Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã dịu giọng trên vấn đề Biển Đông, tuy rằng trên thực tế Bắc Kinh không hề thay đổi lập trường trên hồ sơ này.
Khi Philippines ngày 15/05/2014 công bố các hình ảnh cho thấy Bắc Kinh bắt đầu tiến hành bồi đắp, mở rộng các đảo đang tranh chấp của quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã trả lời thẳng thừng : « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các vùng biển xung quanh, bao gồm cả Xích Qua Tiêu ( Đá Gạc Ma ). Bất cứ công trình xây dựng nào của Trung Quốc trên đảo này là hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc ».
Mười tháng sau đó, tháng 03/2015, bà Hoa Xuân Oánh cũng đã ra tuyên bố tương tự : « Những hoạt động xây dựng bình thường của Trung Quốc trên các đảo của chúng tôi và trên vùng biển của chúng tôi là hợp pháp, hợp lý và chính đáng ».
Tuy nhiên, trong bốn tháng gần đây, đã có thay đổi lớn trong cách mà Bắc Kinh nói về những hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Trước hết là ngày 09/04, cũng chính phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã nêu rõ chi tiết các công trình xây dựng đảo nhân tạo để chứng minh mục đích « dân sự » của các công trình này. Tiếp đến, ngày 16/06, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lục Khảng thông báo việc bồi đắp đảo sắp kết thúc.
Theo trang mạng The Diplomat, các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ghi nhận rằng, trước khi thông báo sắp ngừng xây dựng đảo nhân tạo, Trung Quốc đã hoàn tất việc bồi đắp hai đảo Đá Gạc Ma và Đá Chữ Thập, và gần như đã hoàn tất các đảo khác.
Cho dù trên thực tế Trung Quốc vẫn sẽ thực hiện đến cùng những hoạt động xây dựng của họ trên Biển Đông, nhưng sự thay đổi giọng điệu nói trên cho thấy Bắc Kinh thấy rõ là nếu cứ khăng khăng « chủ quyền không thể tranh cãi », hay « hợp pháp, hợp lý », thì hình ảnh của nước này trên trường quốc tế và đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị tổn hại.
Cũng trên trang The Diplomat gần đây, một học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định rằng tranh chấp Biển Đông có thể ảnh hưởng đến thành công của các dự án ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, như dự án Con đường tơ lụa hàng hải. Dự án này rất cần sự hợp tác của các nước láng giềng trong khối ASEAN. Vị học giả này đề nghị Trung Quốc nên điều chỉnh các chính sách và chiến lược về Biển Đông.
Những thay đổi giọng điệu nói trên có thể là bước đầu của việc điều chỉnh chính sách về Biển Đông của Trung Quốc. Chiến lược của Bắc Kinh là vừa xác quyết chủ quyền trên Biển Đông, nhưng vừa duy trì quan hệ tốt với các nước tranh chấp, mà chủ yếu là dựa trên hợp tác kinh tế.
Nhưng như đã nói ở trên, Trung Quốc chỉ thay đổi giọng điệu chứ không hề thay đổi hành vi. Bắc Kinh vẫn dứt khoát không để mất một tấc lãnh thổ nào trên Biển Đông. Ấy là chưa kể, tuy xác nhận rằng các công trình xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa cũng nhằm mục đích quốc phòng, nhưng cho tới nay Trung Quốc không tiết lộ bất cứ điều gì về các kế hoạch quân sự hóa các đảo nhân tạo này, trong khi đây mới thật sự là điều gây lo ngại cho các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
Trung Quốc đang thách thức ưu thế quân sự của Mỹ trong hai lãnh vực không quân không gian. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work nhận xét như trên và xác định Lầu Năm Góc đang tìm cách phát triển các loại công nghệ học và hệ thống mới để luôn luôn đi trước đối thủ.
Phát biểu với giới chuyên gia hàng không vũ trụ quân sự và dân sự ngày 22/06/2015, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ công nhận trong thời gian qua, Trung Quốc đã « nhanh chóng xóa bỏ khoảng cách về công nghệ » với Hoa Kỳ, và đã phát triển các loại phi cơ tàng hình, máy bay trinh sát tiên tiến, tên lửa tinh vi và thiết bị chiến tranh điện tử hiện đại. Cho dù vẫn hy vọng thiết lập được với Trung Quốc một quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng Lầu Năm Góc « không thể lơ là khía cạnh cạnh tranh …, đặc biệt trong lĩnh vực năng lực quân sự, mà Trung Quốc tiếp tục cải thiện với tốc độ rất ấn tượng ». Hãng tin Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 22/06/2015 đã trích dẫn ông Hứa Kỳ Lượng (Xu Qiliang), một phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đầy thế lực tại Trung Quốc, theo đó Trung Quốc phải tăng cường năng lực quân sự hơn nữa trong bối cảnh ngành chế tạo thiết bị quân sự đang chuyển « từ nghiên cứu để đuổi kịp qua tự thân sáng tạo ». Theo Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, trong vòng 25 năm qua, Hoa Kỳ đã dựa vào công nghệ vượt bậc của mình, thế nhưng hiện nay, chênh lệch về đẳng cấp mà Mỹ thừa hưởng đang dần dần bị xói mòn. Để đối phó, Lầu Năm Góc đang cố gắng phát triển các công nghệ mới để duy trì lợi thế của mình và giảm thiểu chi phí phải trả trong việc ứng phó với các cuộc tấn công. Ông Work đã nêu lên một ví dụ : Các loại vũ khí năng lượng định hướng có thể bắn hạ tên lửa trị giá gấp trăm lần một cú bắn năng lượng. http://vi.rfi.fr/chau-a/20150623-my-xac-dinh-khong-de-trung-quoc-qua-mat-ve-khong-quan/
Máy bay Nhật Bản lượn trên đảo tranh chấp với Trung Quốc
Máy bay P3-C Orion của Nhật cất cánh từ đảo Palawan-Philippines. Ảnh ngày 23/06/2015.Reuters
Trong khuôn khổ cuộc tập trận chung với quân đội Philippines đang diễn ra trên Biển Đông, hãng tin Reuters ngày 23/06/2015 cho hay một máy bay tuần tra của Nhật Bản đã bay lượng trên vùng đảo có tranh chấp với Trung Quốc là Bãi Cỏ Rong.
Theo các quan chức Nhật Bản và Philippines, chiếc máy bay trinh sát loại P3-C Orion cùng ba thành viên phi hành đoàn của quân đội Philippines đã bay lượn trên đảo Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở độ cao 1524 mét. Bay sau máy bay của Nhật là một chiếc phi cơ tuần tra loại nhỏ của Philippines. Bãi Cỏ Rong là địa điểm được cho là có nhiều tiềm năng dầu khí đang có tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc. Từ sở chỉ huy cuộc tập trận chung Phi- Nhật tại đảo Palawan, đại tá Hải quân Philippines Jonas Lumawag cho Reuters biết quân đội hai nước tiến hành các bài tập thực hành kìm kiếm cứu hộ trên biển trong trường hợp xảy ra thiên tai. Chỉ huy lực lượng Hải quân Nhật tham gia tập trận Hiromi Hamao cho biết thêm : « Đây là làn đầu tiến chúng tôi tiến hành những hoạt động như vậy với quân đội Philippines ». Mặc dù sự hiện diện của quân đội Nhật ở trong vùng biển quốc tế nhưng Bắc Kinh vẫn nhìn nhận đó là sự hậu thuẫn của Tokyo cho các đòi hỏi chủ quyền của Manila ở Biển Đông. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) trong một cuộc họp báo hôm nay cho biết Bắc Kinh hy vọng các bên liên quan không gây thêm căng thẳng để có thể cùng đóng góp vào hòa bình ổn định trong vùng. Trong khi đó tân Hoa Xã lên tiếng tố cáo cuộc tập trận lần này là sự « can thiệp » của Nhật vào Biển Đông. http://vi.rfi.fr/chau-a/20150623-may-bay-nhat-ban-luon-tren-dao-tranh-chap-voi-trung-quoc/
Báo Nga : Việt Nam chuẩn bị lực lượng đặc nhiệm để tác chiến ở Biển Đông
Tàu hộ tống lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam (ảnh internet)
Theo báo mạng WantChinaTimes, ngày 22/06/2015, cho biết tờ Kommersant của Nga, có trụ sở tại Matxcơva, đưa tin: Để ngăn chặn các hoạt động bồi đắp đảo của Bắc Kinh tại những nơi có tranh chấp ở Biển Đông, quân đội Việt Nam chuẩn bị dùng lực lượng đặc nhiệm để tấn công các cơ sở của Trung Quốc trong khu vực.
Các cuộc tập trận mà quân đội Việt Nam tiến hành từ năm 2004 cho thấy, máy bay ném bom chiến thuật Su-22 của Không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ được huy động để tiến hành các cuộc tấn công đầu tiên, với tên lửa không đối hải AS-10, nhắm vào các mục tiêu trên biển. Đồng thời, các máy bay tiêm kích Su-30 có thể sẽ yểm trợ bảo vệ các máy bay ném bom Su-22 trong cuộc không kích. Máy bay ném bom có thể tấn công các tàu chiến của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc từ độ cao 2.500 đến 3.000 mét. Sau đó, Hải quân Việt Nam sẽ đổ bộ lên các hòn đảo và rạn san hô hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Các tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi không quân, tàu phóng ngư lôi và tàu hộ tống. Theo trang mạng Quân sự Sina đặt tại Bắc Kinh, bốn tàu hộ tống lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam được trang bị tên lửa Kh-35 chống hạm do Nga sản xuất, là những vũ khí cực kỳ nguy hiểm cho các tàu chiến của quân đội Trung Quốc. Việt Nam hiện là nước thứ hai trên thế giới có tên lửa chống hạm Kh-35. Phạm vi tấn công của loại tên lửa này là 130 km. Bước tiếp theo, lực lượng đặc nhiệm của Việt Nam sẽ bắt đầu cuộc tấn công nhắm vào các mục tiêu bao gồm cả tàu buôn, tàu tiếp tế hậu cần, trạm radar, bến cảng và các nhà kho trên các đảo nhỏ hơn hoặc bãi đá, nơi có ít quân Trung Quốc chiếm đóng. Theo báo Kommersant, mỗi nhóm tác chiến của lực lượng đặc nhiệm Việt Nam có từ ba đến năm binh sĩ. http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150623-bao-nga-viet-nam-chuan-bi-luc-luong-dac-nhiem-de-tac-chien-o-bien-dong/
Đối tác chiến lược thể hiện mức độ tin cậy cao hơn về chính trị, hợp tác sâu rộng hơn về kinh tế thương mại, theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.
Đối tác chiến lược bao hàm cả quan hệ về an ninh, quốc phòng sâu sắc, vẫn theo ông Phạm Bình Minh. Quan hệ đối tác chiến lược nhắm đưa quan hệ với những quốc gia có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới đi vào thực chất, sâu, bao trùm hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng. Còn theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia bang giao quốc tế và Việt Nam học từ Học viện Quốc phòng Australia, cụm từ 'đối tác chiến lược' được dùng để chỉ các nước mà Việt Nam cho là ‘tối quan trọng’ cho quyền lợi quốc gia của mình. Ông cũng cho biết Mỹ đặt trọng tâm nhiều hơn vào hợp tác an ninh và quốc phòng trong ý nghĩa của một đối tác chiến lược. Theo đó, Việt Nam lần đầu tiên được nhìn nhận như một đối tác chiến lược tiềm năng của Mỹ trong bản Tổng kết Quốc phòng Quý IV năm 2010. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Pháp, Ý , Đức, Vương quốc Anh, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.
Thành tựu đã đạt
Thành tựu lớn nhất phải kể đến trong quan hệ hai nước kể từ sau chiến tranh là việc bình thường hóa quan hệ vào ngày 12/07/1995. Sự kiện này đã mở ra một bước phát triển mới trong quan hệ hai nước. Tháng 7/2012, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội, gặp gỡ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và mời ông đến thăm Mỹ. Chuyến viếng thăm này cho thấy Mỹ đã gạt bỏ sự khác biệt về ý thức hệ và coi Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam là một đối tác. Việt Nam đã thể hiện sự chấp thuận mối quan hệ đối tác này bằng chuyến viếng thăm Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 7/2013. Kết quả của chuyến thăm này là tuyên bố chung về quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Trong khuôn khổ hợp tác này, Washington và Hà Nội cam kết tôn trọng ‘hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.’ Ngày 2/10/2014, tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Washington, được đánh giá là nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện an ninh hàng hải. Một trở ngại khác từ phía Việt Nam đã được dỡ bỏ, theo Alexander L. Vuving, trong bài viết ‘A Breakthrough in US-Vietnam Relations’ trên The Diplomat ngày 10/04/2015 (tạm dịch: ‘Một đột phá trong bang giao Mỹ - Việt’, chính là thách thức về ý thức hệ của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Điều này được thể hiện qua hai điểm trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang vào tháng 03/2015: Đây là chuyến thăm Mỹ chính thức đầu tiên của một Bộ trưởng Công an Việt Nam, một trong hai Bộ quan trọng nhất của Việt Nam (Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), và ông Quang cũng là chỉ huy của lực lượng an ninh có trách nhiệm bảo vệ chế độ. Trong cuộc gặp với các đối tác Mỹ, ông Quang khẳng định rằng Hà Nội sẵn sàng cho phép Đội Hòa bình của Mỹ (US Peace Corps) – trước đó vẫn bị coi là một ‘thế lực thù địch’ và là một tổ chức tuyên truyền và có các hoạt động chống phá chế độ cộng sản- được hoạt động ở Việt Nam. Ngày 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Mỹ đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Việt – Mỹ nhằm đưa quan hệ hai nước lên một cấp độ cao hơn và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Chặng đường phía trước
Về lợi ích tương đồng, một số nhà nghiên cứu nhận định chung rằng sự bành trướng quyền lực trên Biển Đông của Trung Quốc những năm gần đây chính là chất xúc tác trong tiến trình xích lại gần nhau ổn định hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ năm 2010, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lần đầu tiên tuyên bố tự do hàng hải, cũng như sự ổn định và an ninh trong khu vực là lợi ích quốc gia của Mỹ. Điều đó cho thấy Biển Đông đã trở thành một mối quan tâm của Washington. Đây cũng là điều Hà Nội mong muốn đạt được trong việc ‘quốc tế hóa’ tranh chấp trên Biển Đông. Dù Mỹ không tuyên bố ủng hộ hoặc đứng về bất kỳ bên nào trong tranh chấp Biển Đông, việc Hoa Kỳ ủng hộ biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là điều Việt Nam luôn kêu gọi, và những chỉ trích gần đây của Washington đối với việc bồi đắp đảo và xây dựng các công trình nhân tạo trên các đảo và đưa thiết bị quân sự đến các khu vực bồi đắp đã nhắm trực tiếp vào Trung Quốc. Mỹ coi Việt Nam là một ‘quân cờ’ quan trọng trong chiến lược Xoay trục ở Châu Á-Thái Bình Dương; trong khi Việt Nam cũng mong muốn sự hiện diện và đóng góp của Mỹ ở khu vực như một đối trọng với một Trung Quốc đang ngày một bành trướng và thể hiện tham vọng bá quyền khu vực. Việc nâng tầm mức quan hệ lên đối tác chiến lược với Mỹ sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội trong quan hệ kinh tế với nền kinh tế lớn nhất thế giới này, trong đó việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang là một trong những mục tiêu cơ bản của Việt Nam. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam – ông Ted Osius trong cuộc gặp với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 06/03/ 2015 cho hay Mỹ muốn trở thành nhà đầu tư số một ở Việt Nam; cho thấy Mỹ cũng đang hướng đến Việt Nam như một thị trường tiềm năng.
Trở ngại chính
Về trở ngại chính nếu có trong quan hệ hai nước, thì việc dỡ bỏ một phần lệnh bán vũ khí cho thấy vẫn còn những trở ngại từ phía Mỹ trong việc thắt chặt quan hệ Mỹ - Việt. Về phía Việt Nam, việc mong muốn bảo vệ chế độ cùng với tư tưởng chống phương Tây và coi họ như những thế lực thù địch vẫn còn tồn tại trong một số lãnh đạo Việt Nam đã biến nó thành trở ngại trong quan hệ Việt – Mỹ. Ngoài ra, nhân quyền ở Việt Nam luôn là một thách thức chính và bị ràng buộc trong các quan hệ với Mỹ, đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải có những chính sách cái thiện hơn nữa vấn đề này. Tuy vậy, dù vẫn tồn tại những thách thức trong quan hệ hai nước, sự bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông đã khiến Mỹ và Việt Nam bớt coi trọng những bất đồng để đạt được những lợi ích chiến lược chung. Như cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Pete Peterson, đánh giá ‘thời điểm này Việt Nam và Mỹ đang ở rất gần mức quan hệ chiến lược, khi hai bên đang thúc đẩy hợp tác nhiểu lĩnh vực trong tầm nhìn hướng tới mối quan hệ này”. Tại đối thoại Shangri-La 2013, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình rằng Việt Nam sẽ xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Như vậy, liệu Hoa Kỳ sẽ là ưu tiên của Việt Nam? Và rất có thể chuyến thăm Mỹ dự kiến sắp tới đây của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn nữa với Hoa Kỳ để hai nước có thể trở thành đối tác chiến lược của nhau trong tương lai gần. Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của tác giả, giảng viên Khoa Quan hệ Quốc tế, thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, đang tu nghiệp tại Đại học City University London http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/06/150620_lethanhlam_vn_us_ties
0 nhận xét:
Đăng nhận xét