5. CHOPIN

NHỮNG THIÊN TÀI ÂM NHẠC (5)
-o0o-
5. Frederic Francois Chopin (1810-1849)
F. F. Chopin sinh ngày 1 tháng 3 năm 1810 tại Gieladovey Doli, ngoại ô Varsava (Ba Lan) Thân sinh ra ông là ngưởi Pháp ở miền Lorraine, mẹ là người Ba Lan.
Thời thơ ấu, Chopin sống tại Varsava, nổi tiếng là thông minh, hiếu học, thích trau dồi về nghệ thuật lẫn khoa học. Năm lên sáu, ông được theo học đàn dương cầm với nhạc sĩ Tiệp Khắc nổi tiếng, ông Wojicech Zywny trong suốt 6 năm trời, cho đến khi Zywny cho là mình không còn gì để dạy thêm cho Chopin nữa. Kể từ đó Chopin tự học để phát triển. Với ông hai nhạc sĩ đáng sùng bái nhất trong suốt đời mình là Mozart và Bach. Nguồn nhạc của ông được xem là bắt nguồn từ âm nhạc và kỹ thuật của hai vị tiền bối này.
Lên 9 tuổi, Chopin đã tỏ ra là một kỳ tài trong những buổi hoà nhạc. Ông đã bắt đầu soạn những vũ khúc, mà nổi tiếng nhất trong giai đoạn nầy là “Vũ Khúc Ba Lan” còn nổi tiếng cho đến ngày nay.
Ở tuổi 15, Chopin đã có những tác phẩm được in và phổ biến sâu rộng. năm năm sau, ông trở thành một nghệ sĩ dương ầm.Chopin nhiều lần đến Vienne (Áo) tham dự các buổi hòa tấu trường công chúng. Ông cũng từng sang Ðức trong thời kỳ này, tiếp xúc với nhiều nhạc sĩ danh tiếng, trong đó có cả thiên tài âm nhạc Schumann.
Tuy nhiên, với ông, thì nguồn cảm hứng sâu xa và thường xuyên nhất của mình chính là nền âm nhạc dân gian truyền thống của người dân Ba Lan thôn quê chất phác, nhất là những vũ khúc. Phần lớn những vũ khúc của ông đều chịu ảnh hưởng của thể loại mazurka.
Ðiều khiến cho Chopin hăng say nhất là tinh thần chiến đấu của dân chúng; họ là ban cho Chopin một quả tim yêu nước. Trong số những nhân vật Ba Lan gieo nhiều ảnh hưởng đến Chopin là Joseph Elsner, đồng thời cũng là một nhà văn hóa suốt đời ra sức bảo vệ nền văn hoá Ba Lan.
Mùa thu năm 1826, Chopin quyết định thi vào Học viện âm nhạc và được sự chỉ đạo trực tiếp của Elsner. Nhà âm nhạc lão thành nầy thấy được Chopin quả là người có tài năng âm nhạc độc đáo, nên quyết tâm bồi dưỡng cho Chopin trở thành một thiên tài có tầm cỡ như Bach, Mozart. Trong giai đoạn này, có một số giáo sư âm nhạc đã không chấp nhận phương pháp sáng tác của Mozart, trong những kỳ thi tốt nghiệp, nhưng trong trường hợp nào cũng được Elsner che chở. Ông thường tuyên bố: “Con đường sáng tạo của một thiên tài như Chopin quả là hiếm có cho đất nước. Không thể dùng áp lực nào để làm mất lòng hăng say của tuổi trể nầy”.
Năm 1830, ông đang đi biểu diễn ở nước ngoài thì nổ ra cuộc khởi nghĩa của người dân Ba Lan chống lại ách đô hộ của Nga Hoàng; từ đó, ông ở luôn tại Paris. Khi đi, ông có mang theo một ít “đất thiêng” của nước Ba Lan. Lúc đầu Chopin chỉ dự tính sang Anh Quốc sinh sống và trong hộ chiếu chỉ ghi “Ghé ở trạm Paris”, vì theo ông, ở đó, những tranh chấp vai vế không phải ít. Nhưng khi đến nơi, thì đã bịn hấp dẫn một cách sâu sắc.
Hai buổi nhạc hội được tổ chức cho ông tại Paris đã đượdc hoan nghênh nhiệt liệt. Như một đinh mệnh an bài, ông định cư tại Pháp. Ngay sau đó, Chopin đã được nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng Kalkbbrenner hết lồng giúp đỡ cho Chopin những buổi trình diễn thành công kế tiếp đó.
Tại Paris, ông kết thân với Honoré de Balzac, Berlioz... đồng thời ông cũng say mê những chương trình trình diễn vì theo Chopin thì “khán giả ở đây đa phần đều có phong cách thưởng ngoạn cao, và đóng nhận những tài năng nước ngoài không chút kỳ thị”. Những nhà nghệ thuật từ nhiều nơi đến sinh hoạt tại Paris như Heine, Michewicz, Rossini... cũng giành được nhiều cảm tình chẳng thua gì những nhà nghệ thuật nước Pháp như Hugo, Balzac, Stendhal, Menldenssohn.
Thiên tài của Chopin được thế giới nhìn nhận là từ sau khi ông tới thủ đô ánh sáng Paris. Trong thời gian đầu, ông đã tiếp xúc một cách rộng rãi trược mọi hiện tượng nghệ thuật vùng tây Âu, tìm hiểu được những hình thức ca kịch của Ý và Pháp, tiếp cận với những nhạc sĩ với những nhạc khúc Slav, nhận thức được kỹ xảo cao đới với nghệ thuật trình diễn của những ca sĩ Ý và Pháp.
Tại đây ông sống bằng trình diễn âm nhạc, dạy nhạc và sáng tác. Người dân Paris đã bắt đầu thưởng thức những dòng nhạc tha thiết với quê hương như tâm trạng của Chopin trên bước đường lưu vong nầy. Chopin nhận định rằng: hững tiếp cận nghệ thuật nầy đã làm cho trình độ nghệ thuật của tôi càng được thăng hoa thêm. Tôi cũng học được những hình thức biểu hiện tân kỳ, về mặt tư tưởng cũng như về hình tượng”.
Những tác phẩm nổi tiếng nhất của Chopin trong thời kỳ thăng hoa nầy phải kể đến “Khúc Hoà Tấu Piano số 2 F Minor”, “Ðưa Tay Cho Tôi”, “Don Giovanni”, “Ðiệp Khúc Mang Phong Cách Mazovia”. Chính thiên tài Schumann trong một buổi thưởng thức chương trình trình diễn của Chopin, đã thốt ra: “Tôi xin ngả mũ chào một thiên tài hiếm có đến từ Ba Lan”. Ít ai được nhạc sĩ nầy tán tụng đến như vậy cả.
Năm 1838, Chopin bị bệnh phổi và cũng bắt đầu yêu nữ văn sĩ George Sand. Hai người gặp nhau trong một buổi trình bày nhạc thính phòng, và từ chỗ quen biết trở nên thân mật và xuất hiện một đoạn tình nồng nhiệt.
Thoạt đầu, Chopin tỏ ra khó chịu với một nữ văn sĩ “không khác gì đàn ông”, giống như “con hạc đứng giữa bầy gà”, khi nói chuyện bao giờ cũng giống như mụ phù thủy Delphi của đền thờ Apollo. về sau, George Sand thường đến thăm Chopin thì thành kiến này mới lần hồi được xóa tan.
Paris thường nói nhiều đến câu chuyện tình này, vì cả hai đều ở trong giai đoạn thăng hoa. Báo chí không ngày nào là không nhắc đến.
Với Chopin, “tình yêu tổ quốc là một điều đáng sùng bái, mà tình yêu của đôi lứa cũng là một thứ sùng bái”. Một điều đáng cho nhiều người thán phục Chopin là ông thường đối xử một cách nhiệt tình và tuyệt đối với những đồng hương từ Ba Lan sang cư ngụ tại đây. Với ông, họ đều là những người khách quý của mình.
Mùa thu năm 1838, Chopin bị bệnh nặng, cần phải xuống phía nam nước Pháp để tránh thứ khí hậu lạnh lẽo của mùa đông. George Sand bỏ hết mọi việc, sẵn sàng đi cùng Chopin đến đảo Majorca. Trong lúc nầy, không một giây phút nào hai người xa nhau. Chopin viết: Hạnh phúc của tôi trong lúc nầy không phải sống trên mặt đất, mà là đang sống trong một thế giới thần tiên, có mây mù bao quanh, có hương thơm ngào ngạt”. Những sáng tác phẩm của ông thuộc loại mở đầu như “F thăng Minor”, “D giáng Minor”, “B Minor” chính là những tác phẩm được lấy chủ đề từ trong tình yêu thời đó.
Chopin và George Sand sống với nhau được 10 năm, cho đến năm 1847 thì chia tay.
Trong tác phẩm “Chopin” của Liszt thì: Cuộc tình của hai người trước sau tương đối hoàn chỉnh, kể cả khi xa lìa nhau. George Sand đối với sức truyền cảm êm dịu trong dòng nhạc của Chopin vô cùng tuyệt vời.
Bệnh tình của Chopin này càng nặng; ông qua đời ngày 17 tháng 10 năm 1489, khi chưa tròn 40 tuổi. Theo di chúc, quan tài của Chopin trước khi lấp đất được rải đất thiêng của quê hương mà ông đã mang theo khi ra đi. Trái tim của ông được lấy ra và gửi về Varsava, ướp giữ tại nhà thờ Thập Tự Thánh.
Nhạc phẩm của Chopin gồm 86 bản, hầu hết soạn cho đàn dương cầm. Chopin là người đại diện vĩ đại nhất cho nền văn hoá Ba Lan
Kiêm Thêm
---ooo0ooo---Kiêm Thêm

---ooo0ooo---
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét