THIÊN TÀI ÂM NHẠC (2)

NHỮNG THIÊN TÀI ÂM NHẠC (2)
-o0o-
2. Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791)
Khi nói đến tài năng âm nhạc phi thường của Mozart, nhạc sĩ Tchaikosky đã viết: “Tôn tin tưởng rằng, cái đẹp trong âm nhạc của thiên tài Mozart chính là sự đạt đến điểm tối cao trong nghệ thuật sử dụng và sáng tạo âm thanh kỳ ảo. Không ai giống như ông cả... Hãy để cho tôi khóc và rung động từ chỗ tán thưởng, từ chỗ cảm thấy mình tiếp cận những gì mà chúng ta gọi là lý tưởng trong nghệ thuật...” .
Theo những nhà nhạc học trên thế giới, chính ông là người đã đặt nguyên tắc cơ bản cho âm nhạc theo chủ nghĩa cổ điển ở Vienne, đưa nền âm nhạc cổ điển lên đến đỉnh cao nhất của thời đại đó.
Năm 1991, nhân ngày kỷ niệm 200 năm ngày mất của ông, đã dấy lên một phong trào sơi nổi đối với việc thưởng thức, nghiên cứu và kế thừa di sản của nhà âm nhạc vĩ đại nầy. Tất cả những gì có liên quan đến Mozart, bao gồm những nghi vấn “về cái chết của Mozart” đều trở thành chủ đề thảo luận sôi nổi của mọi người.
Mozart sinh ngày 27 tháng 1 năm 1791 tại thành phố Salzburg (Áo quốc), xuất thân trong một gia đình nhạc sĩ có tiếng tăm từ nhiều thế hệ trước.
Vào thời niên thiếu, Mozart rất lạ lùng. Khi mối lên 3 tuổi, Mozart đã bộc lộ rõ thiên tài của mình về âm nhạc, có những sở đắc về nhạc lý cơ bản, đã khiến cho nhiều người trong gia đình và bạn hữu ngạc nhiên.
Khi lên 4 tuổi, Mozart bắt đầu thử sáng tác nhạc cho tuổi thơ và năm 1761 (5 tuổi) đã biểu diễn trước công chúng lần đầu tiên.
Năm lên 6 tuổi, Mozart đã viết tác phẩm được xuất bản và biểu diễn thành thạo các nhạc phẩm viết cho loại đàn clavesin (tiền thân của đàn piano) khiến cho mọi người kính phục. Mozart cũng có khiếu sử dụng về đàn violon và organ.
Sáng tác ban đầu của Mozart thường được các nhà biên khảo nói đến với màu sắc huyền thoại và thần bí.
Sau bản nhạc đầu tiên viết lúc 4 tuổi, đến năm 7 tuổi đã viết được 4 nhạc khúc dành riêng cho violon và piano (xuất bản tại Paris năm đó); sau đó hai năm ông đã viết mấy tập nhạc giao hưởng sớm nhất trong đời ông, cũng như 6 bản độc tấu cho violon và piano, 1 bản ngẫu hứng cho đàn piano.
Trong nhiều năm sau, Mozart đã theo gia đình (cha và người chị) đi biểu diễn khắp châu Âu từ Munschen, Vienne, Amsterdam, Prague, Geneve, Paris và London. Ðến trình diễn ở đâu, Mozart cũng gây chấn động dư luận ở đó.
Những buổi diễn tấu âm nhạc trong bấy giờ thường kéo dài đến bốn, năm tiếng đồng hồ. Hai chị em Mozart - nhất là Mozart – đã diễn tấu những đoạn ngẫu hứng làm cho “mọi người nghe như phát điên”. Những mệnh phụ quý tộc tỏ ra yêu thích Mozart hơn ai hết, làm cho cha của Mozart khi viết thư cho bạn bè đã nói: “Tôi muốn các bà tặng tiền bạc cho con trai tôi cũng nhiều như những nụ hôn của các bà đã tặng”.
Báo chí Tây Phương trong thời nầy thường gọi Mozart là “thần đồng âm nhạc” hay là “một hiện tượng kỳ lạ của thế kỷ 18” cùng nhiều danh xưng khen thưởng khác.
Về mặt bồi dưỡng thiên tài thì cha của Mozart có thể được gọi là “người cha số 1” trong lịch sử âm nhạc. Ðó là điêu hết sức may mắn cho Mozart. Cha ông là Leopold Mozart, là một tay chơi đàn violon, đàn phong cầm phát âm bằng ống đồng, một nhà giáo dục kiêm nhà soạn nhạc.
Cũng trong nhữp dịp lưu diễn nói trên, Mozart được quen biết với Christian Bach, một bậc thầy lớn về âm nhạc. Ông ta rất yêu mến Mozart và giới thiệu với Mozart những tác phẩm của mình cũng như tác phẩm của nhiều nhà soạn nhạc lừng danh khác. Ngoài ra ông ta còn tổ chức những buổi biểu diễn tứ tấu liên khúc và ngậu hứng chung với Mozart. Từ đó, tài năng Mozart phát triển vượt bực.
Khi tới Florence, Rome, Naples, để diễn xuất, ông có dịp tham quan những nhiều trưng bày hội họa, nhiều viện bảo tàng và di tích lịch sử. Ông cũng có dịp xem ca kịch Ý ở các kịch viện. Nhờ đó, ông có dịp tiếp xúc trực tiếp với nền ca kịch và văn hoá của Ý, rất có lợi cho việc sáng tác ca kịch của Mozart về sau nầy.
Người ta thường gọi Mozart là thần động âm nhạc như lời khen ngợi của Rubinstein là “ánh sáng vĩnh hằng của âm nhạc”. Ðiều nầy không những ca ngợi về tài năng sáng tác, trình diễn, mà còn nói đến những vở kịch của ông nữa. Những tác phẩm nghệ thuật chân chính tiêu biểu cho thiên tài Mozart như vở kịch “Hôn Lễ của Figaro” (Le nozze di Figaro), vở ca kịch “Chuyện Du Dỗ Bắt Cóc Ở Hậu Cung” (Die Entfuhrung aus sem serail), vở ca kịch “Cây Sáo Thần” (Die Zauber flote), vở “Don Giovanni” và vở “An Hồn Khúc”, cũng như ba tập nhạc giao hưởng cuối cùng tiêu biểu cho thành tựu tối cao của ông... đều được viết ra trong một cuộc sống khác của Mozart.
Với tài năng âm nhạc phi thường đó, ông được phong làm viện sĩ Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật Bologne, sự kiện chưa từng có đối với một người tuổi nhỏ như Mozart.
Nhưng rồi, sau đó, ông đã gặp nhiều chuyện bất hạnh trong đời mình.
Vào mùa xuân năm 1778, khi Mozart theo mẹ đến thành phố Paris lần thứ hai, thì mọi người dường như đã quên mất phong độ của Mozart khi trước. Ông phải sống những ngày đau khổ tuyệt vọng ở đó; đó là điều mà bản thân của Mozart không thể nào nghĩ tới được. Trước tiên, bà mẹ của ông đã chết trong một hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật không thuốc thang, để ông sống một mình, mà không có lấy một hợp đồng viết ca kịch, tìm không ra được việc làm.
Trong vòng suốt mấy tháng, ông chỉ viết đượcv một vở vũ kịch nhỏ, có tên là “Les Petits riens” nhưng do đội nhạc tại địa phương “thiếu linh hoạt”, cho nên khó biểu diễn thành công. Ông phải nhờ đến sự trợ giúp một số ít bạn bè để sống qua ngày. Thật ra, trước đó, khi Mozart 15, 16 tuổi, thì tính ưu việt của một thần đồng của ông đã hoàn toàn mất hẳn.
Ông phải vội vàng viết một tiểu dạ khúc được sân khấu hoá để đáp ứng một buổi lễ cung đình tại Milan. Ðây là một vở tiểu dạ khúc gồm có những bài hát theo kiểu ngụ ngôn đồng quê, và những điệu vũ Ballet.
Khi Mozart trông thấy tác phẩm của mình một lần nữa được sự hoan nghênh nồng nhiệt tại Milan, thì cũng là lúc ông bắt đầu nhận thấy sự buồn tủi của giai đoạn sau khi được mọi người xem là thần đồng âm nhạc. Vị nữ hoàng Áo cho người ban tặng cho ông những lễ vật quý báu, cốt là để mua bản tiểu dạ khúc trên cho một nhân vật nào đó. Nhưng đó chỉ là mặt trái của kiểu ngưỡng mộ của những kẻ có tiền.
Tuy nhiên, chính vị nữ hoàng nầy đã viết cho một vị đại công tước tại Naples rằng: “Ngài yêu cầu tôi để cho người trai trẻ nầy đến phục vụ tại nhà tôi, khiến cho tôi không hiểu tại sao. Vì tôi không hề nghĩ tới ngài cần đến một nhà soạn nhạc hay là một nhân vật vô dụng như thế. Mục đích tôi viết những lời nầy là muốn ngài tránh khỏi sự liên lụy với một con người vô dụng như thế. Có ai lại cần đến một tên sống trôi nổi, như tên ăn mày. Sự phục vụ của ông không đáng một đồng xu”.
Khi được biết điều nầy, Mozart choáng váng mặt mày. Ðiều làm cho ông buồn bã nhất là hành động tự do tối thiểu của một nhà nghệ thuật ông cũng không có; việc biểu diễn và sáng tác tự do cứ dần dần bị tước đoạt. Cha của Mozart được mời giữ vai trò đàn violon trong đội nhạc cung đình của Tổng giám mục Salzburg. Ðó là nguồn thu nhập duy nhất để cho cả gia đình ông sinh sống. Ðiều nầy cũng quyết định số phận của Mozart phải nghe theo mệnh lệnh của vị Tổng giám mục nầy.
Trong một bức thư đề ngày 9 tháng 5 năm 1781, viết cho cha mình, Mozart viết: “Con đã không thể nào đè nén được lửa giận bốc lên trong lòng. Con không thể làm việc tại Salzburg, để cam chịu phải một cách sống cúi đầu ngoan ngoãn như thế được”.
Mozart thường bày tỏ: “Tôi chưa từng biết tôi là một tên nô dịch của cung đình. Điều đó đối với tôi là một điều nguy hiểm. Con người ai ai cũng có lòng tự trọng; tuy tôi không phải là một vị bá tước, nhưng so với bất cứ vị bá tước nào, lòng tự trọng của tôi lại càng mạnh mẽ hơn...”
Khi ở tại Vienne, vị Tổng giám mục không cho phép Mozart nối lại sự liên hệ với những thiên tài trong giới âm nhạc của xã hội thượng lưu, cũng như không cho phép ông được diễn tấu ở các thính phòng nghệ thuật. Mozart đã hai lần xin từ chức, nhưng không được chấp thuận do hợp đồng ràng buộc. Nhưng rồi ông quyết liệt phản đối và không tham dự bất cứ một chương trình nào ở cung đình. Thế là Mozart trở thành người đầu tiên trong các nhà soạn nhạc thiên tài đã tách khỏi địa vị phụ thuộc của một nhà âm nhạc cung đình.
Mozart cũng viết thư phản đối thân phụ của mình, khi người cha bắt buộc phải phục tùng tuyệt đối Giáo hội. Mozart đành bức hết quan hệ cha con.
Những thống khổ liên tiếp của Mozart vẫn đeo đuổi theo ông trong từng năm tháng, từng sự kiện. Năm 1782, Mozart kết hôn với Constanze Weber, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, thì những lục đục trong gia đình cũng xẩy ra. Mozart thường xuyên bị nợ nần, túng thiếu, và gia đình lại gặp nhiều sóng gió. Một số bạn bè đã ra sức giúp đỡ, nhưng Mozart cũng không thể phát triển tài năng của mình được gì thêm.
Mozart qua đời ngày 5 tháng 12 năm 1791, chỉ sống được 35 tuổi. Thi hài của ông được đem chôn ở nghĩa trang bình dân tại Vienne. Ðám tang của Mozart cũng rất thương tâm; vợ ông sức khoẻ ngày càng suy sụp, đã không thể tham dự cuộc tiễn đưa lần cuối cho chồng mình.
Hôm đó, trời mưa gió bão bùng, cho nên bạn bè cũng không theo cỗ xe quan tài đến nơi an táng; duy chỉ có con chó trung thành theo chủ đến nấm mồ. Vài ngày sau, khi bà Constanze đến thăm nghĩa trang, thì đau đớn thay, bà đã không tìm được mộ ông, vì đã bị mưa xói lở, không còn vết tích.
Kiêm Thêm
---ooo0ooo--
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét