Bộ trưởng quốc phòng Mỹ không mặc quân phục

VnEx vừa đi bài "Vì sao bộ trưởng quốc phòng Mỹ không mặc quân phục" (ngày 3/6/2015). Toàn văn đưa vào mục 2 ở dưới.

Nhưng từ trước đó, chuyện này đã được dân mạng bàn luận. VnEx chỉ tựa như tổng hợp lại mà thôi.

Và đáng nói là, có một thanh niên là Linh Nguyễn đã phê phán sự "bọ xít" của một thanh niên khác. Cụ thể xem ở mục 1. 


Nguyên chú của VnExBộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, trái, và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh sau khi ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ tại Hà Nội. Ảnh: Reuters

---

TƯ LIỆU LƯU

1. Linh Nguyễn phê phán:

NGUYỄN LÂN THẮNG - ĐÃ NGU DỐT CÒN THÍCH NÓI NHIỀU !

Lại nhắc đến đám dân chủ giả cầy đã ngu dốt kiến thức quân sự mà cứ phán như những thằng bại não. 


Nguyen Lan Thang phán: “Tại sao Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ lại không mặc quân phục nhỉ? Mịa... Trông chả khác mấy thằng hầu phòng đai mũ chỉnh tề xếp hàng chờ đến lượt phục vụ mấy quý ông...”.

Bộ trưởng quốc phòng của Mỹ không phải là dân binh nghiệp mà giới dân sự thì lấy đâu quân hàm quân phục mà mặc? Từng đó cũng đã thể hiện lên cái trình của đám dâm trụ này nó thế nào, hãy nhìn Tổng tham mưu trưởng của Mỹ thăm Việt Nam cách đây chưa lâu mặc đồ dân sự hay quân sự nhé.

Trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ là người lãnh đạo tổng thể về quân sự thì Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, một bộ hành chính liên bang, đóng vai trò là cơ quan chính nơi mà các chính sách quân sự được thực hiện. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lãnh đạo. Bộ trưởng là một người thuộc giới dân sự và là một thành viên trong Nội các Hoa Kỳ

Theo luật liên bang Mỹ, họ không cho phép quân nhân trở thành Bộ trưởng Quốc phòng. Thậm chí, ngay cả quân nhân về hưu cũng không được đảm đương chức vụ này trong vòng 7 năm kể từ khi họ giải ngũ. Điều đó có nghĩa là các tướng cao cấp đã về hưu như James Mattis và Stanley McChrystal sẽ không có cơ hội đứng đầu Lầu 5 góc dù họ đã rũ bỏ quân phục.

Chỉ có một ngoại lệ đáng chú ý là năm 1950 khi Tổng thống Truman đã chọn Tướng George Marshall để trở thành Bộ trưởng Quốc phòng MAỹ. Thời điểm đó, ông Marshall vừa mới nghỉ hưu sau 5 năm và theo luật thì cần thêm 2 năm nữa mới được nắm quyền Bộ trưởng Quốc phòng.

Nhưng vì đó là thời điểm mà tình hình chính trị quân sự đặc biệt căng thẳng với Mỹ khi đối đầu giữa Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc dâng cao nên họ cần một nhân vật có uy tín như Marshall giữ ghế chủ soái Lầu Năm Góc. Đặc biệt, Truman cần Marshall để thực thi kế hoạch mang chính tên vị tướng này: kế hoạch Marshall. Dù vậy, ngoại lệ này cũng chỉ xảy ra sau khi Quốc hội Mỹ chấp thuận.

Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ còn được sự giúp sức của các thứ trưởng quốc phòng, các vị Bộ trưởng Không quân, Lục quân và Hải quân Mỹ. Tất cả các vị nắm chức danh kể trên đều là người của giới dân sự.

Không chỉ Mỹ mà Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Nhật hay Úc thường là người bên dân sự sang quản lý chứ không thuộc giới nhà binh đi lên.

Phương Tây cho rằng “giới giáp trụ” chỉ lo chuyện tác chiến đánh nhau chứ việc quản lý vĩ mô phải để những người có đầu óc quản lý làm. Quan trọng hơn, phương Tây đề cao việc chính quyền dân sự thì người trong nội các, nắm đầu Bộ Quốc phòng cũng phải là người dân sự. 

Khi cần việc gì đụng đến binh đao thì tướng lĩnh cao cấp nhất trong Bộ Quốc phòng là Tổng tham mưu trưởng sẽ lo việc điều phối quân giúp Bộ trưởng Quốc phòng. 

Linh Nguyễn
http://kenhphununews.blogspot.jp/2015/06/nguyen-lan-thang-ngu-dot-con-thich-noi.html




2. VnEx tổng thuật (3/6/2015):

Thứ tư, 3/6/2015 | 22:13 GMT+7

Vì sao bộ trưởng quốc phòng Mỹ không mặc quân phục



Không xuất hiện với những bộ quân phục, không bao giờ có quân hàm gắn với tên, các bộ trưởng quốc phòng Mỹ đều là người từ giới dân sự vì quy định không bổ nhiệm quân nhân còn phục vụ của nước này. 

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Mỹ Ashton Carter ngày 1/6 ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước. Có thể dễ dàng nhận ra, trong khi các đại diện quốc phòng của Việt Nam đều là các vị tướng, bộ trưởng quốc phòng Mỹ lại là người dân sự.
Vị trí ông chủ Lầu Năm Góc do tổng thống chọn với sự tư vấn và đồng ý của thượng viện. Theo luật pháp Mỹ, quân nhân đang phục vụ không thể trở thành ông chủ Lầu Năm Góc. Khi quốc hội Mỹ ra luật An ninh Quốc gia năm 1947 và tạo ra vị trí bộ trưởng quốc phòng, quốc hội quy định bộ trưởng phải được chỉ định từ giới dân sự.
Quân nhân đã giải ngũ chỉ có thể được đảm đương chức vụ này sau 7 năm kể từ khi họ giải ngũ. Ngoại lệ duy nhất từ trước đến nay là tướng George Marshall năm 1950, trong thời Chiến tranh Lạnh. Quyết định bổ nhiệm ông Marshall của tổng thống Harry Truman đã phải nhận được sự thông qua đặc biệt từ quốc hội.
Trong số 25 người từng đứng đầu Lầu Năm Góc, có 7 người chưa từng mặc áo lính, bao gồm cả bộ trưởng đương nhiệm Ashton Carter. Khá ít bộ trưởng quốc phòng Mỹ từng có quân hàm tướng như nhiều người đồng nhiệm ở các nước khác. Cựu bộ trưởng Chuck Hagel, từng tham chiến tại Việt Nam, chỉ giữ cấp bậc trung sĩ khi còn tại ngũ.
Không chỉ có Mỹ, bộ trưởng quốc phòng các nước như Anh, Nhật hay Australia cũng thường là người dân sự chứ không thuộc giới nhà binh. Trong khi đó, tại các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam, bộ trưởng quốc phòng thường là quân nhân.
Tại Nga, ông Sergei Borisovich Ivanov năm 2001 là người dân sự đầu tiên được giữ vị trí này dưới thời Boris Yeltsin cho đến năm 2007. Người kế nhiệm Anatoliy Serdyukov cũng là người dân sự khi chỉ phục vụ trong quân đội năm 1984 -1985, sau đó chuyển sang kinh doanh. Năm 2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin quay trở lại dùng người nhà binh khi thay thế Serdyukov bằng Đại tướng Sergey Shoigu.
Nguồn cơn
Quy định không chọn người nhà binh của Mỹ tuân thủ theo học thuyết Quyền kiểm soát quân đội của dân sự. Theo học thuyết này, trách nhiệm ra quyết định mang tính chiến lược của một quốc gia phải nằm trong tay các nhà lãnh đạo chính trị dân sự, chứ không phải là nhân viên quân đội chuyên nghiệp. Thậm chí, vũ khí hạt nhân ở Mỹ cũng thuộc sở hữu của cơ quan dân sự là Bộ Năng lượng Mỹ, chứ không phải Bộ Quốc phòng.
Những người giúp sức cho bộ trưởng quốc phòng như thứ trưởng và các thứ trưởng đặc trách cũng đều là người giới dân sự. Sĩ quan quân đội cấp cao đóng vai trò cố vấn cho bộ trưởng được gọi là tham mưu trưởng, chứ không phải là chỉ huy. Chỉ các lãnh đạo phụ trách lực lượng chiến đấu mới là chỉ huy và chỉ có bộ trưởng mới có quyền ra lệnh cho họ.
Có một số ý kiến phản đối quy định và cho rằng bộ trưởng quốc phòng cần phải là người nhà binh để nắm rõ việc quân sự và có uy với binh lính dưới quyền. Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2001 đã đăng tải một bài viết lý giải tầm quan trọng của quy định chỉ dùng người dân sự. Bài viết dẫn chỉ ra rằng trước khi có quy định thì một số tướng lĩnh đã có âm mưu chống đối chính phủ, với dẫn chứng là tướng James Wilkinson.
Wilkinson phục vụ trong quân đội năm 1800 - 1812, từng chiến đấu trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Ông đã cấu kết với phó tổng thống thời bấy giờ là Aaron Burr với mưu đồ lập ra một quốc gia riêng biệt, liên minh với Tây Ban Nha. Ông làm gián điệp cho Tây Ban Nha và được trả 4.000 USD/năm.
Vụ bê bối này củng cố niềm tin trong quân đội Mỹ rằng quân nhân không nên tham gia vào chính trị. Họ phải tuân theo lệnh của tổng thống và mong muốn của Quốc hội, bất kể người cầm quyền là ai.
Với một quốc gia đa đảng thì lòng trung thành là yếu tố hết sức quan trọng. Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865 giữa chính phủ Liên bang và các tiểu bang phía nam Mỹ, giới nhà binh cảm thấy cần phải tránh xa chính trị. Nhiều tướng lính thậm chí từ chối bỏ phiếu, cho rằng việc bầu cử sẽ ảnh hưởng đến cách làm việc của họ.
Ngày nay, lính tráng ở tất cả cấp bậc đều được khuyến khích bỏ phiếu. Tuy nhiên, một khi họ bỏ phiếu xong thì họ phải tuân thủ đúng theo mệnh lệnh của các lãnh đạo dân sự, kể cả khi lãnh đạo đó không thuộc đảng họ ủng hộ.
Phương Vũ
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/vi-sao-bo-truong-quoc-phong-my-khong-mac-quan-phuc-3227603.html
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét