NHỮNG THIÊN TÀI ÂM NHẠC (4)
-o0o-
4. Franz Peter Schubert (1797-1828)
Schubert là nhạc sĩ tài ba của nước Áo và rất danh tiếng trong nnửc đầu thế kỷ 19. Ông sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 tại Lichtenthal, ngoại ô Vienne. Ông được vinh danh là “ông vua ca khúc” có một không hai trong âm nhạc thế giới. Người ta xếp ông ngang hàng với những nhà âm nhạc lớn như Beethoven, vì đứng trước toàn bộ thành quả sáng tác thiên phú về âm nhạc của ông, từ số lượng đến chất luợng của ông thì quả là “tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất tri lai giả”.
Ông sinh vào lúc các nước Tây Phương đang bùng lên những cuộc cách mạng chống lại chế độ phong kiến, đồng thời, làn sóng tự do, dân chủ bắt đầu dấy lên nhiều nơi, mặc dù có những cuộc đàn áp dữ dội. Lúc còn nhỏ, Schubert đã từng chứng kiến những cuộc khủng bố của bọn phong kiến cũng như sự quật cường đấu tranh của dân chúng. Về sau, trong nhạc phẩm “Kẻ Lang Thang” (Der Wenderer), một tác phẩm viết trước tác phẩm “Khúc Ảo Tưởng Của Kẻ Lang Thang” (The Wanderer Fantasy) của Schubert đã bộc lộ cuộc sống thê luơng đó.
Gia đình ông trường thành trong giới lao động. Tổ tiên của ông làm nghề thủ công ở vùng nông thôn Marvia. Cha ông đã chen chân được vào hàng ngũ trí thức, nhưng cũng chỉ là “thầy giáo làng” tại một khu công nhân ở vùng ngoại ô Vienne. Mẹ ông là người dự báo cho ông được nhiều may mắn hơn. Chào đời trong một gia đình như thế, “ông vua ca khúc”, “bậc thầy về âm nhạc trữ tình” nầy không giống như trường hợp của Bach, Mozart, Beethoven là những đứa con cưng hiếm có của vị nữ thần âm nhạc, đã sinh ra trong một gia đình mà bầu không khí âm nhạc vốn rất đậm đà. Số tiền lương ít ỏi của cha mẹ ông thật khó nuôi sống những thành viên trong gia đình nghèo khổ nầy.
Thời thơ ấu là một cuộc sống khiến cho Schubert không thể nào quên được. Những tác phẩm của ông viết ban đầu đều mang dấu ấn của hoản cảnh thê lương đó.
Về sau, với cố gắng phi thường trong gia đình, Schubert vào học tại một truờng hợp xướng nội trú, thì lúc nào ông cũng chỉ mặc được một bộ đồ ka-ki màu xám, trên mụi lúc nào cũng mang một cặp kiếng cận nặng dày cộm và luôn bị con em nhà giàu quấy phá. Sau khi vào trường nội trú, mặc dù ông được miễn cả học phí lẫn tiền ăn, tiền trọ, và có thể nhẹ bớt đi gánh nặng cho gia đình, nhưng bản thân Schubert lại càng khổ sở hơn: đời sống khắc khổ chảng khác gì một thầy tu cho một đứa bé lên 10. Ðiều kiện nhà trướng quá tồi tệ, đến mùa đông thì không có lò sưỡi, trong khi Schubert thường xuyên chịu đói. Năm năm sống trong nội trú, với ông, chẳng khác gì “năm năm ngồi tù”.
Nỗi khổ của ông không chỉ có thế. Lúc đầu, ông nhờ có giọng nữ cao rất trong trẻo, nên được lớp hợp xướng của em coi trọng. Nhưng tới năm 16 tuổi, Schubert bắt đầu bể tiếng thì thật là khổ. Do bị cận thị nặng cho nên không thể tham gia quân đội. Ðể nhẹ bớt gánh nặng cho gia đình, ông đành phải vâng theo lời của cha đến trường giữ nhiệm vụ làm phụ tá. Với khí chất của một nhà nghệ sĩ, thử hỏi Schubert có bằng lòng sống một cuộc sống khô khan như vậy không?
Năm 1818, ông không còn biết sự phản đối của cha mình, quả quyết từ bỏ chức vụ của một thầy giáo, để tự đó, với tư cách là một “nhà nghệ sĩ tự do” ông phấn đấu tìm con đường sống trong hoàn cảnh nghèo nàn. Sau nầy, trong một đoạn hồi ức, Schubert viết: “Nếu tôi có đủ tiền mua giấy in khung nhạc sẵn, thì ngày nào tôi cũng có thể soạn một ca khúc”. Hầu hết, các nhạc phẩm của ông đều được soạn nhờ trên đàn piano của người khác.
Cả đời Schubert lúc nào cũng nghèo khổ, hầu hết những tác phẩm của ông đều không thể xuất bản trước khi ông còn sống. Nếu thỉnh thoảng có xuất bản, thì tiền nhuận bút cũng không đủ nuôi sống ông.
Chẳng hạn như ca khúc “Kẻ Lang Thang” sau khi xuất bản, ông chỉ lấy 2 đồng Guldwn có giá trị bằng 48 xu Mỹ; trong khi đó thì chủ nhà xuất bản đã lời được 27,000 Guldwn.
Danh khúc bất hủ “Ma Vương” của ông sau khi soan xong 5 năm mới được chủ nhà xuất bản hứa sẽ xuất bản một cách miễn cưỡng, với điều kiện là không trả tiền nhuận bút.
Trước khi từ trần, nằm trên giường bệnh mà không có tiền mua thuốc, các bạn của ông đã lấy tác phẩm “Chuyến Ði Mùa Ðông” (Winterreise) đưa tới nhà xuất bản thì chủ nhà xuất bản chỉ bằng lòng trả tiền cho tác phẩm “Cây Bồ Ðề” trong đó là 1 Guldwn. Tiền nhuật bút mà ông kiếm được trong đời sống, thường không đủ để thuê nhạc cụ.
Lúc nào ông cũng sống trong một ngôi nhà không có lò sưởi. Khi ông và người bạn nghèo Mayrhofer cùng sống chung, thì cả hai người chỉ có chung một chiếc áo khoác.
Nhưng sau khi Schubert chết thì tiếng tăm của ông nổi như cồn. Khi xác ông được đem chôn cạnh mộ của Beethoven, thì “bài hát ru” mà ông trao đổi bằng một đĩa khoai tây tại quá ăn, đã được đem ra đấu giá ở Paris với giá cao nhất là 40,000 Franc. Có thấy cái nghèo của Schubert đã đến mức độ không còn cách nào nghèo hơn thế nữa.
Cái nghèo của ông nếu đem so với các nhà âm nhạc lớn, thì ông là người “nghèo bậc nhất”. Không ai trong thời tuổi trẻ mà gia cảnh lại quá nghèo như của ông; và cũng không có người thứ hai lấy 1 danh khúc của mình đem đi đổi, mà chỉ đổi được “một đĩa khoai tây” hay “một đồng Guldwn” và cả cuộc đồi luôn luôn soạn nhạc trên những cây đàn của người khác.
Thưởng thức âm nhạc của Schubert đúng là cảm nhận được một cách sâu sắc tính chất trữ tình đậm đà như mặt nước dòng sông Rhin mà một thời ông thường đứng đó khi chiều tà. Tác phẩm của Schubert bất luận là khí nhạc hay ca khúc, đều tràn ngập “chất trữ tình lãng mạn đầy ma lực” . Trong nền âm nhạc nầy, phản ánh thứ tình cảm vừa phức tạp lại vừa tế nhị, vừa sôi nổi lại vừa trong sáng, vừa liên miên lại vừa nhẹ nhàng.
Schubert đã viết: “Khi tôi muốn ca hát tình yêu, thì tình yêu nầy lại biến thành nỗi bất hạnh, đau khổ; nhưng khi tôi chỉ muốn ca hát về đau khổ và bất hạnh của mình, thì lại chuyển sang tình yêu”.
Henry Goldschmidt khi trình bày những ca khuc thần kỳ của Schubert đã viết: “Những chuyển biến nội tâm của Schubert trong âm nhạc chính là biểu hiện những mâu thuẫn và đau khổ trong nội tâm của mình”.
Khi sinh thời, những nhạc phẩm của ông chỉ có thể được phổ biến hạn hẹp trong một số bạn bè ít ỏi, tuy nhiên, ý nghĩa của nói thì lại bao trùm cả thế giới.
Cuộc sống nghèo nàn và khốn khổ liên tục đã thể hiện trong sáng tác phẩm của ông. Nếu ngoại cảnh khó khăn chừng nào, nội tâm của ông càng phong phú bấy nhiêu. Tốc độ sáng tác của Schubert làm cho người ta khó tưởng tượng nổi. Như Schober từng chứng kiến ông viết bản nhạc “Ma Vương” chỉ trong khoảnh khắc, mà không cần phải điều chỉnh hay sử chữa lại.
Trong tập Hồi Ức, Schober viết: “Khi chúng tôi đi tới cửa, nhìn thấy anh ta đang cầm một quyển sách và đọc to bài thơ “Ma Vương”, Anh ấy đọc rất say sưa, và hoàn toàn không để ý đến chúng tôi đến thăm. Anh ấy cầm cuốn sách đi tới, đi lui trong căn phòng, rồi bỗng quay mình ngồi vào bàn lấy giấy bút ra viết thật nhanh, sau đó mới cầm tờ giấy chạy thẳng đến trường Stadtkinvikt để trình bày thử. Ngay đêm ấy, thì cả trường nội trú đã nghe tiếng hát “Ma Vương” của anh”.
Viết về cuộc đời và sự nghiệp của Schubert, nhiều tác giả đều quay chung quanh cảnh trạng, nội tâm và nguồn cảm hứng của ông. Nhưng có một điều thường gây thắc mắc: Liệu cuộc sống như thế, có nảy sinh một tình yêu nào hay không? Mọi người thường cho rằng: Do mặc cảm trong cuộc sống, Schubert là người thiếu kinh nghiệm về tình yêu. Thậm chí có người viết: Ông chưa từng yêu ai. Thực tế không như thế. Shubert chẳng những từng yêu, mà lại từng khát vọng trong nhiều năm về tình yêu nầy.
Người bạn thân nhất của Schubert là Anselm Huttenbrenner, khi trả lời bức thư của nhạc sĩ Liszt để tìm tài liệu viết truyện ký về Schubert đã thố lộ một sự kiện “Ðừng quên anh” mà Schubert đã từng khá vọng trong nhiều năm. Ðoạn đó như sau:
Ðây là một câu chuyện riêng của Schubert mà chính anh đã thố lộ với tôi khi hai đứa cùng đi dạo trên một bãi cỏ xanh. Tôi hỏi: Anh tại sao cho đến nay vẫn chưa yêu một cô gái nào? Vì tôi cho rằng anh là một chàng trai có tâm trạng ghét các cô gái. “Ồ! Không!, Schubert vội vàng phủ nhận, với sau đó nói tiếp: Tôi từng có một cô gái được tôi yêu kín đáo trong lòng, và cô ấy cũng yêu tôi không kém. Cô ấy là con gái của một ông thầy giáo dạy ở nhà trường, còn trẻ hơn tôi. Trong bản nhạc Mi-sa cô ấy hát giọng nữ cao, và tiếng hát hết sức êm đẹp. Mặc dù cô ấy bị mặt rỗ, không phải là một tuyệt thế giai nhân, nhưng cô có một trái tim lương thiện, một tình yêu sâu sắc. Cô từng ba lần chờ đợi tôi cưới cô, nhưng thật đáng tiếc vì tôi không thể nào tìm được một nghề nghiệp ổn định để có thu nhập cho hai người sinh sống mà khỏi bận tâm. Do vậy, cô bị ch mẹ ép gả cho một người khác. Chuyện đó đã làm cho tôi hết sức đau khổ không nguôi. Cho tới nay, lòng yêu thương cô ấy trong tim tôi vẫn chưa phai nhạt. Kể từ đó, tôi chưa yêu một cô gái nào khác, với một mức độ như vậy...”
Viết về thiên tài âm nhạc Schubert không thể không nói đến sự liên hệ, lòng kính mến và thần phục lẫn nhau giữa ông và “Nhạc Thánh Beethoven, như nhiều người thường ca tụng. Trong những ngày cuối đời, Bethoven bị bệnh nặng, thường phải nằm trên giường, lại thêm chứng điếc tai cho nên không thể tiếp xúc rõ giữa hai người. Tuy nhiên, theo những nhà nghiên cứu, chính là Schubert luôn luôn dựa vào linh hồn âm nhạc của Beethoven, mà ông thường xem là gương sáng chói nhất trong cuộc đời sáng tác của mình, cho đến những ngày cuối cùng.
Trong buổi tang lễ của Beethoven, Schubert là một trong 30 người cầm đuốc để đưa tang cho vị Nhạc Thánh nầy. Họ mặc tang phục và cột lên cánh tay hai loại hoa hồng và hoa lis. Schubert đã giành nhiều thì giờ sau đó để hoàn thành nhạc phẩm “Khúc Giao hưởng C Trưởng” để tưởng nhớ đến thiên tài mà ông trọng vọng nhất. Sau khi dự đám tang của Beethoven xong, Schubert cùng với bạn bè tụ họp tại một quá rượu. Ông xúc động đưa cao ly rượu đầy trong tay và nói: “Hãy cạn ly vì người có mặt ở đây chết trước”. Nói dứt lời, ông uống một hơi hết ly rượu. Nào ngờ, người đi theo vị Nhạc Thánh lại chính là ông. Qua năm sau, sau khi tổ chức buổi nhạc hội kỷ niệm 1 năm Beethoven qua đời, Schubert cũng ra đi.
Kiêm Thêm
---oooo0ooo---
0 nhận xét:
Đăng nhận xét