Sinh viên mới tốt nghiệp có tay nghề hơn là sinh viên chịu nhận lương thấp(Source: Staffing Industry Analysts)
Kém tiếng Anh bây giờ là một bất lợi lớn của lực lượng lao động Việt Nam, khiến họ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
VIỆT NAM – Chủ nhân ưu tiên tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp có tay nghề hơn là sinh viên chịu nhận lương thấp
Theo một cuộc khảo sát do Jobstreet.com báo cáo trong “Nhân sự ở châu Á” thì giới chủ nhân ngày càng nhìn vào khả năng làm việc và xác xuất nhảy việc hơn là “yêu cầu mức lương cạnh tranh” khi tuyển sinh viên vừa tốt nghiệp mới,.
Theo ông Nguyễn Xuân Trình, Giám đốc Tiếp thị cho Jobstreet Việt Namh thị trường tại đây có cả cung và cầu đối với sinh viên trẻ mới tốt nghiệp. Qúy thứ 3 ,2015 đã bắt đầu có dấu hiệu phát triển mạnh trong nền kinh tế với nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cả nước hiện có 17.499 dự án FDI và 448.148 công ty hoạt động. Trong khi Bộ Việt Giáo dục và Đào tạo tính sẽ có 425.000 người sẽ tốt nghiệp trong năm học 2014-15.
Các cuộc khảo sát cho thấy 65% các công ty địa phương có nhu cầu tuyển dụng cao trong nửa cuối của năm nay, đặc biệt là trong khu vực thương mại, công nghệ thông tin và kỹ thuật. Ít nhất 10% nhu cầu tuyển dụng nhắm vào sinh viên mới tốt nghiệp. Các lĩnh vực có nhu cầu cao nhất cho sinh viên tốt nghiệp mới là công nghệ thông tin, kỹ thuật và phục vụ khách hàng.
Cuộc khảo sát của Jobstreet cho thấy những vấn đề lớn nhất của lực lượng lao động là thiểu khả năng và kinh nghiệm, đặc biệt là đối với sinh viên mới tốt nghiệp. Ít nhất 50% số sinh viên mới tốt nghiệp có những công việc không liên quan đến ngành học của họ tại đại học; 17% không thể tìm thấy một công việc có liên quan, và 45% nói rằng họ đã làm việc tạm thời trong khi chờ đợi việc làm tích hợp hơn.
Mặc dù 54% sinh viên mới tốt nghiệp cho biết họ không có vấn đề làm việc của không liên quan đến ngành học, 46% cho biết họ đã phải dành rất nhiều thời gian để học việc và nâng cao kiến thức của họ về những công việc loại đó.
Angie SW Phang, Tổng giám đốc Jobstreet Việt Nam, cho biết nâng cao chất lượng của lực lượng lao động trẻ không chỉ là nhiệm vụ của ngành giáo dục mà còn là trách nhiệm của khu vực tuyển dụng. Bà nói thêm, một trong những thách thức lớn nhất là mang lại công ăn việc làm có liên quan và phù hợp với lực lượng lao động.
Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Việt Nam có dân số là 90,5 triệu. Ít nhất là 52.340.000 người trong số 69.200.000 độ tuổi lao động có việc làm. Tuy nhiên, 178.000 người có bằng cử nhân hoặc thạc sĩ đang thất nghiệp.
So với các nước khác trong khu vực, các mức lương của sinh viên Việt Nam mới tốt nghiệp là 2.000.000 VND – 5.000.000 VND (90 USD – 226 USD) một tháng, gần bằng một phần bảy lương cho các sinh viên mới tốt nghiệp tại Malaysia (VND 14,3 – 16 triệu đồng hoặc 647 USD – 724 USD). Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực dựa trên các tỷ lệ về cơ hội cho sinh viên mới tốt nghiệp, sau Indonesia và Singapore.
Giới tuyển dụng nhân viên tại Singapore và Malaysia quan tâm nhất về yêu cầu lương, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam coi khả năng làm việc cao hơn, 84% coi trọng phẩm chất của lực lượng lao động và chỉ có 14% quan tâm về chi phí trả lương. Doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, sinh viên mới tốt nghiệp không chỉ thiếu kinh nghiệm mà còn cần thời gian để học việc, đã khiến các doanh nghiệp đi tìm các ứng viên có kinh nghiệm. Một số chủ nhân công ty khác nghĩ rằng sinh viên mới tốt nghiệp có thể là bất trung, và hay đổi việc.
Theo các khảo sát của Jobstreet thực hiện trong khu vực cho thấy 26-29% nhân viên là “trung thành” với công việc đầu tiên. Tỷ lệ này ở Singapore là 12%. Khi được hỏi lý do tại sao họ không muốn thuê người mới tốt nghiệp, 67% doanh nghiệp ở Việt Nam cho rằng họ lo ngại về khả năng và 33% nghĩ rằng tỷ lệ cao bhary việc cao trong giới sinh viên mới tốt nghiệp. Malaysia thì coi tác phong xấu, kỹ năng giao tiếp thấp, và yêu cầu mức lương cao là những rủi ro khi họ thuê sinh viên mới tốt nghiệp.
Trong khu vực, Việt Nam xếp thứ tư trong số năm nước về các khả năng sử dụng tiếng Anh. Chỉ 5% số sinh viên Việt Nam mới tốt nghiệp tự tin về tiếng Anh của mình, và 27% cho biết họ thấy yếu kém tiếng Anh nói chung. Phang cho biết, “Kém tiếng Anh bây giờ là một bất lợi lớn của lực lượng lao động Việt Nam, khiến họ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét