Phái đoàn Philippines trong phiên điều trần Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc La Haye (Den Haag) - DR
Ngay từ khi Philippines khởi động vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc cách nay hai năm rưỡi, Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố không tham gia tranh tụng, cũng như không chấp nhận phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, lập trường cứng rắn được lập đi lập lại đó phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng trước khả năng tòa án trọng tài phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Phải nói là trong tháng Bảy 2015, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển qua một giai đoạn thiết yếu, với việc Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần lễ để nghe bên nguyên đơn là Philippines trình bày lập luận của mình. Trung Quốc không tham dự vì đã từ chối tham gia vụ kiện.
Tuy nhiên, vào cuối phiên điều trần hôm 13/07/2015, Tòa án Thường trực đã ra thông cáo xác định rằng mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tranh tụng, nhưng Tòa án cho rằng các thông tin được Bắc Kinh công bố có hiệu lực như một lời « biện hộ » cho quan điểm của Trung Quốc theo đó đơn kiện của Philippines không nằm trong thẩm quyền xét xử của tòa án.
Trên cơ sở đó, Tòa án cho biết sẽ sớm phán quyết về thẩm quyền thụ lý vụ kiện của mình, và trong mọi trường hợp, không muộn hơn cuối năm 2015.
Thông cáo trên đây của Tòa án La Haye đã khiến Trung Quốc hết sức tức tối. Ngay hôm sau, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng : « Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào hay một cách xử lý do một bên thứ ba đơn phương ấn định ».
Bất chấp các tuyên bố lập trường của Trung Quốc, ngày 21/07 vừa qua, trong một phát biểu được đánh giá là rất quan trọng vì thể hiện thái độ can dự tích cực của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách châu Á Daniel Russel đã cho rằng nếu Tòa án La Haye tuyên bố có thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, rồi sau đó ra phán quyết về vụ kiện, thì : « Cả Philippines lẫn Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các điều đã được quyết định… dù muốn hay không muốn ».
Tuyên bố của ông Russel rõ ràng là đã làm cho Trung Quốc tức tối. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã tố cáo Mỹ hành xử như « một trọng tài đứng bên ngoài tòa án » và định hướng cho các thẩm phán.
Theo ông Tần Gia Thông (Frank Ching), một nhà báo kỳ cựu tại Hồng Kông chuyên theo dõi vấn đề Trung Quốc, thì các phản ứng trên đây là dấu hiệu phản ánh thái độ quan ngại của Bắc Kinh trước các phán quyết của tòa án.
Trước hết, nếu tòa án cho rằng đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào một tình thế rất khó chịu.
Nếu duy trì lập trường từng được nhắc đi nhắc lại là không tuân thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ bị lên án là một kẻ coi thường luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, các nước khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ có hậu thuẫn pháp lý quốc tế để đẩy mạnh việc khai thác những khu vực được Tòa án cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, bất chấp cái gọi là « chủ quyền lịch sử » của Trung Quốc.
Phải nói là trong tháng Bảy 2015, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển qua một giai đoạn thiết yếu, với việc Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần lễ để nghe bên nguyên đơn là Philippines trình bày lập luận của mình. Trung Quốc không tham dự vì đã từ chối tham gia vụ kiện.
Tuy nhiên, vào cuối phiên điều trần hôm 13/07/2015, Tòa án Thường trực đã ra thông cáo xác định rằng mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tranh tụng, nhưng Tòa án cho rằng các thông tin được Bắc Kinh công bố có hiệu lực như một lời « biện hộ » cho quan điểm của Trung Quốc theo đó đơn kiện của Philippines không nằm trong thẩm quyền xét xử của tòa án.
Trên cơ sở đó, Tòa án cho biết sẽ sớm phán quyết về thẩm quyền thụ lý vụ kiện của mình, và trong mọi trường hợp, không muộn hơn cuối năm 2015.
Thông cáo trên đây của Tòa án La Haye đã khiến Trung Quốc hết sức tức tối. Ngay hôm sau, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng : « Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào hay một cách xử lý do một bên thứ ba đơn phương ấn định ».
Bất chấp các tuyên bố lập trường của Trung Quốc, ngày 21/07 vừa qua, trong một phát biểu được đánh giá là rất quan trọng vì thể hiện thái độ can dự tích cực của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách châu Á Daniel Russel đã cho rằng nếu Tòa án La Haye tuyên bố có thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, rồi sau đó ra phán quyết về vụ kiện, thì : « Cả Philippines lẫn Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các điều đã được quyết định… dù muốn hay không muốn ».
Tuyên bố của ông Russel rõ ràng là đã làm cho Trung Quốc tức tối. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã tố cáo Mỹ hành xử như « một trọng tài đứng bên ngoài tòa án » và định hướng cho các thẩm phán.
Theo ông Tần Gia Thông (Frank Ching), một nhà báo kỳ cựu tại Hồng Kông chuyên theo dõi vấn đề Trung Quốc, thì các phản ứng trên đây là dấu hiệu phản ánh thái độ quan ngại của Bắc Kinh trước các phán quyết của tòa án.
Trước hết, nếu tòa án cho rằng đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào một tình thế rất khó chịu.
Nếu duy trì lập trường từng được nhắc đi nhắc lại là không tuân thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ bị lên án là một kẻ coi thường luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, các nước khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ có hậu thuẫn pháp lý quốc tế để đẩy mạnh việc khai thác những khu vực được Tòa án cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, bất chấp cái gọi là « chủ quyền lịch sử » của Trung Quốc.
Và nếu Bắc Kinh tìm cách sử dụng vũ lực để áp đặt yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, sẽ được luật pháp bảo vệ khi phản đối các hành động của Trung Quốc.
Và đấy sẽ là trường hợp cho thấy rõ ý nghĩa quan trọng của tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/07 khi ông xác định rằng Hoa Kỳ « sẽ không trung lập khi nói đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế », và sẵn sàng « hành động mạnh mẽ khi việc tuân thủ luật lệ được đặt ra ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150728-bien-dong-vi-sao-bac-kinh-lai-so-phan-quyet-cua-toa-an-quoc-te/
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150728-bien-dong-vi-sao-bac-kinh-lai-so-phan-quyet-cua-toa-an-quoc-te/
“Thanh gươm” răn đe Trung Quốc của Mỹ-Úc-Nhật
- Ngày đăng 28-07-2015
“Mỗi khi Mỹ điều tàu chiến vào Thái Bình Dương, họ đã gửi 2 thông điệp ngầm tới Trung Quốc”.
Tàu chiến Mỹ, Úc tham gia cuộc tập trận "Thanh gươm Talisman"
Hồi tuần trước, hơn 33.000 binh sĩ Mỹ và Úc đã kết thúc đợt tập trận “Thanh gươm Talisman”, cuộc tập trận quy mô lớn được tổ chức 2 năm một lần với sự tham gia của cụm tàu sân bay chiến đấu George Washington của Mỹ và nhiều tàu chiến hiện đại khác của hai nước.
Cuộc tập trận kéo dài 2 tuần năm nay diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các nước đồng minh đang phải đối mặt với những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông, trong đó có việc xây dựng một loạt đảo nhân tạo trên những bãi đá thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Những hành động ngang ngược này của Trung Quốc cũng đã khiến nước láng giềng Nhật Bản lo ngại và xem xét lại vai trò của mình trong an ninh khu vực. Trong cuộc tập trận “Thanh gươm Talisman” năm nay, Nhật Bản đã lần đầu tiên điều các binh sĩ thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển của mình tham gia trong đội hình của các đơn vị quân đội Mỹ.
Về phần mình, quân đội Mỹ đã điều động 1.200 binh sĩ lục quân cùng các tàu chiến, tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu thực hành hơn 20 cuộc diễn tập đổ bộ và 40 chuyến bay chuyển quân bằng máy bay MV-22 Osprey.
Theo ông Dean Cheng, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Qũy Di sản ở Washington, mỗi khi Mỹ tiến hành tập trận hoặc điều tàu chiến vào Thái Bình Dương, điều đó đồng nghĩa với việc họ gửi 2 thông điệp tới Trung Quốc: “Này, chúng tôi đang ở đây đấy” và “Lùi lại, hãy cư xử biết điều”.
Với những thông điệp ngầm này, Mỹ một mặt vừa muốn trấn an các đồng minh trong khu vực trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, một mặt muốn dùng “Thanh gươm Talisman” như một biện pháp răn đe để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ trong các vấn đề căng thẳng của khu vực.
Một đợt nhảy dù của lính đặc nhiệm Mỹ, Úc trong cuộc tập trận
Tuy nhiên, chuyên gia Cheng cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không thay đổi lập trường của mình đối với vấn đề Biển Đông, bất chấp những sức ép răn đe từ phía Mỹ. Theo ông Cheng, Mỹ không thể ngừng các cuộc tập trận với đồng minh ở khu vực, nhưng điều đó là chưa đủ để có thể răn đe được Trung Quốc.
Chuyên gia này cũng chỉ ra rằng sự góp mặt của Nhật Bản trong đợt tập trận “Thanh gươm Talisman” lần này cũng đã khiến Trung Quốc phải chú ý. Ông nói: “Trung Quốc phải quan tâm đến việc Nhật Bản tham gia đợt tập trận này, vì đó là dấu hiệu cho thấy người Nhật đang phá bỏ những hạn chế mà họ đưa ra sau Thế Chiến II”.
Mới đây, Hạ viện Nhật Bản cũng đã thông qua một gói đạo luật cho phép quân đội nước này được tham chiến ở nước ngoài để bảo vệ đồng minh. Đây là lần đầu tiên quân đội Nhật Bản được phép triển khai ở nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến kể từ sau Thế Chiến II đến nay.
http://www.biendong.net/xung-dot-chien-tranh/2286-thanh-guom-ran-de-trung-quoc-cua-my-uc-nhat.html
“Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự
“Học giả Campuchia: TQ nên thận trọng với các hoạt động quân sự
- Ngày đăng 28-07-2015
Trung Quốc luôn muốn duy trì lợi ích chiến lược đối với ASEAN bằng việc thúc đẩy hợp tác. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông đã cho thấy những mâu thuẫn trong chính sách của Bắc Kinh.
Các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị Thượng đỉnh TQ-ASEAN diễn ra năm 2012.
Tác giả Cheunboran Chanborey, chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia mới đây đã có bài viết phân tích chiến lược có phần nghịch lý của Bắc Kinh đối với ASEAN.
Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ song phương với các quốc gia Đông Nam Á kể từ những năm 1990, nhằm tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế và xây dựng lòng tin với các nước láng giềng.
Bắc Kinh chủ động tham gia hợp tác với ASEAN trong các thỏa thuận đa phương như như Diễn đàn khu vực ASEAN, ASEAN +3, Hội nghị Cấp cao Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN.
Quan trọng hơn, Trung Quốc và ASEAN đã làm việc để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Đó là kết quả của việc đạt được Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) năm 2002. Căng thẳng trong khu vực cũng vì vậy mà đã có khi dần trở nên lắng dịu.
Nhìn chung, vẻ bề ngoài Trung Quốc đã thành công trong việc thúc đẩy quyền lực mềm trong khu vực, đặc biệt là việc thay đổi nhận thức của ASEAN về sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Trung Quốc muốn các nước láng giềng hiểu rằng đó không phải là mối đe dọa mà là cơ hội để đẩy mạnh hợp tác nhưng thực tế không như vậy.
Năm 2009 đánh dấu bước ngoặt trong những vấn đề căng thẳng ngoại giao và quân sự ở Biển Đông. Vấn đề tranh chấp Biển Đông còn tạo nên mâu thuẫn trong nội bộ ASEAN. Trong cuộc gặp năm 2012, Bộ trưởng các nước ASEAN đã lần đầu tiên trong lịch sử không thể đạt được tuyên bố chung.
Nhiều người tin rằng căng thẳng ở Biển Đông xuất phát từ những toan tính của Trung Quốc và đến nay đã xuất hiện nhiều nghịch lý. Bắc Kinh có vẻ đã "kiên nhẫn" trong vòng hai thập kỷ để cố gắng xây dựng xây dựng cho được cái gọi là "quyền lực mềm ở Đông Nam Á".
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hành động nghịch lý của Bắc Kinh. Đầu tiên là sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đặc biệt là trong vấn đề lãnh thổ quốc gia. Thứ hai là chiến lược chính trị của các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng dư luận trong những vẫn đề khó khăn trong nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận bình và các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao APEC năm 2013.
Thứ ba là những mâu thuẫn nội bộ giữa các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự. Cuối cùng, đó là tham vọng của thế hệ trẻ Trung Quốc nhằm đưa Bắc Kinh tiếp tục đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực và quốc tế.
Những lập luận này hoàn toàn có cơ ở. Tuy nhiên, một trong những yếu tố khác tác động đến chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông là chiến lược xoay trục của Mỹ hướng đến châu Á. Trong con mắt của các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc, đây là một nỗ lực của Washington trong việc kiềm chế Trung Quốc.
Trong Hội nghị ARF tại Hà Nội năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi đó đã thừa nhận nước Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì an ninh hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Kể từ đó, căng thẳng không có chiều hướng suy giảm. Nhiều nước đã quyết đoán hơn trong việc đàm phán song phương với Bắc Kinh cũng như sử dụng các tuyên bố của ASEAN để đấu tranh với Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, việc đoàn kết nội bộ ở ASEAN bị ảnh hưởng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Sự việc năm 2012 cho thấy những vấn đề phức tạp trong bối cảnh khu vực và thúc đẩy các nước ASEAN đánh giá lại tình hình, vạch ra hướng đi mới. Trung Quốc cũng cần phải xem xét lại để cân nhắc chiến lược đúng đắn với ASEAN.
Với tư cách là một cường quốc, Trung Quốc có nghĩa vụ trấn an các nước láng giềng về một Bắc Kinh trỗi dậy trong hòa bình. Trung Quốc nên thận trọng với những hoạt động quân sự. Việc phô trương sức mạnh hay thay đổi hiện trạng Biển Đông không phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh. Thay vào đó, Trung Quốc nên giành lấy niềm tin của các nước láng giềng bằng những chính sách thông minh hơn là thái độ cứng rắn.
Để có thể thúc đẩy niềm tin, những lời nói cần đi đôi với hành động. Việc thống nhất Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông là điều cần thiết. Bởi một ASEAN thịnh vượng cũng có lợi cho lợi ích của Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh trong cuộc gặp với ông Tập Cận Bình.
Đối với ASEAN, các nước trong khu vực cần phải tập trung xây dựng cộng đồng dựa trên luật pháp và tăng cường sự đoàn kết. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN dự kiến diễn ra vào tháng 8 tới tại Kuala Lumpur sẽ là thời điểm thích hợp để thúc đẩy COC trước khi Lào trở thành Chủ tịch mới của ASEAN năm 2016.
Quan trọng hơn, ASEAN cần khẳng định rõ với các cường quốc về vai trò cân bằng trong khu vực. ASEAN là một cộng đồng hướng ngoại đối với tất cả các nước bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ hay Australia.
Việc duy trì quan điểm trung lập và cân bằng là chìa khóa quan trọng cho ASEAN trong bối cảnh địa chính trị diễn ra phức tạp và khó lường ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương - học giả Cheunboran Chanborey nói.
Quân đội TQ thường xuyên tiến hành các cuộc diễn tập đổ bộ, đoạt đảo
Đối với Campuchia, vấn đề căng thẳng Biển Đông là điều khó khăn nhất trong chính sách đối ngoại của Phnom Penh. Để duy trì an ninh và phát triển, Campuchia cần thúc đẩy mối quan hệ với cả Trung Quốc và các thành viên khác của ASEAN.
Về nguyên tắc, Campuchia chỉ có một sự lựa chọn duy nhất là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện và đối tác với tất cả các quốc gia. Campuchia cần duy trì mối quan hệ quốc tế dựa trên luật lệ và chủ nghĩa đa phương.
Tuy nhiên, Campuchia không thể dựa vào ASEAN để đảm bảo lợi ích và an ninh quốc gia. Do vậy, Phnom Penh có thể thỏa hiệp về những nguyên tắc này nếu như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, chuyên gia Cheunboran Chanborey bình luận.
http://www.biendong.net/xung-dot-chien-tranh/2285-hoc-gia-campuchia-tq-nen-than-trong-voi-cac-hoat-dong-quan-su.html
Chính diện hay hậu trường: Vai trò nào cho Hoa Kỳ ở Biển Đông?
Khánh An-VOA
Buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về 'Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông' hôm 23/7/2015.
Với nhiều hoạt động xây dựng, cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông trong vòng 18 tháng qua, nhiều người cho rằng Hoa Kỳ nên hỗ trợ cho các đối tác và đồng minh trong khu vực thông qua kinh tế và quân sự, nhưng một số người khác lại cho rằng các nước ASEAN phải tự giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Làm thế nào Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cho các đối tác đồng thời giảm thiểu rủi ro xảy ra xung đột? Đó cũng là câu hỏi được đặt ra trong buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm qua (23/7) về “Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông”.
Trong buổi điều trần, các chuyên gia nghiên cứu về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực này.
“Hoa Kỳ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN. Chúng ta cần phải tăng cường quan hệ với ASEAN trên 4 cấp độ, không phải 1 mà là 4 cấp độ: với toàn bộ ASEAN, với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền (ở Biển Đông), với từng nước ASEAN và với các đối tác đồng minh của chúng ta ở trong và ngoài ASEAN, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật và Nam Triều Tiên”, đó là đề nghị đầu tiên của TS. Patrick Cronin, Cố vấn cao cấp, Giám đốc chương trình An ninh châu Á – Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới.
TS. Cronin cho rằng Hoa Kỳ cần phải gắn kết nhiều hơn với khu vực, phải bảo đảm đặt vấn đề Biển Đông lên hàng đầu trong quan hệ ngoại giao khu vực.
Hoa Kỳ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN. Chúng ta cần phải tăng cường quan hệ với ASEAN trên 4 cấp độ, không phải 1 mà là 4 cấp độ: với toàn bộ ASEAN, với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền, với từng nước ASEAN và với các đối tác đồng minh của chúng ta ở trong và ngoài ASEAN, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật và Nam Triều Tiên.
TS. Patrick Cronin.
Buổi điều trần tại Hạ viện diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel khẳng định trong bài phát biểu ở Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) rằng “Hoa Kỳ không mập mờ khi đề cập đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế”, nhưng “mạnh mẽ ủng hộ bên tuân thủ các nguyên tắc”.
Đối với những diễn tiến gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là các hoạt động xây dựng trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa, khiến cho căng thẳng vốn có lâu nay ở Biển Đông lại một lần nữa tăng lên, TS. Mira Rapp-Hooper, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, cho biết trên thực tế, tất cả các bên tranh chấp đều có những hoạt động xây dựng, bồi đắp đất đai tại vùng biển có tranh chấp. Tuy nhiên mức độ, phạm vi và tốc độ xây dựng của Trung Quốc vượt hẳn các nước láng giềng. Bà Hooper đưa ra so sánh trong đó cho thấy Đài Loan đã cải tạo khoảng 5 ha đất trong vòng 2 năm, Malaysia cải tạo khoảng 60 ha trong 30 năm, Việt Nam khoảng 50 – 60 ha trong vòng 5 năm, trong khi Trung Quốc chỉ trong vòng 1 năm đã cải tạo ít nhất 2.000 ha đất ở 7 địa điểm khác nhau.
“Chính vì những hoạt động cải tạo rộng lớn của Trung Quốc bị lộ ra nên các bên tranh chấp cũng đáp trả bằng các hoạt động xây dựng riêng của mình. Đặc biệt và rõ ràng hơn là các hoạt động ngoại giao và quân sự đã diễn ra trong 18 tháng qua”, TS. Rapp-Hooper nói.
Vai trò của Mỹ
Như vậy với tình hình có xu hướng ngày càng “nóng” lên ở Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phải đóng vai trò thế nào cho phù hợp?
TS. Andrew Erickson, giáo sư của Viện Nghiên cứu Biển Trung Quốc, thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ, cho rằng Washington cần phải ngăn chặn ý định sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc. Ông nói:
“Tôi tin là Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể và sẽ tránh để xảy ra chiến tranh. Thay vào đó là duy trì hòa bình và ngăn chận xung đột. Cụ thể, chúng ta phải ngăn chặn Bắc Kinh giải quyết vấn đề biển đảo và tranh chấp chủ quyền lãnh hải bằng vũ lực hay ngay cả đe dọa sử dụng vũ lực”.
TS. Erickson nói bằng cách kết hợp việc triển khai hệ thống vũ khí cùng với chiến lược, Hoa Kỳ có thể ngăn cản ý định của các lãnh đạo Trung Quốc tiến hành mưu đồ của họ trên Biển Đông.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến vấn đề minh bạch thông tin liên quan đến vấn đề Biển Đông. Việc minh bạch, chia sẻ thông tin sẽ giúp cho các nước trong khu vực có thể chuẩn bị và đối phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra về mọi mặt, kể cả đối với những vấn đề như thiên tai, cứu trợ…
Giảm khác biệt
Trong khi đó, TS. Michael Swaine,
đề nghị Washington nên trở thành trung gian trong việc dàn xếp song phương với các bên có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
“Liên quan đến vấn đề đàm phán, Washington nên ngừng phản đối việc đàm phán song phương giữa các bên tranh chấp, bao gồm Trung Quốc – Việt Nam, Trung Quốc – Philippines… mà nên trở thành trung gian việc dàn xếp song phương giữa Việt Nam và Philippines, Việt Nam và Malaysia, nhờ đó giảm thiểu những khác biệt giữa các nước ASEAN có tranh chấp trong đàm phán song phương với Trung Quốc. Điều đó cũng đem lại cho họ thêm lợi thế trong việc đối phó với Trung Quốc”.
TS. Swaine cho rằng Hoa Kỳ nên đóng vai trò “phía sau hậu trường”, không nên khuyến khích Nhật tham gia tuần tra chung ở Biển Đông vì Nhật Bản không phải là bên liên quan và điều này chỉ góp phần tạo thêm bất ổn mà thôi. Ông Swaine cũng cảnh báo về tính “nhạy cảm” trong vấn đề Biển Đông. Ông cho rằng các nước ASEAN có liên quan đến tranh chấp thường có khuynh hướng xem Hoa Kỳ như người đỡ gánh nặng, chống lưng cho họ nên không hoàn toàn dốc sức trong việc tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp. Trong khi đó, Trung Quốc có thái độ bất mãn nhiều hơn vì cho rằng Hoa Kỳ là kẻ giật dây phía sau hậu trường.
Đưa Biển Đông vào cuộc hội kiến sắp tới
Động thái thiết thực mà Hoa Kỳ nên làm ngay lúc này, theo TS. Swaine, là đưa vấn đề Biển Đông lên bàn nghị sự của cuộc hội kiến sắp tới giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Tôi cho rằng ông Obama nên ngồi xuống với ông Tập Cận Bình, cùng một nhóm nhỏ nhân viên thôi, và nói chuyện một cách nghiêm túc về vấn đề này. Nói về những gì mà Hoa Kỳ lo ngại, nói về những gì mà Hoa Kỳ xem là không thể chấp nhận được một cách nào đó, nói về phương cách mà hai bên có thể làm để bảo đảm là những điều đó không xảy ra nữa. Và Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm của họ”.
Hôm thứ Ba (21/7), Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phản ứng với chuyến bay giám sát của tân chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, trên Biển Đông vào cuối tuần trước trong khuôn khổ chuyến thăm Philippines của ông.
Trả lời trên tờ China Daily, một giới chức quân đội Trung Quốc nói rằng việc giám sát Trung Quốc thường xuyên với quy mô lớn của Mỹ đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sự tin tưởng lẫn nhau và lợi ích an ninh của Trung Quốc. Giới chức này nói “chính quyền Trung Quốc phản đối mạnh mẽ động thái của Hoa Kỳ”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói họ hy vọng Mỹ sẽ tuân thủ lời hứa không đứng về phe nào trong vấn đề Biển Đông và rằng Hoa Kỳ nên làm nhiều hơn nữa cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
http://www.voatiengviet.com/content/chinh-dien-hay-hau-truong-vai-tro-nao-cho-hoa-ky-o-bien-dong/2876824.html
Chính diện hay hậu trường: Vai trò nào cho Hoa Kỳ ở Biển Đông?
Khánh An-VOA
Buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ về 'Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông' hôm 23/7/2015.
Với nhiều hoạt động xây dựng, cải tạo đất của Trung Quốc ở Biển Đông trong vòng 18 tháng qua, nhiều người cho rằng Hoa Kỳ nên hỗ trợ cho các đối tác và đồng minh trong khu vực thông qua kinh tế và quân sự, nhưng một số người khác lại cho rằng các nước ASEAN phải tự giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Làm thế nào Hoa Kỳ có thể hỗ trợ cho các đối tác đồng thời giảm thiểu rủi ro xảy ra xung đột? Đó cũng là câu hỏi được đặt ra trong buổi điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm qua (23/7) về “Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông”.
Trong buổi điều trần, các chuyên gia nghiên cứu về khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của Biển Đông, đồng thời đưa ra những khuyến nghị về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực này.
“Hoa Kỳ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN. Chúng ta cần phải tăng cường quan hệ với ASEAN trên 4 cấp độ, không phải 1 mà là 4 cấp độ: với toàn bộ ASEAN, với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền (ở Biển Đông), với từng nước ASEAN và với các đối tác đồng minh của chúng ta ở trong và ngoài ASEAN, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật và Nam Triều Tiên”, đó là đề nghị đầu tiên của TS. Patrick Cronin, Cố vấn cao cấp, Giám đốc chương trình An ninh châu Á – Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới.
TS. Cronin cho rằng Hoa Kỳ cần phải gắn kết nhiều hơn với khu vực, phải bảo đảm đặt vấn đề Biển Đông lên hàng đầu trong quan hệ ngoại giao khu vực.
Hoa Kỳ cần phải đào sâu và mở rộng quan hệ ngoại giao và hỗ trợ thực tế cho ASEAN. Chúng ta cần phải tăng cường quan hệ với ASEAN trên 4 cấp độ, không phải 1 mà là 4 cấp độ: với toàn bộ ASEAN, với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền, với từng nước ASEAN và với các đối tác đồng minh của chúng ta ở trong và ngoài ASEAN, bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật và Nam Triều Tiên.
TS. Patrick Cronin.
Buổi điều trần tại Hạ viện diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel khẳng định trong bài phát biểu ở Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Hoa Kỳ (CSIS) rằng “Hoa Kỳ không mập mờ khi đề cập đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế”, nhưng “mạnh mẽ ủng hộ bên tuân thủ các nguyên tắc”.
Đối với những diễn tiến gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là các hoạt động xây dựng trên các bãi đá ở quần đảo Trường Sa, khiến cho căng thẳng vốn có lâu nay ở Biển Đông lại một lần nữa tăng lên, TS. Mira Rapp-Hooper, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, cho biết trên thực tế, tất cả các bên tranh chấp đều có những hoạt động xây dựng, bồi đắp đất đai tại vùng biển có tranh chấp. Tuy nhiên mức độ, phạm vi và tốc độ xây dựng của Trung Quốc vượt hẳn các nước láng giềng. Bà Hooper đưa ra so sánh trong đó cho thấy Đài Loan đã cải tạo khoảng 5 ha đất trong vòng 2 năm, Malaysia cải tạo khoảng 60 ha trong 30 năm, Việt Nam khoảng 50 – 60 ha trong vòng 5 năm, trong khi Trung Quốc chỉ trong vòng 1 năm đã cải tạo ít nhất 2.000 ha đất ở 7 địa điểm khác nhau.
“Chính vì những hoạt động cải tạo rộng lớn của Trung Quốc bị lộ ra nên các bên tranh chấp cũng đáp trả bằng các hoạt động xây dựng riêng của mình. Đặc biệt và rõ ràng hơn là các hoạt động ngoại giao và quân sự đã diễn ra trong 18 tháng qua”, TS. Rapp-Hooper nói.
Vai trò của Mỹ
Như vậy với tình hình có xu hướng ngày càng “nóng” lên ở Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phải đóng vai trò thế nào cho phù hợp?
TS. Andrew Erickson, giáo sư của Viện Nghiên cứu Biển Trung Quốc, thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ, cho rằng Washington cần phải ngăn chặn ý định sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông của Trung Quốc. Ông nói:
“Tôi tin là Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể và sẽ tránh để xảy ra chiến tranh. Thay vào đó là duy trì hòa bình và ngăn chận xung đột. Cụ thể, chúng ta phải ngăn chặn Bắc Kinh giải quyết vấn đề biển đảo và tranh chấp chủ quyền lãnh hải bằng vũ lực hay ngay cả đe dọa sử dụng vũ lực”.
TS. Erickson nói bằng cách kết hợp việc triển khai hệ thống vũ khí cùng với chiến lược, Hoa Kỳ có thể ngăn cản ý định của các lãnh đạo Trung Quốc tiến hành mưu đồ của họ trên Biển Đông.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến vấn đề minh bạch thông tin liên quan đến vấn đề Biển Đông. Việc minh bạch, chia sẻ thông tin sẽ giúp cho các nước trong khu vực có thể chuẩn bị và đối phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra về mọi mặt, kể cả đối với những vấn đề như thiên tai, cứu trợ…
Giảm khác biệt
Trong khi đó, TS. Michael Swaine,
đề nghị Washington nên trở thành trung gian trong việc dàn xếp song phương với các bên có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
“Liên quan đến vấn đề đàm phán, Washington nên ngừng phản đối việc đàm phán song phương giữa các bên tranh chấp, bao gồm Trung Quốc – Việt Nam, Trung Quốc – Philippines… mà nên trở thành trung gian việc dàn xếp song phương giữa Việt Nam và Philippines, Việt Nam và Malaysia, nhờ đó giảm thiểu những khác biệt giữa các nước ASEAN có tranh chấp trong đàm phán song phương với Trung Quốc. Điều đó cũng đem lại cho họ thêm lợi thế trong việc đối phó với Trung Quốc”.
TS. Swaine cho rằng Hoa Kỳ nên đóng vai trò “phía sau hậu trường”, không nên khuyến khích Nhật tham gia tuần tra chung ở Biển Đông vì Nhật Bản không phải là bên liên quan và điều này chỉ góp phần tạo thêm bất ổn mà thôi. Ông Swaine cũng cảnh báo về tính “nhạy cảm” trong vấn đề Biển Đông. Ông cho rằng các nước ASEAN có liên quan đến tranh chấp thường có khuynh hướng xem Hoa Kỳ như người đỡ gánh nặng, chống lưng cho họ nên không hoàn toàn dốc sức trong việc tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp. Trong khi đó, Trung Quốc có thái độ bất mãn nhiều hơn vì cho rằng Hoa Kỳ là kẻ giật dây phía sau hậu trường.
Đưa Biển Đông vào cuộc hội kiến sắp tới
Động thái thiết thực mà Hoa Kỳ nên làm ngay lúc này, theo TS. Swaine, là đưa vấn đề Biển Đông lên bàn nghị sự của cuộc hội kiến sắp tới giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Tôi cho rằng ông Obama nên ngồi xuống với ông Tập Cận Bình, cùng một nhóm nhỏ nhân viên thôi, và nói chuyện một cách nghiêm túc về vấn đề này. Nói về những gì mà Hoa Kỳ lo ngại, nói về những gì mà Hoa Kỳ xem là không thể chấp nhận được một cách nào đó, nói về phương cách mà hai bên có thể làm để bảo đảm là những điều đó không xảy ra nữa. Và Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm của họ”.
Hôm thứ Ba (21/7), Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phản ứng với chuyến bay giám sát của tân chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, trên Biển Đông vào cuối tuần trước trong khuôn khổ chuyến thăm Philippines của ông.
Trả lời trên tờ China Daily, một giới chức quân đội Trung Quốc nói rằng việc giám sát Trung Quốc thường xuyên với quy mô lớn của Mỹ đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sự tin tưởng lẫn nhau và lợi ích an ninh của Trung Quốc. Giới chức này nói “chính quyền Trung Quốc phản đối mạnh mẽ động thái của Hoa Kỳ”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói họ hy vọng Mỹ sẽ tuân thủ lời hứa không đứng về phe nào trong vấn đề Biển Đông và rằng Hoa Kỳ nên làm nhiều hơn nữa cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
http://www.voatiengviet.com/content/chinh-dien-hay-hau-truong-vai-tro-nao-cho-hoa-ky-o-bien-dong/2876824.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét