[Hoàng Sa - Trường Sa]
Trên một số trang mạng gần đây có đăng nhiều bài viết ca ngợi, phân tích về một tác phẩm mới được xuất bản một cách chui lủi ở hải ngoại. Đó là tác phẩm "Đèn cù" của kẻ phản bội Trần Đĩnh.
Nội dung của nó sẽ chẳng có gì đáng nói nếu cuốn sách đó không viết theo kiểu hằn học, xuyên tạc lịch sử, bôi xấu chế độ và nhà nước Việt Nam, nhất là hình tượng chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu hỏi đặt ra là, chính chân thực của những câu chuyện kể trong đó đến đâu khi mà người viết ra nó luôn mang trong mình tư tưởng và lăng kính của sự thù hận? Khi mà những chi tiết được "kể lại" dựa theo trí nhớ mà không theo một trật tự logic nào cả và không thể kiểm chứng? Tôi nghĩ câu hỏi này người đọc có kiến thức, có cái nhìn khách quan đều sẽ có nhận xét và đánh giá.
Và như "đất hạn gặp cơn mưa", những kẻ phản bội dân tộc, những kẻ luôn vỗ ngực tự xưng là đấu tranh cho "dân chủ" nhao vào tung hô, ca ngợi cuốn sách như kiểu "tư tưởng nhớn gặp nhau". Mà xem những nhận xét, bình luận ca ngợi cuốn sách ấy cũng chỉ thấy những cái tên đã quá quen thuộc: Bùi Tín, Vũ Thư Hiên. Và nếu không có những nhận xét của hai người này thì không biết đám rận chủ kia lấy gì ra để mà tung hô, ca ngợi đến như vậy.
Vậy là, ngưu lại tầm ngưu, mã lại tầm mã. Những kẻ phản bội tổ quốc, thường xuyên bịa đặt, bôi xấu lãnh đạo và chế độ ở Việt Nam lại một lần nữa huyễn hoặc, tự khen lẫn nhau theo kiểu "mẹ hát con khen hay" mà thôi. Nếu tác phẩm thực sự chân thực và đáng để người đọc đọc nó thì tự bản thân nó sẽ tồn tại. Còn bản thân nó đã là một sự dối trá, lừa lọc thì cho dù có tung hô đến mấy rồi nó cũng sớm chết yểu như Bên thắng cuộc hay Hồi ký của một thằng hèn trước đây mà thôi.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét