THỜI SỰ BIỂN ĐÔNG


Khả năng xung đột ở Biển Đông?

12 Tha 2012 04:26 GMT
Hình minh họa

Xoay quanh câu hỏi liệu sẽ xảy ra chiến tranh vì Biển Đông hay không, BBC tiếp tục giới thiệu bình luận của hai chuyên gia từ Singapore và Hoa Kỳ.
phần một, BBC đã lắng nghe ý kiến ba chuyên gia quan tâm tranh chấp Biển Đông hoặc quan hệ Việt - Trung về câu hỏi liệu một cuộc chiến tranh ngắn vì Biển Đông có sớm xảy ra.
Tiến sĩ Ang Cheng Guan, Viện Giáo dục Quốc gia, Singapore. Ông là tác giả bộ ba tác phẩm về chiến tranh Việt Nam, Vietnamese Communist Relations with China and the Second Indo-China Conflict, 1956-1962 (1997), The Vietnam War from the Other Side: The Vietnamese Communists' Perspective (2002) và Ending the Vietnam War: The Vietnamese Communists’ Perspective (2004).
Tôi không dự đoán hai phía sẽ làm tăng căng thẳng trên Biển Đông đến mức xảy ra một cuộc chiến tranh. Hai phía sẽ tiếp tục ầm ĩ khẳng định chủ quyền ở các đảo. Đồng thời, họ cũng lại tiếp tục thảo luận song phương và qua kênh Asean.
Trung Quốc có những ưu tiên khác như Đài Loan, Tây Tạng, Hoa Kỳ. Hiện nay, vấn đề Biển Đông không đủ lớn để đánh nhau. Trừ phi ngày mai họ tìm thấy nhiều dầu khí để cảm thấy xứng đáng phải có chiến tranh.
Mà ngay cả nếu các nước tìm thấy tài nguyên, thì chiến tranh chưa chắc là giải pháp nhanh chóng hay tốt nhất. Dĩ nhiên, Việt Nam không đủ sức để thắng thuyết phục trong một cuộc hải chiến với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng gặp những hậu quả ví dụ như quan hệ ngoại giao với Asean.
Ta nên nhớ Trường Sa - khác với Hoàng Sa - liên quan cả những nước khác trong Asean. Trung Quốc cũng phải tính đến Hoa Kỳ đang quan tâm vùng này. Nếu Trung Quốc có bước tiến quân sự, nó sẽ chỉ đẩy các nước Asean lại gần với Hoa Kỳ. Thế nên rốt cuộc, đó sẽ là một cuộc chiến dai dẳng, hỗn độn.
Có thể thỉnh thoảng lại xảy ra va chạm, vốn không thể tránh khỏi và tất cả các bên liên quan đều cố giảm nhẹ ảnh hưởng. Tăng trưởng kinh tế, việc làm, giao thương vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Trung Quốc có thể tìm cách lợi dụng các khác biệt trong Asean. Tôi tin rằng vấn đề Biển Đông sẽ là câu chuyện dài, giống như một cuộc cờ.
Không ai đi các nước cờ lớn liều lĩnh trừ phi đã có đầy đủ lợi thế. Vì vậy, nó sẽ phụ thuộc vào hành động của Hoa Kỳ, vào khả năng đoàn kết của Asean. Trong tương lai gần khi Trung Quốc có hàng không mẫu hạm, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến các nước cờ.
Tôi không thấy có lý khi so sánh với Georgia. Georgia không thể nào lại so với Asean được.
Tiến sĩ Alexander Vuving, Phó Giáo sư, Asia-Pacific Center for Security Studies (Trung Tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương)
Tôi không cho rằng Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh, dù là một cuộc chiến nhỏ, ở các vùng biển xung quanh. Đó là một trong các lý do vì sao Thủ tướng Ôn Gia Bảo phải thúc giục quân đội chuẩn bị tốt hơn cho "cuộc chiến cục bộ".
Tuy nhiên, viễn cảnh chiến tranh, có thể theo hình thức chiến tranh chớp nhoáng, ở Biển Đông sẽ gia tăng tùy theo ưu thế của Trung Quốc về cả sức mạnh và lợi ích trong khu vực. Bốn thập niên vừa qua cho ta thấy Trung Quốc hung hăng hơn khi khả năng và lợi ích của các đại cường khác trong vùng tụt giảm đi.
Trung Quốc đã tính toán nhầm về cân bằng sức mạnh và lợi ích trong vùng giai đoạn 2008-2011. Khi ấy Bắc Kinh tưởng rằng sự suy thoái của Hoa Kỳ giúp mở rộng hoạt động hải quân của Trung Quốc. Nhưng, sự "áp đặt hung hăng" (cụm từ aggressive assertiveness do Ian Storey đặt ra) không tạo nên làn sóng quy phục như Bắc Kinh tưởng, mà lại khiến Washington thêm quan tâm Biển Đông và Tây Thái Bình Dương, cũng khiến nhiều nước gần hơn với Hoa Kỳ. Tôi tin Trung Quốc đã rút ra bài học từ thất bại này.
Khi xét khả năng và lợi ích của các đại cường trong vùng (như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ), tôi cho rằng viễn cảnh chiến tranh ở Biển Đông và Tây Thái Bình Dương là thấp trong tương lai gần.
Tuy nhiên, trong hai đến ba thập niên tới, một cuộc chiến cục bộ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông không thể bị loại trừ. Nghiên cứu của tôi về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc (sẽ in trong số tháng Bảy của Asian Politics and Policy) dự báo Trung Quốc sẽ thay Hoa Kỳ để thành nền kinh tế lớn nhất trong giai đoạn 2020-2025.
Dĩ nhiên nó không có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ qua mặt Hoa Kỳ về sức mạnh, vì GDP không thể chứng tỏ "sức mạnh cứng". Trong nửa đầu thế kỷ 19, GDP của Anh kém xa Trung Quốc, nhưng Anh đánh thắng Trung Quốc trong hai cuộc chiến Nha Phiến, mở đường cho "thế kỷ ô nhục" của Trung Quốc. Một chỉ số tốt hơn về sức mạnh cứng là "GDP công nghệ cao", tức các dịch vụ tri thức và công nghiệp sản xuất công nghệ cao đem lại giá trị gia tăng. Tôi tính rằng GDP công nghệ cao của Trung Quốc sẽ chỉ bằng 50% của Hoa Kỳ trong khoảng 2017-2025.
Là một cường quốc ở Bắc Mỹ, Hoa Kỳ chỉ có thể tập trung tối đa 70% sức mạnh ở châu Á trong dài hạn. Trung Quốc, ở ngay trung tâm châu Á, có thể dồn hết lực lượng và chú ý cho khu vực. Vì vậy, tôi nghĩ khả năng chiến tranh sẽ cao bắt đầu từ thập niên 2020.
Dẫu vậy, người ta có thể và thường là tính toán sai về sức mạnh và lợi ích. Nếu Washington chứng tỏ dấu hiệu yếu đuối hay thờ ơ, Bắc Kinh có thể tóm lấy cơ hội để dạy cho các láng giềng bài học về ai là ông chủ trong vùng. Nó có thể là một cuộc chiến chớp nhoáng chỉ kéo dài vài ngày. Có điều sẽ sai lầm khi so với chiến dịch Nam Ossetia của Nga năm 2008. Nói sai lầm là vì vùng Caucasus cách xa mọi tuyến giao thông lớn của thế giới còn Biển Đông là trung tâm của các luồng vận chuyển hàng hóa bận rộn. Một cuộc chiến kéo dài quá vài ngày ở vùng biển này sẽ gây ra hỗn loạn cho thế giới, và hậu quả cho Trung Quốc là không thể tính hết.
Đa số bình luận về một cuộc chiến Biển Đông cho rằng chiến tranh nhằm "giành lại" đảo ở Trường Sa. Nhưng theo tôi, thay vì tấn công các đảo, Trung Quốc sẽ tấn công các con tàu, giàn khoan dầu khí và những cấu trúc không nằm trên đảo như nhà giàn của Việt Nam. Nhắm đến đất liền có thể bị quy là xâm lược, nhưng tấn công các cấu trúc không nằm trên đảo thì có thể không bị nói như vậy.
Tôi nghĩ Trung Quốc có mục tiêu cao hơn là "giành lại các đảo đã mất". Mục tiêu của họ là xác lập việc làm chủ vùng biển. Trung Quốc có thể không cần phải thu tóm hết các đảo, đá, bãi ở Trường Sa để đạt mục tiêu đó. Triển khai hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, dùng lực lượng phi quân sự và bán quân sự tuần tiễu trên biển, có thể đủ để có sự khống chế trên thực tế ở Biển Đông. Khi đó, các đảo, đá, bãi mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan chiếm ở Trường Sa sẽ chỉ là những bãi đá mà thôi.
Một câu nói của Putin đủ khiến TQ "lo sốt vó" ở Biển Đông
 22/06/2015

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.

Tuyên bố "không liên minh với Trung Quốc" của Tổng thống Nga Putin được học giả Trung Quốc cho là thái độ "nhượng bộ" của Moscow với Mỹ-đồng minh liên quan tới vấn đề Biển Đông.

Chinanews hôm 19/6 đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg đã có những phát ngôn "bên lề lĩnh vực kinh tế" và thể hiện nhiều hơn lập trường ngoại giao.
Theo đó, ông Putin không đi sâu vào các vấn đề kinh tế, mà bất ngờ tỏ thái độ mềm mỏng hơn hẳn đối với phương Tây.
"Nga không theo đuổi địa vị bá chủ hay siêu cường thế giới, mà chỉ mong xây dựng quan hệ bình đẳng với Mỹ cùng các quốc gia Âu-Á..." - ông Putin khẳng định - "Nga từng nhiều lần đề nghị hợp tác, song vẫn bị dồn ép tới giới hạn không thể nhượng bộ."
Ngoài ra, Tổng thống Nga đặc biệt nhấn mạnh: "Trong bối cảnh NATO liên tục bành trướng, Nga và Trung Quốc sẽ không trở thành bất kỳ quan hệ đồng minh quân sự nào."
Nhà bình luận thời sự Trung Quốc Tăng Kim Nhuận cho rằng, cả bài phát biểu "rào trước đón sau" của ông Putin chỉ nhằm "làm đệm" cho tuyên bố "không liên minh với Trung Quốc" này.
Theo ông Tăng, xuất phát từ mâu thuẫn sâu sắc với Mỹ và châu Âu xoay quanh vấn đề khủng hoảng Ukraine, Moscow đã có nhiều động thái "hướng Đông" và nâng tầm quan hệ với Bắc Kinh lên mức "chưa từng có".
Kể từ khi Nga-Trung nhiều lần tỏ thái độ "tay bắt mặt mừng", truyền thông phương Tây đã liên tục cáo buộc 2 quốc gia này đang có ý đồ xây dựng một liên minh quân sự.
Tuy nhiên, Moscow và Bắc Kinh luôn lên tiếng bác bỏ thông tin này bằng những tuyên bố ngoại giao thông thường. Chính vì vậy, một lời tái khẳng định có phần nhấn mạnh và cứng rắn của "người quyền lực nhất thế giới" không khỏi khiến truyền thông chú ý.


Nhà bình luận thời sự Trung Quốc
Tăng Kim Nhuận

Một trong 10 Blogger trẻ nổi bật trên Phượng Hoàng năm 2014. Chuyên gia bình luận trên Thời báo Hoàn Cầu, có chuyên mục riêng trên trang Phượng Hoàng, China.com và nhiều tờ báo lớn khác tại Trung Quốc.
Tổng thống Putin phát biểu cho ai nghe?
Tăng Kim Nhuận bình luận trên trang quân sự của Sohu (Trung Quốc) nhận xét, về biểu hiện, "đối tượng" mà phát biểu của ông Putin nhằm vào nhiều khả năng là Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hiện tại, xung đột giữa Nga và các thành viên NATO về vấn đề Ukraine vẫn kéo dài không dứt, khiến căng thẳng Nga-NATO không ngừng leo thang.
Đối với vấn đề này, Moscow vốn luôn tỏ thái độ vô cùng cứng rắn và dường như hoàn toàn phớt lờ sự tồn tại của NATO.
Tuy nhiên, theo ông Tăng, Nga cũng đã nhận ra rằng ở một mức độ nào đó, sự cứng rắn của Điện Kremlin vô hình trung đã tạo điều kiện để NATO đoàn kết hơn và thậm chí lôi keo thêm một số quốc gia "tiềm năng", ví dụ như Thụy Điển.
Tình hình này có thể sẽ tạo thêm khó khăn cho nước Nga trong việc giải quyết vấn đề Ukraine.
"Vì vậy, tuyên bố 'Đồng minh Nga-Trung không tồn tại' của ông Putin nhiều khả năng nhằm loại trừ mối nguy cơ NATO sẽ trở nên đoàn kết và lớn mạnh hơn nữa" - Tăng Kim Nhuận đánh giá.
Học giả Trung Quốc nhận xét phát ngôn của Tổng thống Nga tại St. Petersburg là "ôn hòa và mềm mỏng", thậm chí có thái độ "nhượng bộ".
Một tuyên bố như vậy giúp Nga không bị mất đi bất kỳ lợi ích chiến lược nào, đồng thời có thể đạt được sự nới lỏng cấm vận từ Mỹ và đồng minh.
"Không chỉ vậy, sự điều chỉnh thái độ lần này của Tổng thống Putin không khiến Mỹ mất thể diện, mà ngược lại có thể giúp Washington hoàn thành chuyển biến chiến thuật 'chiến lược bao vây Trung Quốc' (ở châu Á-Thái Bình Dương)." - học giả Tăng cho biết.
"Đặc biệt, sự tái khẳng định 'không liên minh với Trung Quốc' tưởng như đơn giản, nhưng trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông leo thang, điều này có thể khiến Mỹ và đồng minh càng 'yên tâm' gia tăng quyết tâm cũng như áp lực để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông".
Dù Nga đang có quan hệ thăng hoa với Trung Quốc, phương Tây và Moscow vẫn hy vọng giải quyết mâu thuẫn để kéo Nga về gần hơn.
Dù Nga đang có quan hệ "thăng hoa" với Trung Quốc, phương Tây và Moscow vẫn hy vọng giải quyết mâu thuẫn để "kéo" Nga về gần hơn.
Mới đây, sau nhiều lần Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ thái độ thiện chí muốn cùng Nga giải quyết tranh chấp lãnh thổ, thậm chí nỗ lực tìm cách mời ông Putin tới Hội nghị thượng đỉnh G7 2016 tại Nhật, Tổng thống Nga cũng đã đáp lời.
Tại St. Petersburg, Putin tuyên bố ông "cần phải tiến hành một cuộc gặp với ông Shinzo Abe" để thảo luận về tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thập niên qua.
Dù báo chí Trung Quốc liên tục chế giễu những lời kêu gọi cũng như thái độ của Tokyo là "thừa thãi", "vô tác dụng" thì thái độ của chính ông Putin đã trở thành đòn đau đối với Bắc Kinh.
Tăng Kim Nhuận nhận định, khẳng định thẳng thừng vừa qua của Tổng thống Nga cho thấy dù xung đột Trung Quốc - Mỹ/đồng minh có trở nên căng thẳng hơn thì Moscow chắc chắn cũng sẽ giữ lập trường khách quan và đứng ngoài cuộc.
"Chỉ một câu nói của Putin là quá đủ để đánh đổi sự mềm dẻo từ phương Tây.
Mỹ và đồng minh chắc chắn sẽ không ngại nhượng bộ cho Nga những 'lợi ích quốc gia' quan trọng liên quan tới vấn đề Ukraine - vốn không thực sự giá trị với Mỹ."
Trong quá trình trỗi dậy thành cường quốc, quan hệ Nga-Trung có thể không đối địch, song phương cũng có thể xích lại gần nhau, song Bắc Kinh không nên "mơ hão" rằng một "vận mệnh đồng nhất" giữa 2 quốc gia này sẽ xuất hiện.
Trên thực tế, khi Nga khốn đốn giữa "vòng vây cấm vận" của phương Tây thì Bắc Kinh, bên cạnh những lời động viên "có cánh", đã không thể hiện một lập trường rõ ràng nào về vấn đề Ukraine, mà chỉ "kiên quyết ủng hộ các bên giải quyết vấn đề theo đường lối hòa bình".
"Trung Quốc không nên quá dựa dẫm vào Moscow. Mối quan hệ Nga-Trung nhiều nhất chỉ có thể xem như chiến lược lợi dụng-hỗ trợ lẫn nhau về địa chính trị nhằm đối phó với 'hệ thống bá quyền của Mỹ' mà thôi." - Tăng Kim Nhuận kết luận.
 
 Trung Quốc bị Nga phản ứng quyết liệt vì mưu đồ đầy nguy hiểm



Báo Nhật: Với quân TQ không cần đánh mà tự sẽ lâm vào đại bại

Giáo dục Quốc phòng
(GDVN) - Lực lượng xâm lược sẽ bị bao vây và cô lập, bị vây đánh, không được tiếp tế, cuối cùng không thể chịu đựng được sẽ buộc phải đầu hàng.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)
Tạp chí "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 13 tháng 5 đăng bài viết của phó giáo sư nghiên cứu chiến lược James Holmes của Học viện chiến tranh hải quân Mỹ cho rằng, nếu Quân đội Trung Quốc chiếm một hoặc nhiều hòn đảo ở nhóm đảo Senkaku, đồng minh Mỹ-Nhật không cần thiết lập tức triển khai hành động đoạt lại.
Bởi vì, chiếm một hòn đảo hoàn toàn không có nghĩa sở hữu một hòn đảo. Nếu kẻ thù kiểm soát vùng biển và vùng trời xung quanh đảo, một lực lượng đổ bộ thành công sẽ phát hiện mình bị bao vây và cô lập. Sau đó, lực lượng đồn trú trên đảo sẽ bị vây đánh.
Khi thiếu các đồ thiết yếu như đồ ăn, nước uống thì lực lượng trên đảo rất khó đối phó với sự tấn công từ trên biển. Cuối cùng, mặc dù chưa có xung đột đẫm máu, lực lượng này cũng có thể bị chết đói.
Vào tuần trước, các quan chức ngoại giao hải quân của các nước như Nhật Bản, Australia và Mỹ hội tụ ở một căn phòng, đã thảo luận về những vấn đề có liên quan đến an ninh châu Á, trong đó vấn đề nếu Quân đội Trung Quốc chiếm một hoặc nhiều hòn đảo của nhóm đảo Senkaku, hai nước Mỹ-Nhật sẽ phản ứng như thế nào là vấn đề được các quan chức ngoại giao hải quân rất quan tâm.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)
Đối với vấn đề này, nhà nghiên cứu James Holmes cho rằng, trong tình hình này, hai nước Mỹ-Nhật không nên cấp bách tấn công đảo bị chiếm, mà cần đọc kỹ tác phẩm lớn lưu lại đời sau của nhà sử học Hy Lạp Thucydides. 
Trong quan niệm về bản chất chiến tranh và ngoại giao, Thucydides đã đi sâu tìm tòi nghiên cứu những khó khăn và nguy hiểm của chiến tranh trên đảo.
Phó giáo sư James Holmes cho rằng, một bài học kinh nghiệm mà Thucydides để lại cho mọi người là: chiếm một hòn đảo hoàn toàn không có nghĩa là sở hữu một hòn đảo. Nếu kẻ thù kiểm soát vùng biển và vùng trời xung quanh đảo, một lực lược đổ bộ thành công sẽ phát hiện mình bị bao vây và cô lập.
Mối liên hệ giữa quân chiếm đóng và phần lớn đội quân sẽ bị cắt đứt. Trong tình hình đó, kẻ thù sẽ triển khai tác chiến đổ bộ hiện đại tương tự với chiến tranh bao vây tấn công thời Trung cổ đối với quân chiếm đóng.
Bất cứ nhà sử học nào đều hiểu rất rõ, đối với bất cứ cứ điểm quan trọng pháo đài nào có thể qua được cuộc chiến bao vây tấn công một cách bình yên, thì thức ăn, nước uống đều là rất quan trọng. Bụng đói không thể tác chiến, không có thức ăn, đạn dược và các đồ dự trữ khác, dũng sĩ dũng cảm và thiện chiến nhất cũng sẽ trở nên yếu ớt.
Tàu chiến Nhật Bản tiến hành diễn tập đổ bộ đoạt đảo ở Mỹ (ảnh tư liệu)
Vì vậy, một lực lượng yếu ớt rất khó đối đầu với sự tấn công từ trên biển. Cuối cùng, mặc dù không có xung đột đẫm máu, lực lượng này cũng có khả năng bị chết đói.
Phó giáo sư James Holmes cho biết, lực lượng bộ binh trang bị hạng nặng Sparta nổi tiếng trong lịch sử đã từng phải nếm quả đắng này. Một lực lượng viễn chinh Athens từng đổ bộ lên Paros - nơi gần Sparta (một đô thị quan trọng quân sự của Hy Lạp cổ), đồng thời đã xây dựng một pháo đài ở đó, gây phiền phức ở sân sau của người Sparta.
Một trong những biện pháp đáp trả của Sparta chính là điều động một lực lượng đến đảo Sphacteria lân cận Paros, phong tỏa lực lượng Athens đóng ở Paros, làm cho họ không thể có được sự  hỗ trợ trên biển. Nhưng, hải quân Sparta lại không thể kiểm soát vùng biển xung quanh đảo Sphacteria.
Trong những ngày tháng đó, lực lượng Sparta đóng ở đảo Sphacteria chỉ có thể giết thời gian một cách nhàm chán. Do không thể kiểm soát vùng biển xung quanh, cho nên mỗi lần phát động tấn công từ đảo Sphacteria, lực lượng Sparta đều sẽ rất nhanh phát hiện mình bị lực lượng đổ bộ Athens tấn công. Cuối cùng, lực lượng Sparta buộc phải đầu hàng trước học giả Athens Thucydides.
Tên lửa đất đối hạm của Lục quân Nhật Bản triển khai ở căn cứ Naha, Okinawa trong một cuộc diễn tập
Phó giáo sư James Holmes cho rằng, đối với đồng minh Mỹ-Nhật, bài học này có ý nghĩa tham khảo. Thông thường mọi người cho rằng, đồng minh Mỹ-Nhật sẽ điều lực lượng đoạt lại đảo Senkaku. Quả thật, đồng minh Mỹ-Nhật cần làm như vậy.
Nhưng, loại hành động đoạt lại này hoàn toàn không phải là lập tức triển khai. Kiểm soát một hòn đảo cần phải chi phí cao, hơn nữa rất vô vị. Tại sao không tránh mũi nhọn của không quân và hải quân Trung Quốc, làm cho họ tự suy yếu?
Phó giáo sư Holmes chỉ ra, Mỹ chiếm vị thế chủ đạo trên biển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng minh Mỹ-Nhật cần giỏi sử dụng thêm loại ưu thế này.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Nhật Bản

Biển Đông Sắp Nổ Lớn?_

Trần Khải.

                                                                           pobrane
Có vẻ như căng thẳng hơn những gì chúng ta đang nhìn thấy ở mặt ngoài... Hình như cuộc chiến có thể nổ ra bất kỳ lúc nào. Do vậy, các phe đều như dường chuẩn bị cho chiến tranh, trong cách riêng của họ.

Bản tin VOA hôm 22-6-2015 cho biết:

“...Quân đội Việt Nam đang chuẩn bị các lực lượng đặc biệt để có thể tấn công các cơ sở Trung Quốc trong khu vực là hàng tít đăng trên báo Want China Times của Đài Loan hôm nay, trích nguồn tin từ báo Kommersant có trụ sở ở Moscow.

Bài báo viết rằng cũng như các cuộc diễn tập quân sự đã được quân đội Việt Nam tiến hành từ năm 2004 đã cho thấy, máy bay chiến đấu SU-22 của Không quân Việt Nam sẽ được dùng để phát động cuộc tấn công đầu tiên chống các mục tiêu trên biển bằng tên lửa không đối địa AS-10. Các chiến đấu cơ này có thể tấn công các tàu hải quân Trung Quốc từ độ cao 2.500 tới 3.000 mét.

Cùng lúc, các chiến đấu cơ SU-30 có khả năng được dùng để yểm trợ đội máy bay dội bom SU-22. Tờ Want China Times đưa ra kịch bản là kế đó, Hải quân Việt Nam có thể đổ bộ lên các hòn đảo và bãi đá ngầm hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi máy bay, các tàu ngư lôi và hộ tống. Bài báo dẫn tin của Hệ thống Quân sự Sina ở Bắc Kinh nói rằng các tàu hộ tống lớp Tarantul được trang bị tên lửa Kh-35 do Nga chế tạo đặc biệt nguy hiểm đối với các tàu bè của Trung Quốc.

Việt Nam là nước thứ nhì trên thế giới sở hữu loại tên lửa Kh-35 do Nga chế tạo. Tầm bắn của vũ khí nguy hiểm này là 130km.

Vẫn theo kịch bản này, thì sau đó các lực lượng đặc biệt Việt Nam sẽ tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào nhiều mục tiêu, kể cả các thương thuyền, tàu tiếp tế, các trạm radar, và các cơ sở và phương tiện khác của Trung Quốc trên các đảo nhỏ hay bãi đá, nơi mà một số ít binh sĩ Trung Quốc trú đóng.

Theo tờ Kommersant, mỗi đơn vị lực lượng đặc biệt của Việt Nam chỉ gồm từ 3 tới 5 người.

Một bài báo trên tờ Vancouver Sun của Canada viết rằng hiện nay, Việt Nam và Philippines nay đã công khai tranh chấp với Trung Quốc để giành chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Cuộc tranh chấp đã âm ỉ từ lâu lại bùng phát mới đây vì các hoạt động qui mô lớn của Bắc Kinh để lấp biển xây đảo nhân tạo tại vùng biển đang trong vòng tranh chấp này.

Theo tờ báo, chính các hoạt động xây đảo của Trung Quốc cũng đã khiến Washington phải lên tiếng cảnh báo Trung Quốc, và tăng cường các chuyến bay tuần tra trên không phận Biển Đông.

Tờ Vancouver Sun trích lời Tổng lãnh sự Philippines Neil Ferrer nói rằng “Chúng tôi yêu cầu tất cả các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, không chỉ ở Biển Đông, mà trong tất cả các quan hệ quốc tế. Trong nội bộ ASEAN, chúng tôi đã đi đến đồng thuận là chúng tôi mong muốn các nước khác phải tôn trọng. Chúng tôi đang tích cực kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên liên quan trong cuộc tranh chấp, kể cả Trung Quốc”.

Tờ báo trích lời Tổng lãnh sự Việt Nam tại Vancouver Trần Quang Dũng, đồng tình với phát biểu của tổng lãnh sự Philippines...”(hết trích)

Có thực là như thế chăng? Hay chỉ là những dự phòng cho khi hữu sự? Điê2u rõ ràng nhất là: Việt Nam và Philippines đã cùng liên thủ. Nhưng ở mức độ chặt chẽ thế nào vẫn chưa rõ, vì trong khi Philippines kiện TQ ra tòa quốc tế, VN vẫn đứng nhìn từ xa.

Trong khi đó, bản tin RFI cho biết:

“Trong tham luận về Chiến lược hải quân và quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông (National, Military, Maritime Strategy and the South China Sea) trình bày ngày 17/06/2015 tại Diễn đàn Chiến lược Current Strategy Forum 2015 do Học viện Hải chiến Hoa Kỳ - U.S. Naval War College (Newport, Rhode Island) tổ chức, Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã đề xuất một số kế sách cụ thể mà Hoa Kỳ có thể áp dụng để chống lại chiến lược áp đặt chủ quyền mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông.

Ngoài các hoạt động cụ thể mà Hải quân Mỹ nên thực hiện trên hiện trường, tức là ngay tại Biển Đông, Giáo sư Thayer còn đề nghị chính quyền Hoa Kỳ đẩy mạnh chiến dịch phản công trên bình diện thông tin và vận động công luận thế giới phản đối các hành vi của Trung Quốc.

Tại sao lại phải chú ý đến mảng thông tin? Đó là vì, theo Giáo sư Thayer, tuyên truyền là một thành tố quan trọng trong chiến lược Biển Đông của Trung Quốc, bên cạnh nhân tố quân sự truyền thống....”(ngưng trích)

Có thực, sức mạnh thông tin sẽ cản bước Tàu cộng ở Biển Đông? Đó là điều khả vấn... vì hình như VN vẫn ưa im lặng, trong khi TQ luôn luôn lớn tiếng loa kèn.

Thậm chí, TQ dư tiền mua các học giả, nhà báo Mỹ... Trong khi chính phủ Mỹ bị luật pháp ràng buộc, không chọ bơm tiền mua chuôc giới phóng viên, học giả đại học.

Một bản tin khác của RFI cũng cho biết:

“...cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ và đồng minh Philippines trong khuôn khổ chương trình CARAT mở ra từ ngày 22 đến 26/06/2015. Song song với đợt tập trận với Hải quân Hoa Kỳ, Philippines và Nhật Bản cũng tiến hành một đợt thao diễn trên biển ở gần đảo Palawan trong ba ngày kể. Palawan là hòn đảo gần sát với các bãi đá có tranh chấp chủ quyền nhất giữa Philippines và Trung Quốc.”

Mặt khác, Infonet có bản tin tựa đề “Chuyên gia Nhật: Nếu có chiến tranh, Trung Quốc sẽ tấn công trước.”

Bản tin viết:

“Nếu không may xảy ra chiến tranh Trung - Nhật, Bắc Kinh sẽ cho triển khai chiến dịch tấn công mạng, hàng rào phòng thủ tên lửa và sử dụng "sát thủ diệt tàu sân bay" tên lửa DF-21D.

Theo tạp chí National Interst của Mỹ, chuyên gia an ninh và quốc phòng châu Á, ông Kyle Mizokami nhận định cuộc chiến Trung - Nhật có thể sắp xảy ra liên quan tới những căng thẳng từ cuộc chiến tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Cũng theo ông Mizokami, việc xảy ra những va chạm nhỏ giữa hai bên có thể vượt ngoài tầm kiểm soát và bùng nổ thành một cuộc chiến toàn diện với sự can thiệp của Mỹ.

Trong hoàn cảnh này, Bắc Kinh sẽ là bên tấn công trước. Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành phân tích các điểm mạnh và yếu của Nhật Bản để lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng. Ông Mizokami cho rằng Trung Quốc sẽ cho Quân đoàn Pháo binh số 2 triển khai một cuộc tấn công bất ngờ bằng cách sử dụng một “hàng rào tên lửa đạn đạo và hành trình nhằm triệt tiêu khả năng phòng thủ của Nhật Bản”...”(ngưng trích)

Có vẻ như nhìn đâu cũng thấy khói lửa vậy. Biển Đông hòa hay chiến? Đang chuẩn bị chiến tranh tới đâu?
Tình hình rất khó đo lường vậy
http://www.diendannguoidanvietnam.com/index.php?option=com_content&view=article&id=6404:2015-06-23-19-57-47&catid=1:bn-tin&Itemid=3


Biển Đông Thêm Căng Thẳng
23/06/201500:00:00(Xem: 1715)
Trung Cộng mới đây, ngày 16/06/2015 tuyên bố ngưng bồi đắp các đảo và bãi đá nhân tạo tại vùng Trường Sa, Biển Đông của VN, nhưng vẫn tiếp tục xây cất những cơ sở trên đó. TC còn nói thêm những cơ sở đã đang xây tại vùng Trường Sa, là hải đăng, trạm thông tin liên lạc và các cơ sở dân sự và cứu nạn khẩn cấp khác. Nhưng không ai nghe lời của TC mà nhìn hành động của TC, ngày càng chiếm cứ, càng quân sự hoá vùng biển, vùng trời Biển Đông. Các nhà bình luận quốc tế nghĩ rằng TC “hoãn xung” dùng chiến trường êm lại để chuẩn bị phuc vụ cho bàn hội nghị Chủ Tịch Tập cận Bình công du Mỹ, gặp TT Obama.

Do đó chẳng những tình hình Biển Đông ở Nam Thái binh dương căng thẳng mà cá bắc Thai Bình dương nữa. Toàn Á châu Thái Bình Dương [ACTBD] càng ngày càng thêm căng thẳng. Căng thẳng thêm do hành động của TC tăng cường phương tiện máy bay không người lái để giám sát Bắc TBD và lắp biển bồi đảo xây thành đắp luỹ biến Trường sa và Biển Đông thành khu quân sự và lập vùng nhận dạng phòng không, gây bất ổn, xáo trộn nguyên trạng đia lý chánh trị trong vùng và vi phạm tự do, hàng hải quốc tế.

Căng thẳng thêm do sự chống đối không những của các nước láng giềng của TC mà lan ra tới tổ chức G7, bảy đại siêu cường thế giới, lần đầu tiên lên tiếng chống hành động bá quyền của TC, biến Biển Đông có thể thành điểm nóng của thế giới do TC gây ra, nóng không thua gì TT Putin của Nga hậu CS chiếm cứ và thôn tính bán đảo Crimea của Ukraine vì liên quan và đụng chạm đến nhiều nước.

Căng thẳng làm cho hội nghị Đối Thoại An Ninh Shangri La lần thứ 14 họp tại Singapore, diễn đàn rung chuyển, khẩu chiến đao to búa lớn giữa Mỹ và TC. Mỹ đã cho Tàu Forth Worth cận duyên và máy bay trinh sát có thể săn bắt tàu lặn tuần tra. TC lên tiếng xô đuổi, Mỹ cứ đi và tuyên bố sẽ còn cho tàu và máy bay Mỹ đi đến bất cừ nơi nào mà luật quốc tế cho phép. Mỹ khẩu chiến với TC ở Hội Nghị Shangri La, bảo vệ tối đa quyển tự do hàng hải quốc tế, như quyền lợi quốc gia của mình.

Căng thẳng thêm, theo tin AFP của Pháp khai thác nguồn tin của Nhựt Kyodo ngày 13/06/2015, vì Quân đội TC có kế hoạch thường xuyên dùng máy bay không người lái (tiếng Anh là drone) để giám sát vùng biển và quần đảo Senkaku của Nhựt ở Biển Hoa Đông mà TC gọi là Điếu Ngư và TC đã đang giành lấy của Nhựt. TC thấy phải dùng đến phi cơ không người lái, vì lẽ công việc tuần tra khu vực bằng tàu không đủ để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc. Dùng máy bay không người lái giám sát vùng biển vùng trời này để chống lại các phi vụ do thám thường xuyên bằng loại drone Global Hawk mà Mỹ tiến hành tại Biển Hoa Đông, và đối phó với các tranh chấp lãnh thổ liên quan đến Nhật Bản.

Được biết TC trước đây cũng đã dùng drone để giám sát Senkaku/Điếu Ngư. Khiến như ngày 09/09/2013, lực lượng Không quân Nhật Bản đã phải cho chiến đấu cơ cấp tốc bay lên để sẵn sàng nghinh chiến, khi phát giác một phi cơ không người lái của TC gần quần đảo tranh chấp.

Dĩ nhiên các nước láng giềng của TC phải phòng chống TC xâm chiếm biển đảo của mình. Mã Lai thì trong tuần lễ thứ hai của tháng 6, tuyên bố phản đối TC qua đường lối ngoại giao, về việc một tàu tuần duyên của Trung Quốc xâm nhập khu vực đảo Borneo. Hãng tin AFP của Pháp loan tải lời tuyên bố của tư lệnh hải quân Malaysia Abdul Aziz Jaafar nói ngày 09/06/2015, từ cuối năm 2014 đến nay, tàu của Trung Quốc ngày nào cũng xâm nhập hải phận Malaysia và lần nào chính quyền Kuala Lumpur cũng phản đối.

Nhưng mà lớn chuyện nhứt là tuyên bố của tổ chức G7 họp ở Đức, chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở vùng Biển Đông, biến vấn đề Biển Đông thành vấn dề quốc tế. Tuyên bố về biến cố này nằm trong bản tuyên bố chung được công bố sau cuộc họp thượng đỉnh tại Đức, của các lãnh đạo nhóm G 7 (Anh, Đức, Pháp, Ý, Mỹ, Canada, Nhật) kết thúc ngày 08/06/2015. Tuyên bố mạnh mẽ chống lại mọi hành động đơn phương nhằm làm thay đổi nguyên trạng ở vùng Biển Đông, như việc «bồi đắp đảo với quy mô lớn». Tuyên bố không nêu tên nước nào, nhưng rõ ràng là tuyên bố của nhóm G7 muốn nói đến những hành động của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền ở Biển Đông, những hành động khiến Hoa Kỳ và Nhật Bản, hai thành viên của G7, ngày càng lo ngại Trung Quốc bồi đắp các đảo và đưa thêm vũ khí đến đây là nhằm thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên vùng Biển Đông, cản trở quyền tự do lưu thông ở khu vực này.

Các nguyên thủ quốc gia của 7 đại siêu cường G7 cũng bày tỏ quan ngại về tình hình căng thẳng ở vùng biển Hoa Đông, nơi mà tàu của Trung Quốc thường xuyên xâm nhập khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không bên trên quần đảo này vào năm 2013. Tokyo đã cực lực phản đối hành động này.

Và mới đây ngày 17/06/2015 sau khi TC tuyên bố ngưng bồi đắp và tiếp xây cất cơ sở có tính dân sự, cứu nạn ở Biển Đông để biện hộ cho âm mưu quân sự hóa Trường Sa, thì các nước phản ứng quyết liệt. Tin Anh Reuters, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng: «Kế hoạch do Trung Quốc loan báo không góp phần vào việc giảm căng thẳng, không giúp tìm ra các giải pháp hòa bình và ngoại giao hay củng cố các đòi hỏi chủ quyền trên biển của Trung Quốc». Một viên chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ cứng rắn hơn, nói mạnh: «Chắc chắn là chúng tôi không muốn thấy các cơ sở đó của Trung Quốc bị quân sự hóa». «Trong vấn đề này, Trung Quốc đang đơn độc. Không có ai khác trong khu vực ủng hộ các hành động đó».

Còn Nhựt ngày 17/06/2015, chính quyền Tokyo đã lên tiếng đả kích mạnh mẽ TC. Phát ngôn viên của chính phủ Nhật Bản, ông Yoshihide Suga khẳng định: «Chúng tôi không thể chấp nhận cách hành động theo kiểu sự đã rồi”. «Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc không được có những hành động đơn phương thay đổi hiện trạng và gây căng thẳng».

Và Philippines quả quyết Bắc Kinh đang xây dựng các «căn cứ quân sự». Những cơ sở như vậy có thể gây cản trở lưu thông hàng hải cũng như hàng không trong vùng Biển Đông, nơi có tuyến đường hàng hải huyết mạch của thương mại thế giới.

Còn VNCS nước bị TC chiếm cứ biển đảo nhiếu nhứt, thì tin Reuters tiết lộ cho biết CSVN âm thầm chạy đua võ trang, kín đáo thương lượng mua của các công ty Liên Âu và Mỹ nào máy bay, tàu lặn, hỏa tiễn để tăng cường và hiện đại hoá hải quân và không quân, bớt lệ thuộc Nga là nguồn cung ứng vũ khi cho CSVN tư thời Chiến tranh Lạnh.

Mua nhiều lắm. Không biết để phòng chống TC hay để chuẩn bị chiến tranh là bảo vệ hoà binh mà chưa thấy một hành động bảo quốc an dân náo coi cho được của Hải Quân, Không Quân hay Cảnh sát Biển của VNCS trước hành động xâm lấn biển đảo, bắn giết ngư dân VN, của TC.

Thành phố HCM của Đảng Nhà Nước CSVN đã họp và quyết định tổ chức chuyến du lịch đầu tiên vào ngày 22/6 ra đảo Trường Sa, nơi TC đang bồi lắp làm khu quân sự trên Biển Đông.

Còn TC thì mời Ngoại Trưởng VNCS sang Bắc Kinh. Tổng Bí Thư Đảng CSVN cũng mới sang Bắc Kinh trước đây sau khi có tin Mỹ mời TBT Nguyễn phú Trọng công du Mỹ. Có tin trước đây tháng 5 hay 6 Tổng Trọng sẽ đi Mỹ nhưng bây giờ giữa tháng 6 chưa thấy động tịnh gì./.(Vi Anh)

Mỹ và Trung sắp đánh ở Biển Đông

 23-05-2015 19:14:12

 image001.jpg
Ảnh: không quân Mỹ RQ4, máy bay không người lái “Global Hawk” hiện đang được cử đến đảo Guam và Nhật Bản
(Tóm tắt) Các quan chức Mỹ đã tiết lộ, máy bay không người lái Global Hawl đã bị rada vô tuyến dưới mặt đất của Trung Quốc bắt được khi đang thực hiện trinh sát trên quần đảoTrường Sa.Báo cáo dẫn lời các chuyên gia Mỹ cho biết, mục đích can thiệp này có thể là do máy bay không người lái bị rơi xuống biển sau khi bị phát hiện.Cách đây vài ngày, máy bay trinh sát chống tàu ngầm của Mỹ đã thực hiện nhưng trò khiêu khích Trung Quốc tại đảo Trường Sa.
Theo trang báo Mỹ “The Washington free beacon” cho biết, máy bay không người lái Global Hawl đã bị rada vô tuyến dưới mặt đất của Trung Quốc bắt được khi đang thực hiện trinh sát trên quần đảoTrường Sa.Báo cáo dẫn lời các chuyên gia Mỹ cho biết, mục đích can thiệp này có thể là do máy bay không người lái bị rơi xuống biển sau khi bị phát hiện. Cách đây vài ngày, máy bay trinh sát chống tàu ngầm của Mỹ đã thực hiện nhưng trò khiêu khích Trung Quốc tại đảo Trường Sa.Tuy nhiên chi tiết về vụ việc này vẫn chưa được báo cáo rõ hơn.
Bài viết này là trang web "Washington free beacon" và phóng viên Bill Gertz "Washington Post" phát biểu,người này thường nhận được “thông tin nội bộ” của Trung Quốc từ Lầu Năm Góc, người đầu tiên báo cáo chuyến bay thử nghiệm của Trung Quốc, vụ thử tên lửa siêu thanh JL-2 và các tin tức khác. Tuy nhiên, "chiều sâu" trong bài viết của ông giải thích các sự kiện mà thường đi kèm bằng chứng tin đồn, phần sau là bản dịch của mạng lưới quan sát trong trang web " free beacon ":
Các quan chức Mỹ cho biết,Trung Quốc đã tiến hành can thiệp vào việc trinh sát của Mỹ trên biển Đông.
Theo đó, máy bay không người lái của Mỹ đã trở thành mục tiêu can thiệp, trong đó có ít nhất một sự kiện phát sinh xung quanh quần đảo Hoàng Sa.
Hải quân Trung Quốc đã 8 lần cảnh báo, xua đuổi máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ khi bay tuần tra gần ba đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây trái phép tại quần đảo Trường Sa.
image003.jpg
Hình ảnh vệ tinh không quân Andersen cơ sở Guam, các vòng tròn màu đỏ là "Global Hawk" máy bay không người lái

Người phát ngôn lầu Năm Góc Đại tá Steve Warren khẳng định rằng, Mỹ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các hòn đảo nhân tạo này. Các chuyến bay và tàu chiến của hải quân Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra bình thường, nhưng sẽ giữ khoảng cách ít nhất 12 hải lý từ các hòn đảo mà Trung Quốc đang xây dựng, tôn tạo trái phép. Đồng thời ông còn nói “Chúng tôi sẽ không đưa ra tuyên bố thêm  nào,bước tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục chuyến bay thường xuyên của chúng tôi”.
Về chi tiết về các can thiệp bí mật hiện nay của  UAV,phát ngôn viên của Không quân Thái Bình Dương ở Hawaii từ chối bình luận sự kiện can thiệp.
Người phát ngôn bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ Capt. Chris • Simms cho biết rằng hiện nay đối với tranh chấp trên biển,Trung Quốc chưa từng tiến hành ngăn chặn trên không đối với Hoa Kỳ.Simms cho biết ông không thể xác nhận các báo cáo can thiệp UAV của Trung Quốc.
Phát ngôn viên Không quân Thái Bình Dương Rebecca Clark từ chối bình luận về  hoạt động của máy bay không người lái Global Hawk  trong quần đảo quần đảo Trường Sa, lý do bà đưa ra là "để bảo vệ sự an toàn của hành động quân sự."
 “Từ Guam, Global Hawk hỗ trợ hoạt động do thám, thu thập thông tin tình báo ở Thái Bình Dương”, bà Clark cho hay.
Chiếc Global Hawk có thể bay suốt 28 giờ liền, được điều khiển từ xa hoặc bay theo đường bay được lập trình sẵn, có khả năng quan sát 40.000 dặm vuông (gần 104.000 km vuông) trong vòng một ngày.
Tuần trướcThứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về các vấn đề an ninh châu Á- Thái Bình Dương David • Sher nói, "Global Hawk" triển khai đến châu Á là một trong những ciến lược tăng cường lực lượng của Mỹ tại Biển Đông.
image005.jpg
Hình:máy bay trinh sát không người lái của Mỹ

"Chúng tôi đã phát triển một kế hoạch dài hạn là để tăng cường khả năng của chúng tôi trong khu vực," Sher nói với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, "lấy một vài ví dụ, các biện pháp của chúng tôi bao gồm việc triển khai Global Hawk và F-35 máy bay chiến đấu, chúng tôi cũngcần phải tăng thêm số lượng của máy bay vận tải Osprey V-22  khi  triển khai ở Nhật Bản. "
Vào đầu tháng này, tàu tác chiến cận bờ USS Fort Worth (LCS 3) của Mỹ đã tuần tra gần quần đảo Trường Sa để đảm bảo tự do hàng hải trên biển Đông. Hải quân Mỹ đưa ra một thông cáo báo chí, khẳng định trong quá trình tuần tra, USS Fort Worth đã cho một trực thăng không người lái Fire Scout và một trực thăng có người lái cất cánh từ tàu này.
Tuy nhiên, ông Sims sau đó đính chính, thông cáo của Mỹ có chi tiết không đúng và khẳng định không triển khai máy bay Fire Scout và không lý giải vì sao có sai sót này.
Tác phẩm quân sự của Trung Quốc đã được thảo luận một cách nghiêm túc về khả năng sử dụng các phương tiện điện tử để ngăn chặn các máy bay trinh sát.
Trang 1 năm 2013, báo điện tử vũ trụ của Trung Quốc đã đưa tin, đề cập đến các kế hoạch quân sự của Trung Quốc làm thế nào để tìm và chiến đấu chống lại" Global Hawk ",chi tiết chuyến bay do thám và hoạt động của máy bay không người lái  RQ-170. Cá hai loại máy bay có radar trinh sát và có khả năng tàng hình.

Bài báo cho biết, "quân đội Hoa Kỳ có một mạng lưới kiểm soát chiến trường mạnh mẽ, nhưng nó cũng có những điểm yếu của nó."
"Chúng tôi có thể sử dụng các phương tiện chiến tranh mạng và thậm chí có thể kiểm soát mạng của Hoa Kỳ," bài báo cho biết, "phương tiện bay không người lái và các trạm mặt đất thường rất xa, và thường phải dựa vào thông tin liên lạc vệ tinh. Miễn là chúng ta có thể can thiệp vào thông tin liên lạc vệ tinh, phương tiện bay không người lái sẽ không thể thực hiện các nhiệm vụ và sau đó buộc phải quay trở lại. "
Bài viết nói Globar Hawk có bảy điểm yếu, trong đó có điểm “dễ bị can thiệp bằng điện tử”, việc can thiệp này có thể làm giảm đi đáng kể hiệu suất làm việc của Global Hawk.
Ông Rick Fisher, một nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh có thể tăng cường sức ép đối với Washington để quân đội Mỹ chấm dứt các chuyến bay trinh sát tại châu Á bằng việc lần đầu tiên tấn công một trong những chuyến bay trinh sát không người lái của Mỹ.

“Mặc dù các máy bay không người lái như Global Hawk tương đối đắt đỏ, nhưng chúng cũng có thể được coi là vật có thể hy sinh bởi vì chúng không có người lái”, ông Fisher, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm đánh giá và chiến lược quốc tế, nói với tờ Washington Free Beacon.

Theo ông Fisher, ngoài khả năng Trung Quốc có thể sẽ bắn hạ các máy bay trinh sát không người lái của Mỹ, thì họ còn có thể nỗ lực thu giữ một chiếc Global Hawk bằng cách sử dụng hệ thống tác chiến điện tử làm cho nó rơi xuống vùng biển nông, hoặc bằng việc sử dụng một chiếc máy bay có người lái nỗ lực “tóm sống” một chiếc Global Hawk đang bay.
Fisher cho rằng Hoa Kỳ cần phải xem xét sự cân bằng của việc sử dụng các độ cao lớn có người lái và máy bay trinh sát không người lái, máy bay có người lái có khả năng chạy trốn và có thể bao gồm một khả năng tự vệ.
 vnppp.com/the-gioi/201505/2137.html


Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét