Ánh sáng xanh kỳ ảo của nấm phát quang
-o0o-
Ánh sáng xanh của cây nấm đặc biệt nổi bật vào ban đêm, thu hút côn trùng và giúp nấm phát tán bào tử.
Theo các nhà khoa học, có khoảng 85.000 loài nấm tồn tại trong thế giới tự nhiên, nhưng chỉ 65 loài trong số này được cho là có thể phát quang sinh học.
Hiệu ứng phát sáng trong bóng tối là kết quả của phản ứng hóa học giữa sắc tố phát sáng luciferin và enzyme luciferase. Phản ứng này cũng có thể xuất hiện ở một số loài động vật như sứa, mực, bọ cạp...
Nấm phát quang có thể phát ánh sáng xanh suốt 24 giờ mỗi ngày, nhưng nhìn rõ nhất vào ban đêm.
Nấm phát quang sinh học sống ở môi trường cận nhiệt đới của châu Á, Australia và Brazil.
Hầu hết các loài nấm này đều phát ra thứ ánh sáng xanh lục pha vàng.
Giới nghiên cứu cho biết chức năng sinh lý học và sinh thái của đặc điểm này hiện chưa được làm rõ. Trong bóng tối ở những cánh rừng nhiệt đới, ánh sáng xanh có thể thu hút côn trùng kiếm ăn vào ban đêm và phát tán bào tử nấm.
Taylor Lockwood đến thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ, đã tìm kiếm nấm phát quang trong các khu rừng nhiệt đới ở Brazil, Trung Quốc, Madagascar và ghi lại những hình ảnh này.
Anh Hoàng (Ảnh:Taylor Lockwood/Mercury Press)
---ooo0ooo---
0 nhận xét:
Đăng nhận xét