy định:

"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định" (Điều 25).

Không chỉ có vậy, để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp và để đảm bảo việc thực thi quyền tự do báo chí được cụ thể, rõ ràng hơn, Luật báo chí Việt Nam cũng quy định:

"Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân." (Điều 2 Luật báo chí).

Như vậy, đừng cố tình nhìn nhận phiến diện hay chủ quan khi chỉ cho rằng tự do báo chí tức là thích làm gì thì làm, thích nói gì thì nói. Đừng viện vào cớ "tự do báo chí" để biện minh cho các hành động tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu thậm chí chống phá chính đất nước và đồng bào mình.

Hơn nữa, cần phải nhận thức rằng: tự do báo chí và báo chí tư nhân là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tự do báo chí là quyền của công dân, quyền lợi ấy luôn song hành cùng với nghĩa vụ là không được sử dụng nó để làm ảnh hưởng, thậm chí làm mất tự do, quyền lợi, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

Còn có cho phép báo chí tư nhân hay không thuộc về chức năng của nhà nước, là công việc nội bộ và đặc thù của mỗi quốc gia khác nhau. Việt Nam khác, Mỹ khác, phương Tây khác. Thế nên, mọi sự so sánh ở đây đều khập khiễng cả.

Mọi người cần hiểu về tự do báo chí cho đúng. Đừng để bị những kẻ xấu, mượn danh hoạt động "dân chủ", mượn cớ "yêu nước" lừa gạt.

BÀN VỀ TỰ DO BÁO CHÍ

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét