Trần Mạnh Hảo, ông là ai?
Trần Nghĩa Hưng (1)
Trần Mạnh Hảo
Copyright © 2006 by DCVOnline
xin phép được phổ biến
Thi sĩ Xuân Sách viết thơ chân dung Trần Mạnh Hảo như sau:
Ôi thằng Trần Mạnh Hảo
Đi phỏng vấn Chí Phèo
Lão chết từ tám hoánh
Đời mày vẫn gieo neo!
Còn cái lão Bá Kiến
Đục bản in thơ mày
Bao giờ mày say rượu
Bao giờ thì ra tay?...
Bức chân dung thật sống động, sắc nét, gai góc khiến người đọc biết chút ít về Trần Mạnh Hảo – cảm thấy thú vị.
Trưởng thành trong chiến tranh chống Mỹ, Trần Mạnh Hảo (TMH) trở thành người viết phóng sự, làm thơ, với những bài thơ, bài báo loại thông thường. Hoà bình lập lại, ông vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi Địa Linh Nhân Kiệt – thuộc loại hạng nhất của Việt Nam – rồi tiếp tục công việc của nhà văn mà trong chiến tranh chưa làm được...
Lợi dụng thời kỳ “Nhà nước cởi trói”, TMH cho ra đời cuốn tiểu thuyết tựa đề Ly Thân. Cuốn sách, tái hiện lịch sử về giai đoạn nông dân miền Bắc rơi vào hoàn cảnh bi thảm cuả cuộc “Cải Cách Ruộng Đất Vĩ Đại” (CCRĐVĐ). Ly Thân đã dựng lại bức tranh toàn cảnh cuộc “CCRĐVĐ” rất chân thực, sống động. Tác phẩm được dư luận bạn đọc chú ý, đánh giá cao.Chính vì vậy Ly Thân bị thuhồi ngay. Trong bài trả lời phỏng vấn nhà báo Lê Thị Huệ trên Mạng, TMH bộc bạch cõi lòng... , người đọc mới biết cái giá phải trả cho việc “nói thật” thông qua tiểu thuyết Ly Thân. Cha ông, cụ kị ta đã dạy: Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng. Nhưng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) do đảng cộng sản thống trị, nói thật – nghĩa là phơi bầy cái xấu của “đảng ta” – sẽ là một trọng tội. Xã hội Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trị vì hơn 50 năm qua (từ 1954) – không dung nạp những người hay nói thật, dám nói thật. Kết quả TMH cũng không ngoại lệ: do có tí chút nghiệp vụ viết lách, có tí công cán trong chiến tranh, thời thế đã đổi thay…, ông chỉ bị khai trừ khỏi Đảng, ra khỏi biên chế nhà nước. Mà thời gian cuối những năm 80 của thế kỉ trước, ra khỏi biên chế là “mất sổ gạo”, là... “đói to”! Sau cú ly thânngoạn mục, không thấy Trần Mạnh Hảo xuất hiện trên Thơ – Văn đàn nữa.
Ôi thằng Trần Mạnh Hảo
Đi phỏng vấn Chí Phèo
Lão chết từ tám hoánh
Đời mày vẫn gieo neo!
Còn cái lão Bá Kiến
Đục bản in thơ mày
Bao giờ mày say rượu
Bao giờ thì ra tay?...
Bức chân dung thật sống động, sắc nét, gai góc khiến người đọc biết chút ít về Trần Mạnh Hảo – cảm thấy thú vị.
Trưởng thành trong chiến tranh chống Mỹ, Trần Mạnh Hảo (TMH) trở thành người viết phóng sự, làm thơ, với những bài thơ, bài báo loại thông thường. Hoà bình lập lại, ông vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh, nơi Địa Linh Nhân Kiệt – thuộc loại hạng nhất của Việt Nam – rồi tiếp tục công việc của nhà văn mà trong chiến tranh chưa làm được...
Lợi dụng thời kỳ “Nhà nước cởi trói”, TMH cho ra đời cuốn tiểu thuyết tựa đề Ly Thân. Cuốn sách, tái hiện lịch sử về giai đoạn nông dân miền Bắc rơi vào hoàn cảnh bi thảm cuả cuộc “Cải Cách Ruộng Đất Vĩ Đại” (CCRĐVĐ). Ly Thân đã dựng lại bức tranh toàn cảnh cuộc “CCRĐVĐ” rất chân thực, sống động. Tác phẩm được dư luận bạn đọc chú ý, đánh giá cao.Chính vì vậy Ly Thân bị thuhồi ngay. Trong bài trả lời phỏng vấn nhà báo Lê Thị Huệ trên Mạng, TMH bộc bạch cõi lòng... , người đọc mới biết cái giá phải trả cho việc “nói thật” thông qua tiểu thuyết Ly Thân. Cha ông, cụ kị ta đã dạy: Thuốc đắng dã tật, nói thật mất lòng. Nhưng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) do đảng cộng sản thống trị, nói thật – nghĩa là phơi bầy cái xấu của “đảng ta” – sẽ là một trọng tội. Xã hội Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trị vì hơn 50 năm qua (từ 1954) – không dung nạp những người hay nói thật, dám nói thật. Kết quả TMH cũng không ngoại lệ: do có tí chút nghiệp vụ viết lách, có tí công cán trong chiến tranh, thời thế đã đổi thay…, ông chỉ bị khai trừ khỏi Đảng, ra khỏi biên chế nhà nước. Mà thời gian cuối những năm 80 của thế kỉ trước, ra khỏi biên chế là “mất sổ gạo”, là... “đói to”! Sau cú ly thânngoạn mục, không thấy Trần Mạnh Hảo xuất hiện trên Thơ – Văn đàn nữa.
Bẵng đi it lâu, đột nhiên người đọc được biết đến những bài viết của TMH có nội dung khác hẳn. Trần thi sĩ quay sang viết phê bình, tiểu luận. Hơi văn, giọng văn, tinh thần của các bài viết mạnh bạo, gay gắt – cứ như tên lính gác trung thành với chủ, cố chết bảo vệ dinh lũy của chế độ, của “Vua”. Có người còn ví TMH như con cú đang “nhòm” nhà bệnh, chỉ chờ con bệnh “có vấn đề” là... “ăn hồn ma”! Bạn bè văn chương lúc ấy cho rằng TMH đã nhận ra thiếu sót khi viết Ly Thân, giờ “tạ tội” với Đảng bằng cách tự nguyện làm vai trò “tên lính gác trung thành”, tên “biệt kích văn nghệ” trong địa hạt văn chương, giáo dục – cho “đảng ta”!
Dư luận trong giới cầm bút phản đối Trần Mạnh Hảo rất mạnh. Tôi chỉ nói đến những vụ điển hình “ầm ĩ” nhất:
– Đỗ Minh Tuấn, đạo diễn điện ảnh bất bình, đến độ văng tục, gọi Trần Mạnh Hảo là “Cái Ca–pốt rách của Đảng” (nghĩ đến hình tượng này, người nghe càng tởm, lợm cả cho người nói), rồi lên mạng talawas chửi rủa TMH...
– Các giáo sư, tiến sĩ biên soạn sách giáo khoa trong ngành giáo dục “sôi me” vì gần 300 bài viết của TMH theo kiểu “moi móc”, “vạch lá tìm sâu” – bới ra những khiếm khuyết trong các công trình của các vị dùng để dạy học sinh trong hệ thống giáo dục – rồi đưa lên mặt báo để bàn dân thiên hạ biết bản chất của các “tiến sĩ”... giấy của Đảng ra sao khiến cả xã hội Việt Nam lo lắng cho con em mình trước hiện trạng ngành giáo dục xưống cấp thảm hại.
Dư luận trong giới cầm bút phản đối Trần Mạnh Hảo rất mạnh. Tôi chỉ nói đến những vụ điển hình “ầm ĩ” nhất:
– Đỗ Minh Tuấn, đạo diễn điện ảnh bất bình, đến độ văng tục, gọi Trần Mạnh Hảo là “Cái Ca–pốt rách của Đảng” (nghĩ đến hình tượng này, người nghe càng tởm, lợm cả cho người nói), rồi lên mạng talawas chửi rủa TMH...
– Các giáo sư, tiến sĩ biên soạn sách giáo khoa trong ngành giáo dục “sôi me” vì gần 300 bài viết của TMH theo kiểu “moi móc”, “vạch lá tìm sâu” – bới ra những khiếm khuyết trong các công trình của các vị dùng để dạy học sinh trong hệ thống giáo dục – rồi đưa lên mặt báo để bàn dân thiên hạ biết bản chất của các “tiến sĩ”... giấy của Đảng ra sao khiến cả xã hội Việt Nam lo lắng cho con em mình trước hiện trạng ngành giáo dục xưống cấp thảm hại.
– Nguyễn Huy Thiệp (trong vụ Hoa thủy tiên) – rất căm TMH, viết Kịch Mổ. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (NHT) cho nhân vật bác sĩ Trần Mạnh Khảo (nhưng người đọc nhận ra ngay đó là chân dung Trần Mạnh Hảo) – tay “thợ giết – mổ” không nghề nghiệp – mà lại được trọng dụng hành nghề giải phẫu “các con bệnh văn chương”. Trước khi hạ màn NHT cho thợ giết mổ – bác sĩ Khảo – nghệ sĩ nhẩy, múa may... giỏi với ngầm ý: Trần Mạnh Hảo chỉ là tay “thợ”... “viết”, chứ không thể là nhà văn, nhà phê bình – nghệ thuật! Vì vậy “các sáng tác của anh ta chỉ là thứ... vứt đi”!
– Trên diễn đàn đại hội Hội nhà văn Việt Nam hồi tháng 4/2005, TMH đọc bài tham luận nảy lửa...
Trước đây người ta đặt vấn đề xung quanh hiện tượng TMH, không phải là không có lí. Song, người ta có lí của người ta. Trần Mạnh Hảo có lí của TMH. Nếu chỉ thuần túy vì Nghệ thuật – Học thuật mà anh lớn tiếng phê phán một quan niệm thẩm mỹ, một quan điểm văn chương khác với nhận định chủ quan của anh thì cũng là lẽ thường tình, cần thiết cho quá trình phát triển của nền Văn học – Nghệ thuật nước nhà. Nhưng trong một số bài phê bình, TMH lại thể hiện bút pháp hoàn toàn mang tính áp đặt, cưỡng bức, y như giọng điệu đã lỗi thời của một số cây bút phê bình cách đây vài ba chục năm. Người đọc không thể hiểu nổi TMH đang trong vai trò nhà phê bình hay cương vị của người “gác cổng”? Kỳ hơn nữa, có lúc lại thấy anh viết ở trạng thái không bình thường...
Trong cuốn Chân Dung và Đối Thoại, Trần Đăng Khoa – Chú Khoa “cuội” – tường thuật lời của Trần Mạnh Hảo trả lời một phóng viên, thấy anh “huỳnh huỵch bê từng chảo lửa hắt quyết liệt vào”... mặt bạn mình. TMH chẳng né tránh, xoa xoa, phẩy nhẹ như những nhà phê bình vẫn thường làm.Anh thẳng thừng: “Chẳng ý đồ gì cả, tôi ngứa tiết là tôi phang đấy. Những anh... nhắng nhít là tôi cứ cho một... hèo!” (Sách đã dẫn, trang 250).
– Trên diễn đàn đại hội Hội nhà văn Việt Nam hồi tháng 4/2005, TMH đọc bài tham luận nảy lửa...
Trước đây người ta đặt vấn đề xung quanh hiện tượng TMH, không phải là không có lí. Song, người ta có lí của người ta. Trần Mạnh Hảo có lí của TMH. Nếu chỉ thuần túy vì Nghệ thuật – Học thuật mà anh lớn tiếng phê phán một quan niệm thẩm mỹ, một quan điểm văn chương khác với nhận định chủ quan của anh thì cũng là lẽ thường tình, cần thiết cho quá trình phát triển của nền Văn học – Nghệ thuật nước nhà. Nhưng trong một số bài phê bình, TMH lại thể hiện bút pháp hoàn toàn mang tính áp đặt, cưỡng bức, y như giọng điệu đã lỗi thời của một số cây bút phê bình cách đây vài ba chục năm. Người đọc không thể hiểu nổi TMH đang trong vai trò nhà phê bình hay cương vị của người “gác cổng”? Kỳ hơn nữa, có lúc lại thấy anh viết ở trạng thái không bình thường...
Trong cuốn Chân Dung và Đối Thoại, Trần Đăng Khoa – Chú Khoa “cuội” – tường thuật lời của Trần Mạnh Hảo trả lời một phóng viên, thấy anh “huỳnh huỵch bê từng chảo lửa hắt quyết liệt vào”... mặt bạn mình. TMH chẳng né tránh, xoa xoa, phẩy nhẹ như những nhà phê bình vẫn thường làm.Anh thẳng thừng: “Chẳng ý đồ gì cả, tôi ngứa tiết là tôi phang đấy. Những anh... nhắng nhít là tôi cứ cho một... hèo!” (Sách đã dẫn, trang 250).
Khi đang “ngứa tiết”, ai đó xuất hiện trước mặt anh, họ lập tức trở nên “nhắng nhít”... và lãnh nhận những nhát “phang”! Trong số những nhát phang đó, “nhát” Văn chương hay là một cách ứng xử Văn Hóa – có thể xem là tàn ác, hiểm độc nhất! Trần thi sĩ phê bình tập truyện ngắn Man Nương của Phạm Thị Hoài rất gay gắt như nhằm kích động những người quản lý Văn hóa – Tư tưởng của chế độ “ra tay” với tác giả mà không e ngại dư luận!
Cũng có vẻ hành động của anh như đang quyết tâm lấy lòng bề trên để tiến thân. Thậm chí giống người “say rượu” – nghĩa là, trong máu đang có “trùng” ngọ nguậy... làm “sôi me”, “ngứa tiết”, chỉ còn biết nhắm mắt làm giảm “cơn ngứa” bằng: phang... phang... và phang!
Anh “phang” nhà thơ, nhà văn đã đành!
Nhưng vì “tiết đang ngứa” nên phang luôn cả người biên tập, người sửa bản thảo – Đỗ Minh và Huỳnh Ngọc Hà – thực ra những người này hoàn toàn vô tội.Thậm chí cả giám đốc nhà xuất bản Hà Nội – người có tấm lòng muốn đổi mới văn chương Việt Nam – nhưng đang đà... “ngứa” ông Hảo Phê sĩcũng “tiện tay” chém luôn!
Chúng ta hãy phân tích một vài đoạn “'lên cơn” của “anh chàng phong tình, có tiếng là đi mây về gió này”.(Sách đã dẫn – trang 249).
Ở “Nền cộng hoà của nhà thơ” trong tập Man nương của Phạm Thị Hoài – TMH trích: “Khi cái đẹp được hiểu một cách biện chứng nhất, nó sẽ đương nhiên thống trị thế giới hiện thời, một thế giới mà trong đó thú thực, nhìn vào đâu ta cũng thấy xấu ghê gớm”.
Sau câu trích dẫn – “phủ định sạch trơn”– này, TMH bắt đầu “ngứa hộ...”,rồi “hắt lửa”! Thật ra, cái thế giới “xấu ghê gớm” mà Phạm Thị Hoài nói đến là có thật. Liên hệ với thực tế, suy nghĩ kỹ, nhận ra tác giả không cường điệu, không “bỡn cợt, khinh khi...”và hoàn toàn không “nhạo báng một cách khá ác ý nền văn học của chúng ta” – như lời “thợ” phê bình TMH gán ghép, viết trong bài phê bình kia!
Nghĩa là bà Hoài nói... gà, ông Hảo lại cố tình hiểu sang... vịt!
Nhưng nếu vẫn chưa tin, Trần Mạnh Hảo hãy tìm Nguyễn Duy mà hỏi, anh ấy sẽ chỉ cho “Bộ sưu tập những điều ngang trái ấy”, hoặc “Chuyện trò cùng cái bóng máu me ta” – được trình bầy ở hai thi phẩm nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam trong thập niên tám mươi: Đánh Thức Tiềm Lực (1982) và Nhìn Từ Xa... Tổ Quốc (1988).
Xin trích vài đoạn của “Bộ sưu tập” những cái “Xấu ghê gớm”:
...
Điếm biệt thư, điếm chợ, điếm vườn
Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn...
...
Chích một giọt máu đem xét nghiệm
Tí trí thức, tí thợ cầy, tí điếm
Tí con buôn, tí cán bộ, tí thằng hề
Phật và Ma mỗi thứ tí ti...
...
Đạo chích thành tôn giáo phổ thông...
...
Một người đi chật cả con đường...
...
Lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa...
...
Sự thật hôn mê, ngộ độc tự hào...
vân vân và v.v...
Còn nhiều điều ngang trái, nhiều cái xấu ghê gớm không thể chép ra hết. Đây là thi phẩm Nguyễn Duy công bố vào các năm 1982 và 1988 – trước cả khi “Nhà Thơ Của Nền Cộng Hoà” (Man Nương) tư duy về sự “sỹ diện”' của mình. Và hình như cùng thời kì này TMH công bố Ly Thân.
Hoặc là tìm sỹ phu của đất Bắc Hà – Nguyễn Xuân Tụ, anh ấy kể cho nghe những nghịch lý trong hệ thống phương pháp tư tưởng – những kết quả do phương pháp cai trị “Văn hóa tầm thấp, vô Văn hóa” tạo ra, được trình bầy trong tác phẩm Chia Tay Ý Thức Hệ. Rồi, hãy nhìn thẳng vào thực trạng đất nước với con mắt nghiêm khắc, khách quan: Từ dưới đáy lên trên cao, từ trong ra ngoài, từ lời nói đến việc làm, từ tư tưởng đến hành động, từ những xó xỉnh tăm tối đến nơi phồn hoa đô hội... từ... từ... rồi anh sẽ thấy chỗ nào quả thực cũng (có) “xấu ghê gớm“.
Chân dung Trần Mạnh Hảo được Xuân Sách vẽ mộc mạc thân tình. Đặc biệt ở hai câu kết:
Bao giờ mày say rượu?
Bao giờ thì ra tay?
Người đọc chợt giật mình, sửng sốt, tự hỏi:
– Hảo hay say rượu?
– Hảo “ra tay” (...) trong khi say?
Phải chăng do bị ức chế... hay... nên... mới ra nông nỗi này?
Ta nhớ lại một đoạn văn của Phạm Thị Hoài viết trong cuốn Marie Sến, chương 3, tựa đề – Con Cái. Hai thí dụ về nổi loạn. Đây là đoạn chị miêu tả về thằng Đủ, đứa con do cuộc hôn nhân của bố nó, một trí thức “mất gốc một nửa” đang “tìm về cội nguồn”, lấy mẹ nó là một nông dân thất học nên đẻ ra Đủ (...).
Khi Đủ hai mươi tuổi, nó nhìn đời bằng cái nhìn khinh bỉ, ngạo mạn.Nó đặc biệt căm thù “quân thành thị, thằng Hà nội...” và đây là những lời nói, ý nghĩ của Đủ, câng câng, thô bạo “văng” vào mặt thiên hạ:
“ ...Thằng Đủ không chối cãi cái tên quê mùa của nó. Nó tự hào: Cóc cần thằng nào vì nó là Đủ. Đủ lắm! Nó phóng cái tên ấy lên một gam, hai gam, ba gam và cực đại: Tao Đú đây! Tao Đù đây! Tao Đụ đây! Tao Địt đây! Một mình tao là Đủ. Tao cưỡi lên đầu chúng mày, quân thành thị ton hót, quân thành thị lưu manh, quân thành thị hèn ươn thây, lười thối thịt...
Đứa nào đào ngũ?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào trốn việc?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào vào làng ăn trộm gà?
– Thằng Hà nội!
Đứa nào làm hại đời con gái người ta rồi gút–bai?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào mua thủ trưởng?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào bán lựu đạn?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào say rượu triết lý thối cả đêm?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào gọi tao bằng Bố để tao vác thêm cho vài khúc củi?
– Thằng Hà Nội!...
Ba năm quân dịch là rõ trắng đen.Ba năm chúng mày lạy tao, chúng mày luồn háng tao, chúng mày gọi tao bằng Bố. Chúng mày thấp như kiến dạng chân, chúng mày ẻo lả, đồi trụy, lưu manh, đéo mẹ, bây giờ bố chúng mày cho chúng mày biết thế nào là phải trái...”
Đủ gọi “thằng Hà Nội” thấp bé như kiến, thậm chí là lũkiến dạng chân (càng thấp hơn) mới kỳ chứ! Chưa hết, nó còn đe: “Bố chúng mày cho chúng mày biết thế nào là phải trái!”.
Ghê chưa!
Người ta đã biết thế nào là phải trái... rồi nghĩ ngay tới chuyện Chí Phèo uống rượu, tay cầm chai rượu vung vẩy, chân nam đá chân chiêu, vừa đi vừa chửi “Cả làng Vũ Đại”'. Dân Vũ Đại nghe thấy hết, nhưng người nào cũng bịt tai, giả bộ không nghe, tự bảo: “Chí Phèo chửi cả làng kia mà... mình có làm gì động đến gã đâu... chắc là nó chừa mình ra... “.
Bây giờ Đủ còn hơn Chí Phèo nhiều lần!
Nó chửi Thằng Hà Nội thậm tệ! Chửi nơi chứa chấp dung nạp những Thằng Hà Nội lưu manh, trộm cướp, đĩ điếm, tham nhũng... Chửi nơi chúng ta luôn tự hào là chốn ngàn năm văn hiến, nơi tồn tại, bảo vệ, lưu giữ các giá trị đạo đức tinh thần của dân tộc Việt. Thế mà thằng Đủ lại bảo có các Thằng Hà Nội cụ thể... với những thói xấu cụ thể... dường như tất cả mọi thói xấu của cả nước đều gom lại, tập trung trong Thằng Hà Nộị!
Thằng Đủ đã làm hình ảnh “Trái tim của tổ quốc, lương tri của thời đại” bị méo mó lu mờ dần trong tâm khảm của người dân Việt. “Thằng Chọi con” – chưa ráo máu đầu, mới nứt mắt – đã ngông ngênh, ngang tàng vạch ra đầy dẫy thói xấu rồi thóa mạ Thằng Hà Nội... Đến nỗi, những người Hà Nội bình thường, không còn bịt taiđược nữa, không còn tự an ủi rằng, “nó chừa mình ra”...
Không!
Chẳng trừ một ai!
Tất cả đều nổi nóng, tức giận... muốn tẩn cho thằng quái một trận nên thân... Nhưng rồi trấn tĩnh, tỉnh táo lại, dân Hà Nội thấy cái đầu đang phừng phừng bốc lửa, dần nguôi đi... chợt nhận ra: Những Thằng Hà Nội kia – những đứa được Đủ liệt kê, chỉ mặt chửi – cũng thật đáng đời lắm! Nếu được đọc đoạn văn này nghiêm túc cẩn thận hơn khi đọc Man Nương, liệu Trần Phê Sĩ có nổi nóng vì bị chạm nọc, hoặc “sửng cồ” giùm những Thằng Hà Nội – “những quái thai của dân tộc” – kia, không?
Còn chúng ta, đọc xong hai khổ thơ của Xuân Sách rồi liên tưởng... chúng ta phải tự hỏi:
– Hảo! Có phải thực anh là “Hảo” không?
– Anh viết trong lúc say rượu?
– Hay khi say rượu “Triết lý thối cả đêm”?...
– Thực ra anh đã “Mua thủ trưởng”?!...
*
Hàng chục năm sau vụ Ly Thân, TMH cứ núp trong màn sương mù. Những bài viết cứ vẫn hô hào và ra tay “bảo vệ Đảng”. Có lẽ vì vậy mà giới văn nghệ sĩ cả nước “quan tâm” nhiều hơn đến “hiện tượng” TMH. Sự quan tâm đó đã tới giới hạn: Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn đi tiên phong trong việc xé bức màn sương mù bao quanh TMH bằng câu nói hình tượng: TMH là “chiếc Ca–pốt rách của đảng”. Ca–pốt chụp vào dương vật của tay chơi gái phóng túng nhưng không muốn để lại dấu vết cho thiên hạ biết. Khốn thay Ca–pốt rách, không chống được... nên kết quả là vật bảo vệ kia trở thành vô ích!...
Câu ví của Đỗ Minh Tuấn quá ác độc đối với cả hai – Đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) và TMH. Một đằng thì cố bảo vệ nhưng không có tác dụng. Còn đằng kia thì quá “phóng túng” lại muốn dấu mặt... Câu nói này đã tích tụ mâu thuẫn nhiều năm và đến giữa năm 2005 – “Nồi súp–de” mới bật van bảo hiểm: Trên mạng Talawas của nữ nhà văn Phạm Thi Hoài – được Đỗ Minh Tuấn mượn làm diễn đàn – chửi chiếc “Ca–pốt rách” (TMH) với nhiều dẫn chứng ở nhiều bài viết dài hàng chục trang...
Trần Mạnh Hảo phản kích, chửi lại Đỗ Minh Tuấn là chiếc “Ca–pốt lành” khi Đỗ Minh Tuấn kể lể về vai trò của mình được núp dưới bóng ông Lê Đức Thọ nhiều năm... Bạn đọc cả trong lẫn ngoài nước được một phen cười sái quai hàm... và theo gương nhà thơ trào phúng của dân tộc: “Thuốc Tím cần mua để rửa tai”...
Thế mà chỉ sau cuộc khẩu chiến này không lâu, TMH đã công bố những bài viết nặng như búa tạ, giáng vào hệ thống lí luận và phủ định vai trò của Đảng CSVN đối với dân tộc Việt Nam... Hành động cûa TMH rất giống hành động của thi sĩ lừng danh Chế LanViên. Lúc sắp đi vào cõi vĩnh hằng, ông Chế mới viết: “Bước đường cùng thì cũng phải Đà Đao”! Miếng Đà Đao của Chế Lan Viên là 3 bài thơ: Ai Tôi; Bánh vẽ; Trừ đi! Còn miếng Đà Đao của Trần Mạnh Hảo là (mới có) 10 bài viết góp ý với bản dự thảo nghị quyết Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 10! (đăng liên tục trên www.dcvonline.net và gần chục trang Web khác ở Hải ngoại).
*
Tôi đã kết thúc bài viết ở đây. Nhưng khi đọc được các bài viết của TMH đi trên mạng – lại không thể không viết thêm.Bởi vì trong các bài viết đó có những điểm đặc biệt:
– Trần Mạnh Hảo viết, phơi bầy cái cốt lõi sai lầm nghiêm trọng học thuyết của Karl Marx, sai lầm của hệ thống khoa học mà K. Marx dựa vào để xây dựng triết học – học thuyết (sai lầm) của mình.
– Trần Mạnh Hảo chỉ ra cái sai cơ bản của hai tác phẩm kinh điển của Marx: Tư Bản Luận và Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản. Hai tác phẩm này được các đồ đệ trung thành (cả mù quáng, lẫn cả cơ hội, lợi dụng) – đứng đầu ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây (và bây giờ còn lại ở vài ba nước) – khư khư bám lấy, giữ lại làm chỗ dựa. Riêng Đảng CSVN ghép thêm tư tưởng Hồ Chí Minh làm “kim chỉ nam cho mọi hành động”.Tuy thực chất họ chỉ lấy những thứ đó làm bình phong nhằm bảo vệ Quyền, Lực độc tôn, dẫn đến độc tài rồi mang lại Quyền, Lợi – cho họ.
– Phủ định bản dự thảo nghị quyết Đại Hội Đảng CSVN 10 do hệ thống lí luận và hơn 70 “tiến sĩ... giấy” cùng 2 đầu nậu lí luận – Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Phú Trọng – “rặn ra”!
– Cách viết, ngôn từ, tinh thần của bài viết thẳng thắn, quyết liệt, chỉ trích dữ dội các lí luận gia – những người phát ngôn, đứng đầu – cùng cả hệ thống lí luận của đảng CSVN.
– Các bài viết đưa ra tại thời điểm trước khi đại hội Đảng CSVN 10 – ít tháng.
Dư luận trước đây coi TMH như một “hiện tượng thú vị” trong làng văn chương Việt Nam.Bắt đầu từ hối lộ... gà để được đi bộ đội dù thời gian đó đi B (vào Nam) là đồng nghĩa với “đi đứt”. Từ Ly Thân, đến phê bình thơ, văn... phê bình sách giáo khoa, tranh luận công khai, thoải mái vớì các đối thủ kể cả khi bị họ mạt sát (bằng hình tượng bẩn thỉu) là “cái bao cao su chơi gái” – (nhưng bị rách) – của “Đảng ta”. TMH vẫn tranh luận (...) với Nguyễn Huy Thiệp khi ông này gọi nhà thơ là... "hâm hấp, chập cheng, lưu manh...”, rồi dám phủ định nền Thơ ca Cách mạng Việt Nam – bằng “bài thơ thô tục”:
“Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
Hôm qua nó bảo dí Thơ vào L...
Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Hôm nay lại bảo dí L... vào Thơ”
(trong khi Trần Mạnh Hảo chính gốc là nhà thơ)!
Và bây giờ Trần Mạnh Hảo trực diện “chống” Đảng Cộng Sản Việt Nam trên bình diện lí luận. Bằng trí tuệ cao thâm, ông phủ định học thuyết Mác–Angel–Lê nin. Tấn công dồn dập vào hệ thống lí luận, triết học học thuyết Mác–Lê nin. Việc làm của TMH là việc làm của một nhà văn, nhà nghiên cứu triết học – lần đầu tiên khuấy đảo Văn trường và hệ thống lí luận do Đảng CSVN bao năm o bế. Có thể nói còn ồn ào – nhưng sâu rộng, hiệu quả hơn cả việc làm của vị đại thần tiền bối của triều đại Cộng Sản Việt Nam, Trưởng ban Văn hóa– Văn nghệ Trung ương– Trần Độ, ở thời điểm vài mươi năm trước.
Từ thực tiễn tới lí luận, từ tư duy rồi rút ra kết luận – là một quá trình đi từ quan sát, cảm nhận và trăntrở... trăn trở ... sau rốt khi quá trình đó kết thúc – con người đã tìm ra chân lí. Không biết Trần Mạnh Hảo có đi qua chặng đường gian khổ này không? Bằng quan sát và đối chiếu... tôi cho rằng: quả thực Trần Mạnh Hảo đã, đang lột xác!
Cũng có vẻ hành động của anh như đang quyết tâm lấy lòng bề trên để tiến thân. Thậm chí giống người “say rượu” – nghĩa là, trong máu đang có “trùng” ngọ nguậy... làm “sôi me”, “ngứa tiết”, chỉ còn biết nhắm mắt làm giảm “cơn ngứa” bằng: phang... phang... và phang!
Anh “phang” nhà thơ, nhà văn đã đành!
Nhưng vì “tiết đang ngứa” nên phang luôn cả người biên tập, người sửa bản thảo – Đỗ Minh và Huỳnh Ngọc Hà – thực ra những người này hoàn toàn vô tội.Thậm chí cả giám đốc nhà xuất bản Hà Nội – người có tấm lòng muốn đổi mới văn chương Việt Nam – nhưng đang đà... “ngứa” ông Hảo Phê sĩcũng “tiện tay” chém luôn!
Chúng ta hãy phân tích một vài đoạn “'lên cơn” của “anh chàng phong tình, có tiếng là đi mây về gió này”.(Sách đã dẫn – trang 249).
Ở “Nền cộng hoà của nhà thơ” trong tập Man nương của Phạm Thị Hoài – TMH trích: “Khi cái đẹp được hiểu một cách biện chứng nhất, nó sẽ đương nhiên thống trị thế giới hiện thời, một thế giới mà trong đó thú thực, nhìn vào đâu ta cũng thấy xấu ghê gớm”.
Sau câu trích dẫn – “phủ định sạch trơn”– này, TMH bắt đầu “ngứa hộ...”,rồi “hắt lửa”! Thật ra, cái thế giới “xấu ghê gớm” mà Phạm Thị Hoài nói đến là có thật. Liên hệ với thực tế, suy nghĩ kỹ, nhận ra tác giả không cường điệu, không “bỡn cợt, khinh khi...”và hoàn toàn không “nhạo báng một cách khá ác ý nền văn học của chúng ta” – như lời “thợ” phê bình TMH gán ghép, viết trong bài phê bình kia!
Nghĩa là bà Hoài nói... gà, ông Hảo lại cố tình hiểu sang... vịt!
Nhưng nếu vẫn chưa tin, Trần Mạnh Hảo hãy tìm Nguyễn Duy mà hỏi, anh ấy sẽ chỉ cho “Bộ sưu tập những điều ngang trái ấy”, hoặc “Chuyện trò cùng cái bóng máu me ta” – được trình bầy ở hai thi phẩm nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam trong thập niên tám mươi: Đánh Thức Tiềm Lực (1982) và Nhìn Từ Xa... Tổ Quốc (1988).
Xin trích vài đoạn của “Bộ sưu tập” những cái “Xấu ghê gớm”:
...
Điếm biệt thư, điếm chợ, điếm vườn
Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn...
...
Chích một giọt máu đem xét nghiệm
Tí trí thức, tí thợ cầy, tí điếm
Tí con buôn, tí cán bộ, tí thằng hề
Phật và Ma mỗi thứ tí ti...
...
Đạo chích thành tôn giáo phổ thông...
...
Một người đi chật cả con đường...
...
Lúc nhúc cường hào đầu trâu mặt ngựa...
...
Sự thật hôn mê, ngộ độc tự hào...
vân vân và v.v...
Còn nhiều điều ngang trái, nhiều cái xấu ghê gớm không thể chép ra hết. Đây là thi phẩm Nguyễn Duy công bố vào các năm 1982 và 1988 – trước cả khi “Nhà Thơ Của Nền Cộng Hoà” (Man Nương) tư duy về sự “sỹ diện”' của mình. Và hình như cùng thời kì này TMH công bố Ly Thân.
Hoặc là tìm sỹ phu của đất Bắc Hà – Nguyễn Xuân Tụ, anh ấy kể cho nghe những nghịch lý trong hệ thống phương pháp tư tưởng – những kết quả do phương pháp cai trị “Văn hóa tầm thấp, vô Văn hóa” tạo ra, được trình bầy trong tác phẩm Chia Tay Ý Thức Hệ. Rồi, hãy nhìn thẳng vào thực trạng đất nước với con mắt nghiêm khắc, khách quan: Từ dưới đáy lên trên cao, từ trong ra ngoài, từ lời nói đến việc làm, từ tư tưởng đến hành động, từ những xó xỉnh tăm tối đến nơi phồn hoa đô hội... từ... từ... rồi anh sẽ thấy chỗ nào quả thực cũng (có) “xấu ghê gớm“.
Chân dung Trần Mạnh Hảo được Xuân Sách vẽ mộc mạc thân tình. Đặc biệt ở hai câu kết:
Bao giờ mày say rượu?
Bao giờ thì ra tay?
Người đọc chợt giật mình, sửng sốt, tự hỏi:
– Hảo hay say rượu?
– Hảo “ra tay” (...) trong khi say?
Phải chăng do bị ức chế... hay... nên... mới ra nông nỗi này?
Ta nhớ lại một đoạn văn của Phạm Thị Hoài viết trong cuốn Marie Sến, chương 3, tựa đề – Con Cái. Hai thí dụ về nổi loạn. Đây là đoạn chị miêu tả về thằng Đủ, đứa con do cuộc hôn nhân của bố nó, một trí thức “mất gốc một nửa” đang “tìm về cội nguồn”, lấy mẹ nó là một nông dân thất học nên đẻ ra Đủ (...).
Khi Đủ hai mươi tuổi, nó nhìn đời bằng cái nhìn khinh bỉ, ngạo mạn.Nó đặc biệt căm thù “quân thành thị, thằng Hà nội...” và đây là những lời nói, ý nghĩ của Đủ, câng câng, thô bạo “văng” vào mặt thiên hạ:
“ ...Thằng Đủ không chối cãi cái tên quê mùa của nó. Nó tự hào: Cóc cần thằng nào vì nó là Đủ. Đủ lắm! Nó phóng cái tên ấy lên một gam, hai gam, ba gam và cực đại: Tao Đú đây! Tao Đù đây! Tao Đụ đây! Tao Địt đây! Một mình tao là Đủ. Tao cưỡi lên đầu chúng mày, quân thành thị ton hót, quân thành thị lưu manh, quân thành thị hèn ươn thây, lười thối thịt...
Đứa nào đào ngũ?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào trốn việc?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào vào làng ăn trộm gà?
– Thằng Hà nội!
Đứa nào làm hại đời con gái người ta rồi gút–bai?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào mua thủ trưởng?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào bán lựu đạn?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào say rượu triết lý thối cả đêm?
– Thằng Hà Nội!
Đứa nào gọi tao bằng Bố để tao vác thêm cho vài khúc củi?
– Thằng Hà Nội!...
Ba năm quân dịch là rõ trắng đen.Ba năm chúng mày lạy tao, chúng mày luồn háng tao, chúng mày gọi tao bằng Bố. Chúng mày thấp như kiến dạng chân, chúng mày ẻo lả, đồi trụy, lưu manh, đéo mẹ, bây giờ bố chúng mày cho chúng mày biết thế nào là phải trái...”
Đủ gọi “thằng Hà Nội” thấp bé như kiến, thậm chí là lũkiến dạng chân (càng thấp hơn) mới kỳ chứ! Chưa hết, nó còn đe: “Bố chúng mày cho chúng mày biết thế nào là phải trái!”.
Ghê chưa!
Người ta đã biết thế nào là phải trái... rồi nghĩ ngay tới chuyện Chí Phèo uống rượu, tay cầm chai rượu vung vẩy, chân nam đá chân chiêu, vừa đi vừa chửi “Cả làng Vũ Đại”'. Dân Vũ Đại nghe thấy hết, nhưng người nào cũng bịt tai, giả bộ không nghe, tự bảo: “Chí Phèo chửi cả làng kia mà... mình có làm gì động đến gã đâu... chắc là nó chừa mình ra... “.
Bây giờ Đủ còn hơn Chí Phèo nhiều lần!
Nó chửi Thằng Hà Nội thậm tệ! Chửi nơi chứa chấp dung nạp những Thằng Hà Nội lưu manh, trộm cướp, đĩ điếm, tham nhũng... Chửi nơi chúng ta luôn tự hào là chốn ngàn năm văn hiến, nơi tồn tại, bảo vệ, lưu giữ các giá trị đạo đức tinh thần của dân tộc Việt. Thế mà thằng Đủ lại bảo có các Thằng Hà Nội cụ thể... với những thói xấu cụ thể... dường như tất cả mọi thói xấu của cả nước đều gom lại, tập trung trong Thằng Hà Nộị!
Thằng Đủ đã làm hình ảnh “Trái tim của tổ quốc, lương tri của thời đại” bị méo mó lu mờ dần trong tâm khảm của người dân Việt. “Thằng Chọi con” – chưa ráo máu đầu, mới nứt mắt – đã ngông ngênh, ngang tàng vạch ra đầy dẫy thói xấu rồi thóa mạ Thằng Hà Nội... Đến nỗi, những người Hà Nội bình thường, không còn bịt taiđược nữa, không còn tự an ủi rằng, “nó chừa mình ra”...
Không!
Chẳng trừ một ai!
Tất cả đều nổi nóng, tức giận... muốn tẩn cho thằng quái một trận nên thân... Nhưng rồi trấn tĩnh, tỉnh táo lại, dân Hà Nội thấy cái đầu đang phừng phừng bốc lửa, dần nguôi đi... chợt nhận ra: Những Thằng Hà Nội kia – những đứa được Đủ liệt kê, chỉ mặt chửi – cũng thật đáng đời lắm! Nếu được đọc đoạn văn này nghiêm túc cẩn thận hơn khi đọc Man Nương, liệu Trần Phê Sĩ có nổi nóng vì bị chạm nọc, hoặc “sửng cồ” giùm những Thằng Hà Nội – “những quái thai của dân tộc” – kia, không?
Còn chúng ta, đọc xong hai khổ thơ của Xuân Sách rồi liên tưởng... chúng ta phải tự hỏi:
– Hảo! Có phải thực anh là “Hảo” không?
– Anh viết trong lúc say rượu?
– Hay khi say rượu “Triết lý thối cả đêm”?...
– Thực ra anh đã “Mua thủ trưởng”?!...
*
Hàng chục năm sau vụ Ly Thân, TMH cứ núp trong màn sương mù. Những bài viết cứ vẫn hô hào và ra tay “bảo vệ Đảng”. Có lẽ vì vậy mà giới văn nghệ sĩ cả nước “quan tâm” nhiều hơn đến “hiện tượng” TMH. Sự quan tâm đó đã tới giới hạn: Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn đi tiên phong trong việc xé bức màn sương mù bao quanh TMH bằng câu nói hình tượng: TMH là “chiếc Ca–pốt rách của đảng”. Ca–pốt chụp vào dương vật của tay chơi gái phóng túng nhưng không muốn để lại dấu vết cho thiên hạ biết. Khốn thay Ca–pốt rách, không chống được... nên kết quả là vật bảo vệ kia trở thành vô ích!...
Câu ví của Đỗ Minh Tuấn quá ác độc đối với cả hai – Đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) và TMH. Một đằng thì cố bảo vệ nhưng không có tác dụng. Còn đằng kia thì quá “phóng túng” lại muốn dấu mặt... Câu nói này đã tích tụ mâu thuẫn nhiều năm và đến giữa năm 2005 – “Nồi súp–de” mới bật van bảo hiểm: Trên mạng Talawas của nữ nhà văn Phạm Thi Hoài – được Đỗ Minh Tuấn mượn làm diễn đàn – chửi chiếc “Ca–pốt rách” (TMH) với nhiều dẫn chứng ở nhiều bài viết dài hàng chục trang...
Trần Mạnh Hảo phản kích, chửi lại Đỗ Minh Tuấn là chiếc “Ca–pốt lành” khi Đỗ Minh Tuấn kể lể về vai trò của mình được núp dưới bóng ông Lê Đức Thọ nhiều năm... Bạn đọc cả trong lẫn ngoài nước được một phen cười sái quai hàm... và theo gương nhà thơ trào phúng của dân tộc: “Thuốc Tím cần mua để rửa tai”...
Thế mà chỉ sau cuộc khẩu chiến này không lâu, TMH đã công bố những bài viết nặng như búa tạ, giáng vào hệ thống lí luận và phủ định vai trò của Đảng CSVN đối với dân tộc Việt Nam... Hành động cûa TMH rất giống hành động của thi sĩ lừng danh Chế LanViên. Lúc sắp đi vào cõi vĩnh hằng, ông Chế mới viết: “Bước đường cùng thì cũng phải Đà Đao”! Miếng Đà Đao của Chế Lan Viên là 3 bài thơ: Ai Tôi; Bánh vẽ; Trừ đi! Còn miếng Đà Đao của Trần Mạnh Hảo là (mới có) 10 bài viết góp ý với bản dự thảo nghị quyết Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 10! (đăng liên tục trên www.dcvonline.net và gần chục trang Web khác ở Hải ngoại).
*
Tôi đã kết thúc bài viết ở đây. Nhưng khi đọc được các bài viết của TMH đi trên mạng – lại không thể không viết thêm.Bởi vì trong các bài viết đó có những điểm đặc biệt:
– Trần Mạnh Hảo viết, phơi bầy cái cốt lõi sai lầm nghiêm trọng học thuyết của Karl Marx, sai lầm của hệ thống khoa học mà K. Marx dựa vào để xây dựng triết học – học thuyết (sai lầm) của mình.
– Trần Mạnh Hảo chỉ ra cái sai cơ bản của hai tác phẩm kinh điển của Marx: Tư Bản Luận và Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản. Hai tác phẩm này được các đồ đệ trung thành (cả mù quáng, lẫn cả cơ hội, lợi dụng) – đứng đầu ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây (và bây giờ còn lại ở vài ba nước) – khư khư bám lấy, giữ lại làm chỗ dựa. Riêng Đảng CSVN ghép thêm tư tưởng Hồ Chí Minh làm “kim chỉ nam cho mọi hành động”.Tuy thực chất họ chỉ lấy những thứ đó làm bình phong nhằm bảo vệ Quyền, Lực độc tôn, dẫn đến độc tài rồi mang lại Quyền, Lợi – cho họ.
– Phủ định bản dự thảo nghị quyết Đại Hội Đảng CSVN 10 do hệ thống lí luận và hơn 70 “tiến sĩ... giấy” cùng 2 đầu nậu lí luận – Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Phú Trọng – “rặn ra”!
– Cách viết, ngôn từ, tinh thần của bài viết thẳng thắn, quyết liệt, chỉ trích dữ dội các lí luận gia – những người phát ngôn, đứng đầu – cùng cả hệ thống lí luận của đảng CSVN.
– Các bài viết đưa ra tại thời điểm trước khi đại hội Đảng CSVN 10 – ít tháng.
Dư luận trước đây coi TMH như một “hiện tượng thú vị” trong làng văn chương Việt Nam.Bắt đầu từ hối lộ... gà để được đi bộ đội dù thời gian đó đi B (vào Nam) là đồng nghĩa với “đi đứt”. Từ Ly Thân, đến phê bình thơ, văn... phê bình sách giáo khoa, tranh luận công khai, thoải mái vớì các đối thủ kể cả khi bị họ mạt sát (bằng hình tượng bẩn thỉu) là “cái bao cao su chơi gái” – (nhưng bị rách) – của “Đảng ta”. TMH vẫn tranh luận (...) với Nguyễn Huy Thiệp khi ông này gọi nhà thơ là... "hâm hấp, chập cheng, lưu manh...”, rồi dám phủ định nền Thơ ca Cách mạng Việt Nam – bằng “bài thơ thô tục”:
“Vợ tôi nửa tỉnh nửa mơ
Hôm qua nó bảo dí Thơ vào L...
Vợ tôi nửa dại nửa khôn
Hôm nay lại bảo dí L... vào Thơ”
(trong khi Trần Mạnh Hảo chính gốc là nhà thơ)!
Và bây giờ Trần Mạnh Hảo trực diện “chống” Đảng Cộng Sản Việt Nam trên bình diện lí luận. Bằng trí tuệ cao thâm, ông phủ định học thuyết Mác–Angel–Lê nin. Tấn công dồn dập vào hệ thống lí luận, triết học học thuyết Mác–Lê nin. Việc làm của TMH là việc làm của một nhà văn, nhà nghiên cứu triết học – lần đầu tiên khuấy đảo Văn trường và hệ thống lí luận do Đảng CSVN bao năm o bế. Có thể nói còn ồn ào – nhưng sâu rộng, hiệu quả hơn cả việc làm của vị đại thần tiền bối của triều đại Cộng Sản Việt Nam, Trưởng ban Văn hóa– Văn nghệ Trung ương– Trần Độ, ở thời điểm vài mươi năm trước.
Từ thực tiễn tới lí luận, từ tư duy rồi rút ra kết luận – là một quá trình đi từ quan sát, cảm nhận và trăntrở... trăn trở ... sau rốt khi quá trình đó kết thúc – con người đã tìm ra chân lí. Không biết Trần Mạnh Hảo có đi qua chặng đường gian khổ này không? Bằng quan sát và đối chiếu... tôi cho rằng: quả thực Trần Mạnh Hảo đã, đang lột xác!
Người xưa có câu: Anh hùng không hỏi xuất xứ.
Tôi theo gương người xưa không suy nghĩ, tìm hiểu quá khứ của Trần Mạnh Hảo, mà trân trọng tinh thần hiện tại của ông. Tinh thần dám công khai xông vào hang hùm, tổ quỷ, không run sợ, không nể nang, đi tới tận cùng của cuộc đãu tranh lí luận rồi nói lên những điều nhiều người biết mà chưa dám nói, chưa biết vì chưa đào sâu tìm kĩ – cho mọi người cùng hiểu, cùng nghe. Đó là tinh thần, là hành động của người chiến sĩ– nghệ sĩ thực thụ: dám đối đầu trực diện với đối thủ cực kì bảo thủ, cực đoan, có tất cả phương tiện đàn áp, trấn áp (...), trong khi Trần Mạnh Hảo chỉ có cái đầu và cây bút (hay là chiếc máy vi tính). Ông đã hiểu rõ đối thủ nhưng bất chấp, vẫn dấn thân!
Liệu TMH có ai chống lưng, có nơi nào dung thân trước hiểm hoạ “Chuyên chính vô sản” đang rình rập không? Tôi thực sự thông cảm, đồng tình với suy nghĩ và hành động của ông, như đã từng ngưỡng mộ những Chiến sĩ, những Trí thức – đã chiến đấu kiên cường, không tiếc sức, tiếc thân mình cho nền Độc lập, Tự do, Dân chủ – của Nhân Dân, của Tổ Quốc!
Tuy nhiên, trong đầu vẫn gợn lên nỗi lo lắng: Trần Mạnh Hảo? Ông là ai mà dám tay không, xông vào hang Hùm, tổ Quỷ – thế?
Trần Nghĩa HưngTôi theo gương người xưa không suy nghĩ, tìm hiểu quá khứ của Trần Mạnh Hảo, mà trân trọng tinh thần hiện tại của ông. Tinh thần dám công khai xông vào hang hùm, tổ quỷ, không run sợ, không nể nang, đi tới tận cùng của cuộc đãu tranh lí luận rồi nói lên những điều nhiều người biết mà chưa dám nói, chưa biết vì chưa đào sâu tìm kĩ – cho mọi người cùng hiểu, cùng nghe. Đó là tinh thần, là hành động của người chiến sĩ– nghệ sĩ thực thụ: dám đối đầu trực diện với đối thủ cực kì bảo thủ, cực đoan, có tất cả phương tiện đàn áp, trấn áp (...), trong khi Trần Mạnh Hảo chỉ có cái đầu và cây bút (hay là chiếc máy vi tính). Ông đã hiểu rõ đối thủ nhưng bất chấp, vẫn dấn thân!
Liệu TMH có ai chống lưng, có nơi nào dung thân trước hiểm hoạ “Chuyên chính vô sản” đang rình rập không? Tôi thực sự thông cảm, đồng tình với suy nghĩ và hành động của ông, như đã từng ngưỡng mộ những Chiến sĩ, những Trí thức – đã chiến đấu kiên cường, không tiếc sức, tiếc thân mình cho nền Độc lập, Tự do, Dân chủ – của Nhân Dân, của Tổ Quốc!
Tuy nhiên, trong đầu vẫn gợn lên nỗi lo lắng: Trần Mạnh Hảo? Ông là ai mà dám tay không, xông vào hang Hùm, tổ Quỷ – thế?
Tháng 3/2006
Copyright © 2006 by DCVOnline
DCVOnline:
1. Trần Nghĩa Hưng là bút danh của một nhà văn quen thuộc với nhiều bài viết trên Đàn Chim Việt từ những năm 2002. Bài viết này là sự nhận diện một trong 70 khuôn mặt của giới văn sĩ miền Bắc mà tác giả đang bổ sung và hoàn thiện để xuất bản thành sách. Vì lý do tế nhị, tác giả dùng bút danh. Tên thật và địa chỉ liên lạc do BBT DCVOnline giữ.
2. Về tác giả Trần Mạnh Hảo (TMH):
TMH sinh ngày thứ hai, 21 tháng 7/1947 — ngày Tân Sửu (4) tháng Đinh Mùi (6) năm Đinh Hợi, tại xã Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định trong gia đình theo Ki tô giáo. TMH theo Cha xứ học chữ và Kinh sách ở nhà thờ từ năm 8 tuổi, đi giúp lễ nhiều nhà thờ ven biển khi 12 tuổi, và hát lễ trong ban ca vịnh giáo xứ Bình Hải.
Học xong trung học phổ thông, TMH đi bộ đội, vượt Trường Sơn vào chiến trường khu 6 (vùng cực Nam Trung Bộ — Nam Tây Nguyên gồm các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần tỉnh Đồng Nai hiện nay), qua Đông Nam Bộ chiến đấu, giao liên, rồi làm báo viết văn cho đến nay.
Năm 1975, TMH vào Sài Gòn định cư tại Quận Phú Nhuận.
Sinh hoạt văn học
• Ủy viên Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN, khóa 1996 – 1999).
• Được 5 giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam (thêm tập thơ lục bát – giải thưởng HNVVN – 2003)
• Xuất bản 15 tập thơ, 4 cuốn tiểu thuyết, 5 tập tiểu luận phê bình văn học (thêm tập “Văn học – Phê bình – Tranh luận” – phát hành 10/2004).
Hiện nay ông là một người viết văn tự do (ngoài biên chế), không tham gia tổ chức chính trị nào trừ là Hội Viên Hội Nhà Văn Việt Nam.
Tác phẩm chính
• Thơ và trường ca: Trường Sơn của bé (1974); Tiếng chim gõ cửa (1976); Hoa vừa đi vừa nở (1981, 1996); Mặt trời trong lòng đất (1981); Ba cặp núi và một hòn núi lẻ (1986); Ðất nước hình tia chớp (1994); Từ chiếc ô trời của mẹ (1989); Mình anh trong một thế giới (1991); Chuồn chuồn cắn rốn (1995); Tứ tuyệt (1995); Cuộc chiến tranh khôn nguôi (1998)
• Các tiểu thuyết: Chìa khóa của mỗi người (1998); Sinh ra để yêu nhau (1988), Trăng mật (1989); Ly thân (1989).
• Tiểu luận phê bình văn học: Thơ phản thơ (Văn học, 1995, tái bản 1997); Phê bình phản phê bình (1996).
1. Trần Nghĩa Hưng là bút danh của một nhà văn quen thuộc với nhiều bài viết trên Đàn Chim Việt từ những năm 2002. Bài viết này là sự nhận diện một trong 70 khuôn mặt của giới văn sĩ miền Bắc mà tác giả đang bổ sung và hoàn thiện để xuất bản thành sách. Vì lý do tế nhị, tác giả dùng bút danh. Tên thật và địa chỉ liên lạc do BBT DCVOnline giữ.
2. Về tác giả Trần Mạnh Hảo (TMH):
TMH sinh ngày thứ hai, 21 tháng 7/1947 — ngày Tân Sửu (4) tháng Đinh Mùi (6) năm Đinh Hợi, tại xã Nghĩa Phú, Nghĩa Hưng, Nam Định trong gia đình theo Ki tô giáo. TMH theo Cha xứ học chữ và Kinh sách ở nhà thờ từ năm 8 tuổi, đi giúp lễ nhiều nhà thờ ven biển khi 12 tuổi, và hát lễ trong ban ca vịnh giáo xứ Bình Hải.
Học xong trung học phổ thông, TMH đi bộ đội, vượt Trường Sơn vào chiến trường khu 6 (vùng cực Nam Trung Bộ — Nam Tây Nguyên gồm các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần tỉnh Đồng Nai hiện nay), qua Đông Nam Bộ chiến đấu, giao liên, rồi làm báo viết văn cho đến nay.
Năm 1975, TMH vào Sài Gòn định cư tại Quận Phú Nhuận.
Sinh hoạt văn học
• Ủy viên Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam (HNVVN, khóa 1996 – 1999).
• Được 5 giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam (thêm tập thơ lục bát – giải thưởng HNVVN – 2003)
• Xuất bản 15 tập thơ, 4 cuốn tiểu thuyết, 5 tập tiểu luận phê bình văn học (thêm tập “Văn học – Phê bình – Tranh luận” – phát hành 10/2004).
Hiện nay ông là một người viết văn tự do (ngoài biên chế), không tham gia tổ chức chính trị nào trừ là Hội Viên Hội Nhà Văn Việt Nam.
Tác phẩm chính
• Thơ và trường ca: Trường Sơn của bé (1974); Tiếng chim gõ cửa (1976); Hoa vừa đi vừa nở (1981, 1996); Mặt trời trong lòng đất (1981); Ba cặp núi và một hòn núi lẻ (1986); Ðất nước hình tia chớp (1994); Từ chiếc ô trời của mẹ (1989); Mình anh trong một thế giới (1991); Chuồn chuồn cắn rốn (1995); Tứ tuyệt (1995); Cuộc chiến tranh khôn nguôi (1998)
• Các tiểu thuyết: Chìa khóa của mỗi người (1998); Sinh ra để yêu nhau (1988), Trăng mật (1989); Ly thân (1989).
• Tiểu luận phê bình văn học: Thơ phản thơ (Văn học, 1995, tái bản 1997); Phê bình phản phê bình (1996).
nguồn:
dcvonline.net
tìm đọc thêm Trần Mạnh Hảo trả lời phỏng vấn Lê Thị Huệ
trên:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét